Giáo án Lớp 5 - Tuần 25+26 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lớp 5 - Tuần 25+26 - Năm học 2020-2021

 Tiết 2 Toán.

Tiết 123: CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN (Tr.131)

I- Mục tiêu:

- Thực hiện phép cộng số đo thời gian.

- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.

- Làm BT1 (dòng 1, 2); BT2

II- Chuẩn bị:

- GV: KHBD, SGK

- HS: Sách vở môn học

Tiết 2 Khoa học

 BÀI 50: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (Tiếp theo)

I. Mục tiêu: Ôn tập về:

- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.

- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.

*GDBVMT: Khai thác sử dụng hợp lý nguồn năng lượng trong thiên nhiên là góp phần vào bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị:

- GV : KHBD, SGK

- HS : Sách, vở môn học

Tiết 3 : Tập đọc

CỬA SÔNG

I. Mục tiêu

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng tha thiết, gắn bó.

- Hiểu ý nghĩa của bài thơ : Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 ; thuộc 3, 4 khổ thơ)

*ĐCND: Lồng ghép thêm kiến thức về hình ảnh trong thơ

* GDBVMT (Khai thác gián tiếp) : giúp HS cảm nhận được “tấm lòng” của cửa sông qua các câu thơ : Dù giáp mặt cùng biển rộng Bỗng nhớ một vùng núi non. Từ đó, GD HS ý thức biết quý trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II. Chuẩn bị

- GV : KHBD, SGK, tranh minh hoạ bài đọc trong SGK,

- HS : SGK, vở,

 

doc 124 trang cuongth97 07/06/2022 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 25+26 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 + 26
Thứ Hai ngày 15 tháng 3 năm 2021
Buổi sáng
Tiết 1: Kể chuyện.
VÌ MUÔN DÂN 
I- Mục tiêu:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.
- Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa.
II- Chuẩn bị:
- GV: KHBD, tranh minh hoạ chuyện 
- HS: SGK, vở ghi
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ (5’)
- Gọi 2 HS lần lượt kể lại câu chuyện về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.
- GVNXTK nội dung bài cũ.
B. Bài mới (33’)
1. Giới thiệu bài: 
- Tiết kể chuyện hôm nay, thầy sẽ kể cho các em nghe câu chuyện Vì muôn dân. Đây là một câu chuyện có thật trong lịch sử nước ta. Câu chuyện nói về Trần Hưng Đạo anh hùng của dân tộc.
- GV ghi đầu bài.
2. Nội dung kể chuyện: 
a) GV kể chuyện.
*GV kể chuyện lần 1.
- GV giải nghĩa một số từ khó:
+ Tì hiền: nghi ngờ, không tin nhau, tránh không quan hệ với nhau.
+ Quốc công Tiết chế: chỉ huy cao nhất của quân đội.
+ Chăm pa: một nước ở phía Nam nước Đại Việt lúc bấy giờ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận ngày nay).
+ Sát Thát: diệt giặc Nguyên.
- GV dán tờ giấy vẽ lược đồ về quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện và giảng bài Trần Quốc Tuần và Trần Quang Khải là anh em họ. Trần Quốc Tuấn là con ông bác (Trần Liễu); Trần Quang Khải là con ông chú (Trần Thái Tông). Trần Nhân Tông là cháu gọi Trần Quang Khải là chú.
*GV kể lần 2 (kết hợp chỉ tranh).
- GV vừa chỉ tranh vừa kể chuyện.
- Gọi HS nêu từng tranh và kể.
b) HS kể trong nhóm.
- Cho HS kể chuyện theo nhóm 3.
c) Kể trước lớp.
- Gọi HS đọc tiêu chí đánh giá.
- Gọi HS kể.
- GV nhận xét.
* YCHS thảo luận N2 nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Cho HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
C. Củng cố, nhận xét (2’)
- GV nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS về kể lại chuyện cho người thân nghe, đọc trước đề bài và gợi ý của tiết Kể chuyện tuần 26
- 2 HS kể + nêu ý nghĩa.
- HS nghe.
- HS ghi bài.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát lược đồ + nghe GV giảng giải.
- HS quan sát tranh + nghe cô giáo kể.
- HS nêu nội dung từng tranh.
- HS kết nhóm và tập kể cho nhau nghe (mỗi em kể và giới thiệu 2 tranh).
- 1HS đọc.
- Vài HS kể cá nhân.
- Vài HS kể lại câu truyện .
- HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Ý nghĩa: Câu chuyện giúp ta hiểu được một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống đoàn kết, hoà thuận.
- HS nghe.
______________________________________________________________________
	Tiết 2 Toán.
Tiết 123: CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN (Tr.131)
I- Mục tiêu:
- Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
- Làm BT1 (dòng 1, 2); BT2
II- Chuẩn bị:
- GV: KHBD, SGK
- HS: Sách vở môn học
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ (4’)
- Em biết những đơn vị đo thời gian nào?
- GV cùng HSNX 
B. Bài mới (34’)
1. Giới thiệu bài: 
- Trong tiết học toán này chúng ta cùng học cách cộng các số đo thời gian.
- GV ghi đầu bài.
2. Nội dung bài học: 
*Ví dụ 1:
- GV gắn nội dung VD như (SGK).
+ BT cho biết gì ? Hỏi gì ?
+ Để tính được thời gian xe đi từ HN đến Vinh chúng ta làm tình gì ?
- GV: Đó chính là một phép cộng hai số đo thời gian.
- Yêu cầu HS thảo luận nêu cách đặt tính.
- Gọi 1 HS lên bảng đặt phép tính và tính, HS dưới lớp làm ra nháp.
- Yêu cầu HS trình bày cách tính.
- GVNX tuyên dương.
*Ví dụ 2:
- GV gắn nội dung VD như (SGK).
+ BT cho biết gì ? Hỏi gì ?
- Yêu cầu HS nêu phép tính.
- Yêu cầu HS làm bài.
+ Em có nhận xét gì về kết quả phép tính trên ?
+ Vậy chúng ta phải làm ntn ?
- Y/c HS đổi và nêu kết quả.
+ Khi ta đã đổi ra phút ra giây, bước tiếp theo làm gì ?
- GV trình bày phép tính cộng như SGK
 22 phút 58 giây
 23 phút 25 giây
 45 phút 83 giây
 (83giây=1phút 23 giây)
Vậy: 22 phút 85 giây +23 phút 25 giây
 = 46 phút 23 giây.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách làm.
3. Thực hành: 
Bài 1: (Tr.132)
- Gọi HS đọc y/c.
- Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm vở.
- Chữa bài +NX.
Bài 2: (Tr.132)
- Gọi HS đọc đề bài.
- Y/c HS làm bài, lớp làm vở .
- Gọi HS trình bày bài giải.
- GV nhận xét,kết luận.
C. Củng cố, nhận xét (2’)
- GV nhận xét tiết học.
- HS nêu miệng
- HS khác NX.
- HS nghe.
- HS ghi bài.
- 1HS đọc VD.
- HS nêu như đề đã cho.
+ Làm tính cộng:
 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = ?
+ Đặt đơn vị đo thời gian nọ dưới số kia sao cho các đơn vị đo thẳng cột nhau.
- HS thực hiện.
 3 giờ 15 phút
 2 giờ 35 phút
 5 giờ 50 phút
- HS nêu: Cộng từ phải sang trái. Cộng các số đo ở từng đơn vị với nhau và kèm đơn vị đo.
- 1HS đọc VD.
- HS nêu như đề đã cho.
- HS nêu: 
 22 phút 85 giây +23 phút 25 giây = ?
- 1HS lên trình bày, lớp làm vào vở.
 22 phút 58 giây
 23 phút 25 giây
 45 phút 83 giây
+ Kết quả đơn vị giây lớn hơn 60 giây.
+ Phải đổi 83 giây ra phút ra giây.
- HS đổi:
 83 giây = 1 phút 23 giây.
+ Lấy 1 phút cộng với 45 phút, viết 23 giây kèm theo.
- HS chú ý.
- 1, 2HS nhắc lại.
- 1HS đọc.
- HS làm bài.
a) 7 năm 9 tháng 3 giờ 5 phút
 5 năm 6 tháng 6 giờ 32 phút
 12 năm 15 tháng 9 giờ 37 phút
= 13 năm 3 tháng
b) 3 ngày 20 giờ 4 phút 13 giây
 4 ngày 15 giờ 5 phút 15 giây
 7 ngày 35 giờ 9 phút 28 giây
 = 8 ngày 11 giờ
- 1HS đọc.
- HS làm bài.
Bài giải
Thời gian đi từ nhà đến viện bảo tàng lịch sử là:
35 phút +2 giờ 20 phút =2 giờ 55 phút
 Đáp số: 2 giờ 55 phút
- HS nghe.
________________________________
	Buổi chiều
Tiết 2 Khoa học
 BÀI 50: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Ôn tập về:	
- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
*GDBVMT: Khai thác sử dụng hợp lý nguồn năng lượng trong thiên nhiên là góp phần vào bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- GV : KHBD, SGK
- HS : Sách, vở môn học
III. Các hoạt động dạy - học:
	Hoạt động dạy
	Hoạt động học
A. KTBC : (5’)
+Nêu tính chất của đồng, nhôm,thủy tinh?
-GV nhận xét, đánh giá. Tóm tắt lại toàn bộ bài cũ.
B. Bài mới : (33’)
1. Giới thiệu bài mới : 
- GV GT và ghi đầu bài lên bảng .
2. Nội dung bài mới : 
 1. Ôn tập các kiến thức đã học.
* Ôn tập kiến thức về sử dụng một số nguồn năng lượng.
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 em, phổ biến luật chơi.
- GV công bố các đáp án đúng:
+ Tranh a: Sử dụng năng lượng cơ bắp của người.
+ Tranh b:Sử dụng năng lượng chất đốt từ xăng.
+ Tranh c: Sử dụng năng lượng gió.
+ Tranh d:Sử dụng năng lượng chất đốt từ xăng.
+ Tranh e:Sử dụng NL nước chảy.
+ Tranh g: Sử dụng NL chất đốt từ than đá.
+ Tranh h: Sử dụng năng lượng mặt trời.
- GV chia lớp thành 2 dãy, tiếp tục tổ chức cho HS thi kể tên các dụng cụ máy móc sử dụng điện.
 2. Củng cố lại các kiến thức đã học. 
- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học.
*.GDBVMT: NL gió ,NL nước chảy, NL chất đốt, NL mặt trời , Đều được khai thác tù thiên nhiên. Những chất này không phải là vô tận nên cần phải biết khai thác hợp lý, tránh gây ảnh hưởng xấu đến môi trường: Ô nhiễm,khói bụi, .
C. Củng cố, nhận xét. (2’)
- Hệ thống bài.
-GV nhận xét giờ học. 
- 3 HS trả lời.
- HS nghe, Lớp nhận xét.
- HS nghe.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- 2 đội xếp hàng trước bảng.
-Mỗi lượt chơi gồm 2 em, đại diện cho 2 đội bốc chọn một trong 7 tranh SGK trang 102 và ghi nhanh phương án trả lời lên bảng. Đội nào có đáp án nhanh và đúng là đội thắng cuộc.
- 2 dãy thi đua theo hình thức tiếp sức, dãy nào có nhiều đáp án đúng là dãy thắng cuộc.
- HS chia lớp thành 2 dãy, tiếp tục tổ chức cho HS thi kể tên các dụng cụ máy móc sử dụng điện.
- HS nhắc lại các kiến thức đã học.
- HS liên hệ việc BVMT ở trường học và ở địa phương.
- Vài HS nhắc lại nội dung ôn tập.
- HS nghe ghi nhớ.
_____________________________________________
Tiết 3 : Tập đọc
CỬA SÔNG
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng tha thiết, gắn bó.
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ : Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 ; thuộc 3, 4 khổ thơ)
*ĐCND: Lồng ghép thêm kiến thức về hình ảnh trong thơ
* GDBVMT (Khai thác gián tiếp) : giúp HS cảm nhận được “tấm lòng” của cửa sông qua các câu thơ : Dù giáp mặt cùng biển rộng Bỗng nhớ một vùng núi non. Từ đó, GD HS ý thức biết quý trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Chuẩn bị
- GV : KHBD, SGK, tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, 
- HS : SGK, vở, 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ : 5’
- yc 3 HS đọc bài Phong cảnh đền Hùng.
+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng ?
+ Hãy kể tên các truyền thuyết mà em biết từ gợi ý của bài văn ?
+ Nêu ND của bài ?
- NX, TKND bài cũ.
B. Bài mới : 33’
1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu tiết học, giới thiệu bài
- GB đầu bài
2. Luyện đọc 
+ Bài gồm mấy khổ thơ ?
Mỗi khổ thơ là 1 đoạn cho HS đánh dấu 
- yc HS đọc đoạn lần 1 + luyện đọc từ khó : then khoá, mênh mông, cần mẫn, tôm rảo, lấp loá, 
- yc HS đọc đoạn lần 2 
- Cho HS đọc từ chú giải.
- yc HS luyện đọc trong nhóm 3.
- Gọi vài nhóm đọc.
- HS NX .
- 1HS đọc toàn bài
3. Tìm hiểu bài 
- Cho HS thảo luận,trả lời các CH theo nhóm 3- tổ chức thảo luận chung cả lớp
Câu 1 :
+ Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển ?
+ Cách giới thiệu ấy có gì hay ? 
Câu 2 :
+ Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào ?
*ĐCND: Tìm những hình ảnh được miêu tat trong bài thơ?
Câu 3 :
+ Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn ?
*GDBVMT: Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn, nơi bắt đầu của dòng sông. Vì vậy phải biết quý trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên.
+ Tác giả đã mượn hình ảnh cửa sông để ngợi ca điều gì ?
- NX, GB ý nghĩa 
* Ý nghĩa : Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn. 
4. Luyện đọc diễn cảm 
- GV đọc mẫu
+ HS đọc và nêu giọng đọc 
- yc HS luyện đọc cá nhân 
- yc HS tự luyện đọc thuộc lòng 
- Gọi vài HS đọc thuộc lòng.
- NX + đánh giá.
C. Củng cố, nhận xét : 2’
- Nhắc lại nội dung tiết học
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS: Cách phòng tránh tai nạn thương tích. ATGT, phòng bệnh dại, phòng tránh đuối nước, phòng tránh dịch covid.
- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe + ghi đầu bài.
Bài gồm 6 khổ thơ .
- 3 HS đọc bài (mỗi HS đọc 2 khổ).
- 3 HS đọc bài.
- 1 HS đọc.
- HS thực hiện
- 2, 3 nhóm đọc .
-Lớp theo dõi
- HS thực hiện
- Tác giả dùng các từ ngữ “là cửa nhưng không then khoá cũng không khép bao giờ”
- Bằng cách đó, tác giả làm người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất thân quen.
- Là nơi những dòng sông gửi phù sa để bồi đắp bãi bờ ; nơi nước ngọt chảy vào biển rộng ; nơi biển cả tìm về nới đất liền ; nơi cá tôm hội tụ.
- Cửa sông – vùng nước rộng với những con sống bạc đầu ngày đêm miệt mài vỗ vào bãi phù sa / Đoàn thuyền đi về trong ánh trăng lấp lóa/...
- Hình ảnh nhân hoá : Dù giáp mặt cùng biển rộng. Cửa sông chẳng dứt cội nguồn. Lá xanh mỗi lần trôi xuống. Bỗng....nhớ một vùng núi non.
- Nghe
- HS nêu
- 3, 4 HS nêu lại
-HS theo dõi và nêu giọng đọc
Toàn bài : Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm ; nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm (mênh mông, cần mẫn, bãi bồi, bạc dần, lấp loá, cội nguồn) hết khổ nghỉ lâu hơn một dòng.
- 6 HS đọc nối tiếp
- HS thực hiện
- 2, 3 HS đọc diễn cảm.
- HS thực hiện
- 3 HS đọc .
- Nghe
__________________________________________________ 
	Thứ Ba ngày 16 tháng 3 năm 2021
Buổi sáng
Tiết 1: Toán
Tiết 124: TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN (Tr.132)
I- Mục tiêu:
Biết:
- Thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
- Làm bài 1, bài 2
II- Chuẩn bị:
- GV: KHBD, SGK
- HS: Sách, vở môn học
III- Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ (5’)
- Y/c HS lên làm BT (GV ghi đề lên bảng)
2 giờ 30 phút + 12 phút = giờ phút
3 giờ 52 phút + 21 phút = giờ phút
- GVNX tuyên dương hs
- GV tiểu kết nội dung bài cũ.
B. Bài mới (33’)
1. Giới thiệu bài: 
- Trong tiết học toán trước các em đã thực hiện phép cộng hai số đo thời gian, trong tiết học toán này chúng ta sẽ thực hiện phép tính ngược lại, đó là phép trừ số đo thời gian.
- GV ghi đầu bài.
2. Nội dung bài học: 
* Ví dụ 1:
-GVgắn nội dung VD lên bảng (SGK)
+ Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ?
+ Muốn biết ô tô đi từ Huế đến Đà Nẵng mất bao nhiêu thời gian ta làm ntn ?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện phép tính, HS dưới lớp làm vào nháp.
- Yêu cầu HS vừa lên bảng nêu cách đặt tính và cách tính.
*Ví dụ 2: 
- GV gắn nội dung VD lên bảng (SGK).
+ Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ?
+ Để tìm được Bình chạy ít hơn Hoà bao nhiêu giây chúng ta làm ntn ?
+ Chúng ta có thể thực hiện phép trừ được không ? Vì sao ?
+ Vậy chúng ta phải làm ntn ?
- Y/c HS nêu cách đổi.
- GV viết bảng, sau đó y/c HS tính gọi 1 HS lên bảng, dưới lớp làm vào nháp.
- GVNX, tuyên dương và KL:
3 phút 20 giây -2 phút 45 giây =35 giây
- GV kết luận: Trong trường hợp số đo theo đơn vị nào đó của số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ rồi thực hiện phép tính trừ như bình thường.
- Y/c HS nêu lại hai cách thực hiện phép tính trừ nêu trên.
3. Thực hành: 
Bài 1: (Tr.133) 
- Gọi HS đọc y/c.
- Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- Chữa bài +NX.
Bài 2: (Tr.133)
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV chia tổ làm bài:
+ Tổ 1 làm phép tính a.
+ Tổ 2 làm phép tính b.
+ Tổ 3 làm phép tính c.
- Y/c HS đổi chéo vở KT.
- GV nhận xét, kết luận.
C. Củng cố, nhận xét (2’)
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng làm, lớp nháp
2 giờ 30 phút + 12 phút = 2 giờ 42 phút
3 giờ 52phút + 21 phút = 4 giờ 13 phút
+ HS nêu cách thực hiện
- HS nghe.
- HS ghi bài.
- 1HS đọc VD.
+ HS nêu như đề bài đã cho.
+ Phép tính trừ.
15 giờ 55 phút -13 giờ 10 phút = ?
- 1HS lên bảng đặt tính và tính. 
 15 giờ 55 phút
 13 giờ 10 phút
 2 giờ 45 phút
- HS nêu: Đặt thẳng cột theo từng loại đơn vị, sau đó trừ các số đo theo từng loại đơn vị và viết kèm tên đơn vị.
- 1HS đọc VD.
+ HS nêu như đề bài đã cho.
+ phép tính trừ.
3 phút 20 giây -2 phút 45 giây = ?
- không, vì 20 giây không trừ được 45 giây.
+ Đổi 20 giây ra phút và giây.
- HS nêu: 
3 phút 20 giây = 2 phút 80 giây
- 1HS lên bảng tính, lớp làm nháp.
 3 phút 20 giây 2 phút 80 giây
 2 phút 45 giây 2 phút 45 giây
 0 phút 35 giây
- HS chú ý nghe.
- 1, 2HS nhắc lại.
- 1HS đọc.
- HS làm bài.
a) 23 phút 25 giây 
 15 phút 12 giây
 8 phút 13 giây
b) 
 54 phút 21 giây 53 phút 81 giây
 21 phút 34 giây 21 phút 34 giây
 32 phút 47 giây
c) 
 22 giờ 15 phút 21 giờ 75 phút
 12 giờ 35 phút 12 giờ 35 phút
 9 giờ 40 phút
- 1HS đọc.
- HS làm bài.
a) 23 ngày 12 giờ 
 3 ngày 8 giờ
 20 ngày 4 giờ
b) 
 14 ngày 15 giờ 13 ngày 39 giờ
 3 ngày 17 giờ 3 ngày 17 giờ
 10 ngày 22 giờ
c) 
 13 năm 2 tháng 12 năm 14 tháng
 8 năm 6 tháng 8 năm 6 tháng
 4 năm 8 tháng
- HS nghe.
_____________________________________
	Tiết 5: Tập làm văn.
TẢ ĐỒ VẬT (KIỂM TRA VIẾT)
I- Mục tiêu:
- Viết được bài văn đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời văn tự nhiên.
II- Chuẩn bị:
- GV: KHBD, SGK.
- HS: Dàn ý bài văn, vở.
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: (2’)
- Tiết học hôm nay, các em hãy vận dụng vốn từ ngữ đã học để viết bài văn tả đồ vật.
- GV ghi đầu bài.
2. Nội dung kiểm tra: (36’)
- Gọi HS đoc 5 đề bài trong SGK.
- Y/c HS nêu đề mình chọn.
- Gọi HS nhắc lại bố cục của bài văn.
- GV ra thời gian cho HS làm bài 
- Y/c HS làm bài nghiêm túc, trọng tâm, đúng y/c, trình bày sạch đẹp, chữ viết đẹp, chú ý về bố cục bài văn.
- Thu bài.
C. Củng cố, nhận xét (2’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS: Cách phòng tránh tai nạn thương tích. ATGT, phòng bệnh dại, phòng tránh đuối nước, phòng tránh dịch covid.
- HS nghe.
- HS ghi bài.
- 5HS nối tiếp nhau đọc.
- HS nối tiếp nhau nêu đề mình chọn.
- HS nhắc lại.
- HS viết bài.
- HS nộp bài.
- HS nghe.
_______________________________________
	Buổi chiều
Tiết 1: Luyện từ và câu
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ
I- Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ (ND Ghi nhớ).
- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó (làm được 1 bài tập ở mục III).
* CV 5842: Không dạy BT2
II- Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, sgk, bảng nhóm.
- HS: Sách vở môn học
III- Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ (5’)
- Gọi HS lên bảng đặt câu có sử dụng liên kết bằng cách lặp từ ngữ.
- Gọi HS đọc bài, GVNX.
- GVNX tuyên dương hs
B. Bài mới (33’)
1. Giới thiệu bài: 
- Tiết học hôm nay các em cùng tìm hiểu cách liên kết câu trong bài bằng cách thay thế các từ ngữ.
- GV ghi đầu bài.
2. Nội dung bài học: 
*Nhận xét.
Bài 1:
- Gọi HS nêu y/c của bài.
+ Đoạn văn nói về ai ?
+ Những từ ngữ nào cho biết điều đó ?
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c và đoạn văn của BT 2
+ So sánh đoạn văn BT2 với đoạn văn BT1 ?
*Ghi nhớ: (SGK-76)
- Gọi HS đọc bài.
- Y/c HS lấy VD.
- GV chốt lại: Việc thay thế những từ ngữ đã dùng ở câu trước bằng những từ đồng nghĩa thể hiện liên kết câu được gọi là phép thay thế từ ngữ
- YC HS đọc ghi nhớ.
3. Luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc y/c.
- Y/c HS làm bài vào vở.
- Gọi vài HS nêu miệng.
- GV nhận xét đánh giá.
C. Củng cố, nhận xét (2’)
- GV nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng, lớp viết vào nháp.
- 1, 2HS đọc.
- HS nghe.
- HS ghi bài.
Bài 1:
- 1HS đọc.
+ Các câu trong đoạn văn đều chỉ Trần Quốc Tuấn
+ Những từ ngữ chỉ Trần Quốc Tuấn trong 6 câu văn: Hưng Đạo Vương, ông, vị Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.
Bài 2:
- 1HS đọc.
+ Cách diễn đạt trong đoạn văn 1 tốt hơn cách diễn đạt trong đoạn văn 2 là vì từ ngữ được sử dụng linh hoạt. Tác giả đã sử dụng các từ ngữ khác nhau để chỉ một đối tượng nên tránh được sự lặp lại đơn điệu, nhàm chán.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS lấy VD.
- HS nghe.
Bài 1: 
- 1HS đọc.
- HS làm bài.
- HS đọc bài của mình.
Đáp án:
+ Từ anh ở câu 2 thay thế cho từ Hai Long ở câu 1.
+ Cụm từ người liên lạc (ở câu 4) thay cho từ người đặt hộp thư (ở câu 2).
+ Từ đó (ở câu 5) thay cho những vật gợi ra hình chữ V (ở câu 4).
- HS nghe.
Tiết 3: Lịch sử
 Bài 25. SẤM SÉT ĐIỂM GIAO THỪA
I. Mục tiêu:	
- Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn:
- Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.
- Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công.
* 5842: - Chỉ kể lại vắn tắt sự kiện cuộc tiến công Tết Mậu Thân 1968.
- Không yêu cầu trả lời câu hỏi số 2.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bản đồ Việt Nam. Các hình minh họa trong SGK.
- HS: Đọc kĩ các mục trong bài và phần bài học của bài.
III. Các hoạt động dạy - học:
	Hoạt động dạy
	 Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì ?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới: (33’)
1. GV nêu mục tiêu bài học.
Ghi đề bài lên bảng.
2. Nội dung bài:
 1.Tết Mậu Thân 1968 diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta.
+Y/C HS đọc sgk trả lời câu hỏi.
Gọi một số HS trả lời.Nhận xét bổ sung.
+ Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta?
- GV gọi một số HS trả lời.Nhận xét bổ sung.
+ Em hãy thuật lại trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp Tết Mậu Thân 1968.
+ Cùng với cuộc tổng tiến công vào Sài gòn, quân giải phóng đã tiến công vào những nơi nào?
+ Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 Đã tác động ntn đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn?
 2.Ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy TMT - 1968.
- GV yêu hoạt động cá nhân:
+Yêu cầu HS đọc sgk trả lời CH.
- GV Gọi cá nhân trả lời.
- GV nhận xét,bổ sung.
 3. Bài học:
- HS đọc bài học trong SGK .
C.Củng cố, nhận xét. (2’)
- Hệ thống bài học.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS: Cách phòng tránh tai nạn thương tích. ATGT, phòng bệnh dại, phòng tránh đuối nước, phòng tránh dịch covid
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nghe.
- HS nghe ghi đầu bài vào vở. 
-HS tự đọc SGK, làm việc theo nhóm. 
- Quân và dân miền Nam đồng loạt nổi dậy tổng tiến công.
- Bất ngờ, tấn công vào đêm giao thừa, đánh vào các cơ quan đầu não của địch các thành phố lớn.Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ...
- Đã làm cho hầu hết các cơ quan trung ương và địa phương của Mĩ và chính quyền Sài Gòn bị tê liệt, khiến chúng rất hoang mang lo sợ, Những kẻ đứng đầu nhà Trắng, Lầu Năm Góc và cả thế giới phải sửng sốt.
- HS trả lời.
- Sau đòn bất ngờ tết Mậu Thân Mĩ buộc phải thất bại một bước, chấp nhận đàm phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. 
- HS hoạt động cá nhân
- HS đọc sgk phát biểu.
- HS trả lời.
- HS nghe.
- HS đọc bài học trong SGK .
- HS nghe.
- HS nghe, ghi nhớ.
Thứ Tư ngày 17 tháng 3 năm 2021
Buổi sáng
Tiết 1: Toán
Tiết 125: LUYỆN TẬP (Tr.134)
I- Mục tiêu:
 Biết:
 - Cộng, trừ số đo thời gian.
 - Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
 - Làm bài 1 (b), bài 2, bài 3.
II- Chuẩn bị:
- GV: KHBD, SGK.
- HS: Sách vở môn học
III- Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ (5’)
- Y/c HS tính
- NX, chữa bài,
- Gọi HS nêu bảng đơn vị đo thời gian
- GVNX tuyên dương HS
B. Bài mới (36’)
1. Giới thiệu bài: 
- Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài tập luyện tập về phép cộng và phép trừ các số đo thời gian.
- GV ghi đầu bài.
2. Nội dung bài luyện tập: 
Bài 1b: (Tr.134)
- Gọi HS đọc y/c.
- Y/c HS nêu cách đổi số đo thời gian.
- Cả lớp giải vào vở, 2HS lên bảng.
- Chữa bài +NX.
Bài 2: (Tr.134)
- Gọi HS đọc đề bài.
- Y/c HS nêu cách tính số đo thời gian.
- GV chia tổ làm bài:
+ Tổ 1 làm phần a.
+ Tổ 2 làm phần b.
+ Tổ 3 làm phần c.
- Gọi HS lên trình bày bảng.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 3: (Tr.134)
- Gọi HS đọc y/c.
- Y/c HS làm vào vở.
- Gọi HS lên bảng.
- NX đánh giá.
C. Củng cố, nhận xét (2’)
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng làm, lớp nháp
a) 23 năm 9 tháng b) 16 ngày 9 giờ
 4 năm 5 tháng 8 ngày 6 giờ
 16 năm 4 tháng 8 ngày 3 giờ
- Nhận xét bài bạn
- Nhắc lại bảng đơn vị đo thời gian
- HS nghe.
- HS ghi bài.
Bài 1: 
- 1HS đọc.
- 1HS nêu.
- HS làm bài.
b) 1,6 giờ = 96 phút 
 2 giờ 15 phút = 135 phút 
 2,5 phút = 150 giây 
 4 phút 25 giây = 265 giây 
Bài 2: 
- 1HS đọc.
- 1HS nêu.
- HS làm bài.
Đáp án:
a) b)
 2 năm 5 tháng 4 ngày 21 giờ
 13 năm 6 tháng 5 ngày 15 giờ
 15 năm 11 tháng 9 ngày 36 giờ
 = 10 ngày 12 giờ
c) 13 giờ 34 phút 
 6 giờ 35 phút
 19 giờ 69 phút
 = 20 giờ 9 phút
Bài 3: 
- 1HS đọc.
- HS làm bài.
- 3HS lên bảng làm bài, lớp NX.
Đáp án:
a)
 4 năm 3 tháng 3 năm 15 tháng
 2 năm 8 tháng 2 năm 8 tháng
 1 năm 7 tháng 
b) 15 ngày 6 giờ 14 ngày 30 giờ
 10 ngày 12 giờ 10 ngày 12 giờ
 4 ngày 18 giờ
c)
 13 giờ 23 phút 12 giờ 83 phút
 5 giờ 45 phút 5 giờ 45 phút
 7 giờ 38 phút
- HS nghe.
_____________________________________
	Tiết 2: Địa lí
Bài 25. CHÂU PHI
I. Mục tiêu : 
- Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi:
Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường xích đạo đi ngang giữa châu lục.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
+ Địa hình chủ yếu là cao nguyên.
+ Khí hậu nóng và khô.
+ Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.
- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi.
- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ (lược đồ).
II. Chuẩn bị :
- GV: + Bản đồ tự nhiên, các đới cảnh quan Châu Phi. Quả địa cầu.
 + Tranh ảnh về các cảnh quan: hoang mạc, rừng thưa và Xa-Van ở Châu Phi. 
- HS: Đọc kĩ các mục trong bài và phần bài học của bài.
III. Các hoạt động dạy - học:
	Hoạt động dạy
	Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ Nêu các đặc điểm của Châu Á, Châu Âu?
+ So sánh các đặc điểm của Châu Á, Châu Âu?
 - Nhận xét, đánh giá .
B. Bài mới: (33’)
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.	
2. Nội dung bài:
 1. Vị trí , địa lí giới hạn.
- GV: Sử dụng bản đồ, hỏi đáp.
*. GV kết luận : Châu Phi có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ.
 2. Đặc điểm tự nhiên.
- GV cho: HS Thảo luận nhóm, sử dụng lược đồ, trực quan.
+ Địa hình Châu Phi có đặc điểm gì?
+ Khí hậu Châu Phi có gì khác so với các Châu lục đã học? Vì sao?
*. Kết luận :
+ Địa hình châu Phi tương đối cao , khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới
+Có quang cảnh tự nhiên : từng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van, hoang mạc. Các quang cảnh rừng thưa và xa-van, hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới 
 3. Củng cố bài.
Đưa ra sơ đồ thể hiện đặc điểm và mối quan hệ giữa các yếu tố trong 1 cảnh quan và yêu cầu học sinh điền.
+ Tổng kết thi đua.
- Đọc phần tóm tắt
 4. Bài học:
- GV gọi HS đọc bài học trong SGK .
C. Củng cố, nhận xét. (2’)
- Hệ thống bài.
-GV nhận xét giờ học. 
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS nghe
- HS nghe ghi đầu bài vào vở. 
+ Học sinh dựa vào bản đồ treo tường, lược đồ và kênh chỉ trong SGK, trả lời các câu hỏi của mục 1 trong SGK.
+ Trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí giới hạn của Châu Phi.
+ Dựa vào SGK, lược đồ, tranh ảnh để trả lời các câu hỏi:
+ HS Trả lời các câu hỏi ở mục 2 / SGK.
+ Trình bày.
- Lắng nghe
- HS nghe.
+ Thảo luận, điền nội dung vào sơ đồ/ SGK và đánh mũi tên nối các ô.
+ Nhóm nhanh, đúng thắng cuộc.
- 2 HS đọc tóm tắt.
-Đọc phần bài học của bài trong sgk.
- HS nghe.
-HS nghe, ghi nhớ.
Tiết 4: Tập làm văn
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I- Mục tiêu:
- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2).
*CV5842: Bài tập 2: Có thể chọn nội dung gần gũi với hS để luyện tập kỹ năng đối thoại
II. Các KNS cơ bản được giáo dục:
 + Thể hiện sự tự tin (đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp)
 + Kĩ năng hợp tác (hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch)
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học có thể sử dụng
 + Gợi tìm, kích thích tư duy sang tạo của học sinh
 + Trao đổi trong nhóm nhỏ
IV- Phương tiện dạy, học:
- GV: KHBD, sgk, tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- HS: Sách vở môn học
V- Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ (5’)
- Y/c HS nhắc lại tên một số vở kịch đã học.
 - GVNX 
B. Bài mới (33’)
1. Giới thiệu bài: 
- Trong tiết Tập làm văn hôm nay, các em sẽ học cách chuyển một đoạn trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ thành một màn kịch bằng cách viết tiếp các lời đối thoại. Sau đó, các em sẽ phân vai để đọc hoặc diễn thử màn kịch.
- GV ghi đầu bài.
2. Nội dung bài học: 
Bài 1:
- Gọi HS nêu y/c và nội dung của bài.
- GVNX HS đọc bài.
+ Các nhân vật trong đoạn trích là ai ?
+ Nội dung của đoạn là gì ?
Bài 2: 
- Gọi HS đọc y/c.
- Y/c HS thực hiện trong nhóm 4, viết tiếp lời đối thoại theo 7 gợi ý.
- GVQS và hướng dẫn thêm.
Bài 3:
- Gọi HS đọc y/c.
- Gọi cá nhóm lên diễn hoặc đọc lại vở kịch.
- Tuyên dương nhóm diễn hay
C. Củng cố, nhận xét (2’)
- GV nhận xét tiết học.
- 1, 2HS nhắc lại: Ở vương quốc Tương lai; Lòng dân; Người công dân số Một.
- HS nghe.
- HS ghi bài.
Bài 1:
- 1HS đọc.
+ Thái sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông.
+ Ca ngợi Thái sư Trần Thủ Độ là người nghiêm minh, chính trực, không vì tình riêng mà vi phạm phép nước.
Bài 2: 
- 1HS đọc.
- HS kết nhóm và làm bài.
Ví dụ:
+ Phú nông: bẩm, vâng
+ Trần Thủ Độ: Ta nghe phu nhân nói ngươi muốn xin chức câu đương, đúng vậy không ?
+ Phú nông: Dạ đội ơn Đức ông.
+ Trần Thủ Độ: Ngươi có biết chức câu đương phải làm gì không ?
+ Phú nông: Dạ bẩm xin quan lớn tha tội.
Bài 3:
- 1HS đọc. 
- HS tham gia đóng vai: Người dẫn chuyện, Trần Thủ Độ, Phú nông.
- HSNX
- HS nghe.
_____________________________________
	Tiết 5: Toán
Bài 126: NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ (Tr.135)
I- Mục tiêu:
Biết:
- Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
- Làm bài 1
II- Chuẩn bị:
- GV: KHBD, SGK.
- HS: Sách vở môn học
III- Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: (2’)
- Trong tiết học toán này chúng ta cùng tìm cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- Ghi đầu bài.
2. Nội dung bài học: (26)
a. Ví dụ 1:
- GV gắn nội dung VD1 lên bảng.
+ Bài cho biết gì ? Hỏi gì ?
+ Muốn biết làm 3 sản phẩm như thế hết bao lâu chúng ta phải làm tính gì ?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính, HS dưới lớp đặt tính ra nháp.
+ Y/c HS lên bảng nêu cách thực hiện.
b. Ví dụ 2:
- GV gắn nội dung VD1 lên bảng.
+ Bài cho biết gì ? Hỏi gì ?
+ Để biết một tuần lễ Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian chúng ta phải làm tính gì ?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính, HS dưới lớp đặt tính ra nháp.
- Y/c HS lên bảng trình bày.
- Y/c HS nhận xét số đo ở kết quả
- Y/c HS nêu cách thực hiện tiếp theo.
- Y/c HS thực hiện đổi.
- Gọi HS nêu kết quả.
- GVKL ghi bảng.
 3 giờ 15 phút × 5 = 16 giờ 15 phút 
- GV: Trong khi nhân các số đo thời gian có đơn vị là phút, giây, nếu phần số nào lớn hơn 60 thì thực hiên chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn liền trước.
3. Thực hành: (15’)
Bài 1: (Tr.135)
- Gọi HS đọc.
- Y/c HS làm vào vở, sau đó gọi lần lượt HS lên bảng trình bày.
- Chữa bài +NX.
C. Củng cố, nhận xét (2’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS: Cách phòng tránh tai nạn thương tích. ATGT, phòng bệnh dại, phòng tránh đuối nước, phòng tránh dịch covid
- HS nghe.
- HS ghi bài.
- 1HS đọc.
+ HS nêu như đề bài đã cho.
+ Phép tính nhân.
1 giờ 10 phút × 3 = ?
- 1HS lên bảng, lớp làm nháp.
 1 giờ 10 phút
 3
 3 giờ 30 phút
+ Đặt tính như phép nhân các số tự nhiên đã biết. Thực hiện tính tương tự. Chú ý sau mỗi kết quả tính phải ghi đơn vị đo tương ứng.
 Nhân 3 với từng số đo theo từng đơn vị đo (theo thứ tự từ phải sang trái). Kết quả viết kèm đơn vị đo.
- 1HS đọc.
+ HS nêu như đề bài đã cho.
+ Phép tính nhân.
3 giờ 15 phút × 5 =

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_2526_nam_hoc_2020_2021.doc