Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 (Bản đẹp 3 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 (Bản đẹp 3 cột)

TẬP ĐỌC:

NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Đọc đúng và lưu loát toàn bài.

2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn: giọng thiết tha khi kể về tình yêu rừng của cậu bé, hổi hộp khi kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu, vui vẻ khi khen ngợi cậu.

 - Hiểu các từ ngữ trong bài, nắm được diễn biến của câu chuyện.

3. Thái độ: - Hiểu ý nghĩa của bài: biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

II. Chuẩn bị:

+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết 2 đoạn văn “Đêm ấy xe công an lao tới”, đoạn “Hai gã trộm” đến hết (để giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm).

+ HS: Xem trước bài.

 

doc 44 trang cuongth97 06/06/2022 4580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 (Bản đẹp 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuan 31 
NGÀY
MÔN
BÀI
Thứ 2
17.04
Tập đọc
Toán
Đạo đức 
Lịch sử
Người gác rừng tí hon.
Phép cộng.
Ôn tập
Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
Thứ 3
18.04
L.từ và câu
Toán 
Khoa học 
 Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy).
Phép trừ.
Ôn tập: Thực vật, Động vật.
Thứ 4
19.04
Tập đọc
Toán
Làm văn 
Địa lí 
 Những cánh buồm (Trích).
Luyện tập.
Trả bài văn con vật.
Châu đại dương và châu nam cực.
Thứ 5
20.04
Chính tả
Toán
Kể chuyện 
 Ôn tập về quy tắc viết hoa.
Phép nhân
Nhà vô địch.
Thứ 6
21.04
L.từ và câu 
Toán 
 Khoa học
Làm văn 
 Ôn tập về dấu câu (dấu hai chấm).
Luyện tập.
Môi trường.
Làm bài văn tả cảnh (Lập dàn ý, làm văn miệng)
Thứ hai, ngày 17 tháng 04 năm 2006
TẬP ĐỌC: 	
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Đọc đúng và lưu loát toàn bài.
2. Kĩ năng: 	- Biết đọc diễn cảm bài văn: giọng thiết tha khi kể về tình yêu rừng của cậu bé, hổi hộp khi kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu, vui vẻ khi khen ngợi cậu.
	- Hiểu các từ ngữ trong bài, nắm được diễn biến của câu chuyện.
3. Thái độ:	 - Hiểu ý nghĩa của bài: biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết 2 đoạn văn “Đêm ấy xe công an lao tới”, đoạn “Hai gã trộm” đến hết (để giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm).
+ HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
6’
15’
5’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
 Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh đọc bài tập đọc Tà áo dài Việt Nam, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Giáo viên giới thiệu truyện đọc mở đầu chủ điểm: Truyện Người gác rừng tí hon kể về chiến công của con trai một người gác rừng. Do có ý thức trách nhiệm cao, mưu trí và dũng cảm, bạn nhò trong truyện đã khám phá được một vụ ăn trộm gỗ và giúp các chú công an bắt được bọn người xấu.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc thành tiếng toàn bài văn.
Yêu cầu học sinh đọc thầm các từ ngữ chú giải sau bài đọc.
Giáo viên cùng học sinh giải nghĩa từ.
Có thể chia bài thành mấy đoạn?
Giáo viên đọc diễn cảm bài văn.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải.
Thoạt tiên bạn phát hiện thấy những gì lạ trên mặt đất?
Thấy những dấu chân, bạn phán đoán thế nào?
Lần theo những dấu chân, bạn nhỏ đã nhìn thấy những gì, nghe thấy những gì?
Yêu cầu 1 học sinh đọc câu hỏi 2.
Giáo viên nhận xét, chốt.
Yêu cầu 1 học sinh đọc câu hỏi 3.
v	Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm những câu dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật, nêu cách đọc từng câu.
+ Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào!
+ Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa?
+ A lô, công an huyện đây.
+ Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!
Giáo viên đọc mẫu các câu văn.
Yêu cầu đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm các câu văn, đoạn văn ghi trên bảng phụ.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của bài thơ.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Luật bảo vệ và chăm sóc và giáo dục trẻ em”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời.
Hoạt động lớp, cá nhân .
Cả lớp đọc thầm theo.
1 học sinh giải nghĩa lại các từ ngữ đó dựa theo chú giải từ.
Học sinh tìm thêm những từ ngữ chưa hiểu trong bài.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn.
Có thể chia làm 4 đoạn như sau.
Đoạn 1: từ đầu đến “Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa?”.
Đoạn 2: từ “Qua khe lá ” đến “bắt bọn trộm, thu lại gỗ”.
Đoạn 3: từ “Đêm ấy “ đến “xe công an lao tới”.
Đoạn 4: Phần còn lại.
Các học sinh khác nhận xét bạn đọc bài.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh đọc đoạn 1.
Những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất.
Đây là hiện tượng lạ vì hai ngày nay không có đoàn khách tham quan nào.
Những cây gỗ to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.
Đại diện nhóm trình bày.
Ý 1: Những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn thông minh:
+ Thắc mắc khi thấy dấu chân lạ trong rừng.
+ Lần theo dấu chân để tự giải đáp thắc mắc.
+ Phát hiện ra bọn trộm gỗ, nghe thấy chúng bàn bạc, lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an.
+ Căng dây để chặn xe bọn chở gỗ ăn trộm.
Ý 2: Những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người dũng cảm.
+ Phối hợp với chú công an bắt bọn trộn gỗ.
+ Một mình căng dây cản xe chở gỗ của bọn trộm.
+ Dám xô ngã một tên trộm đang bỏ chạy.
Ý 1: Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia việc bắt bọn trộm gỗ?
+ Vì bạn đang gác rừng thay người cha đi văng.
+ Vì bạn yêu rừng gỗ là tài sản chung, ai cũng phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ.
+ Vì bạn có ý thức của một công dân nhỏ tuổi, tôn trọng và bảo vệ tài sản chung.
Ý 2: Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
+ Bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ.
+ Phán đoán nhanh, phản ứng nhanh.
+ Dũng cảm, táo bạo, không quản nguy hiểm khi làm nhiệm vụ.
+ Có tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung.
Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến.
Học sinh bổ sung, nhận xét ý kiến của nhóm bạn.
Cao giọng tỏ y thắc mắc.
Giọng thì thào thể hiện tính chất bí mật, không đàng hoàng của cuộc trò chuyện.
Giọng nghiêm trang.
Giọng vui vẻ, thể hiện ý khen ngợi, tâm trang phấn chấn.
Học sinh thực hành đọc diễn cảm trong nhóm.
Học sinh đánh giá kết quả đọc diễn cảm của nhóm bạn theo các tiêu chuẩn: đọc lưu loát, giọng đọc, nhịp đọc, cách nhấn giọng.
Cả lớp bình chọn nhóm thắng cuộc.
Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
Học sinh nhận xét.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
TOÁN: 
PHÉP CỘNG. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	- Giúp học sinh củng cố có kĩ năng thực hiện phép cộng các số tự nhiên, các số thâp phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng tính nhanh, vận dụng vào giải toán hợp.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Thẻ từ để học sinh thi đua.
+ HS: Bảng con.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
25’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập về số đo thời gian.
Sửa bài 2 a, b trang 68 SGK
GV nhận xét – cho điểm.
3. Giới thiệu bài: “Ôn tập về phép cộng”.
® Ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: Luyện tập.
 Bài 1:
Giáo viên yêu cầu Học sinh nhắc lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép cộng.
Nêu các tính chất cơ bản của phép cộng ? Cho ví dụ
Nêu các đặc tính và thực hiện phép tính cộng (Số tự nhiên, số thập phân)
Nêu cách thực hiện phép cộng phân số?
Yêu cầu học sinh làm vào bảng con
 Bài 2:
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm.
Ở bài này các em đã vận dụng tính chất gì để tính nhanh.
Yêu cần học sinh giải vào vở
 Bài 3:
Nêu cách dự đoán kết quả?
Yêu cầu học sinh lựa chọn cách nhanh hơn.
	Bài 5:
Nêu cách làm.
Yêu cầu học sinh vào vở + Học sinh làm nhanh nhất sửa bảng lớp.
v Hoạt động 2: Củng cố.
- Nêu lại các kiến thức vừa ôn?
-	Thi đua ai nhanh hơn?
-	Ai chính xác hơn? (trắc nghiệm)
Đề bài :
1) 35,006 + 5,6
A. 40,12	C. 40,066
B. 40,66	D. 40,606
2) + có kết quả là:
A. 	C. 
B. 1	D. 
3) 4083 + 75382 có kết quả là:
A. 80465	C. 79365
B. 80365	D. 79465
	5. Tổng kết – dặn dò:
- Về ôn lại kiến thức đã học về phép trừ. 
Chuẩn bị: Phép trừ.
Nhận xét tiết học.
+ Hát.
- Học sinh sửa bài:
 2 năm 6 tháng = 30 tháng
 3 phút 40 giây = 220 giây
 28 tháng = 2 năm 4 tháng
150 giây = 2 phút 30 giây
1 giờ 5 phút = 65 phút
2 ngày 2 giờ = 50 giờ
54 giờ = 2 ngày 6 giờ
30 phút = giờ = 0,5 giờ
Hoạt động cá nhân, lớp.
Hs đọc đề và xác định yêu cầu.
Học sinh nhắc lại
Tính chất giao hoán, kết hợp, cộng với O
Học sinh nêu .
Học sinh nêu 2 trường hợp: cộng cùng mẫu và khác mẫu.
Học sinh làm bài.
Nhận xét.
Học sinh đọc đề và xác định yêu cầu.
Học sinh thảo luận, nêu hướng giải từng bài.
Học sinh trả lời, tnh1 chất kết hợp
Học sinh giải + sửa bài.
Học sinh đọc đề và xác định yêu cầu.
Cách 1: x = 0 vì 0 cócông5 với số nào cũng bằng chính số đó.
Cách 2: x = 0 vì x = 8,75 – 8,75 = 0
Cách 1 vì sử dụng tính chất của phép cộng với 0.
Học sinh đọc đề
Học sinh nêu 
Học sinh giải vở và sửa bài.
Giải
Ngày thứ hai cửa hàng bán:
 175,65 + 63,47 = 239, 12 (m)
Ngày thứ ba cửa hàng bán:
 239, 12 + 70,52 = 309,64 (m)
Cả 3 ngày cửa hàng bán:
 175,65 + 239, 12 + 309,64 = 724,41 (m)
Đáp số: 724,41m 
- Học sinh nêu
- Học sinh dùng bộ thẻ a, b, c, d lựa chọn đáp án đúng nhất.
D
B
C
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
ĐẠO ĐỨC: 	 
ÔN TẬP
LỊCH SỬ: 	
XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Học sinh biết thuật lại những nét chính về việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
 - Nhà máy thỷ điện Hoà Bình là một trong những thành tựu nỗi bật của công cuộc xây dựng CNXH trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất.
2. Kĩ năng: 	- Thuật lại việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
3. Thái độ: 	- Giáo dục sự yêu lao động, tếit kiệm điện trong cuộc sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Aûnh trong SGK, bản đồ Việt Nam ( xác định vị trí nhà máy)
+ HS: Nội dung bài.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
9’
9’
3’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Hoàn thành thống nhất đất nước.
Nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên quốc hội khoá VI?
Ý nghĩa của cuộc bầu cử và kỳ họp quốc hội khoá VI?
® Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới: 
 Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
4. Phát triển các hoạt động: 
vHoạt động 1: Sự ra đời của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp.
Giáo viên nêu câu hỏi:
 + Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được sây dựng vào năm nào? Ở đâu? Trong thời gian bao lâu.
- Giáo viên giải thích sở dĩ phải dùng từ “chính thức” bởi vì từ năm 1971 đã có những hoạt động đầu tiên, ngày càng tăng tiến, chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy. Đó là hàng loạt công trình chuẩn bị: kho tàng, bến bãi, đường xá, các nhà máy sản xuất vật liệu, các cơ sở sửa chữa máy móc. Đặc biệt là xây dựng các khu chung cư lớn bao gồm nhà ở, cửa hàng, trường học, bệnh viện cho 3500 công nhân xây dựng và gia đình họ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ vị trí xây dựng nhà máy. 
® Giáo viên nhận xét + chốt+ ghi bảng.
 “ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng từ ngày 6/11/1979 đến ngày 4/4/1994.”
v Hoạt động 2: Quá trình làm việc trên công trường.
Phương pháp: Thảo luận, bút đàm.
Giáo viên nêu câu hỏi:
Trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia liên sô đã làm việc như thế nào?
v	Hoạt động 3: Tác dụng của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
Phương pháp: Hỏi đáp, bút đàm.
- Giáo viên cho học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi.
- Tác dụng của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình?
® Giáo viên nhận xét + chốt.
v Hoạt động 4: Củng cố.
- Nêu lại tác dụng của nhà máy thuỷ điện hoà bình?
® Nhấn mạnh: Nhà máy thuỷ điện hoà bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm qua.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: Ôn tập.
Nhận xét tiết học 
Hát 
2 học sinh 
Hoạt động nhóm.
Học sinh thảo luận nhóm 4.
(đọc sách giáo khoa ® gạch dưới các ý chính)
- Dự kiến:
- nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào ngày 6/11/1979.
- Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hoà bình.
- sau 15 năm thì hoàn thành( từ 1979 ®1994)
- Học sinh chỉ bản đồ.
 Hoạt động nhóm đôi
- Học sinh đọc SGK, thảo luận nhóm đoi, gạch dưới các ý chính.
Dự kiến
- Suốt ngày đêm có 3500 người và hàng ngàn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn.
- Thuật lại cuộc thi đua” cao độ 81 hay là chết!” nói lên sự hy sinh quên mình của những người xây dựng .
- Học sinh làm việc cá nhân, gạch dưới các ý cần trả lời.
®1 số học sonh nêu
- Học sinh nêu
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
Thứ ba, ngày 18 tháng 04 năm 2006
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
 (DẤU PHẨY). 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được các tác dụng của dấu phẩy.
2. Kĩ năng: 	- Tiếp tục luyện tập về việc dùng dấu phẩy trong văn viết.
3. Thái độ: 	- Cẩn thận khi viết một văn bản (dùng dấu phẩy cho chính xác).
II. Chuẩn bị:
+ GV: - Bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to viết nội dung 2 bức thư trong mẫu 
 chuyện Dấu chấm và dấu phẩy (BT1).
 - Một vài tờ giấy khổ to để học sinh làm BT2 theo nhóm.
+ HS: 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
3’
1’
34’
30’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên viết lên bảng lớp 2 câu văn có dấu phẩy.
3. Giới thiệu bài mới: 
Giáo viên giới thiệu MĐ, YC của bài học.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
	Bài 1
Hướng dẫn học sinh xác định nội dung 2 bức thư trong bài tập.
Phát bút dạ và phiếu đã viết nội dung 2 bức thư cho 3, 4 học sinh.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Bài 2:
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ.
Nhiệm vụ của nhóm:
+ Nghe từng học sinh trong nhóm đọc đoạn văn của mình, góp ý cho bạn.
+ Chọn 1 đoạn văn đáp ứng tốt nhất yêu cầu của bài tập, viết đoạn văn đó vào giấy khổ to.
+ Trao đổi trong nhóm về tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn đã chọn.
Giáo viên chốt lại ý kiến đúng, khen ngợi những nhóm học sinh làm bài tốt.
v Hoạt động 2: Củng cố.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh BT2, viết lại vào vở, đọc lại bài Dấu hai chấm (Tiếng Việt 4, tập một, trang 23).
Chuẩn bị: “Luyện tập về dấu câu: Dấu hai chấm”.
- Nhận xét tiết học
Hát 
Học sinh nêu tác dụng của dấu phẩy trong từng câu.
Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm.
1 Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Học sinh làm việc độc lập, điền dấu chấm hoặc dấu phẩy trong SGK bằng bút chì mờ.
Những học sinh làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Làm việc cá nhân – các em viết đoạn văn của mình trên nháp.
Đại diện mỗi nhóm trình bày đoạn văn của nhóm, nêu tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn.
Học sinh các nhóm khác nhận xét bài làm của nhóm bạn.
Một vài học sinh nhắc lại tác dụng của dấu phẩy.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
TOÁN: 
PHÉP TRỪ. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	- Giúp học sinh củng cố có kĩ năng thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thâp phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng tính nhanh, vận dụng vào giải toán hợp.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Thẻ từ để học sinh thi đua.
+ HS: Bảng con.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
25’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Phép cộng.
GV nhận xét – cho điểm.
3. Giới thiệu bài: “Ôn tập về phép trừ”.
® Ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: Luyện tập.
 Bài 1:
Giáo viên yêu cầu Học sinh nhắc lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ.
Nêu các tính chất cơ bản của phép trừ ? Cho ví dụ
Nêu các đặc tính và thực hiện phép tính trừ (Số tự nhiên, số thập phân)
Nêu cách thực hiện phép trừ phân số?
Yêu cầu học sinh làm vào bảng con
 Bài 2:
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tìm thành phần chưa biết
Yêu cần học sinh giải vào vở
 Bài 3:
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm.
Yêu cầu học sinh nhận xét cách làm gọn.
	Bài 5:
Nêu cách làm.
Yêu cầu học sinh vào vở + Học sinh làm nhanh nhất sửa bảng lớp.
v Hoạt động 2: Củng cố.
- Nêu lại các kiến thức vừa ôn?
-	Thi đua ai nhanh hơn?
-	Ai chính xác hơn? (trắc nghiệm)
Đề bài :
1) 45,008 – 5,8
A. 40,2	C. 40,808
B. 40,88	D. 40,208
2) – có kết quả là:
A. 1	C. 
B. 	D. 
3) 75382 – 4081 có kết quả là:
A. 70301	C. 71201
B. 70300	D. 71301
	5. Tổng kết – dặn dò:
- Về ôn lại kiến thức đã học về phép trừ. Chuẩn bị: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
+ Hát.
- Nêu các tính chất phép cộng.
Học sinh sửa bài 5/SGK.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Hs đọc đề và xác định yêu cầu.
Học sinh nhắc lại
Số bị trừ bằng số trừ trừ đi một tổng, trừ đi số O
Học sinh nêu .
Học sinh nêu 2 trường hợp: trừ cùng mẫu và khác mẫu.
Học sinh làm bài.
Nhận xét.
Học sinh đọc đề và xác định yêu cầu.
Học sinh giải + sửa bài.
Học sinh đọc đề và xác định yêu cầu.
Học sinh thảo luận, nêu cách giải
Học sinh giải + sửa bài.
Học sinh đọc đề
Học sinh nêu 
Học sinh giải vở và sửa bài.
Giải
Dân số ở nông thôn
 77515000 x 80 : 100 = 62012000 (người)
Dân số ở thành thị năm 2000
 77515000 – 62012000 = 15503000 (người)
Đáp số: 15503000 người
- Học sinh nêu
- Học sinh dùng bộ thẻ a, b, c, d lựa chọn đáp án đúng nhất.
D
B
C
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
KHOA HỌC:	
ÔN TẬP: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Hệ thống lại một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
 2. Kĩ năng: 	- Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản của thực vật và động vật.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
GV: - Phiếu học tập.
HSø: - SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
28’
12’
12’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Sự nuôi và dạy con của một số loài thú.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:	“Ôn tập: Thực vật – động vật.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập.
Giáo viên yêu cầu từng cá nhân học sinh làm bài thực hành trang 116/ SGK vào phiếu học tập.
Số thứ tự
Tên con vật
Đẻ trứng
Trứng trải qua nhiều giai đoạn
Trứng nở ra giống vật trưởng thành
Đẻ con
1
Thỏ 
x
2
Cá voi
x
3
Châu chấu
x
4
Muỗi 
x
5
Chim 
x
6
Ếch
x
® Giáo viên kết luận:
Thực vật và động vật có những hình thức sinh sản khác nhau.
v Hoạt động 2: Thảo luận.
Phương pháp: Thảo luận.
Giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi
® Giáo viên kết luận:
Nhờ có sự sinh sản mà thực vật và động vật mới bảo tồn được nòi giống của mình.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Thi đua kể tên các con vật đẻ trừng, đẻ con.
 5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Môi trường”.
Nhận xét tiết học .
Hát 
Học sinh tự đặt câu hỏi, mời học sinh khác trả lời.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh trình bày bài làm.
Học sinh khác nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp.
Nêu ý nghĩa của sự sinh sản của thực vật và động vật.
Học sinh trình bày.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
Thứ tư, ngày 19 tháng 04 năm 2006
TẬP ĐỌC: 	
NHỮNG CÁNH BUỒM. 
(Trích)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ trong bài, ngắt giọng đúng nhịp thơ.
2. Kĩ năng: 	- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng chậm rãi, dịu dàng thể hiện tình yêu con, cảm xúc tự hào về con của người cha, suy nghĩ và hồi tưởng sâu lắng về sự tiếp nối giữa các thế hệ. Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu cảm xúc tự hào và suy nghĩ của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu.
3. Thái độ: 	- Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của tuổi trẻ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ chép đoạn thơ “Cha ơi Để con đi”.
+ HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA Giáo viên
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
32’
6’
15’
5’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Yêu cầu 1 học sinh đọc truyện Người gác rừng tí hon, trả lời câu hỏi 2 sau truyện.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3. Giới thiệu bài mới: 
Giáo viên giới thiệu: Bài thơ Những cánh buồm thể hiện cảm xúc của một người cha trước những câu hỏi, những lời nói ngây thơ, đáng yêu của con cùng mình đi ra biển.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu học sinh đọc toàn bài thơ. Sau đó, nhiều em tiếp nối nhau đọc từng khổ cho đến hết bài (đọc 2 vòng).
Giáo viên ghi bảng các từ ngữ mà học sinh địa phương dễ mắc lỗi khi đọc.
Giáo viên cho học sinh giải nghĩa từ (nếu có).
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ (giọng đọc là giọng kể chậm rãi, dịu dàng, lo lắng, thể hiện tình yêu con, cảm xúc tự hào về con của người cha, suy nghĩ và hồi tưởng của người cha về tuổi thơ của mình, về sự tiếp nối cao đẹp giữa các thế hệ.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải.
Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài thơ dựa theo những câu chuyện trong SGK.
Những câu thơ nào tà cảnh biển đẹp?
Những câu thơ nào tả hình dáng, hoạt động của hai cha con trên bãi biển?
Giáo viên nhắc học sinh dựa vào những hình ảnh thơ và những điều đã học về văn tả cảnh để tưởng tượng và miêu tả.
Những câu thơ dẫn lời nói trực tiếp của cha và của con trong bài.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau chuyển những lời nói trực tiếp.
Những câu hỏi ngây thơ của con cho thấy con có ước mơ gì?
Giáo viên giúp học sinh hiểu câu hỏi: Để nói được ý nghĩ của người cha về tuổi trẻ của mình, về ước mơ của con mình, các em phải nhập vai người cha, đoán ý nghĩ của nhân vật người cha trong bài thơ.
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
Giáo viên yêu cầu học sinh: đọc thầm lại những câu đối thoại giữa hai cha con.
Giáo viên chốt: Giọng con: ngây thơ, háo hức, thể hiện khao khát hiểu biết. Giọng cha: dịu dàng, trầm ngâm, đầy hồi tưởng, thể hiện tình yêu thương, niềm tự hào về con, xen lẫn sự nuối tiếc tuổi thơ của mình.).
Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh dấu ngắt nhịp, nhấn giọng đoạn thơ sau: “Cha ơi! / 
 Để con đi // ”.
Giáo viên đọc mẫu đoạn thơ.
 v	Hoạt động 4: Củng cố.
Yêu cầu 1, 2 học sinh nêu lại ý nghĩa của bài thơ.
Giáo viên nhận xét, khen ngợi những học sinh hiểu bài thơ, đọc hay.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ, đọc trước bài tập đọc mở đầu tuần 32:
Chuẩn bị: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Nhận xét tiết học 
Hát 
1 Học sinh kể lại chuyện, nêu ý nghĩa của câu chuyện.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh đọc các từ này.
Học sinh đọc lướt bài thơ, phát hiện những từ ngữ các em chưa hiểu.
Hoạt động nhóm.
1 học sinh đọc câu hỏi.
Cả lớp đọc thầm toàn bài.
Ánh mặt trời rực rỡ biển cát càng mịn, biển càng trong.
Bóng cha dài lênh khênh.
Bóng con tròn chắc nịch.
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng.
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi 
Cha lại dắt con đi trên cát mịn.
Ánh nắng chảy đầy vai.
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ 
+ Hãy tưởng tượng và tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ.
Học sinh phát biểu ý kiến.
Sau trận mưa đêm, bầu trời và bãi biển như được gột rửa sạch bong. Mặt trời nhuộm hồng cả không gian bằng những tia nắng rực rỡ, cát như càng mịn, biển như càng trong hơn. Có hai cha con dạo chơi trên bãi biển. Bóng họ trải trên cát. Người cha cao, gầy, bóng dài lênh khênh. Cậu con trai bụ bẫm, lon ton bước bên cha làm nên một cái bóng tròn chắc nịch.
Con: - Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời.
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?
Cha: - Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa.
Sẽ có cây, có cửa có nhà.
Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.
Con: - Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi 
Dự kiến: Cả lớp suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
+ Con ước mơ được nhìn thấy nhà cửa, cây cối, con người ở nơi tận xa xôi ấy.
+ Con khao khát hiểu biết mọi thứ trên đời.
+ Con ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển, những điều chua biết trong cuộc sống.
1 học sinh đọc câu hỏi.
Cả lớp đọc thầm lại.
Dự kiến: Ý a) Thằng bé làm mình nhớ lại chính mình ngày nhỏ. Lần đầu đứng trước mặt biển mênh mông, vô tận, mình cũng từng nói với cha y như thế./ Thằng bé đúng là mình ngày nhỏ. Ngày ấy, mình cũng từng mơ ước như thế./ Mình đã từng như con trai mình – mơ ước theo cánh buồm đến tận phía chân trời. Nhưng không làm được 
Ý b) Thằng bé rất hay hỏi. Mong muốn của nó thật đáng yêu./ Những mơ ước của trẻ con thật đáng yêu./ Trẻ con thật tuyệt vời với những ước mơ đẹp đẽ 
Học sinh thảo luận, tìm giọng đọc thể hiện tâm trạng khao khát muốn hiểu biết của con, tâm trạng trầm tư suy nghĩ của cha trong những câu thơ dẫn lời đối thoại giữa cha và con.
Học sinh phát biểu ý kiến.
Học sinh luyện đọc diễn cảm bài thơ, sau đó học sinh thi đọc diễn cảm đoạn thơ, cả bài thơ.
Học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
Học sinh nêu.
Học sinh nhận xét.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
TOÁN: 	
LUYỆN TẬP. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Củng cố việc vận dụng kĩ năng cộng trừ trong thực hành tính và giải toán.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng tính và giải toán đúng.
3. Thái độ: 	- Giáo dục tính chính xác, cẩn thận, khoa học.
II. Chuẩn bị:
+ GV: SGK.
+ HS: Vở bài tập, xem trước bài.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA G
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
1’
34’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét – cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
	Luyện tập.
® Ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Thực hành.
 Bài 1:
Đọc đề.
Nhắc lại cộng trừ phân số.
Nhắc lại qui tắc cộng trừ số thập phân.
Giáo viên chốt lại cách tính cộng, trừ phân số và số thập phân.
 Bài 2:
Muốn tính nhanh ta áp dụng tính chất nào?
Lưu ý: Giao hoán 2 số nào để khi cộng số tròn chục hoặc tròn trăm.
	Bài 3:
Yêu cầu nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm.
Lưu ý:
· Dự định: 100% : 180 cây.
· Đã thực hiện: 45% : ? cây.
· Còn lại: ?
	Bài 4:
Lưu ý học sinh xem tổng số tiền lương là 1 đơn vị:
 Bài 5:
Nêu yêu cầu.
Học sinh có thể thử chọn hoặc dự đoán.
v Hoạt động 2: Củng cố.
Thi đua tính.
Nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm bài 3, 4, 5 ở VBT.
Chuẩn bị: Phép nhân.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Nhắc lại tính chất của phép trừ.
Sửa bài 4 SGK.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc yêu cầu đề.
Học sinh nhắc lại
Làm bảng con.
Sửa bài.
Học sinh làm vở.
Học sinh trả lời: giáo hoán, kết hợp
Học sinh làm bài.
1 học sinh làm bảng.
Sửa bài.
Học sinh làm vở.
Học sinh đọc đề.
1 học sinh hướng dẫn.
Làm bài ® sửa.
	Giải:
Lớp 5A trồng được:
	45 ´ 180 : 100 = 8 (cây)
Lớp 5A còn phải trồng:
	180 – 81 = 99 (cây)
	Đáp số: 99 cây
Làm vở.
Học 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_31_ban_dep_3_cot.doc