Giáo án Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Tập đọc

MỘT VỤ ĐẮM TÀU

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ :

+ Đọc đúng các tiếng: Các tên người, địa lí nước ngoài.

+ Từ khó đọc: nổi lên, hỗn loạn, nức nở.

+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

+ Rèn kĩ năng đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi linh hoạt giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn.

- Năng lực văn học:

+ Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Li-vơ-pun, bao lơn,.

+ Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.

- Thực hiện Bài tập hồi đáp/vận dụng/liên hệ, kết nối, so sánh.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Giáo dục tình cảm yêu quý bạn bè.

*GD KNS: Kĩ năng tự nhận thức, Kĩ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.

2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.

 

docx 46 trang cuongth97 08/06/2022 4492
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2021
Tập đọc
MỘT VỤ ĐẮM TÀU
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ :
+ Đọc đúng các tiếng: Các tên người, địa lí nước ngoài.
+ Từ khó đọc: nổi lên, hỗn loạn, nức nở.
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
+ Rèn kĩ năng đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi linh hoạt giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn.
- Năng lực văn học:
+ Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Li-vơ-pun, bao lơn,..
+ Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
- Thực hiện Bài tập hồi đáp/vận dụng/liên hệ, kết nối, so sánh.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Giáo dục tình cảm yêu quý bạn bè.
*GD KNS: Kĩ năng tự nhận thức, Kĩ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.
2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS xem đoạn video về bão trên biển.
- Nêu cảm nghĩ của em sau khi xem
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS xem
- HS nêu cảm nghĩ
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc bài.
- GV nhận xét
- Cho HS đọc nối tiếp lần 1 trong nhóm, phát hiện từ khó
- Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-et-ta, bao lơn 
- Cho HS đọc nối tiếp lần 2, 3. 
- Gọi HS đọc chú giải.	
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 3.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu toàn bài
- 1 HS đọc toàn bộ bài đọc.
- HS nêu cách chia bài thành 5 đoạn 
+ Đoạn 1: “Từ đầu họ hàng”
+ Đoạn 2: “Đêm xuống cho bạn”
+ Đoạn 3: “Cơn bão hỗn loạn”
+ Đoạn 4: “Ma-ri-ô lên xuống”
+ Đoạn 5: Còn lại.
- HS đọc nối tiếp trong nhóm lần 1
- HS luyện phát âm theo yêu cầu.
- HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- HS đọc nối tiếp lần 3 kết hợp luyện đọc câu khó
- HS đọc trong nhóm đôi.
- HS lắng nghe. 
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp:
+ Nêu hoàn cảnh, mục đích chuyến đi của Ma- ri- ô và Giu- li- ét - ta?
+ Giu- li- ét - ta chăm sóc Ma- ri- ô như thế nào khi bạn bị thương?
+ Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào? 
+ Ma- ri- ô phản ứng thế nào khi người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn cậu? 
+ Quyết định nhường bạn đó nói lên điều gì? 
+ Nêu cảm nghĩ của mình về Ma- ri- ô và Giu- li- ét - ta?
+ Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện?
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ trước lớp
- Bố Ma- ri-ô mới mất, em về quê sống với họ hàng . Giu- li - ét - ta trên đường về gặp bố mẹ. 
- Giu- li - ét hoảng hốt, quỳ xuống lau máu, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ băng vết thương.
- Cơn bão ập đến, sóng tràn phá thủng thân tàu, con tàu chao đảo, 2 em nhỏ ôm chặt cột buồm. 
- Ma- ri- ô quyết định nhường bạn, em ôm ngang lưng bạn thả xuống tàu. 
- Ma- ri -ô có tâm hồn cao thượng nhường sự sồng cho bạn, hy sinh bản thân vì bạn. 
- HS trả lời:
+ Ma-ri-ô là một bạn trai cao thượng tốt bụng, giấu nỗi bất hạnh của mình, sẵn sàng nhường sự sống cho bạn.
+ Giu-li-ét-ta là một bạn gái giàu tình cảm đau đớn khi thấy bạn hy sinh cho mình
- Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu - li - ét - ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu- li- ét- ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma- ri- ô.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Cho HS đọc tiếp nối
- HS nhận xét
- Qua tìm hiểu nộ dung, hãy cho biết : Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào?
- GV lưu ý thêm.
- Y/c một tốp HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV HD mẫu cách đọc diễn cảm đoạn: Chiếc xuồng bơi ra xa .vĩnh biệt Ma - ri- ô!...
Ví dụ: Chiếc buồm nơi xa xa// Giu-li-ét- ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng lên mạn tàu, / đầu ngửng cao, / tóc bay trước gió. // Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu. //
“Vĩnh biệt Ma-ri-ô”//
- Gọi 1 vài HS đọc trước lớp, GV sửa luôn cách đọc cho HS.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Hướng dẫn các HS khác lắng nghe để nhận xét.
- GV nhận xét, khen HS đọc hay và diễn cảm.
- 5 HS đọc nối tiếp.
- HS nhận xét cách đọc cho nhau.
- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.
- 1 vài HS đọc trước lớp.
- HS đọc diễn cảm trong nhóm.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
5. Hoạt động vận dụng: (5 phút)
- Thay một kết thúc vui cho câu chuyện Một vụ đắm tàu. (Đáp ứng yêu cầu cần đạt chương trình 2018: viết bài văn kể chuyện theo hướng phát huy tính tưởng tượng)
- HS thảo luận
- HS kể phần kết thúc vui cho câu chuyện do mình tưởng tượng.
6. Củng cố, dặn dò:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt.
- GV nhắc HS về nhà tự luyện đọc tiếp và chuẩn bị cho bài sau.
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Toán
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (TIẾP)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
*Năng lực tư duy và lập luận toán học: Học sinh củng cố khái niệm phân số; tính chất cơ bản của phân số; so sánh phân số.
2. Năng lực chung: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Bảng TT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động (5p)
- Cả lớp hát một bài.
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động luyện tập (30p)
* Mục tiêu: Củng cố tiếp về khái niệm phân số, tính chất cơ bản của phân số và vận dụng trong quy đồng mẫu số để so sánh các phân số có mẫu số khác nhau
* Phương pháp: Thực hành, luyện tập
* Cách tiến hành:
	Hoạt động của thầy	
Hoạt động của trò
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. 
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp. Giải thích ?
- GV nhận xét chốt kết quả đúng
Bài 1. Khoanh vào chữ đặt trước vào câu trả lời đúng.
 Phân số chỉ phần đã tô màu của băng giấy là: 
 A. ; B. ; C. ; D. 
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài 
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp đáp án.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm
- GV nhận xét chốt bài giải đúng.
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Ta khoanh vào B
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài 
- Chữa bài lên bảng
- Yêu cầu HS giải thích cách làm
- GV nhận xét chốt bài giải đúng
? Thế nào là phân số bằng nhau?
* Phân số bằng nhau
Bài 3: Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số sau.
 === và = ;
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài 
- Chữa bài lên bảng
- Yêu cầu HS giải thích cách làm
- GV nhận xét chốt bài giải đúng
? Nêu cách so sánh phân số?
* Cách so sánh phân số
Bài 4: 
 So sánh các phân số.
a) > ; b) < 
 c) > .
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài 
- Chữa bài lên bảng
- Yêu cầu HS giải thích cách làm
- GV nhận xét chốt bài giải đúng
* Cách sắp xếp phân số.
Bài 5: Sắp xếp.
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn. ; ; ;
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé. ; ; 
3. Hoạt động vận dụng (5p)
* Mục tiêu: Củng cố cách so sánh các phân số có mẫu số với 1.
* Cách tiến hành: HS cùng bàn chia sẻ cho nhau các phân số lớn hơn, bé hơn, bằng 1.
4. Củng cố, dặn dò (1p)
- Nhận xét tiết học
IV. Rút kinh nghiệm: 
 ***************************************************
Khoa học
SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù .
* Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh: c
2. Năng lực chung và phẩm chất:
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
* phẩm chất: - Biết bảo vệ những con vật có ích
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Hình minh hoạ 2,3,4,5,6.
- Băng hình về cuộc sống của loài ếch.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1.KHỞI ĐỘNG: Trò chơi: Tôi là ai?
Gv nêu đặc điểm của loài ếch, y/c hs đoán tên con vật.
- Hỏi: Em đã nghe thấy tiếng ếch kêu bao giời chưa? Chúng ta cùng thi xem bạn nào bắt chước tiếng ếch kêu giỏi nhất nhé.
- Tổ chức cho HS bắt trước tiếng kêu của ếch.
Tổ chức bình chọn bạn đoạt giải nhất trong cuộc thi " Bắt chước tiếng kêu của ếch"
- Nêu: Bạn nào lớp mình cũng biết bắt chước tiếng ếch kêu. Vậy chúng ta cùng thi xem ai biết nhiêu điều về loài ếch nhé.
- 7 đến 10 HS đứng tại chỗ bắt chước tiếng kêu của ếch.
+ HS cả lớp bình chọn bạn bắt chước tiếng kêu của ếch giống nhất.
2. Khám phá:
* Mục tiêu: Nêu được chu trình sinh sản của ếch. - Biết được nơi sống, thời gian đẻ trứng của ếch.
* Phương pháp: Quan sát, thực hành.
* Cách tiến hành:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1:
TÌM HIỀU VỀ LOÀI ẾCH
.
+ Ếch thường sống ở đâu?
+ Ếch đẻ trứng hay đẻ con?
+ Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?
+ Ếch đẻ trứng ở đâu?
+ Em thường nghe thấy tiếng ếch kêu khi nào?
+ Tại sao chỉ những gia đình sống gần hồ, ao mới có thể nghe thấy tiếng ếch kêu?
- Kết luận: ếch là một loài động vật có xương sống, không có đuôi, thân ngắn, da trần, mầu sẫm, vừa sống được ở trên cạn vừa sống được ở dưới nước. Đầu mùa hạ, ngay sau cơn mưa lớn, vào ban đêm, ta thường nghe thấy tiếng ếch kêu. Đó là tiếng kêu của ếch đực gọi ếch cái. Chúng gặp nhau để giao phối. ếch cái đẻ trứng xuống nước tạo thành những chùm nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Trứng ếch đã được thụ tinh nở ra nòng nọc, nòng nọc phát triển thành ếch.
+ Ếch sống được cả ở trên cạn và ở dưới nước. ếch thường sống ở bờ ao, hồ, đầm lầy.
+ Ếch đẻ trứng.
+ Ếch thường đẻ trứng vào mùa hè.
+ Ếch đẻ trứng xuống nước tạo thành những chùm nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
+ Ếch thường kêu vào ban đêm nhất là sau những trận mưa mùa hè.
+ Vì ếch thường số ở bờ ao, hồ. Khi nghe tiếng kêu của ếch đực gọi ếch cái đến để cùng sinh sản. ếch cái đẻ trứng ngay xuống ao, hồ.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2:
CHU TRÌNH SINH SẢN CỦA ẾCH
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn:
+ Chi nhóm, mỗi nhóm 4 HS .
+ Yêu cầu HS trong nhóm quan sát từng hình minh hoạ trang 116, 117, nói nội dung của từng hình.
+ Liên kết nội dung từng hình thành câu chuyện về sự sinh sản của ếch.
+ GV đi hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn.
- Gọi HS trình bày chu trình sinh sản của ếch.
- Nhận xét, khen ngợi HS, nhóm HS tích cực hoạt động, hiểu bài.
- Hỏi:
+ Nòng nọc sống ở đâu?
+ Khi lớn nòng nọc mọc chân nào trước, chân nào sau?
+ Ếch thường sống ở đâu?
+ Ếch khác nòng nọc ở điểm nào?
- Kết luận: ếch là động vật đẻ trứng. Trong qua trình phát triển, con ếch vừa trải qua đời sống dưới nước, vừa trải qua đời sống trên cạn. Giai đoạn là nòng nọc chỉ sống được ở dưới nước.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
+ Các thành viên trong nhóm nêu nội dung của từng hình minh hoạ. Cả nhóm thống nhất và ghi vào giấy.
- HS đại diện các nhóm trình bày. Mỗi nhóm chỉ nói về nội dung của 1 hình. Nếu nhóm nào nói chưa đúng hoặc thiếu, nhóm khác bổ sung.
+ Hình 1: ếch đực đang gọi ếch cái ở bờ ao. ếch đực có hai cái túi kêu dưới miệng phồng to, ếch cái không có túi kêu.
+ Hình 2: ếch cái đẻ trứng thành chùm nổi lềnh bềnh dưới ao.
+ Hình 3: Trứng ếch lúc mới nở.
+ Hình 4: Trứng ếch đã nở thành nòng nọc con. Nòng nọc con có đầu tròn, đuôi dài và dẹp.
+ Hình 5: Nòng nọc lớn dần lên, mọc hai chân ra phía sau.
+ Hình 6: Nòng nọc mọc tiếp hai chân trước.
+ Hình 7: ếch con đã hình thành đủ 4 chân, đuôi ngắn dần và bắt đầy nhảy lên bờ.
+ Hình 8: ếch trưởng thành.
- Tiếp nối nhau trả lời:
+ Nòng nọc sống ở dưới nước.
+ Khi lớn, nòng nọc mọc chân sau trước, chân trước sau.
+ ếch vừa sống ở trên cạn, vừa sống ở dưới nước.
+ ếch có thể sống trên cạn, ếch không có đuôi. Nòng nọc sống dưới nước và có đuôi dài.
- Lắng nghe.
3- Hoạt động luyện tập:
VẼ SƠ ĐỒ CHU TRÌNH SINH SẢN CỦA ẾCH
- GV yê cầu HS vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch vào vở.
- GV đi hướng dẫn những HS gặp khó XXXang.
- Gợi ý HS: có thể vẽ theo sơ đồ vòng tròn, XXXang các mũi tên chỉ chu trình sinh sản của ếch.
- Gọi HS trình bày sản phẩm: giới thiệu và trình bày bằng lời chu trình sinh sản của ếch.
- Nhận xét, khen ngợi những HS vẽ đẹp, trình bày rõ XXXang, lưu loát.
4-Vận dụng
- Yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi: Hãy nói những điều em biết về loài ếch.
5 - Củng cố: Đọc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở và tìm hiều sự sinh sản và nuôi con của chim.
IV. Rút kinh nghiệm: 
 ****************************************************
Chính tả
ĐẤT NƯỚC (Nhớ – viết)
I. MỤC TIÊU 
1. Năng lực đặc thù:
* Năng lực ngôn ngữ:- Nhớ - viết đúng chính tả 2 khổ thơ cuối của bài Đất nước.
- Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó.
- Biết vừa nghe vừa bước đầu ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác.
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
* Phẩm chất: Yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 - GV: Bảng thông minh, AIC book.
 - HS : SGK, VBT, vở chính tả
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS thi viết đúng các tên sau: Phạm Ngọc Thạch, Nam Bộ, Cửu Long, rừng tre.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chia thành 2 đôi chơi, mỗi đội 4 HS
Thi viết nhanh, viết đúng. 
- HS nghe
- HS chuẩn bị vở
2.Hoạt động khám phá:(7 phút)
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung bài chính tả và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
-HS biết vừa nghe vừa bước đầu ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác.
*Phương pháp: - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, 
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
*Cách tiến hành:
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- GV nêu thay đổi: viết 2 khổ thơ cuối bài Đất nước.
- Gọi 2 HS đọc bài chính tả
+ Nội dung của 2 đoạn thơ cuối bài là gì?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn
- GV nhận xét, nhắc HS ghi nhớ cách viết đoạn thơ
- Luyện viết từ khó.
* HS viết chính tả
- HS viết bài
- HS soát lỗi.
- Giáo viên chấm 7 – 10 bài..
- Nhận xét bài của HS.
- 2 HS đọc bài trước lớp.
+ 2 khổ thơ nói về niềm vui sướng, tự hào của tác giả khi đất nước giành được hòa bình sau nhiều năm chiến tranh.
 - HS tìm trong bài và gạch chân từ khó núi rừng, bát ngát, phù sa, rì rầm, tiếng đất, 
- HS đọc và viết 
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi trao đổi về một số nét cơ bản về nội dung chính của khổ 4 bài thơ với gợi ý:
-Lòng tự hào về đất nước và tự do về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong 4 khổ thơ ?
- GV cho HS chia sẻ trước lớp.
-GV nhận xét, đánh giá
-HS trao đổi nhóm đôi về nội dung 4 khổ thơ.
- Đại diện nhóm trao đổi trước lớp nội dung 4 khổ thơ – HS nhanh chóng ghi nội dung quan trọng vào vở
: Những câu thơ trong bài là lời của cha ông từ ngàn xưa vọng về muốn nhắn nhủ con rằng: Đất nước Việt Nam là đất nước của những người kiên cường, dũng cảm, không bao giờ khuất phục trước kẻ thù./ Dòng thơ cuối bài, cha ông muốn nhắc nhở chúng ta phát huy những truyền thống vốn có của mình – từ ngày đầy vẻ vang về lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông còn lưu giữ:
3. HĐ luyện tập: (8 phút)
* Mục tiêu: Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó.
*Phương pháp: - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, 
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút.
* Cách tiến hành:
Bài tập 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự dùng bút chì gạch dưới các từ chỉ huân chương, huy chương, danh hiệu, giải thưởng.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng và yêu cầu HS viết lại các danh từ riêng đó.
Bài tập 3: HĐ cá nhân
- Một HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn và làm bài.
- GV nhận xét chữa bài.
- Cả lớp theo dõi
- HS tự làm bài vào vở, 1 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ kết quả
a. Các cụm từ :
Chỉ huân chương: 
Huân chương Kháng chiến, 
Huân chương Lao động.
Chỉ danh hiệu: Anh hùng Lao động.
Chỉ giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh.
- Mỗi cụm từ trên đều gồm 2 bộ phận nên khi viết phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên này.
- HS đọc
- HS làm bài vào vở. 
- 1 HS lên làm bài bảng lớp, chia sẻ kết quả
Anh hùng/ Lực lượng vũ trang nhân dân.
Bà mẹ/ Việt Nam/ Anh hùng.
4. Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Về nhà chia sẻ với mọi người cách viết các từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng. 
- HS nghe và thực hiện
5. Củng cố, dặn dò:(1 phút)
- Về nhà luyện viết thêm các cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng. 
- HS nghe và thực hiện
 IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
Địa lí
CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
 Năng lực tìm hiểu đia lý tự nhiên:
 - Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của Châu Đại Dương, châu Nam Cực:
 + Châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ô -xtrây - li - a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và tây nam Thái Bình Dương.
 + Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực.
 + Đặc điểm của Ô -xtrây - li - a: khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo.
 + Châu Nam Cực là châu lạnh nhất thế giới.
Năng lực sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ:
 - Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Năng lực tư duy:
 - Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương.
 + Châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục.
 + Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, 
 - HS (M3,4): Nêu được sự khác biệt của tự nhiên giữa phần lục địa Ô -xtrây-li -a với các đảo, quần đảo: lục địa có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van; phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ.
- GDBVMT: Xử lí chất thải công nghiệp.
2. Năng lực chung và PC:
- Năng lực chung: tư chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hiểu biết cơ bản về Địa lí, tìm tòi và khám phá Địa lí, vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
PC: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊ 
- GV: + Bản đồ TN châu Đại Dương và châu Nam Cực. Bảng TT
 + Quả địa cầu, tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
 - HS : SGK, phiếu học KWLH
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nội dung là các câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Mĩ ?
+ Nêu đặc điểm cư dân cư châu Mĩ ?
+ Nêu đặc điểm hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ ?
- GV nhận xét
- Giưới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: 
- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của Châu Đại Dương, châu Nam Cực. 
 - Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương.
* Cách tiến hành:
Chia sẻ ND phiếu học KWLH
1. Châu Đại Dương
Vị trí địa lí, giới hạn.(HĐ cá nhân)
- Dựa vào lược đồ, kênh chữ trong SGK: Châu Đại Dương gồm những phần đất nào?
- Trả lời các câu hỏi trong mục a trong SGK.
- Cho HS chỉ bản đồ vị trí, giới hạn của châu Đại Dương?
Đặc điểm tự nhiên(HĐ cá nhân)
- HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành bảng sau
Khí hậu
Thực, động vật
 Lục địa 
Ô-xtrây -li-a
 Các đảo và
 quần đảo
- Châu Đại Dương gồm lục địa Ô- xtrây- li- a, các đảo và quần đảo ở vùng trung tâm và tây nam Thái Bình Dương.
- HS trả lời.
- HS làm bài
- Đại diện HS trình bày, kết hợp chỉ tranh ảnh.
- Nhận xét, bổ sung.
Dân cư và hoạt động kinh tế:(HĐ cá nhân)
- Nhận xét dân số của châu Đại Dương? Chủng tộc như thế nào?
- Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a?
GV chiếu hình ảnh, chốt vị trí địa lý giới hạn
- Dân số của châu Đại Dương 33 triệu người, (rất ít.) Đa số là người di cư da trắng và người bản địa da màu sẫm, mắt đen, tóc xoăn.
- Nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa 
2. Châu Nam Cực: HĐ cả lớp
- Chỉ vị trí châu Nam Cực trên bản đồ, quả địa cầu? Nhận xét vị trí có gì đặc biệt ?
- Đặc điểm khí hậu, động vật tiêu biểu của châu Nam Cực?
- GV chiếu hình ảnh- nhận xét, chốt kiến thức
- HS chỉ, nêu.
- HS nêu đặc điểm chính về nhiệt độ, ĐV chủ yếu của châu Nam Cực.
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- HS nêu lại nội dung của bài.
- Em hãy sưu tầm các bài viết, tranh ảnh về thiên nhiên và con người ở châu Đại Dương.
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động củng cố dặn dò:(1 phút)
- Tìm hiểu những thông tin về châu Nam Cực và chia sẻ với mọi người.
- HS nghe và thực hiện
 IV. Rút kinh nghiệm:
 *************************************************
 Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2021
Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU 
1. Năng lực đặc thù: 
 *Năng lực tư duy và lập luận toán học: Ôn tập về đọc, viết, so sánh các số thập phân.Rèn kĩ năng làm bài.
 2. Năng lực chung: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Bảng tương tác, Violet.
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với nội dung như sau: 
 Một bạn nêu một số thập phân bất kì, gọi bạn khác bạn đó phải nêu được một số thập phân khác lớn hơn số thập phân đó. 
- GV nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết cách đọc, viết số thập phân và so sánh các số thập phân.
 - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 4a, bài 5. 
*Phương pháp - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, 
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm 
- Trình bày kết quả
- GV chốt đáp án 
*KL: Cách đọc số thập phân: Đọc theo lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: Đọc phần nguyên, đọc dấu phẩy rồi cuối cùng đọc phần thập phân.
Bài 2: HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm 
- GV chốt kết quả
*Kết luận: Cách viết số thập phân
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả
- GV chốt kết quả
*Kết luận: Khi thêm vào tận cùng bên phải của phần thập phân một chữ số 0, giá trị của số thập phân mới sẽ bằng với số thập phân ban đầu.
Bài 4: HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài.Yêu cầu HS nêu cách viết phân số thập phân dưới dạng số thập phân.
- Nêu nhận xét về số chữ số 0 trong mẫu số của phân số thập phân và số chữ số của phần thập phân viết được.
Bài 5: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ kết quả
- GV nhận xét 
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm miệng. Đọc số thập phân; nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số đó.
- HS tiếp nối nhau trình bày
+) Số 63, 42 đọc là: Sáu mươi ba phẩy bốn mươi hai.
- 63 là phần nguyên, 42 là phần thập phân.
- Chữ số 6 chỉ 6 chục, chữ số 3 chỉ 3 đơn vị, chữ số 4 chỉ 4 phần mười, chữ số 2 chỉ 2 phần trăm.
- Viết số thập phân có:
- Cả lớp làm vào vở
- 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả
a. 8,65 b. 72,493 c. 0,04
- HS làm bài rồi báo cáo kết quả
- Kết quả như sau:
74,60 ; 284,43 ;401,25 ; 104,00
- Viết các số sau dưới dạng số thập phân
- Cả lớp làm vào vở.
- Cho 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả, cách làm
a. = 0,3 
 = 4,25 = 2,002
b. 0,25; 0,6 ; 0,875 ; 1,5.
- HS đọc, chia sẻ yêu cầu
+ Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số thập phân.
- Cả lớp làm vào vở
- GV gọi HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả:
78,6 > 78,59 28,300 = 28,3
9,478 0,906
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Nêu giá trị của các hàng của những số thập phân sau: 28,024; 145,36; 56,73
- HS nêu
4. Củng cố, dặn dò:(1 phút)
- Về nhà tự viết các số thập phân và phân tích cấu tạo của các số đó.
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 ************************************************
Tập đọc
CON GÁI
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó
+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghhỉ hởi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể thủ thỉ.
- Năng lực văn học:
+ Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài: vịt trời, cơ man.
+ Hiểu nội dung bài: Phê phán quan niệm lạc hậu "trọng nam khinh nữ "; khen gợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ em về việc sinh con gái.
- Thực hiện Bài tập hồi đáp/vận dụng/liên hệ, kết nối, so sánh.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề,năng lực giao tiếp và hợp tác
- Giáo dục học sinh sự bình đẳng giữa nam và nữ. 
*GD KNS: Kĩ năng tự nhận thức, Kĩ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.
2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" đọc lại 1 đoạn trong bài tập đọc "Một vụ đắm tàu" và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài
- HS chia đoạn
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm, sau đó báo cáo
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
- 1 HS khá đọc to, lớp theo dõi
- HS chia đoạn: 5 đoạn (Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, lần 3 kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài
- HS theo dõi
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp: 
1. Những chi tiết nào trong bài cho ta thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
2. Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?
3.Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ thay đổi quan niệm về “Con gái” không?
- Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
4. Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì?
- Giáo viên tóm tắt ý chính.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động
+ Câu nói của gì Hạnh “Lại một con vịt nữa”. Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.
+ Ở lớp Mơ luôn là học sinh giỏi, Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan.
+ Những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về con gái. 
+ Các chi tiết thể hiện: Bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở, cả bố, mẹ đều rớm rớm nước mắt thương Mơ.
+ Bạn Mơ là con gái nhưng rất giỏi giang, vừa chăm học, chăm làm, thương yêu, hiếu thảo với mẹ cha, lại dũng cảm xả thân cứu người. Bạn Mơ được cha mẹ, mọi người yêu quý, cảm phục.
- Học sinh đọc lại.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Qua tìm hiểu nội dung, hãy cho biết : Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào?
- GV lưu ý thêm.
- Y/c một tốp HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV hướng dẫn cách đọc mẫu diễn cảm đoạn 1, 2.
- Gọi 1 vài HS đọc trước lớp, GV sửa luôn cách đọc cho HS.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm trước lớp: GV gọi đại diện mỗi nhóm một em lên thi đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- HS nêu cách đọc của từng đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp cả bài.
- HS nhận xét cách đọc cho nhau.
- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.
- 1 vài HS đọc trước lớp, 
- HS đọc diễn cảm trong nhóm.
- 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp: HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
5. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Đặt mình vào vai Mơ nêu suy nghĩ về quan niệm một số người coi trọng con trai hơn con gái).
GV tổ chức cho HS làm trong tiết LTVC tiết 58: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về quan niệm một số người coi trọng con trai hơn con gái. (Đáp ứng yêu cầu cần đạt chương trình GDPT 2018: yêu cầu viết đoạn nêu ý kiến (giải thích) về hiện tượng xã hội)
- HS nêu: Phê phán quan niệm lạc hậu " trọng nam khinh nữ ". 
6. Củng cố, dặn dò:(1 phút)
- Về nhà đọc lại câu chuyện này và kể lại cho mọi người cùng nghe.
- Nêu quan niệm của mình về việc “ trọng nam khinh nữ”
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm: 
 *************************************************
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
( Dấu chấ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_29_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx