Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Tập đọc

MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ: Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.

- Năng lực văn học, thẩm mĩ: Hiểu diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài: tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công dân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

2. Năng lực chung và phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Phấm chất: Biết bày tỏ, quý trọng tình bạn, tình hữu nghị.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book

2. Học sinh: Sách giáo khoa; phiếu KWLH.

 

docx 52 trang cuongth97 3780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2020
Tập đọc
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực ngôn ngữ: Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.
- Năng lực văn học, thẩm mĩ: Hiểu diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài: tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công dân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
2. Năng lực chung và phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phấm chất: Biết bày tỏ, quý trọng tình bạn, tình hữu nghị.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book
Học sinh: Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Chơi trò chơi hái hoa dân chủ: Bốc thăm và đọc thuộc lòng khổ thơ trong bài thơ "Bài ca về trái đất" và trả lời câu hỏi
- GV đánh giá 
- Giới thiệu bài- Ghi bảng
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (15 phút)
* Mục tiêu: Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
* Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp, thực hành, KT đặt câu hỏi.
*Cách tiến hành
- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp 
- Yêu cầu HS đọc chú thích.
- GV đọc mẫu toàn bài.
+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, đắm thắm
+ Đoạn đối thoại thân mật, hồ hởi.
- 1 HS M3,4 đọc bài.
+ Đoạn 1: Đó là... sắc êm dịu 
+ Đoạn 2 : Chiếc máy xúc...giản dị.
+ Đoạn 3: Đoàn xe tải... chuyên gia máy xúc !
+ Đoạn 4: A - lếch- xây ...tôi và A - lếch- xây. 
- HS đọc nối tiếp.
- Lần 1: Đọc + sửa phát âm.
- Lần 2: Đọc + giảng nghĩa từ : công trường, hoà sắc, điểm tâm, chất phác, phiên dịch,...
- Lần 3: Đọc + nhận xét, đánh giá
- Lưu ý ngắt câu dài: Thế là / A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to/vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói.
- Hs luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (15 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung : Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
* Phương pháp: Thảo luận nhóm, cả lớp, KT KWLH, KT động não.
* Cách tiến hành:
* Chia sẻ trước lớp nội dung cột K, W
* Thảo luận và chia sẻ các câu hỏi các bạn nêu trong phiếu.
? Anh Thuỷ gặp A - lếch- xây ở đâu?
? Dáng vẻ của A - lếch- xây có gì đặc biệt ?
? Dáng vẻ của A - lếch- xây gợi cho tác giả cảm nghĩ như thế nào ?
? 2 đoạn văn đầu nói lên điều gì?
- Yêu cầu Hs đọc 2 đoạn cuối
? Cuộc gặp gỡ thân mật giữa 2 người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào ?
? Chi tiết nào trong bài làm cho em nhớ nhất? Vì sao?
? Nội dung bài học nói lên điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
* GV: Chuyên gia máy xúc A - lếch- xây cùng với nhân dân Liên Xô luôn kề vai sát cánh với nhân dân Việt Nam, giúp đỡ nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước....
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận trả lời câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp
1. Dáng vẻ giản dị của A- lếch – xây.
- Ở công trường xây dựng 
- Vóc dáng cao lớn, mái tóc vàng óng, ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc và khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân khuôn mặt to chất phác.
- Vừa giản dị vừa thân mật.
2. Cuộc gặp gỡ thân mật giữa 2 người bạn đồng nghiệp: 
- Cuộc gặp gỡ giữa 2 người đồng nghiệp rất cởi mở và thân mật, nhìn nhau,bắt tay nhau bằng bàn tay đầy dầu mỡ.
- Chi tiết tả anh A-lếch-xây khi xuất hiện ở công trường chân thực. Anh A-lếch-xây được miêu tả đầy thiện cảm.
- Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam qua đó thể hiện tình cảm hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
- Học sinh nêu lại nội dung bài.
4. Hoạt động đọc diễn cảm:(10 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
* Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- Hỏi HS giọng đọc
- GV đưa đoạn 4 lên màn hình, hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 4.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm thi.
- GV nhận xét, đánh giá
- 4 HS nối tiếp đọc hết bài
- Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.
- Học sinh nghe phát hiện chỗ ngắt giọng và nhấn giọng
- HS luyện đọc theo cặp
- 3 Học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 4.
- HS nghe
5. Hoạt động vận dụng:(3 phút)
- Câu chuyện giữa anh Thuỷ và A-lếch-xây gợi cho em cảm nghĩ gì ?
- Em có biết ở tỉnh ta có công trình xây dựng lớn nào có sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài không?
- Sưu tầm và giới thiệu những tư liệu nói về tình hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.
- Học sinh trả lời.
- Cầu Bãi Cháy đã khánh thành,có sự hợp tác và giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản.
6. Củng cố, dặn dò (1’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò về nhà chuẩn bị bài Ê-mi-li, con 
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Toán
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù
- Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan.
2. Năng lực chung và phẩm chất
* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tư duy và lập luận toán học. Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
* Phẩm chất: Yêu thích môn học, ham mê khám phá.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Bảng tương tác, phần mềm AIC book
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động (5p)
- HS chữa bài 2, 3 SGK.
- Nhận xét.
2. Hoạt động luyện tập (30p)
* Mục tiêu: Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
* Phương pháp: thực hành, luyện tập.
* Cách tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? 1m = ? dm ? -> Ghi
1m = ? dam ?
Bài 1: Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo dộ dài sau:
- HS đọc đề
Lớn hơn mét
mét
Nhỏ hơn mét
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
1km
1hm
1dm
1m
1dm
1cm
1mm
= 10hm
= 10dam
= 10m
= 10dm
= 10cm
= 10mm
= km
=hm
 = dam
 =m
 = dm
= cm
- Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện bảng.
? 2 đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé; đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn?
- HS làm tiếp các cột còn lại trong bảng -1 HS làm bảng tương tác.
- 1, 2 Hs đọc lại
- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
- Đơn vị bé = đơn vị lớn.
- Nhận xét, chữa.
? Em làm thế nào để tính được 
342dm = 3420cm?, 25000m = 25km?, 
1cm = m?
* GV: Dựa vào quan hệ giữa các đơn vị đo dộ dài để làm bài.
- GV viết 4km 35m = .m, yêu cầu HS nêu cách tính tìm số thích hợp điền.
- Nhận xét, chữa
? Nêu cách tính của 3040m = 3 km 40 m?
*GV: Cách viết số đo có 2 đơn vị thành số đo có 1 đơn vị và ngược lại.
- Nhận xét, chữa, yêu cầu HS nêu lại cách làm.
* Đọc kĩ đề bài để tìm cách giải phù hợp.
Bài 2: Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm:
- HS đọc đề bài, tự làm bài.
- 3 HS lên bảng làm.
a)135m = 1350dm 
342dm = 3420 cm 
15cm = 150 mm 
c) 1mm = cm 
 1cm = m 
 1m = km
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ trống:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm các phần còn lại.
 4 km 37 m = 4037 m
8 m 12cm = 812cm
354 dm = 35 m 4dm
3040 m = 3 km 40 m.
Bài 4 :
- HS đọc đề bài, tóm tắt bằng sơ đồ đường thẳng.
- HS tự làm bài.
 Giải:
Đường sắt từ Đà Nẵng đến TPHCM dài là:
 791 + 144 = 935 (km).
Đường sắt từ Hà Nội đến TPHCM dài là:
791 + 935 = 1726 (km).
Đ/s: a) 935km; b) 1726km
3. Hoạt động vận dụng (4p)
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài
* Cách tiến hành: Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 12m = cm
 34 dam = .m
17 m = ..hm
b) 7 cm = m
 9 m = ..dam
 93 m = hm
4. Củng cố, dặn dò (1)
? Hai đơn vị đo độ dài liền nhau gấp, kém nhau bao nhiêu lần?
- Nhận xét tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm: 
 *******************************************************
Khoa học
THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG” VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN (Tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Xử lí các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày các thông tin đó.
- Năng lực Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Thực hiện kỹ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Năng lực nhận thức khoa học; tìm hiểu khoa học.
* Phẩm chất: 
- Ý thức tự giác rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ, giữ an toàn cho bản thân.
*GD KNS: - Kĩ năng phân tích và xử lí thông tin.
- Kĩ năng tổng hợp tư duy về tác hại chất gây nghiện.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
* GV: Hình ảnh về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. Violet có nội dung trò chơi.
* HS: VBT Khoa học; Phiếu KWLH; Thẻ chữ dời A; B; C; D; E.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: Trò chơi: Chanh chua cua cắp
2. Hoạt động khám phá: Xử lí thông tin (15 phút).
- Mục tiêu: Xử lí các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày các thông tin đó.
- Phương pháp: KWHL; thảo luận, quan sát. 
- Cách tiến hành: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
? Em biết gì về chất gây nghiện?
- Em muốn biết thêm điều gì?
- Yêu cầu 1 học sinh đọc các thông tin ở sách giáo khoa và hoàn thành bảng trong VBT Khoa học.
- Giáo viên giúp đỡ các nhóm. Trình bày trên bảng thông minh qua phần mềm chụp ảnh zalo
Đánh giá, nhận xét
- GV đưa 1 số hình ảnh trình chiếu về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý
? Sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý có tác hại gì?
*Kết luận: Bia, rượu, thuốc lá, ma tuý đều gây hại, nghiện. Riêng ma tuý là chất gây nghiện bị nhà nước cấm... gây hại cho sức khoẻ con người.
- HS trình bày theo biểu đồ KWLH
- 1 HS đọc thông tin
- HS hoàn thành phiếu VBT theo nhóm 4
- Trình bày:
Tác hại của thuốc lá
Tác hại của rượu, bia
Tác hại của ma tuý
Đ/v người sử dụng
Có hại sức khoẻ, gây ra nhiều bệnh 
Gây ra nhiều loại bệnh
Gây nghiện có thể bị chết người
đ/v người khác
Hít phải khói thuốc cũng bị bênh
Gây tai nạn giao thông, vi phạm pháp luật
Kinh tế sa sút tội phạm gia tăng.
3. Hoạt động luyện tập: (15 phút) Trò chơi “ Ai nhanh ai đúng”
- Mục tiêu: Thực hiện kỹ năng xác định tác hại của các chất gây nghiện.
+ Ý thức tự giác rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ, giữ an toàn cho bản thân.
- Phương pháp: Trò chơi
- Cách tiến hành: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Giới thiệu cách chơi: Đọc thông tin và đáp án trên màn hình, chọn đáp án đúng.
- Giáo viên cử 3 HS làm ban giám khảo tổ chức chơi. Ai chọn đáp án sai sẽ được thưởng một hình phạt do BGK đưa ra.
- Nhận xét tuyên dương.
*Đáp án:
1-e
2-e
3-d
4-d
HS chơi theo hình thức cá nhân: 
Chọn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Những câu hỏi liên quan đến thuốc lá
1) Khói thuốc lá có thể gây ra những bệnh gì?
a. Bệnh về tim mạch.
b. Ung thư phổi.
c. Huyết áp cao.
d. Viêm phế quản.
e. Bệnh về tim mạch, huyết áp; ung thư phổi, viêm phế quản.
2) Khói thuốc lá gây hại cho người hút như thế nào?
a. Da sớm bị nhăn.
b. Hơi thở hôi.
c. Răng ố vàng.
d. Môi thâm.
e. Hơi thở hôi, răng ố vàng, môi thâm, da sớm bị nhăn.
3) Hút thuốc lá ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào?
a. Người hít phải khói thuốc lá cũng dễ bị mắc các bệnh như người hút thuốc lá.
b. Trẻ em sống trong môi trường có khói thuốc lá dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm tai giữa.
c. Sống gần người hút thuốc lá, trẻ em dễ bắt chước và trở thành người nghiện thuốc lá.
d. Tất cả các ý trên.
4) Bạn có thể làm gì để giúp bố (hoặc người thân) không hút thuốc lá trong nhà hoặc cai thuốc lá?
a. Nói với bố (hoặc người thân) về tác hại của việc hít phải khói thuốc lá do người khác hút.
b. Cất gạt tàn thuốc lá của bố (hoặc người thân) đi.
c. Nói với bố (hoặc người thân) là hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.
d. Nói với bố (hoặc người thân) về tác hại của thuốc lá đối với bản thân người hút và với những người xung quanh. 
4. Hoạt động vận dụng:
? Nêu những việc em có thể làm để giúp em và mọi người không sử dụng thuốc lá, rượu bia và ma túy?
? Những việc làm giúp em và mọi người không sử dụng thuốc lá, rượu bia và ma túy là:
- Sống và suy nghĩ tích cực, tham gia nhiều hoạt động bổ ích, có lợi cho sức khỏe (tập thể dục, đi bơi, chơi nhạc cụ...)
- Tìm hiểu và đọc thêm nhiều kiến thức về các chất gây nghiện để nâng cao sự hiểu biết của bản thân và tránh xa chúng.
- Khéo léo nhắc nhở và động viên những người thân không nên sử dụng bia rượu, thuốc lá và ma túy.
- Luôn từ chối thẳng thắn khi người khác mời sử dụng rượu bia, thuốc lá và ma túy....
5. Củng cố- dặn dò:
- Nêu điều em đã học được qua bài?
- Chuẩn bị đồ dùng sắm vai cho tiết 2.
IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
Địa lý
VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: Học sinh nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta.
+ Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông.
+ Ở vùng biển Việt Nam, nước không bao giờ đóng băng.
+ Biển có vai trò điều hoà khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn.
- Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven bển nổi tiếng :Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu . . .trên bản đồ ( lược đồ ) .
- HS( M3,4) : Biết những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển . Thuận lợi : khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế ; khó khăn : thiên tai 
*GD sử dụng NLTK&HQ: 
- Biển cho ta dầu mỏ, khí tự nhiên- là nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước.
- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay.
*BVMT: Ảnh hưởng của việc khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên đối với môi trường không khí, nước.
- Sử dụng xăng và ga tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. 
2. Năng lực chung và PC:
*Năng lực chung : Biết tư chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Có hiểu biết cơ bản về Địa lí, biết tìm tòi và khám phá Địa lí, vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
 *PC: Bảo vệ, giữ vệ sinh biển.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: Bản đồ trong khu vực Đông Nam Á hoặc hình 1 trong SGK, bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. Bảng tương tác.
- HS: SGK, vở, phiếu học KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
*Mục tiêu: Tạo không khí vui, phấn khởi cho giờ học; ôn lại kiến thức bài trước: nhớ tên các con sông ở nước ta.
* PP: Trò chơi.
* Tiến hành:
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "truyền điện": kể tên các con sông của nước ta.
- GV đánh giá,nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi
- HS nghe
- Học sinh ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (25 phút)
* Mục tiêu: Học sinh nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta.
* PP: Cả lớp, nhóm 4, khăn trai bàn.
* Cách tiến hành:
- Chia sẻ nội dung phiếu KWLH
*Hoạt động 1: Vùng biển nước ta
- Đưa lược đồ khu vực biển đông
- Lược đồ này là lược đồ gì? Dùng để làm gì?
- GV chỉ cho HS vùng biển của Việt Nam trên biển Đông và nêu. Nước ta có vùng biển rộng, biển của nước ta là một bộ phận của biển Đông.
- Biển Đông bao bọc ở những phía nào của phần đất liền Việt Nam?
- GV chiếu bản đồ VN chỉ và kết luận: Vùng biển của nước ta là một bộ phận của biển Đông.
- Học sinh quan sát.
- Lược đồ khu vực biển Đông. Giúp ta biết đặc điểm của biển Đông, giới hạn, các nước có chung biển Đông.
- Học sinh nghe
- Phía Đông, phía Nam và Tây Nam.
- 2 Học sinh chỉ cho nhau thấy vùng biển của nước ta trên lược đồ SGK.
- 2 HS chỉ trên lược đồ trên bảng.
* Hoạt động 2: Đặc điểm của vùng biển nước ta
- Yêu cầu HS đọc SGK trao đổi nhóm 4 để :
- Tìm đặc điểm của biển Việt Nam?
- Trình bày KQ
- GV chốt câu trả lời đúng.
- Tác động của biển đến đời sống và sản xuất của nhân dân?
- GV chiếu tư liệu về biển, bão biển gây thiệt hại, thủy triều lên xuống...chốt đặc điểm của biển và tác động của biển đến cuộc sống , sx..
- Học sinh đọc SGK ghi ra đặc điểm của biển
- Chia sẻ trong nhóm, báo cáo trước lớp
+ Nước không bao giờ đóng băng
+ Miền Bắc và miền Trung hay có bão.
+ Hàng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống.
- Biển không đóng băng nên thuận lợi cho giao thông và đánh bắt thuỷ hải sản...
- Bão biển gây thiệt hại lớn cho tàu thuyền nhà cửa, dân những vùng ven biển
- Nhân dân lợi dụng thuỷ triều đề làm muối.
* Hoạt động 3: Vai trò của biển
- Chia nhóm 4: Yêu cầu thảo luận ghi vào giấy vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân.
- Tác động của biển đối với khí hậu.
- Biển cung cấp cho ta tài nguyên nào?
 - Các loại tài nguyên này có đóng góp gì vào đời sống sản xuất của nhân dân?
- Biển mang lại thuận lợi gì cho giao thông?
- Bờ biển dài, nhiều bãi tắm đẹp góp phần phát triển ngành kinh tế nào?
- GV đưa hình ảnh tài nguyên biển - kết luận về vai trò của biển
- Học sinh thảo luận, tìm câu trả lời, viết ra giấy, báo cáo.
- Biển giúp điều hoà khí hậu.
- Dầu mỏ, khí tự nhiện làm nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp muối, hải sản cho đời sống và ngành sản xuất chế biến hải sản.
- Biển là đường giao thông quan trọng.
- Là nơi du lịch, nghỉ mát, góp phần đáng kể để phát triển ngành du lịch.
3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)
*Mục tiêu: Biết tìm tòi và khám phá Địa lí, vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn. Có ý thức bảo vệ, giữ vệ sinh biển.
*PP: Trò chơi
*Tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tập làm hướng dẫn viên du lịch: GT về vai trò của Biển.
- Cần làm gì để bảo vệ MT biển? 
- Nêu việc làm khai thác TN biển một cách hợp lý nhất?
- Chọn 3 học sinh tham gia.
- Nhận xét bình chọn bạn giới thiệu hay.,/
- NX bổ sung.
4. Củng cố - dặn dò:(2 phút)
- Thực hiện bảo vệ MT biển và truyên truyền sử dụng TK tài nguyên biển 
- Về nhà vẽ một bức tranh về cảnh biển mà em thích.
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 ****************************************************
Kĩ thuật
CẮT KHÂU THÊU TỰ CHỌN (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực thực hành: Vận dụng kiến thức đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
- Năng lực thao tác với đồ dùng: Biết sử dụng các đồ dùng để thực hành làm sản phẩm yêu thích. 
2. Năng lực chung và phẩm chất
- Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: Tự tin thực hành làm sản phẩm mình yêu thích. HS có ý thức tự phục vụ; giúp gia đình việc nội trợ .
II. PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: 
+ Bảng tương tác, 
+ Vật liệu và dụng cụ cần thiết (kim, vải, phấn, thước...)
2. Học sinh: Bộ đồ dùng KT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (3’)
- Kể các bài kĩ thuật đã học.
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
- Giới thiệu bài
- HS nêu
- KT theo nhóm, báo cáo
2. Hoạt động ôn tập (7’)
*Mục tiêu: HS ôn tập lại thao tác đính khuy 2 lỗ, thêu dấu nhân.
* Phương thức: thảo luận, KT đặt câu hỏi, trực quan.
* Cách tiến hành
- Yêu cầu HS nhắc lại thao tác đính khuy 2 lỗ, thêu dấu nhân.
- Nhận xét , tóm tắt những nội dung HS vừa nêu .
- HS nhắc lại cách đính khuy , thêu dấu nhân.
3 Hoạt động thực hành (20’)
* Mục tiêu: Giúp HS chọn được sản phẩm để thực hành .
*Phương pháp : Thực hành.
* Cách tiến hành:
- GV nêu mục đích, yêu cầu làm sản phẩm tự chọn :Mỗi em hoàn thành 1 sản phẩm .
- Chia nhóm , phân công vị trí làm việc 
- GV quan sát, HD bổ sung cho các nhóm .
- Nhận xét, đánh giá.
- Thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành
- Các nhóm thảo luận, chọn sản phẩm, phân công nhiệm vụ .
- Các nhóm trình bày sản phẩm tự chọn , những dự định sẽ tiến hành .
4. Hoạt động vận dụng : (3’) 
- Thực hành làm sản phẩm trang trí tự chọn.
5. Củng cố, dặn dò (1’)	
- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS chuẩn bị tốt giờ học sau .
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2020
Toán
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: Biết tên gọi , kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng . Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các đo khối lượng .
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Phẩm chất: Tích cực, siêng năng, có hứng thú và niềm tin trong toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Phần mềm SGK điện tử, bảng tương tác.
- HS: SGK, vở .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "truyền điện" nêu các dạng đổi:
+ Đổi từ đơn vị lớn đến đơn vị bé 
+ Đổi từ đơnvị bé đến đơn vị lớn
+ Đổi từ nhiêu đơn vị lớn đến 1 đơn vị
+ Viết một đơn vị thành tổng các đơn vị đo.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Hoạt động thực hành: (30 phút)
* Mục tiêu: Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các đo khối lượng. HS cả lớp làm được bài 1, 2, 4 .
* Phương pháp: 
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
b. HS trả lời câu hỏi: Dựa vào bảng cho biết 2 đơn vị đo khối lượng liến kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
* Kết luận: Hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau:
- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
- Đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn.
Bài 2: HĐ nhóm
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập .
- Yêu cầu HS nêu cách đổi đơn vị của phần c, d.
 - Giáo viên ghi bảng 2kg325g = ?g; 9050kg = ... tấn ... kg
- Hướng dẫn học sinh chuyển số đo khối lượng có 2 tên đơn vị thành số đo 1 đơn vị.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
 * Kết luận: Cách viết số đo khối lượng có 2 đơn vị thành 1 đơn vị và ngược lại.
Bài 3: HĐ cá nhân
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài.
- Cho học sinh làm bài cá nhân.
- Giáo viên nhận xét .
Bài 4: HĐ cá nhân
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học chia sẻ cách làm trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng.
- 1 Học sinh đọc, lớp lắng nghe.
- 1 HS thực hiện trên bảng tương tác, HS làm vào vở.
a.
1 HS trả lời: Hơn kém nhau 10 lần (1 đơn vị lớn bằng 10 đơn vị bé;11 đơn vị bé =đơn vị lớn hơn).
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- 4 HS làm trên bảng tương tác, cả lớp làm vào vở, chia sẻ kết quả.
- HS làm vở, chia sẻ trước lớp
a) 18 yến = 180kg b) 430kg = 34yến
 200tạ = 20000kg 2500kg = 25 tạ
 35tấn = 35000kg 16000kg = 16 tấn
c) 2kg362g = 2362g d) 4008g = 4kg 8g
 6kg3g = 6003g 9050kg = 9 tấn 50kg
2kg 326g = 2000g + 326g 
 = 2326g
 9050kg = 9000kg + 50kg
 = 9 tấn + 50 kg 
 = 9tấn 50kg.
>;<; =
- 2 HS làm trên bảng tương tác, cả lớp làm vào vở, chia sẻ kết quả.
- Học sinh đọc đề bài, lớp đọc thầm
Đổi 1 tấn = 1000kg.
- Tính số đường bán ngày thứ hai = số đường bán ngày đầu × 2. 
- Số đường bán trong hai ngày đầu = số đường bán ngày thứ nhất + số đường bán ngày thứ hai. 
- Số đường bán ngày thứ ba = tổng số đường bán trong ba ngày - số đường bán trong hai ngày đầu.
- Cho HS làm bài cá nhân vào vở, chia sẻ trước lớp.
Giải
Đổi 1 tấn = 1000kg
Ngày thứ hai cửa hàng bán được số ki –lô –gam đường là : 300 x 2 = 600(kg)
Hai ngày đầu cửa hàng bán được số ki –lô –gam đường là : 300 + 600 = 900(kg)
Ngày thứ 3 bán được số ki –lô –gam đường là :
1000 - 900 = 100(kg)
Đáp số: 100kg đường
3. Hoạt động ứng dụng: (3 phút)
- GV cho HS giải bài toán sau:
Một cửa háng ngày thứ nhất bán được 850kg muối, ngày thứ hai bán được nhiều hơn ngày thứ nhất 350kg muối, ngày thứ ba bán được ít hơn ngày thứ hai 200kg muối. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng đó bán được bao nhiêu tấn muối ?
- HS làm bài
Số muối ngày thứ 2 bán được là:
850 + 350 = 1200 (kg)
Số muối ngày thứ 3 bán được là:
1200 – 200 = 1000 (kg)
1000 kg = 1 tấn 
 Đáp số: 1 tấn
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà cân chiếc cặp của em và đổi ra đơn vị đo là hg, dag và gam
IV. Rút kinh nghiệm:
 ***************************************************
Tập đọc
Ê- MI- LI, CON 
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Đọc lưu loát toàn bài; đọc đúng các tên riêng nước ngoài ( Ê-mi-li; Mo-ri-xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn), nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các dòng thơ trong bài thơ viết theo thể tự do. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng.
- Năng lực văn học, thẩm mĩ: Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công nhân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Thuộc lòng khổ thơ 3- 4.
2. Năng lực chung và phẩm chất: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: Yêu hòa bình, ghét chiến tranh. Biết lên án những hành động phi nghĩa, khâm phục người đấu tranh vì chính nghĩa.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book. Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Màn hình viết sẵn những khổ thơ cần luyện đọc.
2. Học sinh: Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS tổ chức thi đọc bài “Một chuyên gia máy xúc” và trả lời câu hỏi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đọc và TLCH
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (10 phút)
* Mục tiêu: Đọc đúng từ, câu đoạn, bài thơ. Đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng phù hợp. Đọc đúng tên nước ngoài trong bài học
* Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp, KT đặt câu hỏi
* Cách tiến hành:
- Học sinh đọc toàn bài và xuất xứ bài thơ.
- Đọc tiếp nối từng đoạn 
- GV hướng dẫn đọc các từ khó: Ê-mi- li, Mo- ri- xơn, Giôn- xơn, Pô- tô- mác, Oa- sinh- tơn.
+ Giáo viên giới thiệu hình ảnh minh hoạ giải nghĩa các từ khó,
- Đọc theo cặp
- Giáo viên đọc mẫu bài thơ.
- Cả lớp theo dõi
+ Đoạn 1: Phần xuất xứ.
+ Đoạn 2: Ê- mi- li,...Lầu Ngũ Giác.
+ Đoạn 3: Giôn- xơn!...thơ ca nhạc hoạ.
+ Đoạn 4: Ê- mi- li,...xin mẹ đừng buồn.
+ Đoạn 5: Oa- sinh- tơn...sự thật.
- HS đọc nối tiếp:
+ Lần 1: Hướng dẫn HS đọc, kết hợp với sửa sai một số từ ngữ.
+ Lần 2: Hướng dẫn HS đọc, kết hợp với giải thích từ khó: 
Lầu Ngũ Giác, Giôn- xơn, nhân danh, B.52, Na- pan, Oa- sinh- tơn.
+ Lần 3: Hướng dẫn HS đọc, kết hợp với hướng dẫn đọc câu khó, diễn cảm, nhận xét.
- HS luyện đọc theo nhóm bàn.
- 1 học sinh đọc toàn bài thơ.
- HS theo dõi
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam . 
* Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp, KT KWLH, KT động não.
* Cách tiến hành:
* Chia sẻ cặp đôi nội dung phiếu học tập:
+ Bạn biết gì về bài đọc hôm nay?
+ Bạn muốn biết những gì về bài đọc Ê-mi-li con?
*Chia sẻ trước lớp
- HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng lớp.
* Cho HS đọc bài thơ, thảo luận nhóm TLCH sau đó chia sẻ trước lớp
- HS đọc khổ thơ 1,2.
- Chú Mo – ri – xơn là công dân của nước nào ?
- Chú Mo- ri–xơn tố cáo tội ác của ai ?
- Vì sao chú Mo- ri- xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ ?
- HS đọc thầm đoạn 3,4.
- Chú Mo- ri- xơn nói điều gì khi từ biệt?
-Vì sao chú lại dặn con nói với mẹ “ Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn”? 
- Bạn có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo- ri- xơn ?- Viết cột L- Chia sẻ
- Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì? 
- GV ghi bảng nội dung chính của bài.
* GV tổng kết: bài thơ vừa dựng lại cảnh tượng và tâm trạng chú Mo-ri-xơn trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, vừa thể hiện nỗi xúc động lòng biết ơn, cảm phục chân thành của nhà thơ Tố Hữu (cũng là người dân Việt Nam) với một công dân Mĩ đã quên mình đấu tranh vì lẽ phải, vì nền hoà bình của Việt Nam.
- Ban học tập điều khiển các bạn chia sẻ nội dung phiếu KWLH.
1. Chú Mo- ri- xơn tố cáo tội ác của chính quyền Giôn – xơn.
+ Nước Mĩ
+ Của chính quyền Mĩ Giôn – xơn
+ Vì đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nhân đạo, không nhân danh ai. Chúng ném bom na pan, B.52, hơi độc để đốt bệnh viện, trường học, giết những trẻ em vô tội, giết cả những cánh đồng xanh.
2. Lời từ biệt vợ con và mong muốn cao đẹp của chú Mo – ri – xơn.
+ Chú nói trời sắp tối, cha không bế con về được nữa. Chú dặn Ê- mi- li, khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ: “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn.”
+ Chú muốn động viên vợ con bớt đau khổ vì sự ra đi của chú! Chú ra đi thanh thản, tự nguyện, vì lí tưởng cao đẹp.
- Chú Mo – ri – xơn là người dám xả thân vì việc nghĩa.
- Hành động của chú Mo – ri – xơn thật cao cả và đáng khâm phục..
* Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm của chú Mo- ri- xơn , dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ tại Việt Nam.
4. Hoạt động luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng: (10 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm được bài thơ.
* Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp
* Cánh tiến hành:
- Giáo viên gọi học sinh đọc diễn cảm.
- Gọi HS nêu giọng đọc bài thơ
- Giáo viên HD đọc diễn cảm khổ thơ 3, 4.
- Thi đọc diễn cảm
- Luyện đọc thuộc lòng
- Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng.
- 4 học sinh đọc diễn cảm 4 khổ thơ.
+ Phần xuất xứ: đọc giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, trầm lắng.
+ Khổ 1: lời chú Mo- ri- xơn: giọng trang nghiêm, dồn nén sự xúc động. Giọng bé Ê- mi- li ngây thơ, hồn nhiên.
+ Khổ 2: giọng phẫn nộ, đau thương.
+ Khổ 3: giọng yêu thương, nghẹn ngào, xúc động.
+ Khổ 4: giọng chậm lại, xúc động; nhấn giọng ở những từ ngữ: sáng nhất, đốt, sàng loà, sự thật.
- HS luyện đọc theo sự hướng dẫn của GV.
- Luyện đọc theo cặp 
- 3 - 4 HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Học sinh nhẩm học thuộc lòng 
- HS thi đọc thuộc lòng 
- Cả lớp bình chọn bạn đọc thuộc và hay nhất.
- Nhận xét.
5. Hoạt động vận dụng:(3 phút)
- Qua bài thơ em có suy nghĩ gì về cuộc sống của người dân ở nơi xảy ra chiến tranh ?
- Về nhà sưu tầm những câu chuyện nói về những người đã dũng cảm phản đối cuộc c

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_5_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx