Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Địa lí

ÔN TẬP CUỐI NĂM

I. MỤC TIÊU

1.Năng lực đặc thù:

* Nhận thức địa lý: Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ thế giới.

* Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên ( vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế ( một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.

2. Năng lực chung và phẩm chất

- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, .

 - Giáo dục học sinh ham học, ham tìm hiểu thế giới, khám phá những điều mới lạ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ thế giới để chống tên các châu lục và châu đại dương

- Quả địa cầu

- Phiếu học tập của HS

- Thẻ từ ghi các châu lục và đại dương

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1- KĐ

2- Luyện tập:

* Hoạt đông 1(nhóm): Thi ghép chữ vào hình:

- GV chiếu 2 bản đồ thế giới để các châu lục và các đại dương

- Chọn 2 đội chơi, mỗi đội chơi 10 xếp thành 2 hàng dọc ở 2 bên bảng

- Phát cho mỗi em ở mỗi đội một thể từ ghi tên một châu lục hoặc 1 đại dương

- Yêu cầu các em tiếp nối nhau dán các thẻ từ vào đúng vị trí các châu lục, đại dương được ghi tên trên thẻ từ

- Tuyên dương đội làm nhanh, đúng là đội thắng cuộc

- Yêu cầu từng học sinh trong đội thua dựa vào bản đồ mà đội thắng đã làm nêu vị trí địa lý của từng châu lục từng đại dương

- Nhận xét kết quả trình bày của học sinh

* Hoạt động 2(nhóm): Đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của các châu lục và một số nước trên thế giới.

 

docx 43 trang cuongth97 08/06/2022 3011
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Thứ ba ngày 03 tháng 5 năm 2021
Địa lí
ÔN TẬP CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU
1.Năng lực đặc thù:
* Nhận thức địa lý: Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ thế giới.
* Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên ( vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế ( một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
2. Năng lực chung và phẩm chất
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, ...
 - Giáo dục học sinh ham học, ham tìm hiểu thế giới, khám phá những điều mới lạ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ thế giới để chống tên các châu lục và châu đại dương
- Quả địa cầu
- Phiếu học tập của HS
- Thẻ từ ghi các châu lục và đại dương
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
KĐ
Luyện tập: 
* Hoạt đông 1(nhóm): Thi ghép chữ vào hình: 
- GV chiếu 2 bản đồ thế giới để các châu lục và các đại dương
- Chọn 2 đội chơi, mỗi đội chơi 10 xếp thành 2 hàng dọc ở 2 bên bảng
- Phát cho mỗi em ở mỗi đội một thể từ ghi tên một châu lục hoặc 1 đại dương
- Yêu cầu các em tiếp nối nhau dán các thẻ từ vào đúng vị trí các châu lục, đại dương được ghi tên trên thẻ từ
- Tuyên dương đội làm nhanh, đúng là đội thắng cuộc
- Yêu cầu từng học sinh trong đội thua dựa vào bản đồ mà đội thắng đã làm nêu vị trí địa lý của từng châu lục từng đại dương
- Nhận xét kết quả trình bày của học sinh
* Hoạt động 2(nhóm): Đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của các châu lục và một số nước trên thế giới.
a)
Tên nước
Thuộc châu lục
Tên nước
Thuộc châu lục
Trung Quốc
Châu Á
Ôt-xtrây-li-a
Châu Đại Dương
Ai Cập
Châu Phi
Pháp
Châu Âu
Hoà kì
Châu Mĩ
Lào
Châu Á
Liên bang Nga
đông âu, bắc á
Cam- pu -chia
Châu Á
b) 
Châu lục
vị trí
đặc điểm tự nhiên
Dân cư
Hoạt động kinh tế
Châu Á
Bán cầu Bắc
đa dạng và phong phú, có cảnh biển, rừng tai-ga, đồng bằng, rừng rậm nhiệt đới, núi cao 
đông nhất thế giới chủ yếu là người da vàng người dân vùng nam á có mầu sẫm hơn sống tập chung ở đồng bằng
Hầu hết có vùng nông nghiệp giữ vai trò chính trong vùng kinh tế các sản phẩm chính là lúa gạo, bông lúa mì, trâu, bò công nghiệp phát triển chủ yếu là khai thác khoáng sản, dầu mỏ, một số nước có nền công nghiệp phát triển như nhật, hàn quốc 
Châu Âu
Bán cầu Bắc
Thiên nhiên vùng ôn đới, rừng tai-
ga chiếm đa số, ngoài ra có dãy 
cao (An-pơ) 
quanh năm tuyết phủ, biển ăn sâu vào vùng núi đá tạo thành các phi o có phong cảnh kì vĩ
Dân cư đông thứ tư trong các châu lục trên thế giới chủ yếu là người da trắng sống tập trung ở các thành phố phân bố tương đối giữa các châu lục
Có nền kinh tế phát triển cao, có sản phẩm công nghiệp nỗi tiếng là máy bay, ô tô, thiết bị 
hàng điện tử, len dạ, dược phẩm, mĩ phẩm 
Châu Phi 
Trong các khu vực chí tuyến có đướng xích đạo đi qua lãnh thổ
Chủ yếu là hoang mạc vào các xa-van vì đây có khí hậu khô nóng nhất thế giới ngoài ra ven biển phía đông phía tây có 1 số rừng rậm nhiệt đới 
Dân đông thứ 2 thế giới hầu hết là người da đen sống tập chung ở ven biển và các thung lũng sông đời sống rất nhiều khó khăn
Kinh tế kém phát triển tập chung khai thác khoáng sản để xuất khẩu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới như: cà phê, ca cao, cao su, bông lạc 
Châu Mĩ
Trải dài từ bắc xuống nam là lục địa duy nhất có ở bán cầu tây
Thiên nhiên đa dang phong phú rừng a-ma-dôn là rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới
Phần lớn dân cư là người nhập cư nên nhiều thành phần từ âu, á,phi, người lai người anh-điêng là người bản địa
Bắc mĩ có nền kinh tế phát triển có nông nghiệp như lúa mì bông lợn bò, sản phẩm công nghiệp như ,máy móc thiết bị, hàng điện tử, máy bay 
Nam mĩ có nền kinh tế đang phát triển chuyên trồng chuối, cà phê, mía, bông và khai thác khoáng sản để xuất khẩu
Châu Đại Dương
Nằm ở bán cầu nam
Ô-xtrây-li-a có khí hậu nóng khô nhiều hoang mạc xa-van, nhiều thực vật và động vật lạ
các đảo có khí hậu nóng ẩm chủ yếu là rừng nhiệt đới bao phủ`
Người dân Ôt-ztrây-li-a và đảo niu-di-len là người gốc anh da trắng
Dân của đảo là người bản địa có nước da sẫm tóc đen xoăn
Ôt-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển nỗi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò, sữa 
Châu Nam Cực
Nằm ở vùng địa cực
Lạnh nhất thế giới chỉ có chim cánh cụt sống 
Không có dân cư sinh sống thường xuyên
- GV giúp học sinh làm bài
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày
- GV chỉnh sửa câu trả lời cho học sinh và kết luận đúng đáp án như sau:
- GV tổng kết tiết học, dặn dò học sinh về nhà ôn tập để tổng kết cuối năm
3- Vận dụng:
- Cùng người thân tìm hiểu tìm hiểu thế giới, khám phá những điều mới lạ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 **********************************************
Đạo đức
SỬ DỤNG TIỀN HỢP LÍ (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
* Năng lực điểu chỉnh hành vi: 
- Nêu được biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lý.
- Biết vì sao phải sử dụng tiền hợp lý.
- Nêu được cách sử dụng tiền hợp lý. 
2. Năng lực chung và phẩm chất: 
*Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
*Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Giáo viên: Tài liệu hướng dẫn, Phiếu câu hỏi cho các cặp thảo luận.
+ Băng dính, giấy, bút dạ bảng.
2. Học sinh: SGK, vở 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Hoạt động khởi động: (2 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- TBHT tổ chức trò chơi : Tập làm phóng viên nhỏ tuổi.
? Bạn đã sử dụng tiền được mừng tuổi vào những khoản chi tiêu nào?
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS trả lời.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá: (20 phút)
* Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết những biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lý. 
* Phương pháp: Thảo luận cá nhân, cặp đôi, nhóm, hỏi đáp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4:
? Nêu cách sử dụng tiền hợp lí ?
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV gọi nhóm bổ sung, nhận xét.
*GV chốt: Cần phải sử dụng tiền hợp lí và tiết kiệm. Đồng thời, kêu gọi người thân cùng sống tiết kiệm. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả vừa ích nước, vừa lợi nhà.
- HS thảo luận nhóm (Nhóm 4) 
Nhóm trưởng báo cáo:
+ Chi tiêu những khoản thực sự cần thiết.
+ Khi mua đồ chọn nơi có giá bán hợp lý và mua với số lượng vừa đủ dùng.
+ Chi tiêu phù hợp với hoàn cảnh kinh tế gia đình và số tiền mình hiện có.
3. Hoạt động thực hành: (11 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết những việc cần làm để sử dụng tiền hợp lý.
* Phương pháp: Thảo luận cặp đôi, nhóm, hỏi – đáp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4:
? Theo em, sử dụng tiền hợp lý, nên làm gì và không nên làm gì? 
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV gọi nhóm bổ sung, nhận xét.
* Xử lí tình huống sau: Mai đang dùng hộp bút màu rất tốt. Nay lại được bạn tặng thêm một hộp giống hệt hộp cũ nhân dịp sinh nhật. Em hãy giúp bạn Hà chọn cách giải quyết phù hợp trong tình huống đó:
- Gọi HS nêu cách giải quyết phù hợp. 
- HS thảo luận nhóm (Nhóm 4) 
Nhóm trưởng báo cáo:
- Lập kế hoạch sử dụng tiền hợp lí.
* Nên: Tiêu xài tiền hợp lí. Ăn uống phù hợp không phung phí. Khóa nước cẩn thận khi sử dụng xong. Tắt điện và thiết bị điện khi ra ngoài..
* Không nên : Mua đồ phung phí không sử dụng đến. Để thừa nhiều thức ăn. Xả nước chảy phung phí. Thường xuyên mua đồ ăn vặt...
- HS suy nghĩ, xử lí tình huống.
- Trong tình huống đó, em sẽ khuyên Hà có thể mang hộp bút cũ còn dùng được tặng bạn có hoàn cảnh khó hơn, còn Hà dùng hộp mới. Hoặc cũng có thể Hà cất hộp mới để dành, dùng nốt hộp màu cũ lúc nào hết thì dùng hộp bút mới.
4. Hoạt động vận dụng. (10 phút)
* Mục tiêu: HS nêu những cách sử dụng tiền hợp lý cho chính bản thân mình.
* Phương pháp: động não, hỏi – đáp, chúng em biết 3.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV đặt câu hỏi: Em đã biết sử dụng tiền hợp lý chưa? 
Em dự định sẽ tiết kiệm sách vở, đồ dùng, đồ chơi như thế nào? 
Hãy trao đổi về dự định của em với các bạn trong nhóm.
- Nhắc lại nội dung bài: Sử dụng tiền hợp lý là sử dụng như thế nào?
- HS trao đổi.
- Em đã biết sử dụng tiền hợp lý. Em dành một phần tiền ăn sáng và chi tiêu mẹ cho để bỏ vào lợn tiết kiệm, không mua những thứ không cần thiết 
- Em dự định tiết kiệm sách vở, đồ dùng, đồ chơi bằng cách sử dụng lại bộ sgk giáo khoa cũ, bộ đồ dùng học tập cũ...
- Không mua nhiều đồ chơi, không ăn hàng quán la cà ngoài đường...
5. Củng cố, dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
 - Dặn HS học thuộc bài. Chia sẻ nội dung mà các con vừa tiếp thu cho các bạn khác cùng biết.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 **********************************************
Tập đọc
LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
I. MỤC TIÊU 
1. Năng lực đặc thù:
 * Năng lực ngôn ngữ:
- Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
* Năng lực văn học: Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Năng lực chung và Phẩm chất
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Hiểu về luật pháp và thực hiện theo luật pháp.
- Biết liên hệ những điều luật với thực tế để xác định những việc cần làm, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.
+ Văn bản Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Tranh ảnh gắn với chủ điểm : Nhà nước, các địa phương, các tổ chức , đoàn thể hoạt động để thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS thi đọc đoạn bài Những cánh buồm – Trả lời câu hỏi SGK:
- Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì ? 
- Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì ? 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đọc 
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài.
- GV yêu cầu từng nhóm 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 điều luật (2 lượt). 
+ Lượt 1: GV kết hợp sửa lỗi cách đọc cho HS.
+ Lượt 2: GV cho một HS đọc phần chú thích và giải nghĩa sau bài: quyền, chăm sóc sức khỏe ban đầu, công lập, bản sắc, 
- Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa các từ khó hiểu.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp.
- Mời 2 học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm bài văn.
- GV hướng dẫn cách đọc: giọng thông báo, rõ ràng; ngắt giọng làm rõ ràng từng điều điều luật, từng khoản mục; nhấn giọng ở tên của các điều luật, ở những thông tin cơ bản và quan trọng. 
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài
- Một số học sinh đọc từng điều luật nối tiếp nhau đến hết bài.
- Luyện đọc từ khó: chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, sáu tuổi 
- Học sinh đọc phần chú giải từ trong SGK.
- HS luyện đọc.
-2 học sinh đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung 4 điều Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
*GV tổ chức cho học sinh đọc, trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài đọc dựa theo các câu hỏi trong SGK. 
- Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam? 
- Tóm tắt mỗi điều nói trên bằng 1 câu?
- Hãy nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật. Tự liên hệ xem mình đã thực hiện được những bổn phận gì?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và TLCH, chia sẻ kết quả
- Điều 10,11
+ Điều 10: Trẻ em có quyền và bổn phận học tập.
Điều 11: Trẻ em có quyền vui chơi giải trí, hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch. 
+ Điều 21: bổn phận của trẻ em . 
VD : Tôi đã biết nhặt rau , nấu cơm giúp mẹ. Ra đường , tôi đã biết chào hỏi người lớn, giúp đỡ người già và em nhỏ. Riêng bổn phận thứ 2 , tôi thực hiện chưa tốt. Tôi chưa chăm học nên điểm môn toán chưa cao...
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Gọi 4 HS đọc lại 4 điều luật. YC cả lớp tìm đúng giọng đọc.
- GV hướng dẫn học sinh luyện đọc các bổn phận 1; 2; 3 của điều luật 21.
- YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm.
- GV đánh giá, bình chọn bạn đọc hay
- Đọc với giọng thông báo rõ ràng, ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục của điều luật, nhấn giọng ở tên của điều luật, ở những thông tin cơ bản và quan trọng trong từng điều luật.
- HS luyện đọc diễn cảm
- HS thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
5. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Tóm tắt những quyền và những bổn phận của trẻ em vừa học.
- HS nêu
6. Củng cố, dặn dò:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học; nhắc nhở HS chú ý thực hiện tốt những quyền và bổn phận của trẻ em với gia đình và xã hội; về nhà đọc trước bài “Sang năm con lên bảy”.
- HS nghe và thực hiện
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 **********************************************
Toán
LUYỆN TẬP ( Trang 167)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
*Năng lực tư duy và lập luận toán học: HS nắm được cácht tính và giải toán có liên quan đến tính chu vi và diện tích của một số hình đã học.Rèn kĩ năng giải toán. Rèn hs tính toán cẩn thận, tự giác 
2. Năng lực chung: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
 - Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Bảng TT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động (5p)
- 2 HS lên bảng làm BT1, 2 - SGK.
- GVNX, chữa bài HS.
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động luyện tập (30p)
* Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố và rèn kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình. Tính và giải toán có liên quan đến tính chu vi và diện tích của một số hình đó học.
* Phương pháp: Thực hành, luyện tập
* Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu 1HS đọc đề bài.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài: ? Nhận xét?
? Nêu lại cách làm?
- Yêu cầu 1 HS đọc lại bài.
* Cách giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bản đồ.
Bài 1:
	Bài giải
a) Chiều dài thực tế của sân vận động là:
 11 x 1000 = 11000 (cm) = 110 m
Chiều rộng thực tế của sân vận động là:
 9 x 1000 = 9000 (cm) = 90 m
Chu vi của sân vận động đó là:
 (110 + 90 ) x 2 = 400 (m)
b) Diện tích sân vận động đó là:
 110 x 90 = 9900 (m2)
 ĐS: a) 400 m
 b) 9900 m2
- Yêu cầu 1HS đọc đề bài toán.
? Bài tập yêu cầu gì ?
? Để tính được diện tích của hình vuông theo công thức chúng ta phải biết gì ?
? Vậy để giải bài toán này chúng ta làm mấy bước, nêu rõ các bước?
- HS làm bài.
- GV chữa bài HS.
* Cách làm 
Bài 2:
	Bài giải
Cạnh của mảnh đất đó là:
 48 : 4 = 12 (m)
Diện tích mảnh đất hình vuông là:
 12 x 12 = 144 (m2 )
 ĐS: 144 m2
- Yêu cầu 1HS đọc đề bài toán.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
? Nêu cách làm?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài: ? Nhận xét?
? Để tìm chiều rộng của thửa ruộng em đã vận dụng dạng toán nào?
* Đọc kĩ đề, vận dụng linh hoạt các dạng toán đã học để làm bài.
Bài 3:
	Bài giải
Chiều rộng của thửa ruộng đó là:
 100 x = 60 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
 100 x 60 = 6000 (m2)
Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là: 55 x ( 6000: 100) = 3300(kg)
	 ĐS: 3300 kg
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
? Bài toán cho biết gì?
? Để tính chiều cao của hình thang ta phải biết gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài: ? Nhận xét?
? Vì sao để tính chiều cao em lại lấy 100 x 2 : ( 12 + 8 )?
? Nêu lại cách tính chiều cao hình thang khi biết diện tích và tổng độ dài hai đáy?
* Cách tính chiều cao hình thang.
Bài 4:
	Bài giải
Diện tích hình thang hay diện tích của hình vuông là:
10 x 10 = 100(cm2)
Chiều cao của hình thang là:
 100 x 2 : ( 12 + 8 ) = 10(cm)
 ĐS: 10 cm
3. Hoạt động vận dụng (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố và rèn kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình.
* Cách tiến hành: HS chia sẻ với bạn cách tính chu vi, diện tích các hình đã học
4. Củng cố, dặn dò (1p)
- GVNX tiết học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 **********************************************
Thứ tư ngày 04 tháng 5 năm 2021
Chính tả
 TRONG LỜI MẸ HÁT (Nghe – viết)
I. MỤC TIÊU 
1. Năng lực đặc thù:
* Năng lực ngôn ngữ: - Nghe – viết đúng 3 khổ thơ đầu bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng.
- Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn : Công ước về quyền trẻ em (BT2).
- Biết vừa nghe vừa bước đầu ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác.
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
* Phẩm chất: Yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 - GV: Bảng thông minh, AIC book.
 - HS : SGK, VBT, vở chính tả
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát 
- HS mở vở, SGK 
2.Hoạt động khám phá:(7 phút)
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung bài chính tả và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
-HS biết vừa nghe vừa bước đầu ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác.
*Phương pháp:
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
*Cách tiến hành:
- GV đọc bài một lượt. Giọng đọc thong thả, rõ ràng.
+ Nêu nội dung của bài ?
- GV cho HS tìm một số từ khó hay viết sai
- Luyện viết từ khó
- GV đọc, mỗi dòng thơ đọc 2 lượt
- GV theo dõi tốc độ viết của HS để điều chỉnh tốc độ đọc của mình cho phù hợp. Uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của HS.
* HS viết chính tả
- HS viết bài
- HS soát lỗi.
- Giáo viên chấm 7 – 10 bài..
- Nhận xét bài của HS.
- HS lắng nghe 
+ Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.
+ chòng chành, nôn nao, ngọt ngào, lời ru...
- 2 HS lên bảng viết từ khó, HS dưới lớp viết vào vở nháp
- HS viết bài
-GV nêu nội dung chia sẻ: Em hiểu thế nào về nghĩa của từ "chạy" trong khổ thơ 3 của bài?
-GV nhận xét, đánh giá.
-HS thảo luận nhóm đôi
-Đại diện nhóm trình bày ý kiến
VD: Thời gian trôi qua vô cùng nhanh khiến tóc mẹ bạc màu. / Thời gian trôi thật nhanh làm mẹ già đi./ Ở đây, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa ''thời gian chạy'' ( chạy ở đây nghĩa là trải qua ) nhằm nhấn mạnh thời gian trôi đi thật nhanh, làm cho tóc mẹ đã bạc trắng, đây cũng ẩn dụ cho nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ, qua đó, ta thấy tình yêu thương của tác giả, cũng như của mỗi chúng ta dành cho mẹ của mình.
-HS ghi vào trong vở
3. HĐ làm bài tập: (8 phút)
* Mục tiêu: Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT2).
* Cách tiến hành:
 Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV tổ chức cho HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3: HĐ cá nhân
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài
- Cho cả lớp làm bài vào vở
- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu lại cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài
- HS chia sẻ kết quả
Lời giải:
Uỷ ban/ Nhân quyền/ Liên hợp quốc.
Tổ chức/ Nhi đồng/ Liên hợp quốc
Tổ chức/ Lao động/ Quốc tế
Tổ chức/ Quốc tế/ về bảo vệ trẻ em
Liên minh/ Quốc tế/ Cứu trợ trẻ em
Tổ chức/ Ân xá/ Quốc tế
Tổ chức/ Cứu trợ trẻ em/ của Thuỵ Điển
Chú ý: về (dòng thứ 4), của (dòng thứ7) không viết hoa vì chúng là quan hệ từ.
- HS đọc, cả lớp theo dõi
- HS tự làm bài
- HS chia sẻ kết quả
Công ước về quyền trẻ em (Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc; Tổ chức Quốc tế về bảo vệ trẻ em; Liên minh Quốc tế Cứu trợ trẻ em; Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thuỵ Điển...
4. Hoạt động vận dụng:(2 phút)
 - GV mời 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị. 
- HS nêu: Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
5. Củng cố, dặn dò:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà làm lại vào vở
- Dặn HS ghi nhớ tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em; chú ý học thuộc bài thơ “Sang năm con lên bảy” cho tiết chính tả tuần 34.
- HS nghe 
- HS nghe và thực hiện
- HS nghe và thực hiện
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 **********************************************
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
* Năng lực ngôn ngữ: Biết và hiểu một số từ ngữ về trẻ em
*Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm được hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em, hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ.
2. Năng lực chung, phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: biết yêu quý trẻ em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
AICBook
Trình chiếu: sửa câu hỏi 1:Em hiểu nghĩa của từ Trẻ em như thế nào? Chọn ý đúng nhất.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1-Khởi động:
- Yêu cầu 2 HS lên bảng đặt câu có sử dụng dấu hai chấm.
- Hỏi: Dấu hai chấm có tác dụng gì?
- Yêu cầu HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
2. Luyện tập
Bài 1: sửa câu hỏi 1:Em hiểu nghĩa của từ Trẻ em như thế nào? Chọn ý đúng nhất.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu Hs làm việc theo cặp. Hướng dẫn làm bài: khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý giải thích đúng nghhĩa của từ trẻ em.
- Gọi HS làm bài miệng trước lớp, yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho Hs thảo luận nhóm, tìm từ đồng nghĩa với trẻ em. Yêu cầu 1 nhóm làm vào bảng tương tác.
- Gọi nhóm làm trên bảng nhóm báo cáo kết quả làm việc. Yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung. GV ghi nhanh các từ HS bổ sung lên bảng.
- Gọi HS đọc các từ đúng trên bảng.
- Gọi HS đặt câu với một trong số các từ trên.
- Nhận xét câu HS đặt.
- Yêu cầu HS viết các từ đồng nghĩa với trẻ em vào vở và đặt ít nhất một câu với một trong số các từ đó.
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS nhận xét bài làm bạn trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
3. Vận dụng : Nêu quyền của Trẻ em mà em biết?
4-Củng cố – Dặn dò
- Gọi HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ vừa học và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng đặt câu
- 2 HS đứng tại chỗ trả lời.
- 2 HS lần lượt giải thích.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 Hs ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận làm bài.
- 1 HS làm miệng, HS nhận xét bạn làm bài đúng/sai, nếu sai thỉ sửa lại cho đúng.
Đáp án c: Trẻ em là người dười 16 tuổi.
- 1 Hs đọc thành tiếng trước lớp.
- 4 HS ngồi cùng bàn trao đổi và làm bài tập.
- 1 HS đại diện phát biểu
- 2 HS đọc thành tiếng. Các từ đồng nghĩa với trẻ em: trẻ em, con trẻ, trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên, con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi ranh ..
- Làm vào vở bài tập
- 1 Hs đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, cùng làm bài. 1 Hs lên bảng gắn các mảnh giấy ghi câu tục ngữ, thành ngữ vào bảng kẻ sẵn.
- Nhận xét bài làm của bạn.
Hs nêu
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 **********************************************
Kĩ thuật
 LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: * Năng lực nhận thức công nghệ:
- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp mô hình tự chọn. * Năng lực thiết kế kĩ thuật:
- Biết cách lắp và lắp được mô hình tự chọn.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phẩm chất: Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 - GV: bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
 - HS : bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS chuẩn bị
- HS ghi vở 
2. Hoạt động luyện tập:(28 phút)
* Mục tiêu: 
- Lắp được mô hình đã chọn.
- Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được.
*Phương pháp:- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1 : HS chọn mô hình lắp ghép
- GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm.
- GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong SGK.
* Hoạt động 2: Thực hành lắp ghép mô hình mình chọn.
- Để lắp ghép mô hình đó em cần lắp ghép những bộ phận nào ?
- GV giúp đỡ HS còn lúng túng.
* Hoạt động 3 : Đánh giá
- GV cùng HS đánh giá sản phẩm của từng HS theo các tiêu chí đã nêu trong SGK.
- HS lựa chọn mô hình lắp ghép.
- HS làm việc nhóm đôi : những HS cùng sự lựa chọn tạo thành nhóm.
- HS quan sát các mô hình.
- HS chọn chi tiết, trao đổi cách lắp ghép.
- HS lắp ghép mô hình kĩ thuật mình đã lựa chọn.
- Trưng bày sản phẩm.
- Nêu các tiêu chí đánh giá.
- Đánh giá sản phẩm của bạn và của mình.
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Dặn HS chuẩn bị vật liệu cho tiết sau: Lắp ghép mô hình tự chọn .
- HS nghe
4. Hoạt động củng cố, dặn dò:(1 phút)
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép máy bay trực thăng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 **********************************************
Toán
ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
 *Năng lực tư duy và lập luận toán học- HS nắm được cách giải các bài toán liên quan đến tìm số trung bìng cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học:- Rèn kỹ năng tính toán.
- Cẩn thận khi tính toán.
 2. Năng lực chung: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Bảng tương tác, AIC book
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện" nêu cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
 *Phương pháp : - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài, tìm cách giải sau đó làm bài và chia sẻ trước lớp.
- GV quan sát, giúp đỡ nếu thấy cần thiết.
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài
- Yêu cầu HS khác nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài
- Yêu cầu HS khác nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét chữa bài
- HS đọc bài, làm bài sau đó báo cáo kết quả với GV
 Bài giải
Diện tích xung quanh phòng học là:
 (6 + 4,5) x 2 x 4 = 84(m2)
Diện tích trần nhà là:
 6 x 4,5 = 27(m2)
Diện tích cần quét vôi là:
 84 + 27 - 8,5 = 102,5(m2)
 Đáp số: 102,(m2
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm vở.
- 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ
 Bài giải
Thể tích cái hộp đó là:
 10 x 10 x10 = 1000 (cm3)
Cần dùng số giấy màu là
 10 x 10 x 6 = 600(cm2)
 Đáp số : 1000 cm3
 600 cm2
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm vở.
- 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ
Bài giải
Thể tích của bể nước hình hộp chữ nhật là:
 2 x 1,5 x 1 = 3 (cm3)
Thời gian để vòi chảy đầy bể nước là:
 3 : 0,5 = 6 (giờ)
 Đáp số: 6 giờ
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Dặn HS chia sẻ công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động củng cố:(1 phút)
- Về nhà vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
- HS nghe và thực hiện
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 **********************************************
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( DẤU NGOẶC KÉP)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
* Năng lực ngôn ngữ:Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được bài tập thực hành về dấu ngoặc kép -Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép 
* Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Sử dụng dấu ngoặc kép chính xác khi viết.
2. Năng lực chung, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Phẩm chất: Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Bảng TT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động (5p)
- 1 HS lên bảng đặt câu có từ đồng nghĩa với trẻ em. 1 HS lên bảng viết câu có hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em.
- HS dưới lớp đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 4 trang 148 SGK và giải nghĩa cho từng câu.
- HS nhận xét bạn làm và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét từng HS
? Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động luyện tập ( 30p)
* Mục tiêu: 1. Củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép: Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép.
2. Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
* Phương pháp: Thực hành, vấn đáp
* Cách tiến hành:
+ Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS đọc đề bài và đoạn văn của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhắc HS các

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_33_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx