Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 (Bản đẹp 3 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 (Bản đẹp 3 cột)

TẬP ĐỌC:

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó phát âm.

2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn với với nhịp điệu chậm rãi, giọng trầm, tha thiết, nhấn giọng từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng; vẻ hùng vĩ của cảnh vật thiên nhiên.

 - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài; các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, hiểu ý chính của bài.

3. Thái độ: - Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người trước cội nguồn dân tộc.

II. Chuẩn bị:

+ GV: Tranh minh hoa chủ điểm, về bài đọc, tranh ảnh về đền Hùng. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn.

+ HS: Tranh ảnh sưu tầm, SGK.

 

doc 46 trang cuongth97 06/06/2022 3380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 (Bản đẹp 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuan 24
NGÀY
MÔN
BÀI
Thứ 2
27.02
Tập đọc
Toán
Đạo đức 
Lịch sử
Phong cảnh đền Hùng
Luyện tập
Tôn trọng Uỷ ban nhân dân phường, xã (tiết 2)
Đường Trường Sơn
Thứ 3
28.02
L.từ và câu 
Toán 
Khoa học 
Liên kết các câu trong bài bằng phép lặp
Thể tích hình trụ
Lắp mạch điện đơn giản (tiết 2)
Thứ 4
01.03
Tập đọc
Toán
Làm văn 
Địa lí 
Cửu sông
Luyện tập
Tập chuyển câu chuyện thành kịch
Châu Âu
Thứ 5
02.03
Chính tả
Toán
Kể chuyện 
Ôn tập về qui tắc viết hoa (tt)
Giới thiệu hình cầu
Vì muôn dân
Thứ 6
03.03
L.từ và câu
Toán
 Khoa học 
Làm văn
Liên kết các câu trong bài bằng phép thế
Luyện tập chung
An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện
Viết bài văn tả đồ vật
Thứ hai, ngày 27 tháng 02 năm 2006
TẬP ĐỌC: 	
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó phát âm.
2. Kĩ năng: 	- Biết đọc diễn cảm bài văn với với nhịp điệu chậm rãi, giọng trầm, tha thiết, nhấn giọng từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng; vẻ hùng vĩ của cảnh vật thiên nhiên.
	- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài; các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, hiểu ý chính của bài.
3. Thái độ:	- Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người trước cội nguồn dân tộc.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoa chủ điểm, về bài đọc, tranh ảnh về đền Hùng. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn.
+ HS: Tranh ảnh sưu tầm, SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
6’
15’
5’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Hộp thư mật.
Giáo viên gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Tìm chi tiết chứng tỏ người liên lạc trong hộp thư mật rất khéo léo?
+ Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Phong cảnh đền Hùng.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng từ ngữ khó, dễ lẫn mà học sinh đọc chưa chính xác.
VD: Chót vót, dập dờn, uy nghiêm vòi vọi, sừng sững, ngã ba Hạc 
Yêu cầu học sinh đọc các từ ngữ trong sách để chú giải.
Giáo viên giúp học sinh hiểu các từ này.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài với nhịp điệu chậm rãi, giọng trầm, tha thiết, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả (như yêu cầu).
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận.
Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận, tìm hiểu bài dựa theo các câu hỏi ở SGK.
Bài văn viết về cảnh vật gì? Ở nơi nào?
Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
* Giáo viên bổ sung: Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân phong cho con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở thành Phong Châu. Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 – 3, trả lời câu hỏi.
Những cảnh vật nào ở đền Hùng gợi nhớ về truyền thuyết sự nghiệp dựng nước của dân tộc. Tên của các truyền thuyết đó là gì?
Giáo viên bổ sung:
	 Đền Hạ gợi nhớ sự tích trăm trứng.
	 Ngã Ba Hạc ® sự tích Sơn Tinh – Thuỷ Tinh.
	 Đền Trung ® nơi thờ Tổ Hùng Vương ® sự tích Bánh chưng bánh giầy.
	 Mỗi con núi, con suối, dòng sông mái đền ở vùng đất Tổ đều gợi nhớ về những ngày xa xưa, cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
Giáo viên gọi học sinh đọc câu ca dao về sự kiện ghi nhớ ngày giỗ tổ Hùng Vương? Em hiểu câu ca dao ấy như thế nào?
* Giáo viên chốt: Theo truyền thuyết vua Hùng Vương thứ sáu đã hoá thân bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh vào ngày 11/3 âm lịch ® người Việt lấy ngày mùng mười tháng ba làm ngày giỗ Tổ.
	Câu ca dao còn có nội dung khuyên răn, nhắc nhở mọi người dân Việt hướng về cội nguồn, đoàn kết cùng nhau chia sẻ, ngọt bùi.
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận trong nhóm để tìm hiểu ý nghĩa của câu thơ.
Gạch dưới từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng?
v	Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập kĩ thuật đọc diễn cảm bài văn.
VD: Đền Thượng/ nằm chót vót/ trên đỉnh núi Nghĩa Tình.// Trước đền/ những khóm hải đường/ đâm bông rực đỏ, // những cánh bướm nhiều màu sắc/ bay dập dờn/ như múa quạt/ xoè hoa.//
Giáo viên đọc diễn cảm đoạn văn. Tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Yêu cầu học sinh tìm nội dung chính của bài.
Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Cửu sông”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời.
Hoạt động lớp, cá nhân .
Học sinh đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh luyện đọc các từ ngữ khó.
Nhiều học sinh đọc thành tiếng (mỗi lần xuống dòng là một).
1 học sinh đọc – cả lớp đọc thầm. Các em nêu thêm từ ngữ chưa (nếu có).
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh phát biểu.
Dự kiến: Bài văn viết về cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, thờ các vị vua Hùng, tổ tiên dân tộc.
	Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, cách đây.
Học sinh đọc thầm đoạn 2 – 3, trả lời câu hỏi.
Dự kiến: Cảnh núi Ba Vì ® truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh: sự nghiệp dựng nước.
	Núi Sóc Sơn ® truyền thuyết Thánh Giống: chống giặc ngoại xâm.
	Hình ảnh nước mốc đá thế ® truyền thuyết An Dương Vương: sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Giếng Ngọc ® truyền thuyết Chữ Đồng Tử và Tiên Dung: sự nghiệp xây dựng đất nước của dân tộc.
1 học sinh đọc:
Dù ai đi ngược về xuôi.
Nhớ ngãy giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Học sinh nêu suy nghĩ của mình về câu ca dao.
Dự kiến: Ca ngợi truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam thuỷ chung – luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
	Nhắc nhở khuyên răn mọi người, dù đi bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
Học sinh thảo luận rồi trình bày.
Dự kiến: Ca ngợi tình cảm thuỷ chung, biết ơn cội nguồn.
Học sinh gạch dưới các từ ngữ và phát biểu.
Dự kiến: Có khóm hải đường giếng Ngọc trong xanh.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Nhiều học sinh luyện đọc câu văn.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Dự kiến: Ca ngợi vẻ đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ đồng thời bày tỏ niềm thành kính của mỗi người đối với cội nguồn dân tộc.
Học sinh nhận xét.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
TOÁN: 	
LUYỆN TẬP. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Nắm chắc công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình trụ.
2. Kĩ năng: 	- Rèn tính đúng Sxq và Stp hình trụ.
3. Thái độ: 	- Nhận thức được ưu khuyết điểm của mình và của bạn khi được GV chữa số, biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi mà thầy cô yêu cầu, tự viết lại một đoạn văn hoặc cả bài văn cho hay hơn.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	
+ HS: VBT.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
3’
1’
34’
20’
10’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên chấm bài _ nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
Luyện tập.
® Giáo viên ghi bảng.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Thực hành.
Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
	Bài 1
a)
Giáo viên chốt lại.
b)
Lưu ý học sinh đơn vị đo bán kính và chiều cao.
Giáo viên chốt Sxq = chu vi x chiều cao cùng đơn vị.
	Bài 2
Yêu cầu học sinh nhận định cột 3 yêu cầu của đề bài – dữ kiện đã cho.
Giáo viên chốt lại yêu cầu nêu công thức tìm r biết P, Tìm Sxq _ Stp
	Bài 3
Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 2: Củng cố công thức.
Phướng pháp: Động não, thi đua, thảo luận nhóm.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Thi đua.
Đề: Tính tiền sơn 1 thùng hình trụ không có nắp, đường kính dáy d : 14 dm; chiều cao h : 8 dm. Biết 1 m2 tốn 3000 đồng.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Ôn công thức.
Chuẩn bị: “Thể tích hình trụ”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh lần lượt sửa bài 1, 2.
Nêu lại công thức Sxq _ Stp.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc đề – tóm tắt.
Giải – sửa bài.
Lần lượt nêu lại công thức Sxq _ Stp
Học sinh đọc đề – tóm tắt.
Học sinh nêu các số đo đề bài cho khác nhau đơn vị.
Học sinh nêu cách giải quyết.
Tiến hành làm bài.
Học sinh đọc từng cột dọc.
Tiến hành làm bài.
Sửa bài 2 học sinh sửa cột 1 và 2.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề – Giải.
Sửa bài – Nêu công thức tìm r biết P.
Đọc đề bài – Phân tích – Tóm tắt – Dựa vào hình vẽ.
Hoạt động nhóm.
Thi nêu lại các công thức tính Sxq _ Stp hình trụ.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Giải toán nhanh.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
ĐẠO ĐỨC: 	 
TÔN TRỌNG UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG, XÃ. (T2) 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	Học sinh hiểu:
	- UBND phường, xã là chính quyền cơ sở. Chính quyền cơ sở có nhiệm vụ đảm bảo trật tự, an toàn trong xã hội.
	- Học sinh cần biết địa điểm UBND nơi em ở.
2. Kĩ năng: 	- Học sinh có ý thức thực hiện các quy định của chính quyền cơ sở, tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do chính quyền cơ sở tổ chức.
3. Thái độ: 	- Học sinh có thái độ tôn trọng chính quyền cơ sở.
II. Chuẩn bị: 
GV: SGK Đạo đức 5
HS: SGK Đạo đức 5
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
10’
10’
10’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Đọc ghi nhớ
3. Giới thiệu bài mới: Tôn trọng UBND phường, xã (Tiết 2).
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Học sinh làm bài tập 3/ SGK.
Phương pháp: Luyện tập.
Giao nhiệm vụ cho học sinh.
® Kết luận: Hành vi b, c, d là hành vi đúng.
v Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 4/ SGK.
Phương pháp: Sắm vai.
Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai theo 1 tình huống của bài tập. Có thể nêu gợi ý: Bố cùng em đến UBND phường. Em và bố chào chú bảo vệ, gửi xe rồi đi vào văn phòng làm việc. Bố xếp hàng giấy tờ. Đến lượt, bố em được gọi đến và hỏi cần làm việc gì. Bố em trình bày lí do. Cán bộ phường ghi giấy tờ vào sổ và hẹn ngày đến lấy giấy khai sinh.
® Giáo viên kết luận về cách ứng xử phù hợp trong tình huống.
v	Hoạt động 3: Ý kiến của chúng em.
Phương pháp: Động não, thảo luận.
Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh đóng vai góp ý kiến cho các cán bộ của UBND phường, xã về các vấn đề có liên quan đến trẻ em như: tổ chức ngày 1/ 6, tết trung cho trẻ em ở địa phương.
Chọn nhóm tốt nhất.
Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm phần Thực hành/ 37.
Chuẩn bị: Em yêu hoà bình.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
Học sinh đọc.
Học sinh lắng nghe.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh làm việc cá nhân.
1 số học sinh trình bày ý kiến.
Hoạt động nhóm.
Các nhóm chuẩn bị sắm vai.
Từng nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Hoạt động nhóm.
Từng nhóm chuẩn bị.
Từng nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
LỊCH SỬ: 	
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- H biết đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự chính chi viện sức người, vũ khí, lương thực cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.
2. Kĩ năng: 	- Nắm được các sự kiện lịch sử có liên quan đến đường Trường Sơn.
3. Thái độ: 	- Giaó dục lòng yêu nước, hiểu biết lịch sử dân tộc.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Ảnh SGK, bản đồ hành chính Việt Nam, Tranh ảnh tư liệu.
+ HS: Bài học, tranh ảnh tư liệu sưu tầm.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
10’
10’
7’
3’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Nhà máy cơ khí Hà Nội – con chim đầu đàn của ngành cơ khí Việt Nam.
Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?
Vì sao nhà máy cơ khí Hà Nội được tặng nhiều huân chương cao quý?
® GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
Đường Trường Sơn 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1:Tìm hiểu về đường Trường Sơn.
Phương pháp: Đàm thoại, quan sát, thảo luận.
Giáo viên cho học sinh đọc SGK đoạn đầu tiên.
Thảo luận nhóm đôi những nét chính về đường Trường Sơn.
® Giáo viên hoàn thiện và chốt:
 Giới thiệu vị trí của đường Trường Sơn (từ miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ).
 Đường Trường Sơn là hệ thống những tuyến đường, bao gồm rất nhiều con đường trên cả 2 tuyến Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn chứ không phải chỉ là 1 con đường.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu những tấm gương tiêu biểu.
Phương pháp: Bút đàm
Giáo viên cho học sinh đọc SGK, sau đó kể lại hai tấm gương tiêu biểu trên tuyến đường Trường Sơn.
® Giáo viên nhận xét + yêu cầu học sinh kể thêm về bộ đội lái xe, thanh niên xung phong mà em biết.
v	Hoạt động 3: Ý nghĩa của đường Trường Sơn.
Phương pháp: Thảo luận.
Giáo viên cho học sinh thảo luận về ý nghĩa của con đường Trường Sơn với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
® Giáo viên nhận xết ® Rút ra ghi nhớ.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Giáo viên cho học sinh so sánh 2 bức ảnh SGK và nhận xét về đường Trường Sơn qua 2 thời kì lịch sử.
® Giáo viên nhận xét ® giới thiệu:
	Ngày nay, Đảng và nhà nước ta đã mở đường lớn – đường Hồ Chí Minh. Đó là con đường đưa đất nước ta đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Giáo viên nhận xét + Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Sấm sét đêm giao thừa”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Hoạt động lớp, nhóm.
Học sinh đọc SGK (2 em).
Học sinh thảo luận nhóm đôi.
® 1 vài nhóm phát biểu ® bổ sung.
Học sinh quan sát bản đồ.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc SGK, dùng bút chì gạch dưới các ý chính.
® 1 số em kể lại 2 tấm gương tiêu biểu.
Học sinh nêu.
Hoạt động nhóm 4.
Học sinh thảo luận theo nhóm 4.
® 1 vài nhóm phát biểu ® nhóm khác bổ sung.
Học sinh đọc lại ghi nhớ.
Học sinh so sánh và nêu nhận xét.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
Thứ ba, ngày 28 tháng 02 năm 2006
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI 
BẰNG PHÉP LẶP. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép lặp.
2. Kĩ năng: 	- Biết sử dụng phép lặp để liên kết câu.
3. Thái độ: 	- Giáo dục H yêu Tiếng Việt, có ý thức liên kết câu bằng phép lặp.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Giấy khổ to viết sẵn nội dung BT2.
+ HS: SGK, nội dung bài học.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
32’
15’
5’
10’
2’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
Giáo viên kiểm tra 2 – 3 học sinh làm bài tập 2, 3 phần luyện tập mà học sinh đã làm ở tiết trước.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
Liên kết các câu trong bài 
bằng phép lặp.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Phần nhận xét.
Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận.
	Bài 1
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên gợi ý:
 Câu (1) và (2) của ví dụ trên đều nói về sự vật gì?
Giáo viên chốt lại lời đúng.
	Bài 2
Giáo viên nêu yêu cầu đề bài.
Giáo viên gợi ý: Em đã viết nội dung của 2 câu ví dụ trên đều nói về đền Thờ. Vậy từ ngữ nào ở 2 câu giúp em biết điều đó?
Giáo viên bổ sung: nhờ cùng nói về một đối tượng (ngôi đền) và có cách thức để biểu thị điểm chung đó (bằng cách lặp lại từ đền) nên hai câu trên liên kết chặt chẻ với nhau. Nhờ đó người đọc hiểu được nội dung của hai câu.
	Bài 3
Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp để thực hiện yêu cầu đề bài.
* Giáo viên chốt lại, bổ sung thêm: Nếu không có sự liên kết giữa các câu thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn.
v Hoạt động 2: Phần ghi nhớ.
Phương pháp: Động não, đàm thoại.
Yêu cầu học sinh đọc nôi dung phần ghi nhớ trong SGK.
v Hoạt động 3: Phần luyện tập.
Phương pháp: Luyện tập.
	Bài 1
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài và thực hiện yêu cầu đề bài.
Giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng.
	Bài 2
Giáo viên phát giấy cho 3 – 4 học sinh làm bài trên giấy.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng (tài liệu HD).
	Bài 3
Giáo viên nêu yêu cầu đề bài.
Giáo viên phát giấy cho 3 – 4 học sinh làm bài.
Giáo viên nhận xét, kết luận.
v Hoạt động 3: Củng cố.
® Giáo viên nhận xét + Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Liên kết các câu trong bài bằng phép thế”.
- Nhận xét tiết học
Hát 
Hoạt động lớp.
2 – 3 em.
Hoạt động lớp, nhóm.
	Bài 1
1 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
VD: Cả hai ví dụ đều nói về đền Thờ.
	Bài 2
Cả lớp đọc thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi.
VD: Từ “đền” giúp em nhận ra sự liên kết về nội dung giữa 2 câu trên.
	Bài 3
1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm suy nghĩ. Từng cặp học sinh trao đổi để thử thay thế từ đền ở câu 2 bằng một trong các từ: nhà, chùa, trường, lớp rồi nhận xét kết quả của sự thay thế.
Học sinh phát biểu ý kiến.
VD: Nếu thay thế từ “đền” bằng một trong các từ trên thì không thể được vì nội dung hai câu không liên kết với nhau được.
Hoạt động lớp.
2 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
Học sinh minh hoạ nội dung ghi nhớ bằng cách nêu ví dụ cho các em tự nghĩ.
	Bài 1
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài cá nhân, các em gạch bằng bút chì mờ dưới từ ngữ được lặp lại để liên kết câu.
Học sinh chỉ lại bài theo lời giải đúng.
	Bài 2
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài 2.
Học sinh làm bài cá nhân, các em đọc lại 2 đoạn văn chọn tiếng thích hợp điền vào ô trống.
Học sinh làm bài trên giấy viết thời gian quy định dán bài lên bảng, đọc kết quả.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
	Bài 3
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân các em viết đoạn văn có sử dụng câu “Uống nước nhớ nguồn”.
Học sinh làm bài trên giấy và dán kết quả bài làm trên bảng lớp và đọc kết quả.
Học sinh đọc lại phần ghi nhớ.
Thi đua 2 dãy tìm từ ngữ liên kết câu.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
TOÁN: 
THỂ TÍCH HÌNH TRỤ. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	- Bước đầu học sinh biết cách tính thể tích hình trụ.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính thể tích hình trụ.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Một hộp hình trụ – bình nước.
+ HS: 1 hộp sữa – 1 lon nước ngọt loại nhỏ. Một hộp hình trụ lớn – 1 hộp hình trụ nhỏ.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
33’
5’
8’
15’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
	Thể tích hình trụ.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Giới thiệu thể tích hình trụ.
Giáo viên nêu nhận xét qua các nhóm ® Nêu được sức chứa trong khối hộp hình trụ.
Giáo viên nêu ví dụ.
Phần nước tăng là thể tích của hộp khi nhấn hộp vào chậu nước.
v	Hoạt động 2: Tính thể tích hình trụ.
Dựa vào cách tìm hiểu thể tích _ Học sinh nêu thể tích hình trụ.
Giáo viên chốt.
Giáo viên nêu ví dụ: Tính V hình trụ biết r đáy là 1 cm, cao là 0,6 dm.
v	Hoạt động 3: Thực hành.
	Bài 1
Hướng dẫn học sinh sửa bài.
	Bài 2
	Bài 3
Lưu ý học sinh tìm r.
Giáo viên chốt.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: Luyện tập.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh lần lượt sửa bài 1, 4.
Cả lớp nhận xét.
Tổ chức nhóm.
Học sinh lần lượt nêu nước chứa trong lon nước ngọt lớn hơn nước lon nhỏ
2 hộp sữa bò chứa sữa mỗi hộp bằng nhau.
Đựng phấn trong hộp lớn, đựng phấn trong hộp nhỏ. So sánh lượng phấn chứa trong từng hộp.
Tổ chức nhóm.
Các nhóm lần lượt nêu cách tính thể tích hình trụ.
	V = Sđáy ´ cao
	r và cao cùng đơn vị đo
Học sinh thực hiện.
Sửa bài.
Học sinh đọc yêu cầu đề.
Nêu công thức và tính và sửa.
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc yêu cầu.
Làm bài và sửa.
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc yêu cầu.
Nhắc công thức tính thể tích hình trụ rồi tính.
Lớp nhận xét.
Thi đua: tính diện tích đáy hình trụ biết thể tích: 113,04cm3 và chiều cao: 4 cm
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
KHOA HỌC:	
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (TIẾT 2). 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản, sử dụng pin, bóng đèn, dây dẫn.
2. Kĩ năng: 	- Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên: - Chuẩn bị theo nhóm: một cục pin, dây đồng hồ có vỏ 
 bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại 
 (đồng, nhôm, sắt, ) và một số vật khác bằng nhựa, cao 
 su, sứ, 
 - Chuẩn bị chung: bóng đèn điện hỏng có tháo đui (có thể 
 nhìn thấy rõ 2 đầu dây).
 - Học sinh : - SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
28’
13’
10’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Lắp mạch điện đơn giản.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:	“Lắp mạch điện đơn giàn (tiết 2).
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Phương pháp: Luyện tập, quan sát, thảo luận.
Giáo viên cho chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện.
v Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Dò tìm mạch điện”.
Phương pháp: Trò chơi, thảo luận.
Giáo viên chuẩn bị một hộp kín, nắp hộp có gắn các khuy kim loại xép thành 2 hàng đánh số như hình 7 trang 89 SGK (cả ở trong và ở ngoài). Phía trong một số cặp khuy nối với nhau bởi dây dẫn 2 với 5, 3 với 2, 3 với 10, ).
Đậy nắp hộp lại, dùng mạch điện gồm có pin, bóng đèn và để hở 2 đầu (gọi là mạch thử). Chạm 2 đầu của mạch thử vào 1 cặp khuy, căn cứ vào dấu hiệu đèn sáng hay không sáng ta biết được 2 khuy đó có được nối với nhau bằng dây dẫn hay không.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Đọc lại nội dung ghi nhớ.
Tổng kết thi đua.
 5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: An toàn và tránh lãng phí khi dùng điện.
Nhận xét tiết học .
Hát 
Học sinh tự đặt câu hỏi + mời bạn khác trả lời.
Hoạt động cá nhân, nhóm.
Học sinh thảo luận về vai tro của cái ngắt điện.
Học sinh làm cái ngắt điện cho mạch điện mới lắp (có thể sử dụng cái gim giấy).
Hoạt động nhóm.
Mỗi nhóm được phát 1 hộp kín (việc nối dây có thể do giáo viên hoặc do nhóm khác thực hiện).
Mỗi nhóm sử dụng mạch thử để đoán xem các cặp khuy nào được nối với nhau.
Vẽ kết quả dự đoán vào một tờ giấy cùng thời gian, các hộp kín của các nhóm được mở ra, mỗi cặp khuy vẽ đúng được 1 điểm, sai bị trừ 1 điểm.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
Thứ tư, ngày 01 tháng 03 năm 2006
TẬP ĐỌC: 	
CỬA SÔNG. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Hiểu các từ ngữ khó trong bài, hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ.
2. Kĩ năng: 	- Đọc trôi chảy diễn văn bài thơ với giọng đọc nhẹ nhàng tha thiết, trầm lắng, chứa chan tình cảm.
	- Học thuộc lòng bài thơ.
3. Thái độ: 	- Qua hình ảnh cửa sông tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, thiết tha biết ơn cội nguồn.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ trong SGK, tranh ảnh về phong cảnh cửa sông. Bảng phụ ghi sẵn văn luyện đọc cho học sinh.
+ HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
6’
15’
5’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Phong cảnh đền Hùng.
Giáo viên gọi 2 – 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
	 Tìm từ ngữ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng?
	 Những cảnh vật nào ở đền Hùng gợi nhớ về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Cửa sông.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu học sinh đọc bài thơ.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý đọc ngắt giọng đúng nhịp thơ trong bài.
VD: Là cửa/ nhưng không/ then khoá/ cũng không/ khép lại bao giờ/ phát âm đúng các từ ngữ học sinh còn hay lẫn lộn.
VD: Then khoá, mênh mông, cần mẫn, nước lợ, sông sâu, tôm rảo, lấp loá 
Gọi học sinh đọc từ ngữ chú giải.
Giáo viên giúp học sinh hiểu các từ này.
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ: giọng nhẹ nhàng, tha thiết, trầm lắng.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cả lớp cùng trao đổi, trả lời các câu hỏi.
Tìm biện pháp chơi chữ trong khổ thơ đầu.
Nhờ biện pháp chơi chữ, tác giả nói được điều gì về cửu sông?
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc khổ thơ 2 – 5 và trả lời câu hỏi.
Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?
* Giáo viên chốt: Cửa sông là nơi gia nhau giữa sông và biển. Nơi ấy tôm cá tụ hội, nơi những chiếc thuyền câu lấp và đêm trăng, nơi con tàu kéo còi giã từ đất liền và nơi để tiễn người ra khơi.
Yêu cầu học sinh đọc khổ thơ cuối.
Giáo viên đặt câu hỏi:
	 Tìm biện pháp nhân hoá trong khổ thơ cuối?
	 Bằng biện pháp nhân hoá, tác giả đã nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc toàn bài thơ và nêu câu hỏi:
	 Cách sắp xếp ý trong bài thơ có đặc sắc?
Giáo viên chốt: Trong bài thơ, ở từng khổ thơ là sự xen kẻ các câu thơ một cách hài hoà, sự bố trí nội dung của từng khổ thơ đã giúp ta thấy rõ sự trải rộng mênh mông dẫn dắt người đọc để rồi cùng kết lại bằng hình ảnh khép lại nhẹ nhàng, tha thiết.
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trao đổi tìm nội dung chính của bài thơ.
v	Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc của bài thơ, xác lập kỹ thuật đọc: giọng đọc, nhấn giọng, ngắt nhịp.
	Nơi biển/ tìm về với đất/
	Bằng/ con sóng nhớ/ bạc đầu
	Chất muối/ hoà trong vị ngọt
	Thành vùng nước lợ nông sâu//
Cho học sinh các tổ, nhóm, cá nhân thi đua đọc diễn cảm.
Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu đại ý.
Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Nghĩa thầy trò”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời.
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 học sinh khá giỏi đọc bài thơ.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
Học sinh đọc đúng các từ luyện đọc.
1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm, học sinh có thể nêu thêm từ ngữ các em chưa hiểu (nếu có).
1 – 2 học sinh đọc cả bài.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh đọc thầm khổ thơ 1, trả lời câu hỏi.
Tác giả dựa vào “Cửa sông” để chơi chữ: cửa sông cũng là cửa nhưng không có then, có khoá như cửa bình thường.
Tác giả đã giới thiệu hình ảnh một cửa sông thân quen và độc đáo.
Cả lớp đọc thầm.
1 học sinh đọc – Cả lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Học sinh phát biểu.
Dự kiến: Cửa sông là nơi giữ lại phù sa được bồi đắp bãi bồi, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng, nơi biển cả tìm về với đất liền, nơi sông và biển hoà lẫn vào nhau.
1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm lại.
Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Dự kiến: Cửa sông “giáp mặt” với biển rộng, lá xanh “bỗng nhớ một vùng nước non.
	 Tác giả muốn gửi lòng mình vào cội nguồn, không quên cội nguồn, nơi đã sinh ra và trưởng thành.
1 học sinh đọc cả bài thơ, cả lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_24_ban_dep_3_cot.doc