Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2017-2018 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2017-2018 (Bản đẹp)

Sinh hoạt tập thể: CHÀO CỜ + CHỦ NHIỆM

I. Mục tiêu

+ HS tham gia chào cờ đầu tuần nghiêm túc.

+ GVCN phổ biến kế hoạch tuần 31

+ Giáo dục KNS,tính mạnh dạn,tự tin khi tham gia HĐTT cho học sinh

II. Nội dung sinh hoạt

1.Tham gia chào cờ đầu tuần.

+ Thực hiện nghi thức chào cờ nghiêm túc.

2. Sinh hoạt tập thể theo chủ điểm tháng 4(nội dung do lớp trực chuẩn bị)

3. Nghe thầy hiệu trưởng nhận xét và phổ biến kế hoạch chung của nhà trường.

4. Sinh hoạt tại lớp.

- Học chương trình tuần 31

- Kiểm tra việc ôn bài ở nhà của học sinh

- Vệ sinh phong quang trường lớp.

- Thực hiện tốt nội quy lớp học, nền nếp của Đội.

 

doc 22 trang cuongth97 04/06/2022 3870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2017-2018 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
 Thứ hai, ngày 9 tháng 4 năm 2018
Sinh hoạt tập thể: CHÀO CỜ + CHỦ NHIỆM	 
I. Mục tiêu
+ HS tham gia chào cờ đầu tuần nghiêm túc.
+ GVCN phổ biến kế hoạch tuần 31
+ Giáo dục KNS,tính mạnh dạn,tự tin khi tham gia HĐTT cho học sinh
II. Nội dung sinh hoạt
1.Tham gia chào cờ đầu tuần.
+ Thực hiện nghi thức chào cờ nghiêm túc.
2. Sinh hoạt tập thể theo chủ điểm tháng 4(nội dung do lớp trực chuẩn bị)
3. Nghe thầy hiệu trưởng nhận xét và phổ biến kế hoạch chung của nhà trường.
4. Sinh hoạt tại lớp. 
- Học chương trình tuần 31
- Kiểm tra việc ôn bài ở nhà của học sinh
- Vệ sinh phong quang trường lớp.
- Thực hiện tốt nội quy lớp học, nền nếp của Đội.
Tập đọc CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
- Hiểu nội dung:nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn,đóng góp công sức cho Cách mạng.
II. Đồ dùng -Tranh minh hoạ bài học.
 - Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Khởi động (5p)
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Tà áo dài Việt Nam
- Giới thiệu bài: Giới thiệu bài qua tranh minh hoạ
HĐ2: Luyện đọc và tìm hiểu bài.(30p)
2.2. Luyện đọc:
- Gọi HS khá đọc bài.NX.
- Chia bài thành 3 đoạn để luyện đọc.Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó (chú giải sgk).
Lưu ý HS đọc đúng các tiếng dễ lẫn( truyền đơn,rủi,rầm rầm, )
- GV đọc mẫu toàn bài giọng đọc phù hợp với nội dung bài và diễn tả đúng tâm trạng nhân vật.
 2.3.Tìm hiểu bài:
 Tổ chức cho học sinh đọc thầm thảo luận và trả lời các câu hỏi 1,2,3, 4 trong sgk
Chốt ý: Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định làm cho Cách mạng.Bài văn cho thấy nguyện vọng ,lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng.
 2.4. Luyện đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.Treo bảng phụ chép đoạn 1 hướng dẫn HS đọc.Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm,thi đọc trước lớp.NX bạn đọc.GV NX đánh giá.
HĐ3: Củng cố dặn dò.(2p)
Hệ thống bài.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị bài: Bầm ơi.
- HS đọc và trả lời câu hỏi sgk.
HS quan sát tranh,NX.
- 1HS khá đọc toàn bài.
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn.
Luyện phát âm tiếng ,từ dễ lẫn
Đọc chú giải trong sgk.
- HS nghe,cảm nhận.
- HS đọc thầm thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk.
- HS nhắc lại nội dung bài.
- HS luyện đọc trong nhóm;thi đọc trước lớp;nhận xét bạn đọc.
- Nhắc lại nội dung bài.
Toán PHÉP TRỪ. 
I. Mục têu:
- Củng cố về trừ các số tự nhiên,các số thập phân,phân số
- Vận dụng làm tính,giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính,giải toán có lời văn
II. Đồ dùng:
 -Bảng phụ,bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (5p)
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 2 (cột 2)tiết trước.
Kiểm tra vở ,nhận xét,nhận xét chữa bài trên bảng.
- Gới thiệu bài,nêu yêu cầu tiết học.
HĐ2: Luyện tập thực hành.(30p)
Củng cố về tên gọi các thành phần của phép trừ:Hiệu-Số BT-Số Trừ.Một số tính chất của phép trừ(SBT=ST;ST=0)
Bài 1:Lần lượt hướng dẫn mẫu,cho HS làm vào vở,Gọi HS lên bảng chữa bài,nhận xét,chữa bài.
Đáp số:
a)4766;17532; b)2/5; 5/12;4/7; c)1,688;0,565
Bài 2: Tổ chức cho HS Làm bài 2 vào vở;một HS làm trên bảng phụ.Nhận xét,chữa bài.
Lời giải: a) x =3,32 ; b) x= 2,2
Bài 3: Tổ chức cho Hs làm vào vở,một HS làm bảng nhóm.Chấm chữa bài,thống nhất kết quả.
 Bài giải:
Diện tích đất trồng hoa là:540,8 -385,5 = 155,3ha
Tổng diện tích trồng hoa và trồng lúa là: 
540,8 + 155,3 = 696,1ha
Đáp số:696,1ha
HĐ3: Củng cố dặn dò (1p)
Hệ thống bài.
Yêu cầu HS về nhà làm trong vở BT
Nhận xét tiết học.
-HS lên bảng làm bài tập 2 tiết trước.Nhận xét,chữa bài.
-HS nhắc lại các thành phần của phép trừ,tc của phép trừ.
-HS làm bài.Nhận xét,chữa bài.
-HS làm vở và bảng phụ.chữa bài.
-HS làm bài vào vở.nhận xét,chữa bài thống nhất kết quả.
-Nhắc lại các tp cơ bản của phép trừ.
Kĩ thuật: LẮP RÔ BỐT.
I. Mục tiêu:
- Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp được tương đối chắc chắn.
- Với hs khéo tay: lắp được ít nhất một mô hình tự chọn. Có thể lắp được một mô hình mới ngoài mô hình trong sgk
-Rèn luyện học sinh tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của rô bốt, yêu thích làm việc.
II. Chuẩn bị: Mẫu rô bốt đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (3-5’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giới thiệu bài: 
HĐ2: Hướng dẫn thực hành (25-27’)
-G/v đưa mẫu rô bốt đã lắp sẵn cho H/s quan sát.
-Hướng dẫn h/s quan sát kĩ từng bộ phận.
-Để lắp được rô bốt, cần phải lắp mấy bộ phận? Kể tên các bộ phận đó? 
? Nhắc lại thao tác kĩ thuật:
* Chọn các chi tiết gọi học sinh lên chọn từng loại chi tiết xếp vào nắp hộp.
* Lắp từng bộ phận: - Lắp chân rô bốt:
 - Lắp thân rô bốt:
 - Lắp đầu rô bốt:
 - Lắp các bộ phận khác:
 +Tay rô bốt; Ăng ten.
 +Trục bánh xe:
 * Lắp ráp rô bốt:
-GV lắp ráp rô bốt theo các bước trong SGK
- HS thực hành theo nhóm – trưng bày SP.
HĐ3: Củng cố dặn dò(3-5’)
- Nhận xét giờ học.
-VN chuẩn bị bài sau. 
- Cả lớp.
- Cần lắp 5 bộ phận: chân rô bốt, thân rô bốt, đầu rô bốt, tay rô bốt, ăng ten, trục bánh xe.
- HS nhắc lại.
- Cả lớp thực hành lắp rô bốt. Trưng bày sản phẩm.
Buổi chiều: 
Địa lý: ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG.
I. Mục tiêu.
- Biết được vị trí ,giới hạn ,dân cư,hoạt động sản xuất của Đăk Nông
- Sưu tầm những tư liệu về địa lý của Đăk Nông
II. Đồ dùng : -Bản đồ Việt Nam.
 -Một số tranh ảnh,tư liệu về Đăk Nông.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (3p)
- Chỉ trên bản đồ nêu tên các đại dương trên thế giới.?
- Giới thiệu bài,nêu yêu cầu tiết học.
HĐ1: Tìm hiểu về vị trí giới hạn của Đăk Nông bằng thảo luận cả lớp.
-Gọi HS chỉ vị trí của Đăk Nông trên bản đồ Việt Nam.
- Gọi HS nêu vị trí ,giới hạn của Đăk Nông.
Kết luận;Đăk Nông là 1 tỉnh nằm ở vùng Tây Nguyên của nước ta. Phía Bắc giáp với Đăk Lăk,phía Đông giáp Lâm Đồng,Phía Tây giáp Bình Phước và Cam- pu-chia. Với dt 6514,5 km2
Tìm hiểu về dân cư và hoạt động sản xuất của Đăk Nông Bằng thảo luận nhóm.
-Yêu cầu HS dựa vào hiểu biết của bản thân ,thảo luận về tình hình dân cư và hoạt động sản xuất cảu Đăk Nông.
-Gọi một số HS trình bày trước lớp,nhận xét,bổ sung.
Kết luận: Dân số của Đăk Nông khoảng 489422 người(số liệu năm 2004) khoảng 29 dân tộc chung sống,dân tộc bản địa là người Mơ-nông.Hoạt động sx chủ yếu là trồng cây cn :cao su,ca phê,tiêu, Đăk Nông là nơi có trữ lượng Boxit lớn.Có một số ngành CN chế biến nông lâm sản.
. Tìm hiểu về thiên nhiên và du lịch ở Đăk Nông bằng trò chơi “Đóng vai’ –HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về danh lam thắng cảnh của Đăk Nông.Nhận xét,bổ sung.
HĐ3: Củng cố dặn dò(3-5’)	
Hệ thống bài.
Dặn HS học bài chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
Một số HS lên bảng trả lời,lớp nhận xét,bổ sung.
-HS đọc sgk,thảo luận,trả lời.
-HS quan sát bản đồ chỉ vị trí của ĐN trên bản đồ.
-HS thảo luận ,trả lời.
HS tham gia trò chơi.
GDKNS:
Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu :
- Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn em
- Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện.
- Có ý thức sưu tầm truyện đọc.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
HĐ1: Khởi động (3p)
- Kể chuyện tuần trước..
- Giới thiệu bài: 
HĐ2: Luyện tập thực hành:( 30p)
a) Tìm hiểu đề bài:
- GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ: việc làm tốt, bạn em.
b) Kể trong nhóm:
- GV tổ chức.
- Kể chuyện trước lớp
- GV tổ chức.
- GV khen ngợi những HS kể tốt.
HĐ3: Củng cố dặn dò(1p)
- Dặn HS về nhà kể lại những câu chuyện các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện đã nghe đã đọc về một nữ anh hùng hoặc phụ nữ có tài.
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc đề bài
- HS đọc phần gợi ý SGK
- HS giới thiệu câu chuyện mà mình định kể trước lớp 
-4HS tạo thành một nhóm cùng kể chuyện, trao đổi với nhau 
+ 5-7 Học sinh thi kể và trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- HS nhận xét bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn.
Chính tả: (Nghe-viết) TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM.
I. Mục tiêu : 
- Nghe - viết đúng bài chính tả. Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong bài tập nắm được cách viết hoa những cụm từ đó.
- Rèn kĩ năng viết.
- HS có ý thức trau dồi chữ viết.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (3-5’)
- Viết các tên riêng trong bài chính tả trước.
- Giới thiệu bài: 
HĐ2: Luyện tập thực hành.(17-20’).
Hướng dẫn nghe-viết
-Yêu cầu HS đọc bài viết . Xác định chữ thường hay viết sai – luyện viết.
- GV đọc cho HS nghe - viết. 
- GV cho HS soát lỗi. 
- Giáo viên chấm, nhận xét.
Hướng dẫn làm bài tập.(7-10’)
Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
- Giáo viên nhận xét, chốt.
Bài 3: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
- GV phát giấy khổ to cho các nhóm thi đua làm bài nhanh.
- GV gợi ý cho HS phân tích các bộ phận tạo thành tên. Sau đó viết lại tên các danh hiệu cho đúng.
- Giáo viên nhận xét, chốt.
HĐ3: Củng cố dặn dò(3-5’)
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn về chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc.
- HS luyện viết.
- HS nghe – viết.
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. 
+Cả lớp đọc thầm, cá nhân suy nghĩ dùng bút chì gạch dươi cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
+ Học sinh sửa bài – nhận xét.
- 1 học sinh đọc.
- HS các nhóm thi đua viết đúng, viết nhanh tên các danh hiệu trong đoạn văn.
- Nhóm nào làm xong dán kết quả lên bảng.
Lớp nhận xét, sửa bài.
Thứ ba, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Toán : LUYỆN TÂP
I. Mục tiêu:
- Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.
- HS làm được các bài tập : Bài 1, bài 2 trong SGK
II. Chuẩn bị:
+ HS: Vở bài tập, bảng con
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Khởi động (5p)
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 2 (cột 2)tiết trước.
Kiểm tra vở ,nhận xét,nhận xét chữa bài trên bảng.
- Gới thiệu bài,nêu yêu cầu tiết học.
HĐ2: Luyện tập thực hành.(30p)
Bài 1:Học sinh đọc yêu cầu đề.
- Nhắc lại cộng, trừ phân số.
Nhắc lại qui tắc cộng trừ số thập phân.
- Giáo viên chốt lại cách tính cộng, trừ phân số và số thập phân.
 Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập
Muốn tính nhanh ta áp dụng tính chất nào?
Lưu ý: Giao hoán 2 số nào để khi cộng số tròn chục hoặc tròn trăm.
- GV chấm bài và nhận xét.
HĐ3: Củng cố dặn dò(3-5’)
- Nhận xét giờ học.Về nhà làm bài 3, ở SGK và các bài trong VBT.
-HS lên bảng làm bài tập 2 tiết trước.Nhận xét,chữa bài.
Hoạt động cá nhân. Làm bảng con.
- 2 HS lên bảng làm bài
a ,2/3 + 3/5 =10/15 + 9/15 = 19/15
7/12 – 2/7 + 1/12 = (7/12 + 1/12) – 2/7
 = 2/3 -2/7 = 5/21
b, 594,72 + 406,38 – 329,47
 = 1001,1- 329,47
 = 671,63
- Học sinh làm vở.
- T/c giáo hoán, kết hợp
- 2 học sinh làm bảng.
a, 7/11 + 3/4 + 4/11 + 1/4
 = ( 7/11 + 4/11) + ( 3/4 +1/4)
 = 1 + 1 = 2
d, 83,45 – 30,98 – 42,47
 = 83,45 – (30,98 + 42,47)
 = 83,45 – 73,45 = 10
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ : NAM VÀ NỮ
I. Mục tiêu
- Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam.
- Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ (BT2) và đặt được một câu với một trong ba câu tục ngữ ở BT2 (BT3).
- HS khá, giỏi đặt câu được với mỗi tục ngữ ở BT2.
II. Đồ dùng dạy học 
Bảng học nhóm, bút dạ để làm bài tập 3
III. Hoạt động dạy và học .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Khởi động (5p)
- Yêu cầu HS làm bài tập ở tiết trước.
Kiểm tra vở , nhận xét, nhận xét chữa bài trên bảng.
- Giới thiệu bài,nêu yêu cầu tiết học.
HĐ2: Luyện tập thực hành.(30p)
Bài 1: Treo bảng đã ghi yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- Đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét 
- Giáo viên nhận xét 
Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 
- Thảo luận theo nhóm 4 để tìm nghĩa của từng câu tục ngữ ca dao trên.
- Yêu cầu lần lượt tưng nhóm phát biểu.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 3: Hãy đặt câu với một trong các câu tục ngữ trên.
- Yêu cầu HS làm bài 
- Giáo viên nhận xét 
HĐ3: Củng cố, dặn dò (3p)
- Nhận xét giờ học
2HS làm
Lớp theo dõi nhận xét.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm bàn
- 1 HS làm vào bảng phụ, Lớp làm vào vở 
 a- 2; b- 3; c- 4; d- 1
b, Những từ ngữ chỉ phẩm chất của người phụ nữ VN: chăm chỉ, cần cù, nhân hậu, khoan dung, độ lượng, dịu dàng, biết quan tâm đến mọi người, có đức hi sinh, nhường nhịn 
- 1HS đọc bài, lớp theo dõi ở SGK 
- Các nhóm thảo luận rồi ghi kết quả 
- Đại diện mỗi nhóm báo cáo
- Cả lớp làm vào vở 
- 2HS làm vào bảng, 
- 5- 6 HS đọc câu mình đặt, lớp nhận xét
Đạo đức: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (t2)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết : 
- Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người .
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên .
II.Chuẩn bị: Tranh ảnh về TNTN hoặc cảnh tượng phá hoại TNTN.
III.Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (3p)
- TNTN mang lại lợi ích gì cho em và mọi người ? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ TNTN ?
- Giới thiệu bài: 
HĐ2: Hoạt động thực hành:( 30p)
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Cho HS làm việc theo nhóm .
- Gọi HS trình bày kết quả.
Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4.
- Cho HS làm việc theo nhóm .
- Gọi HS trình bày kết quả .
- GV kết luận : 
+Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục phụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên .
Bài 5. 
- Gọi HS trình bày kết quả .
- GV kết luận : Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.
HĐ3: Củng cố, dặn dò (3p)
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lần lượt trả lời, HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập2.
- HS giới thiệu trong nhóm về 1TNTN mà mình biết (kèm theo tranh, ảnh minh hoạ).
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 4.
- HS thảo luận trong nhóm nhận biết được những việc làm đúng để BVTNTN.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 5.
- HS thảo luận trong nhóm: tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (tiết kiệm điện,nước,chất đốt,giấy viết, ...)
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
Khoa học ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu
- Một số hoa thụ phấn nhờ gió, nhờ côn trùng. Một số loài động vật đẻ trứng, đẻ con.
- Một số hình thức sinh sản của thực vật, động vật thông qua một số đại diện.
- GD các em có ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên.
II. Chuẩn bị.
GV: Tranh về các loài hoa thụ phấn nhờ gió,nhờ côn trùng;con vật đẻ trứng, đẻ con.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
HĐ1. Khởi động ( 5 phút )
- Bài cũ. Nêu sự nuôi và dạy con của một số loài thú.
- Bài mới. Giới thiệu bài.
HĐ2. Hoạt động thực hành:( 30p) 
GV cho HS làm bài. Mỗi em có một phiếu bài tập. GV nhắc HS nhớ lại các kiến thức đã học và hoàn thành các bài tập này. Cho HS làm bài theo dõi giúp đỡ.
- Gọi HS trình bày kết quả.
GV cùng HS chữa bài , chốt lại nội dung bài. 
 Trò chơi :Ai nhanh - ai đúng
- GV nêu nhiệm vụ: Mỗi nhóm có sẵn một thẻ từ lựa chọn A; B; C; D. Hãy dùng chúng để đưa ra đáp áp đúng và nhanh nhất. GV:mời 3 bạn làm trọng tài. Các bạn này sẽ theo dõi xem nhóm nào có nhiều lần giơ thẻ đúng và nhanh. Mỗi câu đúng ghi được 5 điểm. Nhóm nào được điểm cao nhất sẽ thắng.
- GV mời 2 HS lên theo dõi kết quả. Yêu cầu thư kí ghi lại những lần sai để loại. GV đưa ra nhận xét và đánh giá các câu trả lời của HS.
- GV tổng kết trò chơi ,chốt lại nội dung b
HĐ3: Củng cố, dặn dò (3p)
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
2em nêu
+ HS làm bài vào vở bài tập .
Bài 1:
b 
 Kết quả. 1c) Hoa là cơ quan sinh sản của của những loài thực vật có hoa. 2- a) Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị.3 - b) Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ (1 - c; 2 - a ; 3 - b)
Bài 2: Kết quả: 1 - Nhuỵ ; 2 - Nhị
Bài 3: H2;H3:Sự thụ phấn nhờ côn trùng H4: Cây ngô có hoa thụ phấn nhờ gió.
Bài 4: Kết quả:(1 - e); (2 - d); (3 - a); 
(4 - b, 5 - c) mang những đặc tính của bố và mẹ.(1-e; 2-d , 3-a ; 4-b ; 5-c).
Bài 5: Những động vật đẻ con: sư tử (H.5); hươu cao cổ (H.7).
Những động vật để trứng: Chim cánh cụt (H.6); cá vàng (H.8).
- Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhị 
- 1 em đọc như sau: Bài 1: Hoa là cơ quan, dừng để các nhóm giơ đáp án và đọc to đáp án - của thực vật có hoa. Cơ quan, dừng để các nhóm giơ đáp án và đọc to đáp án 
Buổi chiều 
Tập làm văn ÔN TẬP VỀ VĂN TẢ CẢNH 
 I. Mục tiêu: 
- Liệt kê được một số bài văn tả cảnh đã học trong học kì I;Lập dàn ý vắn tắt cho 1 trong các bài văn đó..
- Biết phân tích trình tự miêu tả (theo thời gian)vac chỉ ra một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ.
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động daỵ hoc
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 HĐ1: Khởi động (3p)
 - Gọi một số HS nhắc lại dàn ý bài văn tả con vật
- Giới thiệu,nêu yêu cầu của tiết học.
HĐ2 Luyện tập thực hành.(30p)
Bài 1: Tổ chức cho HS làm vào phiếu: Chia lớp thành 2 nhóm :1 nửa liệt kê từ tuần 1- 5;1 nửa liệt kê từ tuần 6-11.HS trình bày trên bảng,nhận xét,bổ sung.
-HS tự chọn ,viết lại một dàn ý của 1 trong các bài văn đã học.Gọi 1 số HS đọc trước lớp,nhận xét,bổ sung.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài 2,Thảo luận,trả lời câu hỏi.GV nhận xét,chốt lời giải đúng
Lời giải:a)Bài văn miêu tả theo trình tự thời gian.
b)Những chi tiết:”Mặt trời chưa xuống hẳn nguy nga,đậm nét”,”Màn đêm mờ ảo vào đất”,”Thành phố bồng bềnh hơi sương”,”Những vùng cây nắng sớm”, “Ánh đèn thưa thớt tắt”, “Mặt trời dâng chầm chậm mềm mại”, 
c) Hai câu cuối bài là câu cảm thán thể hiện tình cảm tự hào,ngưỡng mộ,yêu quý của tác giả đối với vẻ đẹp của thành phố.
HĐ3: Củng cố dặn dò (2p)	
Hệ thống bài.
Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Nhận xét tiết học.
- Một số HS nêu.Lớp nhận xét,bổ sung.
- HS đọc yêu cầu trong sgk.Thảo luận nhóm làm vào phiếu lớn.Trình bày nhận xét chữa bài.
- HS thảo luận trả lời miệng,nhận xét,chũă bài vào vở.
- Nhác lại cấu tạo bài văn tả cảnh.
Ôn Tiếng việt: LUYỆN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu: 
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả cây cối.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Khởi động: (5p) 
- Nêu dàn bài chung về văn tả cây cối ?
HĐ2. Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Đề bài: Em hãy tả một cây cổ thụ.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên trình bày bài 
- GV cho HS nhận xét.
- GV chấm một số bài, đánh giá và cho điểm.
- GV đọc bài văn mẫu.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài.
- HS lần lượt lên trình bày bài 
- HS lắng nghe.
Ví dụ:
 Đầu làng em có một cây đa rất to. Nó đích thị là một cây cổ thụ vì bà em bảo nó có từ hàng trăm năm nay rồi.
 Cây đa sinh sống ngay trên một khoảng đất rộng. Cây đa này to lắm. Chúng em thường xuyên đo nó bằng nắm tay nhau đứng vòng quanh. Lần nào cũng vậy, phải năm, sáu bạn nắm tay nhau mới hết một vòng quanh gốc đa. Thân đa đó già lắm rồi, lớp vỏ cây đó mốc trắng lên. Đoạn lưng chừng cây có một cái hốc khá to và sâu. Lũ chim thường về làm tổ ở đây.
 Từ gốc cây đa tỏa ra những cái rễ khổng lồ tạo cho cây đa có một thế rất vững chắc. Nó giống như một cái kiềng có nhiều chân chứ không phải chỉ ba chân. Những cái rễ nổi hẳn một nửa lên trên mặt đất. Đó là chỗ ngồi nghỉ chân lí tưởng của người qua đường. Cái rễ to phía bụi tre lại có một đoạn cong hẳn lên. Bọn trẻ chăn trâu chúng em lại khoét cho sâu thêm một chút. Thế là vừa có chỗ để buộc thừng trâu, vừa có thêm chỗ để chơi đánh trận giả.
 Thân và rễ đa thì có vẻ già cỗi nhưng ngọn đa vẫn còn sung sức lắm. Những đốt mới vẫn tiếp tục phát triển thành tán của cây đa vẫn ngày một rộng hơn. Lá đa vừa to vừa dầy, có màu xanh thẫm. Chúng em thường hái lá đa làm trâu lá chơi đùa với nhau. Ngọn đa là nhà của một gia đình sáo sậu.
 Cây đa là hình ảnh không thể thiếu của làng quê em.
HĐ3. Củng cố, dặn dò. (5p)
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh. 
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
Lịch sử LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
I.Mục tiêu
- Biết một số kiến thức lịch sử của tỉnh Đăk Nông
- Tìm hiểu về ngày thành lập,di tích lịch sử,văn hóa của Đăk Nông.
II. Đồ dùng -Tranh ảnh tư liệu về Đăk Nông.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (3p)
+Nêu những đóng góp của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đối với đất nước ta?
- Giới thiệu bài ,Nêu yêu cầu tiết học.
HĐ2: Luyện tập thực hành(3p)
Tìm hiểu về lịch sử của Đăk Nông bằng hoạt động cả lớp .Gọi Một số HS trả phát biểu.GV nhận xét bổ sung.
Tổ chức cho HS thi trả lời nhanh vào bảng con một số câu hỏi. 
+ Tỉnh Đăk Nông thành lập ngày tháng năm nào?
+ Thị xã Gia Nghĩa cuả Đăk Nông giải phóng vào thời gian nào?
+Kể tên những di tích lịch sử của Đăk Nông?
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
Kết luận: + Đăk Nông được thành lập vào ngày 1/4/2004.
+Thị xã Gia Nghĩa được giải phóng vào ngày 23/4 /1975
+Đăk Nông có 2 di tích lịch sử là khu căn cứ địa NâmNung thuộc xã NâmNJang huyện Đăk Song và ngục Đăk Mil thuộc xã Đăk Lao huyện Đăk Mil.
HĐ3: Củng cố dặn dò (2p)
Hệ thống bài,liên hệ giáo dục HS .
Dặn HS sưu tầm tư liệu về lịc sử Đăk Nông, Đăk Song.
Nhận xét tiết học.
-HS lên bảng trả lời,lớp nhận xét bổ sung.
-HS thảo luận ,pháy biểu.nhận xét bổ sung.
-HS ghi câu trả lời vào bảng con.
Sáng thứ tư, ngày 11 tháng 4 năm 2018
Tập đọc BẦM ƠI
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài thơ,nhắt nhịp hợp lý theo thể thơ lục bát.
-Hiểu: Tình cảm thắm thiết ,sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.
II. Đồ dùng 
-Tranh minh hoạ bài học
-Bảng phụ ghi khổ thơ đầu.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (3p)
- Gọi HS đọc bài “Công việc đầu tiên.”Trả lời câu hỏi 1,2,3 sgk .
- Giới thiệu bài: Giới thiệu bài bằng tranh minh hoạ.
HĐ2: Luyện tập thực hành(30p)
2.2. Luyện đọc:
- Gọi HS khá đọc bài.NX.
- Hướng dẫn HS đọc nối tiếp 4 đoạn thơ,kết hợp giải nghĩa từ khó (chú giải sgk).
Lưu ý HS đọc đúng một số tiếng :ruộng ,sớm sớm,trăm núi,tiền tuyến,
- GV đọc mẫu toàn bài ,giọng đọc trầm lắng cảm động thể hiện cảm xúc yêu thương sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ.
 2.3.Tìm hiểu bài:
 Tổ chức cho học sinh đọc thầm thảo luận và trả lời các câu hỏi 1,2,3 trong sgk 
2.4.Luyện đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.Treo bảng phụ chép khổ thơ đầu hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
-Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm,thi đọc diễn cảm và đọc thuộc trước lớp. NX bạn đọc.GV NX 
HĐ3: Củng cố dặn dò (2p)
Liên hệ GD. Nhận xét.
 Nhận xét tiết học.
Dặn HS Chuẩnbị bài: Út Vịnh
- 3 HS lên bảng,đọc,trả lời câu hỏi.
-Lớp NX,bổ sung.
- HS quan sát tranh,NX.
-1HS khá đọc toàn bài.
- HS luyện đọc nối tiếp khổ thơ.
- Luyện đọc tiếng từ và câu khó.
- Đọc chú giải trong sgk.
- HS nghe,cảm nhận.
-HS đọc thầm thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk,NX bổ sung,thống nhất ý đúng
-Học sinh luyện đọc trong nhóm.Thi đọc trước lớp.Nhận xét bạn đọc
-HS nhắc lại nội dung bài.
Toán PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên,số thập phân,phân số.
- Vận dụng tính nhẩm và giải bài toán về phép nhân.
II. Đồ dùng: -Bảng con,bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (3p)
- Gọi HS làm bài tập 3 tiết trước.
- Nhận xét,chữa bài.
- Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học.
HĐ2: Luyện tập thực hành(30p)
Củng cố về phép nhân:Các thành phần của phép nhân;Một số tính chất của phép nhân bằng hoạt động cả lớp(SGK tr161)
Bài 1:Tổ chức cho HS đọc nối tiếp ý a, b,c cột 1
+Lần lượt cho HS làm vào bảng con,nhận xét,chữa bài 
Bài 2: Tổ chức cho HS chơi “Đố bạn”:
- GV giải thích cách chơi:Gọi 1 HS nêu kết quả của một phép tính nhẩm; sau đó gọi một bạn nhận xét,tiếp tục gọi bạn nêu phép tính và kết quả phép tính tiếp theo cho đến hết các phép tính nhẩm của bài tập 2. Kết hợp củng cố về một số tính chất của phép nhân.
Bài 3:Tổ chức cho HS thi tính nhanh vào bảng nhóm..Chấm nhận xét tuyên dương nhóm đúng và nhanh nhất.
Bài 4: Tổ chức cho HS làm vào vở,một HS làm bảng nhóm.Nhận xét,chữa bài.
Bài giải: Quãng đường ôtô và xe máy đi trong 1 giờ là:
48,5 +33,5 =82 km
Đổi 1giờ 30 phút = 1,5 giờ.
Độ dài quãng đường AB là:82 x 1,5 = 123km
Đáp số: 123 km
HĐ3: Củng cố dặn dò (2p)
Dặn HS về nhà làm các ý còn lại bài 1vào vở..
Nhận xét tiết học.
-Một HS trả lên bảng, lớp nhận xét,bổ sung.
- HS đọc sgk.
- HS làm bảng con.
- HS chơi đố bạn
- HS thi làm bảng nhóm.
- HS làm vở,chữa bài trên bảng nhóm.
- Nhắc lại các thành phần phép nhân,tính chất của phép nhân.
Ôn toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán. 
- Rèn kĩ năng tính toán.
- Yêu thích môn toán.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ, VBT.
III. Các hoạt động dạy:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (3-5’)
- Bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập.
- Bài mới.
- Giới thiệu bài: 
HĐ2: Luyện tập thực hành:(27–30’)
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Làm bài nhóm đôi, nêu kết quả.
- Củng cố t/c của phép nhân liên quan đến cộng số TP 
Bài 2: - GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân, 1 em lên bảng làm. GV kết luận.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm, 1 em lên bảng làm. GV chấm, chữa bài.
Bài 4: - HD học sinh làm bài
- Vận tốc xuôi dòng bằng tổng của những vận tốc nào?
- Vận tốc xuôi dòng là bao nhiêu?
- Sau mấy giờ thì thuyền đến bến B
- Từ đó tính độ dài quãng sôngAB
- GV nhận xét.
HĐ3: Củng cố dặn dò(3 - 5’)
- Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau
- GV nhận xét tiết học.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài 
a,6,75kg+6,75kg+6,75kg = 6,75kgx3 
 = 20,25kg
b, 7,4m2 + 7,4m2 + 7,4m2 x 3 
= 7,4m2 x (1 + 1 + 3) = 7,4m2 x 5 = 37m2
- HS đọc đề bài rồi tự giải.
- HS đọc đề toán, tự giải
Dân số nước ta tăng thêm trong năm 2001 là: 77515000x1,3:100=1007695(người)
Dân số nước ta tính đến năm 2001 là:
77515000 + 1007695 =78522695(người)
 ĐS: 78522695 người
- HS đọc đề toán , làm bài.
Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng là:
22,6 + 2,2 = 24,8( km/giờ)
Đổi 1 giờ 15 ph' = 1,25 giờ
Độ dài quãng sông AB là:
24,8 x 1,25 = 31 (km)
ĐS: 31 km
- Cả lớp thống nhất kết quả.
Sáng Thứ năm, ngày 12 tháng 4 năm 2018
Toán LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu
- Củng cố về ý nghĩa của phép nhân,quy tắc nhân một tổng với một số.
- Vận dụng thực hành tính giá trị biểu thức,giải toán.
II. Đồ dùng 
+Bảng phụ
+Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 HĐ1: Khởi động (3p)
- HS làm cột 2 bài tập 1 tiết trước.
- Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học.
HĐ2: Luyện tập thực hành(30p)
Bài 1 : Tổ chức cho HS thi làm nhanh theo tổ.gọi đại diện tổ làm trên bảng.Nhận xét,chữa bài:
Bài 2: Tổ chức HS làm vở,2 HS làm bảng
Lời giải:
a)3,125 + 2,075 x2 =3,125 +4,15 = 7,275
b)(3,125 + 2,075) x 2 =5,2 x2 =10,4
Bài 3: Tổ chức cho HS làm vở, một hS làm bảng nhóm. Chấm chữa bài.
 Bài giải:
Số dân của nước ta tăng thêm trong năm 2001 là:
 77515000 :100 x 1,3 = 1007695 (người)
Số dân nước ta tính đến cuối năm 2001 là:
77515000 +1007695 = 78522695 (người)
Đáp số: 78522695 (người)
HĐ3: Củng cố dặn dò (2p)	
Hệ thống bài.
Hướng dẫn HS về nhà làm bài 4 sgk
Nhận xét tiết học.
3 HS lên bảng làm.,Nhận xét,bổ sung.
-HS làm bảng phụ.chữa bài.
- HS làm vở,chữa bài trên bảng.
-HS làm vở,chữa bài trên bảng nhóm.
 Khoa học MÔI TRƯỜNG 	 
 I. Mục tiêu
- Biết khái niệm về môi trường.
- Nêu được một số thành phần của môi trường địa phương
II. Đồ dùng: -Thông tin và hình trang 128,129 sgk.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (3p)
- Gọi 1 số HS làm các bài tập tiết ôn tập .
- Giới thiệu, nêu yêu cầu tiết học.
HĐ2 bằng thảo luận nhóm quan sát hình ,làm bài tập theo yêu cầu mục thực hành trang 128 sgk.
+Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện 
+ Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
+Nhận xét,bổ sung thống nhất ý đúng.
Kết luận: Môi trường kà tất cả những gì có xung quanh chúng ta;những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này.Trong đó cónhững yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại,phát triển sự sống.Coe thể phên biệt môi trường tự nhiên(Mặt trời,khí quyển,đồi núi,cao nguyên,các sinh vật,..) và môi trường nhân tạo(làng mạc,thành phố,nhà máy,công trường,..)
GDMT: Vì sao phải bảo vệ môi trường?Theo em HS cần phải làm gì để bào vệ môi trường?
Liên hệ nêu một số thành phần của môi trường địa phương bằng thảo luận cả lớp:
+Bạn đang sống ở làng quê hay đô thị?
+ Nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn đang sống?
Gọi một số HS trả lời, nhận xét, bổ sung
HĐ3: Củng cố dặn dò (2p)	
Hệ thống bài,liên hệ giáo dục. 
Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Nhận xét tiết học.
- 1 số HS trả lời. nhận xét bổ sung.
-HS thảo luận,trình bày kết quả thảo luận.
-HS liên hệ bản thân.
-HS liên hệ trả lời câu hỏi.
-Liên hệ bản thân.
- Nhắc lại khái niệm về môi trường.
Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU(DẤU PHẨY)
I.Mục tiêu
- Nắm được 3 tác dụng của dấu phẩy
- Phân tích và sửa những dấu phẩy dùng sai.
II. Đồ dùng: -Bảng phụ
 - Bảng nhóm.Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 HĐ1: Khởi động (3p)
- Đặt câu theo yêu cầu bài tập 3 tiết trước?.
- Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học
HĐ2: Luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_31_nam_hoc_2017_2018_ban_dep.doc