Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Ban Châu

Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Ban Châu

sinh sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang 4,5 và trả lời các câu hỏi bên dưới.

1.Bài đọc

Thư gửi các học sinh

(trích)

 Các em học sinh,

 Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao?

 Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.

Chào các em thân yêu.

Hồ Chí Minh

 Đây là thư của Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tháng 9 năm 1945.

 

docx 16 trang cuongth97 6620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Ban Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC BAN CHÂU
KHỐI 5
NỘI DUNG KIẾN THỨC TUẦN 1
Thứ Hai ngày 20 tháng 9 năm 2021
Đạo đức
Em là học sinh lớp 5
Các em vào đường dẫn sau để nghe bài giảng:
Âm nhạc
Ôn tập một số bài hát đã học
Các em tự ôn lại các bài hát đã học ở lớp 4.
Tập đọc
Thư gửi các học sinh
Các em đọc bài Thư gửi các học sinh sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang 4,5 và trả lời các câu hỏi bên dưới.
1.Bài đọc
Thư gửi các học sinh
(trích)
 Các em học sinh, 
 Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao?
 Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
Chào các em thân yêu. 
Hồ Chí Minh
 Đây là thư của Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tháng 9 năm 1945.
- Việt Nam dân chủ Cộng hoà: tên nước ta từ năm 1945 đến năm 1976.
- Bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường: ý nói những sự kiện lớn từ giữa năm 1945 đến ngày khai giảng, nổi bật là cuộc Cách mạng tháng Tám và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- 80 năm giời nô lệ: 80 năm nước ta bị thực dân Pháp đô hộ.
- Cơ đồ: sự nghiệp lớn; ở đây có nghĩa là đất nước, giang sơn
- Hoàn cầu: thế giới
- Kiến thiết: xây dựng
- Các cường quốc năm châu: các nước giàu mạnh trên thế giới
2. Trả lời câu hỏi :
Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
Học thuộc lòng đoạn thư từ Sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
Toán
Ôn tập: Khái niệm về phân số
Lý thuyết: Các em xem nội dung kiến thức dưới đây:
Thực hành:
Bài 1. Viết vào ô trống theo mẫu :
Viết
Đọc
Tử số
Mẫu số
57
Năm phần bảy
5
7
25100
9138
6017
851000
Bài 2. Viết các thương sau dưới dạng phân số: 
 3 : 5 ; 75 : 100 ; 9 : 17.
Hướng dẫn giải : 
Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số với tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
Bài 3. Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1:
 32; 105; 1000.
Hướng dẫn giải : 
Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.
 Bài 4. Viết số thích hợp vào ô trống :
_
_
1
=
6
=
5
0
Hướng dẫn giải : 
Số 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác 0.
Số 0 có thể viết thành phân số có tử số là 0 và mẫu số là số tự nhiên bất kì khác 0.
Lịch sử
“Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định
Các em vào đường dẫn sau để nghe bài giảng:
Thứ Ba ngày 21 tháng 9 năm 2021
Chính tả
 Việt Nam thân yêu
Luyện tập chính tả :
Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài văn sau. Biết rằng:
(1) chứa tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh.
(2) chứa tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh.
(3) chứa tiếng bắt đầu bằng c hoặc k.
Ngày Độc lập
 Mùng 2 tháng 9 năm 1945 - một (1)..... đáng (2)....... nhớ. Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Một vùng trời bát (1)....... cờ, đèn, hoa và biểu (1)........ .
 Các nhà máy đều (1)..... việc. Chợ búa không họp. Mọi hoạt động sản xuất, buôn bán của thành phố tạm ngừng. Già, trẻ, (2)...... , trai đều xuống đường. Mọi người đều thấy mình cần (3)..... mặt trong (1)...... hội lớn (3)..... dân tộc.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng triệu đồng bào. Lời của vị lãnh tụ điềm đạm, ấm áp, khúc chiết, rõ ràng ; từng câu, từng tiếng đi vào lòng người.
 Đọc đến nửa chừng, Bác dừng lại, hỏi :
- Tôi nói, đồng bào nghe rõ không ?
 Người người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm :
- Co...o...ó!
 Từ giây phút đó, Bác cùng với cả biển người đã hoà làm một.
 Buổi lễ (3)..... thúc bằng những lời thề độc lập. Đó là ý chí (3).... toàn dân Việt Nam (3)...... quyết thực hiện lời Hồ Chủ tịch trong bản Tuyên ngôn : "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy."
 Lịch sử đã sang trang. Một kỉ nguyên mới bắt đầu : (3)...... nguyên của Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.
Hướng dẫn:
- Viết ngh khi đứng trước âm i, e, ê; viết ng khi đứng trước các âm còn lại.
- Viết gh khi đứng trước âm i, e, ê; viết g khi đứng trước các âm còn lại.
- Viết k khi đứng trước âm i, e, ê; viết c khi đứng trước các âm còn lại.
2. HS tự viết chính tả đoạn dưới đây ở nhà:
Chú ý:
- Trình bày đúng bài chính tả theo thể thơ lục bát
- Các từ ngữ dễ viết sai: mênh mông, biển lúa, dập dờn...
Việt Nam thân yêu
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả dập dờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Quê hương biết mấy thân yêu,
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.
Mặt người vất vả in sâu,
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
Đất nghèo nuôi những anh hùng,
Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên.
Đạp quân thù xuống đất đen,
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
 	Nguyễn Đình Thi
Luyện từ và câu
Từ đồng nghĩa
Các em vào đường dẫn sau để nghe bài giảng:
Toán
Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số
1. Lý thuyết
2. Thực hành: 
Bài 1. Rút gọn các phân số :
1525 = 
1827 = 
3664= 
Bài 2. Quy đồng mẫu số các phân số :
23 và 58
 .
b.14 và 712
 .
56 và 38
 .
Thể dục
Tổ chức lớp- Đội hình đội ngũ - Trò chơi ”Kết bạn”
ĐHĐN- Trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau” và “Lò cò tiếp sức”
Các em vào đường dẫn sau để xem bài giảng:
Thứ Tư ngày 22 tháng 9 năm 2021
Tập đọc
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Các em đọc bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang 10,11 và trả lời các câu hỏi bên dưới.
Bài đọc
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
 Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau.
 Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.
TÔ HOÀI
Chú thích:
Lụi: cây cùng loại với cây cau; cao một, hai mét; lá xẻ hình quạt; thân nhỏ, thẳng và rắn, thường dùng làm gậy.
Kéo đá: dùng trâu bò kéo con lăn bằng đá để xiết cho thóc rụng khỏi thân lúa.
2.Câu hỏi :
1.Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó? 
2.Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
3.Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn tả cảnh
I. Nhận xét
1. Đọc và tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn dưới đây:
Hoàng hôn trên sông Hương
 Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hằng ngày đã rất yên tĩnh này.
 Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều. Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng nên đến lúc tối hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảnh sắc mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.
 Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến cho mặt sông nghe như rộng hơn. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng được chấm dứt.
 Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới, đi vào cuộc sống ban đầu của nó.
Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường
2. Thứ tự miêu tả trong bài văn trên có gì khác với bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa mà em đã được học? Từ hai bài văn đó, hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Phương pháp giải:
1) Em hãy đọc kĩ bài văn và chú ý tìm các phần:
- Mở bài: giới thiệu về cảnh vật.
- Thân bài: Tả cụ thể, chi tiết cảnh vật.
- Kết bài: Nhận xét và cảm nghĩ về cảnh vật.
2) Em đọc lại hai bài văn và nhận xét thứ tự miêu tả cảnh vật trong mỗi bài theo thứ tự không gian hay theo thời gian.
Hướng dẫn:
1) Bài văn Hoàng hôn trên sông Hương có ba phần:
- Mở bài (Từ đầu... đến trong thành phố vốn hằng ngày đã rất yên tĩnh này): Huế đặc biệt yên tĩnh lúc hoàng hôn xuống.
- Thân bài (Từ Mùa thu... đến khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiểu cũng chấm dứt): Sự thay đổi màu sắc của sông Hương và hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn. Phần này có hai đoạn:
+ Đoạn đầu từ "Mùa thu... đến hai hàng cây": Sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ hoàng hôn đến tối hẳn.
+ Đoạn 2 (còn lại): Hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
- Kết bài (câu cuối): Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
2) Nhận xét về thứ tự miêu tả trong hai bài văn:
- Bài "Quang cảnh làng mạc ngày mùa" tả từng bộ phận của cảnh vật theo thứ tự:
+ Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng.
+ Tả các màu vàng khác nhau của cảnh, vật.
+ Tả thời tiết, con người.
- Bài "Hoàng hôn trên sông Hương" tả sự thay đổi của cảnh vật theo thứ tự thời gian:
+ Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
+ Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
+ Tả hoạt động của con người bên bờ sông, mặt sông từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
+ Tả sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
II. Luyện tập
Nhận xét cấu tạo của bài văn sau:
Nắng trưa
 Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất.
 Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí bé nhỏ, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi.
 Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên từng đoạn ạ ời Hình như chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục câu ạ ời. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngừng lại, rồi cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại.
 Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im.
 Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong.
 Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!
Theo Băng Sơn
Hướng dẫn:
Em đọc kĩ bài văn và chỉ ra cấu tạo ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Nêu nội dung chính của mỗi phần.
* Cấu tạo của bài văn Nắng trưa có ba phần:
- Mở bài: (Câu văn đầu): Nhận xét chung về nắng trưa.
- Thân bài: Cảnh vật trong nắng trưa. Có bốn đoạn:
 + Đoạn 1: (từ Buổi trưa trong nhà... đến bốc lên mãi): Không khí bốc lên trong nắng dữ dội.
 + Đoạn 2: (từ Tiếng gì xa vắng... đến hai mi mắt khép lại): Tiếng võng tiếng hát ru em trong nắng trưa.
 + Đoạn 3: (từ Con gà nào... đến bóng duổi cũng lặng im): Cây cối và con vật trong nắng trưa.
 + Đoạn 4: (từ Ấy thế mà... đến cấy nốt thửa ruộng chưa xong): Hình ảnh mẹ trong nắng trưa.
- Kết bài (câu cuối - kết bài mở rộng): Nêu cảm nghĩ về mẹ.
Toán
Ôn tập: So sánh hai phân số
Lý thuyết:
2.Luyện tập:
Bài 1. Điền dấu > < =
 b. 67 1214
c. 1517 1017 d. 23 34
Bài 2. Viết các phân só theo thứ tự từ bé đén lớn :
a. 89 ; 56 ; 1718 b . 12 ; 34 ; 58
Kể chuyện
Lý Tự Trọng
Các em vào đường dẫn sau để nghe kể chuyện :
Thứ Năm ngày 23 tháng 9 năm 2021
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ đồng nghĩa
Các em làm các bài tập sau :
Bài 1:Tìm các từ đồng nghĩa
a) Chỉ màu xanh : 
b) Chỉ màu đỏ : 
c) Chỉ màu trắng : 
d) Chỉ màu đen : .. 
Hướng dẫn:
Em hãy tìm các từ chỉ màu sắc ở cấp độ đậm, nhạt khác nhau của mỗi màu.
Bài 2 Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 1.
 .
Bài 3 Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn sau:
Cá hồi vượt thác
 Đàn cá hồi gặp thác phải nghỉ lại lấy sức để sáng mai vượt sóng. Suốt đêm thác réo (điên cuồng, dữ dằn, điên đảo). Nước tung lên thành những búi trắng như tơ. Suốt đêm đàn cá rậm rịch.
 Mặt trời vừa (mọc, ngoi, nhô) lên. Dòng thác óng ánh (sáng trưng, sáng quắc, sáng rực) dưới nắng. Tiếng nước xối (gầm rung, gầm vang, gầm gào). Những con cá hồi lấy đà lao vút lên như chim. Chúng xé toạc màn mưa thác trắng. Những đôi vây xòe ra như đôi cánh.
 Đàn cá hồi lần lượt vượt thác an toàn. Đậu “chân” bên kia ngọn thác, chúng chưa kịp chờ cho cơn choáng đi qua, lại (cuống cuồng, hối hả, cuống quýt) lên đường.
Theo Nguyễn Phan Hách
Toán
Ôn tập: So sánh hai phân số (tiếp theo)
Học sinh làm bài tập 1,2,3 dưới Sách toán lớp 5 trang 7.
Bài 1 : Điền dấu > < =
35 1 b. 22 1 c. 94 1 d. 1 ..78
Nêu đặc điểm của phân số lớn hơn 1, bé hơn 1, bằng 1
Bài 2: /so sánh các phân số :
 a. 25 và 27 b. 59 56 c. 112 113
Nêu cách so sánh hai phân số có cùng tử số.
Bài 3 : Phân số nào lớn hơn ?
 a. 34 và 57 b. 27 và 49 c. 58 85
Địa lý
Việt Nam- đất nước chúng ta
Các em vào đường dẫn sau để xem bài giảng :
Mĩ thuật
Màu sắc trong trang trí
Các em thực hành vẽ Bài 1 vào vở Luyện tập Mỹ thuật lớp 5
Kỹ thuật
Đính khuy hai lỗ
Các em vào đường dẫn sau để xem bài giảng:
Thứ Sáu ngày 24 tháng 9 năm 2021
Khoa học
Sự sinh sản - Nam hay nữ?
Các em vào đường dẫn sau để xem bài giảng:
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
Câu 1
Đọc bài văn dưới đây và nêu nhận xét:
a) Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
b) Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
c) Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả?
Buổi sớm trên cánh đồng
 Từ làng, Thủy đi tắt qua đồng để ra bến tàu điện. Sớm đầu thu mát lạnh. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.
Theo Lưu Quang Vũ
Hướng dẫn :
a: Em chỉ ra tên các sự vật (con người, cây cối, con vật, đồ vật...)
b: Từ hình ảnh của các sự vật, chỉ ra cách quan sát của tác giả: bằng mắt, mũi, tai, miệng hay làn da.
c: Em hãy chọn chi tiết tiêu biểu.
Câu 2
Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
Dàn ý tả cảnh buổi sáng trong công viên.
a) Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh công viên vào buổi sớm (trong lành, yên tĩnh, tràn đầy sức sống).
b) Thân bài: Tả từng phần của ảnh vật trong công viên.
- Cây cối: Những hàng cây cổ thụ cao vút với muôn nghìn chiếc lá xanh tươi. Những bồn hoa cúc, hồng,... màu sắc rực rỡ, đung đưa đón chào tia nắng sớm. Trên từng lá cây còn đọng lại muôn hạt sương đêm long lanh, tinh khiết.
- Mặt hồ: nước trong vắt, gợn sóng lăn tăn. Thỉnh thoảng, vài chú cá tinh nghịch lại ngoi lên đớp mồi, làm khuấy động mặt nước trong phút chốc.
- Những con đường: sạch sẽ, cong mềm mại theo ven hồ. 
- Đàn chim: chim sẻ, chim chích cùng các bạn chim sâu đua nhau nhảy nhót chuyền cành, hát líu lo chào đón bình minh.
- Quanh hồ và trên mỗi hàng ghế đá công viên: người lớn chạy thể dục, các cụ già chầm chậm với bài thể dục dưỡng sinh, những em bé đạp chiếc xe ba bánh, thích thú chạy đua theo từng bước chân của bố, tiếng cười nói, tiếng nói chuyện xôn xao khiến bức tranh sớm mai trở nên sinh động.
- Nhận xét chung: Cảnh buổi sáng ở công viên thật bình yên và tươi đẹp. 
c) Kết bài: Em rất thích đến công viên vào những buổi sớm mai.
Toán
Phân số thập phân
Các em vào đường dẫn sau để xem bài giảng:
Tiếng Anh
Các em vào đường dẫn sau để xem bài giảng:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_1_nam_hoc_2021_2022_truong_th_ban_chau.docx