Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Tập đọc

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực văn học: Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu.

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Đọc đúng các tiếng, từ khó, hoặc dễ lẫn: Chư Lênh, chật ních, lông thú, cột nóc, Rok, lũ làng.

+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.

+ Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung từng đoạn.

- Hiểu các từ ngữ: buôn, nghi thức, gùi.

2. Năng lực chung và phẩm chất:

- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Quý trọng tinh thần hiếu học của đồng bào dân tộc tiểu số.

* GDTTHCM: lòng kính yêu Bác Hồ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.

2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.

 

docx 58 trang cuongth97 08/06/2022 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2020
Tập đọc
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực văn học: Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu.
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó, hoặc dễ lẫn: Chư Lênh, chật ních, lông thú, cột nóc, Rok, lũ làng.
+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.
+ Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung từng đoạn.
- Hiểu các từ ngữ: buôn, nghi thức, gùi...
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Quý trọng tinh thần hiếu học của đồng bào dân tộc tiểu số.
* GDTTHCM: lòng kính yêu Bác Hồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.
2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ Hạt gạo làng ta.
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
- Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ khó trong bài : Chư Lênh, chật ních, lông thú, cột nóc, Rock
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: buôn, nghi thức, gùi...
* Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
*Cách tiến hành: HĐ cả lớp
- Cho HS đọc toàn bài, chia đoạn
- Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn 
- Rèn đọc đúng từ khó trong bài : Chư Lênh, chật ních, lông thú, cột nóc, Rock
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: buôn, nghi thức, gùi...
- Luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu.
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu.......khách quý ?
+ Đoạn 2: Tiếp...chém nhát dao.
+ Đoạn 3: Tiếp..... xem cái chữ nào.
+ Đoạn 4: Còn lại
- HS đọc nối tiếp theo đoạn
+ HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
+ HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
+ HS đọc nối tiếp lần 3 kết hợp luyện đọc câu khó.
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 1 HS đọc
- HS theo dõi.
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa : Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành .( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
* Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
*Cách tiến hành: 
- Cho HS đọc bài, thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Cô giáo đến buôn Chư Lênh làm gì?
+ Người dân Chư Lênh đón cô giáo như thế nào?
+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?
* GD TTHCM: Tại sao cô giáo Y Hoa lại chọn viết chữ Bác Hồ?
+ Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây như thế nào?
+ Tình cảm của người dân Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
+ Nêu nội dung bài đọc
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động, chia sẻ trước lớp
+ Cô Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học.
+ Người dân đón tiếp cô giáo rất trang trọng và thân tình, họ đến chật ních ngôi nhà sàn. Họ mặc quần áo như đi hội, họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa nhà sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn.
+ Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ, mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
+ Cô giáo Y Hoa rất yêu quý người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ.
+ Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với cô giáo, với cái chữ cho thấy:
- Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết
- Người Tây Nguyên rất quý người, yêu cái chữ.
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu: 
 - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
* Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân - cả lớp
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài
- Tổ chức HS đọc diễn cảm
+ Đưa đoạn văn cần luyện đọc
+ Đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
- Tổ chức cho HS thi đọc 
- GV nhận xét 
- HS nghe , tìm cách đọc hay
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS thi đọc.
5. HĐ vận dụng: (2 phút)
- Em học tập được đức tính gì của người dân ở Tây Nguyên ?
- Đức tính ham học, yêu quý con người,...
6. Củng cố, dặn dò:(2 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS VN chuẩn bị bài: Về ngôi nhà đang xây.
- HS nêu
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU.
1. Năng lực đặc thù:
*Năng lực tư duy và lập luận toán học: Củng cố quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân. 
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Thực hiện chia một số thập phân cho một số thập phân. 
- Luyện tìm thành phần chưa biết trong phép tính. 
2. Năng lực chung và phẩm chất: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Bảng TT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động (5’)
- 2 HS lên bảng làm bài tập 2,3 SGK
- GV nhận xét.
2. Hoạt động luyện tập (30’)
* Mục tiêu: Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân.
 - Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân.
* Phương pháp: Thực hành, luyện tập
* Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Nhận xét Đ/ S
? Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm thế nào?
- Gv lưu ý Hs 4 bước tính ngắn gọn: Đếm - dịch - bỏ - chia cho đúng.
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình.
Kết quả tính đúng là :
a, 17,55 : 3,9 = 4,5
b, 0,603 : 0,09 = 6,7
c, 0,3068 : 0,26 = 1,18
d, 98,156 : 4,63 = 21,2
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Chữa bài:
+ Hs giải thích cách làm.
+ Nhận xét Đ/ S.
+ Đổi bài kiểm tra.
? Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm thế nào?
? Nêu lại cách tìm thành phần chưa biết của phép tính....?
Bài 2: Tìm x
- HS đọc yêu cầu
- 3 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở.
a. x x 1,8 = 72
 x = 72 : 1,8
 x = 40
b. x x 0,34 = 1,19 x 1,02
* Tìm thành phần chưa biết.
 x x 0,34 = 1,2138
 x = 1,2138 : 0,34
 x = 3,57
c. x x 1,36 = 4,76 x 4,08
 x x 1,36 = 19,4208
 x = 19,4208 : 1,36
 x = 14,28
- GV nhận xét.
Bài 3
- HS đọc đề bài toán.
- HS tự làm bài
Bài giải
1 lít dầu hoả nặng là :
3,952 : 5,2 = 0,76 (kg)
Số lít dầu hoả có là:
5,32 : 0,76 = 7 ( l )
Đáp số : 7l dầu
? Để tìm số dư của 218 : 3,7 chúng ta làm gì ?
? Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện phép chia đến khi nào ?
- Vậy lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân cuả thương thì số chia của phép chia 218 : 3,7 là bao nhiêu ?
- GV nhận xét.
Bài 4
- HS đọc đề toán.
- Hs thảo luận nhóm bàn tìm cách làm.
2180
 330
 340
 070
 33
3,7
58,91
- Nếu lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương thì 218 : 3,7 = 58,91 (dư 0,033)
3. Hoạt động vận dụng (2’)
* Mục tiêu: Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân.
* Cách tiến hành: Yêu cầu HS về nhà tìm thêm các phép chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân để thực hành.
4. Củng cố dặn dò (3’)
? Nêu lại cách chia một số thập phân cho một số thập phân?
IV. Rút kinh nghiệm: 
 *************************************************
Khoa học
XI MĂNG
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
* Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh : 
- Nêu được công dụng và tính chất của xi măng.
- Biết được các vật liệu để sản xuất xi măng.
- Phân biệt được xi măng với các chất khác, cách bảo quản xi măng.
2. Năng lực chung và phẩm chất 
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, hợp tác, quan sát nhận biết
* Phẩm chất: Có ý thức học, biết bảo vệ nguồn nguyên liệu để sản xuất xi măng (Đá vôi).
* GDBVMT: Khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: Hình minh hoạ 58,59 SGK. Mẫu đá vôi. Xi măng. Clip trộn bê tông.
2. Học sinh: SGK- VBT. Một ít xi măng thường, một ít xi măng trắng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động: Chiếc hộp thần kì:
+ Gốm là các đồ vật được làm bằng đất 
+ Kể tên những đồ gốm mà em biết?
+ Gạch ngói được làm bằng gì? Hãy nêu tính chất của gạch, ngói ?
+ Nêu công dụng của gạch, ngói?
2. Hoạt động khám phá: 35 phút
a. Hoạt động 1: Công dụng của xi măng. (10’)
- Mục tiêu: HS kể được một số nhà máy xi măng ở nước ta.
- Phương pháp Thảo luận cặp đôi. ) kết hơp sử dụng biểu đồ KWEH
- Cách tiến hành:
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV đưa các câu hỏi lên bảng và yêu cầu HS làm việc cặp đôi:
? Xi măng được dùng để làm gì?
? Hãy kể tên một số nhà máy xi măng mà em biết?
- GV: Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng trình bày phần chuẩn bị bài ở giờ trước.
- GV bật hình ảnh về các nhà máy xi măng trong SGK cho HS lên thuyết trình.
- GV nhận xét và khen HS. 
- GV giới thiệu HS quan sát một số nhà máy xi măng ở nước ta.
GV kết luận: Ở nước ta có rất nhiều đá vôi, những khu vực gần núi đá vôi thường được xây dựng nhà máy xi măng như là: Ninh Bình, Hà Giang, Hải Phòng, Hà Nam .đây là xi măng chưa được đóng bao (chỉ hình 1b) và được đóng bao (chỉ hình 1a).
- HS làm theo cặp, trao đổi và trả lời
- Xi măng được dùng để xây nhà, xây các công trình lớn, đắp bồn hoa, gắn đá tạo thành các cảnh đẹp, làm ngói lợp, bờ rô- xi măng 
- Nhà máy xi măng:
+ Nhà máy xi măng Hoàng Thạch.
+ Nhà máy xi măng Bỉm Sơn.
+ Nhà máy xi măng Hà Giang.
+ Nhà máy xi măng Nghi Sơn.
+ Nhà máy xi măng Bút Sơn.
+ Nhà máy xi măng Hải Phòng.
+ Nhà máy xi măng Hà Tiên, Cẩm Phả.
b. Hoạt động 2: Tính chất của Xi măng ( 17’)
*Mục tiêu: - Giúp HS kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng.
 - Nêu được tính chất, công dụng của xi măng.
*PP: Đàm thoại; Bàn tay nặn bột; Thí nghiệm
*Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
a/ Tình huống xuất phát:
- GV nêu câu hỏi: Xi măng có những tính chất gì?
b/ Nêu ý kiến ban đầu của HS:
- GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết của mình về xi măng và tính chất của xi măng vào vở thí nghiệm ( thời gian 2 phút).
+ GV theo dõi phát hiện các biểu tượng ban đầu khác biệt.
- Cho HS trình bày biểu tượng ban đầu về xi măng và tính chất của xi măng:
+ Em có biết xi măng được làm từ những vật liệu gì? Em biết điều đó từ đâu?
+ Theo em, xi măng có những tính chất gì?
+ Em nào có ý kiến khác bạn?
- GV ghi nhanh lên bảng một số ý kiến tiêu biểu. (Phần này giữ lại để so sánh với kết luận sau này).
c/ Đề xuất câu hỏi :
- GV yêu cầu HS so sánh :
+ Em thấy các ý kiến trên có điểm nào giống và khác nhau?
- GV phân nhóm các biểu tượng ban đầu. 
- GV hỏi HS:
+ Từ những ý kiến khác nhau về tính chất của xi măng như trên, hãy nêu điều thắc mắc của em?
- GV tập hợp các câu hỏi:
+ Tất cả những thắc mắc của các em là đều muốn biết : một số tính chất của xi măng
d/ Đề xuất thí nghiệm tìm tòi-nghiên cứu:
- GV yêu cầu HS đề xuất thí nghiệm:
+ Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này, theo em chúng ta tiến hành cách thí nghiệm - nghiên cứu nào?
- GV chọn phương án: Thí nghiệm.
- GV yêu cầu HS viết câu hỏi,dự đoán, cách tiến hành thí nghiệm của mình vào vở thí nghiệm.
- GV nhắc lại yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
- Cho HS tiến hành thí nghiệm - nghiên cứu theo nhóm 4: Thực hành theo hướng dẫn SGK, ghi vào bảng tổng kết.
* Thí nghiệm 1: Lấy từ góc học tập: 1 bát xi măng, 1 ít nước, 1 cái bay.
* Cách tiến hành:
+ Quan sát màu sắc và hịnh dạng của xi măng khi chưa trộn với nước.
+ Đổ nước từ từ vào xi măng để trong 1 cái khay, rồi dùng bay nháo đều. 
- Quan sát hỗn hợp trên.
- Nhận xét sự khác nhau giữ xi măng dạng bột và xi măng khi trộn với nước.
- Viết nhận xét và kết luận vào vở.
e/ Kết luận, kiến thức mới:
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi thí nghiệm-nghiên cứu.
- GV nhận xét.
? Nêu tính chất của xi măng?
- GV kết luận: Xi măng là dạng bột mịn, màu xám xanh hoặc nâu đất, có loại xi măng trắng. Khi trộn với nước, xi măng không tan mà trở nên dẻo, rất nhanh khô. Khi khô kết thành tảng, cứng.
- GV cho HS so sánh kết luận với ý kiến ban đầu để khắc sâu kiến thức:
+ Hướng dẫn HS so sánh kết luận với các ý kiến ban đầu trên bảng lớp.
+ Cho HS so sánh kết luận với biểu tượng ban đầu của mình.(Dự đoán ban đầu của em là gì? Kết luận của chúng ta là gì? ..) 
- HS phát biểu.
- HS phát biểu.
- HS nêu theo nhận thức hiểu biết.
- HS nêu thắc mắc.
- HS đề xuất.
 - HS làm việc với SGK
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thí nghiệm
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm của nhóm mình .
 - HS lắng nghe.
 - HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
3. Hoạt động luyện tập: Tính chất và công dụng của bê tông.
* Mục tiêu: Phân biệt được xi măng với các chất khác, cách bảo quản xi măng.
* Phương pháp: Trò chơi: Phóng viên
* Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- Trò chơi phóng viên “Tìm hiểu kiến thức khoa học”.
- HS đọc thông tin trang 59 SGK.
- TBHT đóng vai trò là phóng viên, phỏng vấn các bạn trong lớp về hiểu biết của các bạn về xi măng và các sản phẩm từ xi măng. 
* Ví dụ các câu hỏi phỏng vấn là:
1. Xi măng được làm từ vật liệu nào?
2. Xi măng được làm dùng để làm gì?
3. Vữa xi măng do nguyên liệu nào tạo thành?
4. Vữa xi măng có những tính chất gì?
5. Vữa xi măng dùng để làm gì?
6. Bê tông có những ứng dụng gì
7. Bê tông cốt thép là gì?
8. Bê tông cốt thép dùng để làm gì?
9. Cần lưu ý những gì khi sử dụng vữa xi măng?
10. Cần phải bảo quản như thế nào? Tại sao?
- Nhận xét, tổng kết trò chơi
- Khen ngợi những HS có hiểu biết các kiến thức thực tế. 
* GV chiếu cho HS xem clip trộn bê tông và hỏi : Tại sao các xe chở bê tông lại quay liên tục khi đi trên đường ?
GV kết luận: Vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng. Tính chất, công dụng của xi măng.
4. Hoạt động vận dụng : 2-3’
? Quảng Ninh có nhà máy xi măng nào? Nguyên liệu sản xuất ở đây lấy từ đâu?
* Địa phương chúng ta có núi đá vôi không? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên này?
- GV chốt giáo dục học sinh.
- HS đọc mục bạn cần biết.
5. Củng cố - dặn dò:
- Dặn dò HS về nhà:
- Nhận xét tiết học.
 - HS tham gia trò chơi: Phóng viên
1. Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác.
 2. Xi-măng thường dùng để xây dựng, làm ngói lợp bờ rôxi măng.
 3. Vữa xi măng là hỗn hợp xi măng, cát, nước trộn đều với nhau.
 4. Vữa xi măng có dạng bột dẻo, dễ gắn kết gạch, ngói, nhanh khô, khi khô trở nên nhanh cứng, không bị dạn nứt, không thấm nước.
 5. Vữa xi măng dùng để xây nhà, trát tường, trát các bể nước.
 6. Bê tông là một hỗn hợp chịu nén, được dùng để lát đường, đổ trần, móng 
 7. Bê tông cốt thép là hỗn hợp xi măng, cát, sỏi (hoặc đá), nước trộn đều và đổ vào các khuôn có cốt thép.
 8. Bê tông cốt thép dùng để xây dựng các nhà cao tầng, cầu, đập nước, các công trình công cộng .
 9. Vữa xi măng trộn xong phải làm ngay, không được để lâu vì khi khô vữa xi măng rất cứng, không tan không thấm nước. Các dụng cụ làm với xi măng phải rửa sạch sau khi làm.
 10. Cần phải để các bao bì xi măng cẩn thận, ở nơi khô ráo, thoáng khí, bao xi măng dùng chưa hết phải buộc thật chặt. Vì xi măng dạng bột, có thể gây bụi bẩn, xi măng gặp nước hoặc không khí ẩm sẽ khô, kết tảng cứng như đá.
- Nhà máy xi măng Cẩm Phả, Hạ Long.
- Có rất nhiều núi đá vôi
- Cần khai thác hợp lí.
- Học và chuẩn bị giờ sau: Thuỷ tinh.
IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
Chính tả
Nghe – viết : BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU:
* Năng lực ngôn ngữ: 
- Nghe và viết lại đúng chính tả bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra đến hết)
- Rèn kĩ năng phân biệt ch/tr.
2. Năng lực chung và phẩm chất: 
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
* Phẩm chất: Sẵn sàng học hỏi, hòa nhập và giúp đỡ mọi người.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH: 
- Giáo viên: Phần mềm AIC book
- Học sinh: Vở viết, VBT TV	
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- Cho HS thi viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu ch/tr: Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 6 bạn lần lượt lên viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu ch/tr. Đội nào viết đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- Mở sách giáo khoa.
2. Hoạt động khám phá: Viết chính tả (7 phút)
* Mục tiêu:
- Nắm được nội dung bài viết để nghe và viết đúng từ khó.
- Học sinh nghe – viết đúng bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra đến hết)
- Giúp học sinh phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện ra lỗi giúp bạn.
* Phương pháp: Thực hành, kĩ thuật đặt câu hỏi, động não.
*Cách tiến hành:
- Gọi 2 học sinh đọc bài chính tả.
- Đoạn văn cho em biết điều gì?
- Em hãy tìm những từ khó viết?
- Luyện viết từ khó.
* HS viết chính tả
- HS viết bài
- HS soát lỗi.
- Giáo viên nhận xét 7 – 10 bài..
- Nhận xét bài của HS.
- Học sinh lắng nghe.
- Đoạn văn nói lên tấm lòng của bà con Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ.
- Học sinh nêu: Y Hoa, phăng phắc, quỳ, lồng ngực - 3 học sinh viết bảng, lớp viết.
- HS nghe - viết.
- HS soát lỗi chính tả.
3. Hoạt động luyện tập : (18 phút)
* Mục tiêu: - Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu.
 - phân biệt ch/tr
* Phương pháp: - Vấn đáp , quan sát, thực hành, hoạt động nhóm.
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút.
* Cách tiến hành:
Bài 2: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 
- Cho các nhóm lên bảng làm 
- GV nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Cách làm
- HS đọc yêu cầu: Tìm những tiếng có nghĩa: Chỉ khác nhau ở âm đầu tr hay ch ; Chỉ khác nhau ở thanh hỏi hay thanh ngã.
- HS thảo luận và làm bài tập
- Đại diện các nhóm lên làm bài
Đáp án:
a.
+ tra (tra lúa) - cha (mẹ)
+ trà (uống trà) - chà (chà sát)
+ tròng (tròng dây) - chòng (chòng ghẹo)
+ trồi (trồi lên) - chồi (chồi cây)
+ trõ (trõ xôi) - chõ (nói chõ vào)...
b.
+ vất (vất vả) - vật (vật vã)
+ vỏ (vỏ cây) – võ (học võ)
+vẻ (vẻ đẹp) – vẽ (vẽ tranh)
+ vở (sách vở) – vỡ ( vỡ lở)
+ lỡ ( lỡ xe) – lở (lở đất
Bài 3: HĐ cá nhân 
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài cá nhân
- Gọi HS nhận xét bài của bạn 
- GV nhận xét từ đúng.
* Kết luận: Cách làm
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài vào vở, chia sẻ kết quả
- Lớp nhận xét bài của bạn
- 1 HS đọc thành tiếng bài đúng
Đáp án:
a. Thứ tự các từ cần điền vào ô trống là: truyện, chẳng, chê, trả, trở.
b. tổng, sử, bảo, điểm, tổng, chỉ, nghĩ.
4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)
 - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học 
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem. 
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai. Xem trước bài chính tả sau.
- Lắng nghe
- Quan sát, học tập.
- Lắng nghe
- Lắng nghe và thực hiện.
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Về nhà chọn một đoạn văn khác trong bài viết lại cho đẹp hơn.
- Lắng nghe và thực hiện.
IV. Rút kinh nghiệm:
****************************************************
TH Toán
ÔN TẬP CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN 
MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực tư duy toán học và lập luận toán học: - Củng cố về chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
2. Năng lực chung và phẩm chất: 
- Thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày, thảo luận các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản. 
- Tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Phiếu HT; Bảng tương tác.
2. Học sinh: Sách toán; Vở
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động khởi động: (2’): 
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện chia số TP đã học
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu tên bài.
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: Củng cố về chia có thành phần phép tính là số thập phân 
* Phương pháp: Nhóm, cá nhân, luyện tập - thực hành.
*Cách tiến trình:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Mức độ 1:
Bài 1. Tính: HS nêu y/c của BT.
- Y/c HS tự làm bài vào vở, 4 HS làm bài trên bảng lớp.
- Chữa bài và nhận xét.
Bài 2. Tính bằng hai cách:
- Gọi HS nêu y/c của bài.
- Y/c HS nêu cách tính bằng hai cách.
- Y/c HS tự làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xét và chữa bài.
Mức độ 2:
Bài 3.
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Y/c HS thảo luận nhóm đôi, nêu cách giải và giải bài vào vở.
- Chụp ảnh bài lên bảng và cả lớp nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét và khen HS.
Mức độ 3:
Bài 4.
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Y/c HS nêu cách giải và giải bài vào vở.
- GV quan sát và chấm một số bài của HS, nhận xét.
- Đưa 1 bài lên bảng và cả lớp nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét và khen HS.
- 1 HS nêu.
- Làm bài theo y/c.
a) 60: 8 × 2,6 = 7,5 × 2,6 = 19,5
b) 480 :125 : 4 = 3,84 : 4 = 0,96
c) (75 + 45) : 75 = 120 : 75 = 1,6
d) 2001 : 2 – 1999 : 25 
 = 80,04 – 79,96 = 0,08
- 2 HS nêu y/c của BT.
- Nêu nối tiếp.
- Làm bài theo y/c.
64 : 5 + 36 : 5 64 : 5 + 36 : 5
= 12,8 + 7,2 = (64 + 36) : 5 
= 20 = 100 : 5 = 20
- 2 HS đọc to trước lớp.
+ Chiều dài hình C/N là 26m, chiều rộng bằng 3/5 chiều dài.
+ Tính chu vi và diện tích mảnh vườn HCN đó?
Bài giải
Chiều rộng mảnh vườn HCN là:
26 × 3 : 5 = 15,6 (m)
Chu vi mảnh vườn HCN là:
(26 + 15,6) × 2 =83,2 (m)
Diện tích mảnh vườn HCN là:
26 × 15,6 = 405,6 (m2)
Đáp số: 83,2 m; 405,6 m2.
- 3 HS đọc to trước lớp.
- Tự tóm tắt và giải bài toán vào vở.
Bài giải
Số km ô tô đi trong 3 giờ đầu là:
39 × 3 = 117 (km)
5 giờ sau ô tô đi được là:
35 × 5 = 175 (km)
Cả hai lần ô tô đi trong số giờ là:
3 + 5 = 8 (giờ)
TB một giờ ô tô đi được là:
(117 + 175) : 8 = 36,5 (km)
Đáp số: 36 ,5 km
3. Củng cố, dặn dò :
- Nêu kiến thức ôn luyện?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài học sau
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Địa lí
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp: 
+ Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta:
+ Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu, 
+ Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.
*HS(M3,4):
+ Nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế.
+ Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch: nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội, ; các dịch vụ du lịch được cải thiện
Năng lực tư duy: Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, TPHồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, 
* GDBVMT: Giáo dục các em giữ gìn đường làng, ngõ xóm, giữ gìn vệ sinh chung khi đi du lịch, giáo dục lòng tự hào, có ý thức phấn đấu. Giữ gìn của công.
2. Năng lực chung và PC:
- Năng lực chung: tư chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hiểu biết cơ bản về Địa lí, tìm tòi và khám phá Địa lí vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
- PC: yêu thích bộ môn, thích tìm tòi về địa lý tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Bản đồ Hành chính Việt Nam. Bảng TT.
 - HS: SGK, Phiếu học.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5phút)
 - Cho học sinh thi kể nhanh: Nước ta có những loại hình giao thông nào? ...
- Giáo viên nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi kể
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27phút)
* Mục tiêu: 
 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta.
 - Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, 
* Cách tiến hành:
Chia sẻ ND phiếu học KWLH
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về các khái niệm thương mại, nội thương, ngoại thương, xuất khẩu, nhập khẩu.
- GV yêu cầu HS nêu ý hiểu của mình về các khái niệm:
+ Em hiểu thế nào là thương mại, nội thương, ngoại thương, xuất khẩu, nhập khẩu?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó lần lượt nêu về từng khái niệm:
- 5 HS lần lượt nêu ý kiến, mỗi HS nêu về 1 khái niệm, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
*Hoạt động 2: Hoạt động thương mại của nước ta
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
+ Hoạt động thương mại có ở những đâu trên đất nước ta?
+ Những địa phương nào có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước?
+ Nêu vai trò của các hoạt động thương mại?
+ Kể tên một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta?
+ Kể tên một số mặt hàng chúng ta phải nhập khẩu?
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, chỉnh sửa
GV chiếu hình ảnh về cá HĐ chốt KT.
- Nhóm 4 
HS cùng đọc SGK, trao đổi và đi đến kết luận:
+ Hoạt động thương mại có ở khắp nơi trên đất nước ta trong các chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị, trên phố,...
+ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước.
+ Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến được tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng có sản phẩm để sử dụng. Các nhà máy, xí nghiệp,...bán được hàng có điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Nước ta xuất khẩu các khoáng sản (than đá, dầu mỏ,...); hàng công nghiệp nhẹ (giầy da, quần áo, bánh kẹo,...); các mặt hàng thủ công (bàn ghế, đồ gỗ các loại, đồ gốm sứ, hàng mây tre đan, tranh thêu,...; các nông sản (gạo, sản phẩm cây công nghiệp, hoa quả,...); hàng thuỷ sản
 (cá tôm đông lạnh, cá hộp,...).
+ Việt Nam thường nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu,... để sản xuất, xây dựng.
- Đại diện cho các nhóm trình, các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến.
* Hoạt động 3: Ngành du lịch nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm để tìm các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch ở nước ta:
+ Em hãy nêu một số điều kiện để phát triển du lịch ở nước ta?
+ Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta tăng lên?
+ Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta?
- GV mời đại diện 1 nhóm phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS, sau đó vẽ sơ đồ các điều kiện để phát triển ngành du lịch của nước ta lên bảng để HS ghi nhớ nội dung này.
GV chiếu các địa danh nổi tiếng thu hút khách du lịch- chỉ tiềm năng của PT du lịch. Dùng SĐTD.
- nhóm đôi, 
Trao đổi và ghi vào phiếu các điều kiện mà nhóm mình tìm được.
- 1 nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử nổi tiếng.
+ Lượng khách du lịch đến nước ta tăng lên vì: 
- Nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
- Nhiều lễ hội truyền thống.
- Các loại dịch vụ du lịch ngày càng được cải thiện.
- Có nhiều di sản văn hoá được công nhận.
- Nhu cầu du lịch của người dân ngày càng tăng cao.
- Nước ta có hệ thống an ninh nghiêm ngặt tạo cảm giác an toàn cho khách du lịch.
- Người Việt Nam có tấm lòng hào hiệp và mến khách.
+ Bãi biển Vũng Tàu, Bãi Cháy, Đền Hùng, Sa Pa 
3. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Đia phương em có ngành du lịch nào ? Hãy giới thiệu về ngành du lịch đó ?
GV chiếu 1 số bãi tắm Hạ Long, Móng cái, Vân Đồn..., đảo Cô Tô, Quan Lạn...
- HS nêu
4. Hoạt động củng cố dặn dò: (2 phút)
- Nếu em là một lãnh đạo của địa phương thì em có thể làm gì để phát triển ngành du lịch của địa phương mình ?
- HS nêu
IV. Rút kinh nghiệm:
Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2020
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
*Năng lực tư duy và lập luận toán học: Thực hiện các phép tính với số thập phân, so sánh các số thập phân .
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Vận dụng để tìm x .
2. Năng lực chung và Phẩm chất: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Phần mềm AICbook
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5phút)
- Cho HS hát
- Gọi học sinh nêu quy tắc chia số thập phân cho số thập phân.
- Giáo viên nhận xét 
- Giới thiệu bài. 
 - HS hát
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện tập:(30 phút)
* Mục tiêu: Biết :
	 - Thực hiện các phép tính với số thập phân 
 - So sánh các số thập phân .
 - Vận dụng để tìm x .
* Phương pháp: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
* Kết luận: Cách làm
Bài 2: HĐ cá nhân
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV viết lên bảng một phép so sánh, chẳng hạn 4...4,35 và hỏi: Để thực hiện được phép so sánh này trước hết chúng ta phải làm gì ?
- GV yêu cầu HS thực hiện chuyển hỗn số 4 thành số thập phân rồi so sánh.
- GV yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại.
- GVnhận xét chữa bài, chốt kết quả đúng.
*Kết luận: So sánh các số thập phân 
Bài 3: HĐ cá nhân
- Yêu cầu Hs đọc đề. Hướng dẫn dành cho HS (M3,4)
- GV hỏi: Để tìm số dư của 6,251 : 7 chúng ta phải làm gì?
- Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện phép chia đến khi nào?
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính.
- GV hỏi: Vậy nếu lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương thì số dư của phép chia 6,251 : 7 là bao nhiêu ?
- Tương tự với các câu c

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_15_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx