Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù:

* Năng lực tư duy và lập luận toán học: Củng cố phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số thập phân và giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.

* Năng lực giải quyết vấn đề toán học:

- Củng cố kỹ năng thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số thập phân.

- Củng cố kỹ năng giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.

2. Năng lực chung và Phẩm chất:

- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Bảng TT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động (5p)

- 2 HS lên bảng làm bài tập 1, 2 của tiết học trước.

- GV nhận xét – Giới thiệu bài.

2. Hoạt động luyện tập (30p)

* Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân.

- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

* Phương pháp: Thực hành, luyện tập

 

docx 36 trang cuongth97 08/06/2022 3400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2020
KIỂM TRA TIẾNG ANH CUỐI KÌ I 
 **************************************************
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
* Năng lực tư duy và lập luận toán học: Củng cố phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số thập phân và giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm. 
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Củng cố kỹ năng thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số thập phân. 
- Củng cố kỹ năng giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Bảng TT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động (5p)
- 2 HS lên bảng làm bài tập 1, 2 của tiết học trước.
- GV nhận xét – Giới thiệu bài.
2. Hoạt động luyện tập (30p)
* Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
* Phương pháp: Thực hành, luyện tập
* Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV nhận xét HS.
* Cách chia
? Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong từng biểu thức?
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- HS đọc yêu cầu và làm bài
- HS nhận xét bài làm của bạn
- HS nêu lại cách chia.
a, 216,72 : 42 = 5,16
b, 1 : 12.5 = 0,08
c, 109,98 : 42,3 = 2,6
Bài 2: Tính
- HS đọc yêu cầu .
- HS làm bài, 2 HS làm bảng.
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
a, (131,4 - 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2
= 50,6 : 2,3 + 43,68
= 22 + 43,68
= 65,68
b, 8,16 : (1,32 + 3,48) - 0,345 : 2
= 8,16 : 4,8 - 0,1725
= 1,7 - 0,1725
= 1,5275
- GV nhận xét HS.
* Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
? Muốn biết 1 năm sau An có bao nhiêu tiền ta phải biết gì?
- Đưa bài của HS lên máy chiếu.
- Chữa bài: ? Nhận xét?
? Nêu lại cách làm?
Bài 3: Tết vừa rồi An được mừng tuổi 3000000 đồng. Nếu em gửi tiết kiệm với lãi suất 6,8% một năm thì sau một năm An có bao nhiêu tiền.
- HS đọc bài toán
- Hs làm bài.
Bài làm
Số tiền lãi của An sau một năm là:
3 000 000 x 6,8 : 100 = 204 000 (đồng)
Một năm sau An có số tiền là:
3000 000 + 204 000 = 3 204 000 (đồng)
 Đáp số: 3 204 000 đồng 
- GV nhận xét.
Bài 4 : Khoanh vào trước câu trả lời đúng
- HS tự làm bài và báo kết quả 
- HS giải thích vì sao chọn đáp án C ?
- Vì 7% của số tiền là 70 000 nên để tính số tiền ta phải thực hiện :
70 000 x 100 : 7
3. Hoạt động vận dụng: (3p)
* Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
* Cách tiến hành: 
- Tết vừa rồi em được mừng tuổi bao nhiêu tiền? Nếu đem số tiền đó gửi tiết kiệm thì cuối năm em sẽ có bao nhiêu tiền? 
- Yêu cầu HS về nhà tính.
4. Củng cố dặn dò: (2p)
? Nêu lại cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên?
- Nhận xét tiết học
IV. Rút kinh nghiệm: 
 *************************************************
Khoa học
 ÔN TẬP HỌC KÌ 1
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
*Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
- Đặc điểm giới tính. Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân .
- Đặc điểm, công dụng 1số chất.
- Vận dụng kiến thức làm bài tập.
2. Năng lực chung và phẩm chất 
*Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác,...
*Phẩm chất: Gd học sinh sống có trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV: Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Hoạt động khởi động: Trò chơi “Thỏ tìm cà rốt”
2. Hoạt động luyện tập:
*Hoạt động 1: Làm viêc với phiếu học tập
 Phiếu học tập 
Câu 1: Trong các bệnh: Sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS, bệnh nào lây qua cả đường sinh sản và đường máu ?
Câu 2:
Đọc yêu cầu của bài tập ở mục. Quan sát trang 68 SGK và hoàn thành bảng sau:
 Thực hiện theo chỉ dẫn trong hình 
 Phòng tránh được bệnh
 Giải thích
 Hình 1
 Hình 2
 Hình3 
 Hình4
- GV gọi lần lượt một số HS lên chữa bài (cho các em tự đánh giá hoặc đổi chéo bài cho nhau)
*KL: Muỗi đốt người có thể gây bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,...
Hoạt động 2: Thực hành 
· Đối với bài 1:
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Mỗi nhóm nêu tính chất, công cụ của 3 loại vật liệu 
Bước 2: làm việc theo nhóm 
Bước 3:Trình bày và đánh giá 
· Bài 2: Chọn câu trả lời đúng 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh, Ai đúng?"
- GV phổ biến luật chơi theo nhóm:Đoán ô chữ theo gợi ý.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo yêu cầu ở mục thực hành trang 69 SGK và nhiệm vụ GV giao 
- Đại diện của từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý, bổ sung .
- HS chơi trò chơi 
«Hình 1: Nên mắc màn khi đi ngủ. Ngủ màn để tránh bị muỗi đốt, phòng tránh được bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não. Vì những bệnh đó lây do muỗi đốt người bệnh hoặc động vật mang bệnh rồi đốt người lành và truyền vi rút, kí sinh trùng gây bệnh sang cho người lành.
«Hình 2: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. Làm như vậy để phòng bệnh viêm gan A. Bệnh viêm gan A lây qua đường tiêu hoá. Bàn tay bẩn có nhiều mầm bệnh nếu cầm vào thức ăn sẽ trực tiếp đưa mầm bệnh vào miệng.
«Hình 3: Uống nước đã đun sôi để nguội, làm như vậy để phòng bệnh viêm gan A. Vì trong nước lã ( chưa đun sôi) có thể chứa mầm bệnh viêm gan A, màm bệnh bị tiêu diệt trong nước sôi.
«Hình 4: Ăn chín, làm như vậy để phòng bệnh viêm gan A vì trong thức ăn sống hoặc thức ăn ôi thiu có chứa rất nhiều mầm bệnh.
Đáp án: 1. Sự thụ tinh
2. Bào thai
3. Dậy thì
4. Vị thành niên
5. Trưởng thành
6. Già
7. Sốt rét
8. Sốt xuất huyết
9. Viêm não
10. Viêm gan A
3, Củng cố dặn dò:
- Nêu kiến thức vừa ôn?
- Nhận xét giờ học. Về ôn bài.
IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
Chính tả
Nghe - viết: NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
* Năng lực ngôn ngữ: Nghe - viết đúng bài chính tả Người mẹ của 51 đứa con; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. Rèn kĩ năng phân tích mô hình cấu tạo của tiếng.
2. Năng lực chung và phẩm chất: 
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
* Phẩm chất: Yêu con người, yêu cái đẹp, cái thiện.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH: 
- Giáo viên: Phần mềm AIC book
- Học sinh: Vở viết, VBT TV	
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- Cho HS thi đặt câu có từ ngữ chứa tiếng rẻ/ giẻ. 
- Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 4 bạn lần lượt lên đặt câu có từ ngữ chứa tiếng rẻ/ giẻ .
- Đội nào đặt câu đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
2. Hoạt động khám phá: Viết chính tả (7 phút)
* Mục tiêu:
- Nắm được nội dung bài viết để nghe và viết đúng từ khó.
- Học sinh nghe – viết đúng bài: Người mẹ của 51 đứa con.
- Giúp học sinh phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện ra lỗi giúp bạn.
* Phương pháp: Thực hành, kĩ thuật đặt câu hỏi, động não.
*Cách tiến hành:
- Gọi 2 học sinh đọc bài chính tả
? Đoạn văn nói về ai?
- Em hãy tìm những từ khó viết?
- Luyện viết từ khó.
* HS viết chính tả
- HS viết bài
- HS soát lỗi.
- Giáo viên nhận xét 7 – 10 bài..
- Nhận xét bài của HS.
- Học sinh lắng nghe.
- Đoạn văn nói về mẹ Nguyễn Thị Phú- bà là một phụ nữ không sinh con nhưng đã cố gắng bươn chải nuôi dưỡng 51 em bé mồ côi, đến nay nhiều người đã trưởng thành.
- Học sinh nêu: : Lý Sơn, Quảng Ngãi, thức khuya, nuôi dưỡng...- 3 học sinh viết bảng, lớp viết.
- HS nghe - viết.
- HS soát lỗi chính tả.
3. Hoạt động luyện tập : (18 phút)
* Mục tiêu: Kĩ năng phân tích mô hình cấu tạo của iếng
* Phương pháp: - Vấn đáp , quan sát, thực hành, hoạt động nhóm.
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút.
* Cách tiến hành:
Bài 2: Cá nhân=> Nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và mẫu
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét bài của bạn làm trên bảng
- GV nhận xét kết luận bài làm đúng
+ Thế nào là những tiếng bắt vần với nhau?
+ Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong những câu thơ trên?
- GV: Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của dòng thứ 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của dòng 8 tiếng
- HS đọc to yêu cầu và nội dung bài tập
- HS tự làm bài
- 1 HS lên bảng chữa bài
Mô hình cấu tạo vần
Tiếng 
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
con
o
n
ra
a
tiền
iê
n
tuyến
yê
n
xa
a
xôi
ô
i
yêu
yê
u
bầm
â
m
yêu
yê
u
nước
ươ
c
cả
a
đôi
ô
i
mẹ
e
hiền
iê
n
- Những tiếng bắt vần với nhau là những tiếng có vần giống nhau.
- Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi
4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)
 - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học 
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem. 
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe
- Quan sát, học tập.
- Lắng nghe
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Dặn HS nhớ mô hình cấu tạo vần và chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe và thực hiện.
IV. Rút kinh nghiệm:
****************************************************
Bù Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm . Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thiện nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- GV: Phần mềm AIC book.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5phút)
- Cho HS hát
- Cho HS làm bài: 
+ Tìm 7% của 70 000?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS làm bảng con
- HS nghe
- HS viết vở
2. Hoạt động thực hành: (30 phút)
* Mục tiêu: Thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm .
 * Phương pháp: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
* Cách tiến hành:
 Bài 1: Cặp đôi
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
 - Yêu cầu HS nêu cách chuyển hỗn số thành số thập phân.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi
- GV chữa bài 
* Kết luận: Cách chuyển hỗn số thành số thập phân.
Bài 2: Cá nhân 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS chia sẻ kết quả
- GV nhận xét và yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
* Kết luận: Cách làm
Bài 3: Cá nhân 
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- Em hiểu thế nào là hút được 35% lượng nước trong hồ ?
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV gọi HS chia sẻ trước lớp
* Kết luận: Cách làm
Bài 4: Cá nhân
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS chia sẻ trước lớp
* Kết luận: Cách làm
- Viết các hỗn số sau thành số thập phân
- HS trao đổi với nhau, sau đó nêu ý kiến trước lớp.
C1: Chuyển phần phân số của hỗn số thành phân số thập phân rồi viết số thập phân tương ứng.
4 = 5 = 4,5 3 = 3 = 3,8
2 = 2 = 2,75 1 = 1 = 1,48
C2: Thực hiện chia tử số của phần phân số cho mẫu số.
Vì 1 : 2 = 0,5 nên 4= 4,5
Vì 4 : 5 = 0,8 nên 3= 3,8
Vì 3 : 4 = 0,75 nên 2 = 2,75
Vì 12 : 25 = 0,48 nên 1 = 1,48
- Tìm x
- HS cả lớp làm bài vào vở sau đó chia sẻ
a) 100 = 1,643 + 7,357
 100 = 9
 = 9 : 100 
 = 0,09
b) 0,16 : = 2 - 0,4
 0,16 : = 1,6
 = 0,16 : 1,6
 = 0,1
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- Nghĩa là coi lượng nước trong hồ là 100 phần thì lượng nước đã hút là 35 phần.
-HS lên chia sẻ cách làm
Cách 1
Hai ngày đầu máy bơm hút được là:
35% + 40% = 75% (lượng nước trong hồ)
Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
100% - 75% = 25% (lượng nước trong hồ)
Đáp số : 25% lượng nước trong hồ
Cách 2
Sau ngày thứ nhất, lượng nước trong hồ còn lại là :
100% - 35% = 65% (lượng nước trong hồ)
Ngày thứ ba máy bơm hút được là :
65% - 40% = 25% (lượng nước trong hồ)
 Đáp số 25% lượng nước trong hồ
- Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
Đáp án: D
805m2=0,0805ha
3. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Cho HS vận dụng tìm x:
 X : 1,25 = 15,95 - 4,79
- HS làm bài
X : 1,25 = 15,95 - 4,79
X : 1,25 = 11,16
 X = 11,16 x 1,25
 X = 13,95
4. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Về nhà tìm hiểu rồi tính diện tích mảnh đất và ngôi nhà của mình sau đó tính tỉ lệ phần trăm diện tích của ngôi nhà và mảnh đất đó.
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Địa lí
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực tìm hiểu địa lý: Nắm được các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản.
- Năng lực tư duy: Nêu tên và chỉ được một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ .
2. Năng lực chung và PC:
- Năng lực chung: Tư chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hiểu biết cơ bản về Địa lí, tìm tòi và khám phá Địa lí, vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
PC: Chăm chỉ ôn tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
- GV:
+ Bản đồ tự nhiên Việt Nam
+ Bản đồ về phân bố dân cư kinh tế Việt Nam.
+ Bảng TT
 - HS: SGK, vở
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS hát
- Xác định và mô tả vị trí giới hạn của nước ta trên bản đồ.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS hát
- HS mô tả
- HS nghe
- Hs ghi vở
2. Hoạt động thực hành: (28phút)
* Mục tiêu: Nắm được các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh
- Yêu cầu HS làm bài
- Giáo viên sửa chữa những chỗ còn sai.
- Học sinh tô màu vào lược đồ để xác định giới hạn phần đất liền của Việt Nam.
- Điền tên: Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa và lược đồ.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm theo câu hỏi.
1. Nêu đặc điểm chính của địa hình, khí hậu, sông ngòi đất và rừng của nước ta.
2. Nêu đặc điểm về dân số nước ta.
3. Nêu tên 1 số cây trồng chính ở nước ta? Cây nào được trồng nhiều nhất?
4. Các ngành công nghiệp nước ta phân bố ở đâu?
5. Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào?
6. Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta?
- Giáo viên gọi các nhóm trình bày.
- Nhận xét bổ xung.
- Học sinh thảo luận nhóm trình bày kết quả.
+ Địa hình: 3/4 diện tích phần đất liền là đồi núi và 1/4 diện tích phần đất liền là đồng bằng.
+ Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao, gió mưa thay đổi theo mùa.
+ Sông ngòi: có nhiều sông nhưng ít sông lớn, có lượng nước thay đổi theo mùa.
+ Đất: có hai loại đó là đất phe ra lít và đất phù sa.
+ Rừng: có rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- Nước ta có số dân đông đứng thứ 3 trong các nước ở Đông Nam Á và là 1 trong những nước đông dân trên thế giới.
- Cây lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp như cà phê, cao su, trong đó cây trồng chính là cây lúa.
- Các ngành công nghiệp của nước ta phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.
- Đường ô tô, đường biển, đường hàng không, đường sắt, 
- Sân bay Nội Bài, sân bay Đà Nẵng, sân bay Tân Sơn Nhất.
3. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Địa hình, khí hậu nước ta có những thuận lợi, khó khăn gì cho sự phát triển của ngành nông nghiệp ?
- HS nêu
4. Hoạt động củng cố dặn dò: (1 phút)
- Tìm hiểu một số cây trồng chính ở địa phương em.
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
 Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2020
Toán
GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH BỎ TÚI
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Làm quen với việc sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Lưu ý : Học sinh lớp 5 chỉ sử dụng máy tính bỏ túi khi GV cho phép.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Rèn kĩ năng sử dụng nhanh trong tính toán.
- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học: Dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, chuyển một số phân số thành số thập phân.
 2. Năng lực chung và phẩm chất: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác. Năng lực tự chủ, tự học, Năng lực tư duy và lập luận toán học. 
- Có ý thức bảo vệ và giữ gìn máy tính
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính cầm tay.
- Học sinh: Sách giáo khoa, máy tính cầm tay.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động: (5phút)
- Cho 2 HS nêu các dạng toán về tỉ số phần trăm đã học.
- Yêu cầu HS tìm tỉ số phần trăm của 45 và 75.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
 - 2 HS nêu các dạng toán về tỉ số phần trăm đã học.
- HS thực hiện bảng con, bảng lớp.
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút)
*Mục tiêu: Biết cấu tạo, tác dụng của máy tính bỏ túi; biết cách sử dụng máy tính bỏ túi.
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
*Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Làm quen với máy tính bỏ túi.
- Giáo viên cho học sinh quan sát máy tính.
- Trên mặt máy tính có những gì?
- Hãy nêu những phím em đã biết trên bàn phím?
- Dựa vào nội dung các phím em hãy cho biết máy tính bỏ túi có thể dùng để làm gì?
- GV giới thiệu chung về máy tính bỏ túi
- GV yêu cầu HS ấn phím ON/ C trên bàn phím và nêu: Phím này để làm gì? 
- Yêu cầu HS ấn phím OFF và nêu tác dụng
- Các phím số từ 0 đến 9
- Các phím +, - , x, :
- Phím .
- Phím =
- Phím CE
- Ngoài ra còn có các phím đặc biệt khác.
Hoạt động 2: Thực hiện các phép tính.
- Giáo viên ghi 1 phép cộng lên bảng.
- Giáo viên đọc cho học sinh ấn lần lượt các phím cần thiết (chú ý ấn § để ghi dấu phảy), đồng thời quan sát kết quả trên màn hình.
- Tương tự với các phép tính: trừ, nhân, chia.
 - Học sinh quan sát máy tính rồi trả lời câu hỏi.
- Có màn hình, các phím.
- Học sinh kể tên như SGK.
- HS nêu
- HS theo dõi
- Để khởi động cho máy làm việc
- Để tắt máy
- Để nhập số
- Để cộng, trừ, nhân, chia.
- Để ghi dấu phẩy trong các số thập phân
- Để hiện kết quả trên màn hình
- Để xoá số vừa nhập vào nếu nhập sai
 25,3 + 7,09 =
- Để tính 25,3 + 7,09 ta lần lượt ấn các phím sau:
Trên màn hình xuất hiện: 32,39
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân. 
- HS làm bài tập 1. Không yêu cầu chuyển phân số thành số thập phân, không làm Bài 2, 3
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
*Cách tiến hành:
 Bài 1: Cá nhân 
- HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thực hiện phép tính
-Yêu cầu HS kiểm tra lại kết quả bằng máy tính bỏ túi theo nhóm.
- Giáo viên gọi học sinh đọc kết quả.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
- Thực hiện các phép tính sau rồi kiểm tra lại kết quả bằng máy tính bỏ túi
- HS làm bài
- Học sinh kiểm tra theo nhóm.
- Các nhóm đọc kết quả
a) 126,45 + 796,892 = 923,342
b) 352,19 – 189,471 = 162,719
c) 75,54 x 39 = 2946,06
d) 308,85 : 14,5 = 21,3
4. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Cho HS dùng máy tính để tính:
475,36 + 5,497 =
1207 - 63,84 =
54,75 x 7,6 =
14 : 1,25 = 
- HS nghe và thực hiện
475,36 + 5,497 =480,857
1207 - 63,84 = 1143,16
54,75 x 7,6 =416,1
14 : 1,25 = 11,2
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Về nhà sử dụng máy tính để tính toán cho thành thạo.
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 ***************************************************
Tập đọc
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực ngôn ngữ: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
- Năng lực văn học:
+ Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn
+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ khâm phục trí sáng tạo, sự nhiệt tình làm việc của ông Phàn Phù Lìn.
+ Đọc diễn cảm toàn bài.
* GDBVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài. GV: Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống đẹp.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Học tập tinh thần dám nghĩ dám làm, vượt khó đi lên để nâng cao cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.
2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Tổ chức cho học sinh thi đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện 
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài: Ngu Công xã Trịnh Tường.
- Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ khó trong bài : ngoằn ngoèo, lúa nương, lúa nước, lúa lai...
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Ngu Công, cao sản....
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
*Cách tiến hành: 
- Cho HS đọc toàn bài.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn
- Luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu.
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu.......trồng lúa
+ Đoạn 2: Tiếp...như trước nước
+ Đoạn 3: Còn lại
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc
+ HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
+ HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
+ HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc câu khó.
+ Thi đọc đoạn giữa các nhóm
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 1 HS đọc
- HS theo dõi.
3. Tìm hiểu bài: (12 phút)
*Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
*Cách tiến hành: 
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc bài và TLCH, chia sẻ trước lớp.
+ Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì?

+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn?
+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở nông thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ dòng nước?
+ Thảo quả là cây gì?
+ Cây thảo quả mang lại lợi ích gì cho bà con Phìn Ngan?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ Nội dung bài nói lên điều gì?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận TLCH sau đó chia sẻ trước lớp
- Mọi người hết sức ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao.
- Ông đã lần mò trong rừng sâu hàng tháng trời để tìm nguồn nước. Ông đã cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương nước từ rừng già về thôn.
- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác ở Phìn Ngan dã thay đổi: đồng bào không làm nương như trước mà chuyển sang trồng lúa nước, không làm nương nên không còn phá rừng, đời sống của bà con cũng thay đổi nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.
- Ông đã lặn lội đến các xã bạn học cách trồng thảo quả về hướng dẫn bà con cùng trồng.
- Là quả là cây thân cỏ cùng họ với gừng, mọc thành cụm, khi chín màu đỏ nâu, dùng làm thuốc hoặc gia vị.
- Mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho bà con: nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu mấy chục triệu, ông Phìn mỗi năm thu hai trăm triệu.
- Câu chuyện giúp em hiểu muốn chiến thắng được đói nghèo, lạc hậu phải có quyết tâm cao và tinh thần vợt khó.
+ Bài ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn
4. Luyện đọc diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu: 
 - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
*Cách tiến hành: 
- 3 HS đọc nối tiếp và lớp tìm cách đọc hay 
- GV đưa đoạn cần luyện đọc 
- GV đọc mẫu
- HS thi đọc trong nhóm
- Đại diện nhóm thi đọc
- GV nhận xét đánh giá 
- HS nghe, tìm cách đọc hay
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS thi đọc
- HS nghe
5. HĐ vận dụng: (2 phút)
- Địa phương em có những loại cây trồng nào giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo ?
- Tìm hiểu các tấm gương lao động sản xuất giỏi của địa phương em.
- Cây nhãn, cam, bưởi,...
6. Củng có, dặn dò: (2 phút)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Ca dao về lao động sản xuất.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
IV. Rút kinh nghiệm: 
 *************************************************
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
*Năng lực ngôn ngữ: Củng cố kiến thức về cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức; từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm).
- Nhận biết, tìm các từ đó. Bước đầu biết giải thích lí do lựa chọn từ trong văn bản
2. Năng lực chung, phẩm chất:
* Năng lực chung: Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: GD HS yêu TV
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- AICBook chữa Bài tập 3; 4; Trình chiếu hình ảnh cây rơm.
- Từ điển học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động khởi động: (5p)
- Trò chơi Đuổi hình bắt chữ.
- Nhận xét.
2. Hoạt động luyện tập: (27p)
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức; từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm).
- Nhận biết, tìm các từ đó. Bước đầu biết giải thích lí do lựa chọn từ trong văn bản
* Phương pháp: Nhóm, cá nhân
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1
? Nêu nội dung khổ thơ? 
Xác định yêu cầu của bài 1?
- Đoạn thơ có mấy tiếng?
- Từ đựợc phân loại theo cấu tạo có bao nhiêu loại? 
- Tổ chức HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS trình bày.
- Gọi lần lượt HS tìm thêm từ.
- Nêu đặc điểm cấu tạo của các loại từ: từ đơn, từ ghép, từ láy.
 HĐ NHÓM 4
- Gọi HS đọc y/c BT
- Y/c HS giải nghĩa từ:
a) Đánh cờ, đánh giặc, đánh trống.
b) Trong veo, trong vắt, trong xanh.
c) Thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành.
- Tổ chức hoạt động nhóm
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả 
- Từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa có điểm nào khác nhau?
 HĐ NHÓM 2
- Gọi đọc y/c bài tập, nêu y/c.
- Nội dung đoạn văn là gì?
- Nêu từ in đậm. Giải nghĩa các từ đó.
- Tổ chức thảo luận nhóm.
- Mời đại diện nhóm nêu kết quả.
? Vì sao nhà văn lại chọn từ in đậm là không chọn từ đồng nghĩa với nó?
 HS CÁ NHÂN
- Gọi HS đọc y/c.
- Tổ chức làm bài cá nhân.
- Gọi HS trình bày. 
Nêu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ
Nhẩm đọc thuộc câu tục ngữ, thành ngữ.
- Từ trái nghĩa là từ như thế nào? Tác dụng của việc đặt từ trái nghĩa trong cùng 1 câu?
Bài 1
- Miêu tả bóng hai cha con trên bờ biển.
- 18 từ
3 loại từ: Từ đơn; từ ghép; từ láy
+ Từ đơn: hai, bước, đi, trên, cát ..
+ Từ ghép: cha con, mặt trời,chắc nịch.
+ Từ láy: rực rỡ, lênh khênh.
+ Từ đơn: Nhà, bàn, ghế,...
+ Từ ghép: Thầy giáo, học sinh, bút mực....
+ Từ láy: Chăm chỉ, cần cù, long lanh...
- Từ đơn có 1 tiếng, từ ghép có 2 tiếng trở lên. Từ láy là từ có tiếng sau láy lại 1 bộ phận hoặc hoàn toàn tiếng trước 
Bài 2:
a)..từ nhiều nghĩa
b) từ đồng nghĩa
c) từ đồng âm
+ Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển.
Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
+ Từ đồng nghĩa là những từ cùng chỉ một sự vật, hoạt động, trạng thái hay tính chất.
Bài 3: 
- Tả đặc điểm và tác dụng của cây rơm.
- Tinh ranh: tinh khôn, ranh ma, khôn lỏi
- Dâng : tặng, hiến, nộp, 
- Êm đềm: êm ả, êm ái, êm ấm..
..vì không thể hiện đúng ý, nghĩa mà t/g muốn nói.
Bài 4:
a) Có mới nới cũ.
b) Xấu gỗ, tốt nước sơn.
c) Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.
- Có nghĩa trái ngược nhau
3. Hoạt động vận dụng: 
- Câu thành ngữ: “Có mới nới cũ; Xấu gỗ, tốt nước sơn. Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.” được dùng khi nào?
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu từ đồng nghĩa và trái nghĩa là gì?
- GV nhận xét.
IV. Rút kinh nghiệm:
 *************************************************** 
Thứ tư ngày 30 tháng 12 năm 2020
KIỂM TRA KHOA HỌC CUỐI KÌ I
 *************************************************** 
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ CÂU
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
- Ôn tập về: câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến.
- Ôn tập về các kiểu câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai làm gì?
- Xác định đúng các thành phần: CN, VN, TN trong từng câu.
- Viết câu và sử dụng các kiểu câu đúng.
2. Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phần mền Violet
- Bảng tương tác
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động (5p)
- 3 HS lên bảng đặt câu lần lượt với các yêu cầu :
+ Câu có từ đồng nghĩa.
+ Câu có từ đồng âm.
+ Câu có từ nhiều nghĩa.
- HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét – Giới thiệu bài
2. Hoạt động luyện tập (30p)
* Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến.
- Củng cố kiến thức về các kiểu câu kể ( Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?); xác định đúng các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu.
* Phương pháp: Nhóm, cá nhân
* Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
+ TBHT cho các bạn chia sẻ:
? Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì?
? Câu kể dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì?
? Câu khiến dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu khiến bằng dấu hiệu gì?
? Câu cảm dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu cảm bằng dấu hiệu gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- GV đưa siled có ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ và yêu cầu HS đọc.
- GV đi giúp đỡ những 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_17_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx