Giáo án Lớp 5 (Soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh) - Tuần 20 - Năm học 2018-2019

Giáo án Lớp 5 (Soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh) - Tuần 20 - Năm học 2018-2019

Tập đọc

THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.

3. Thái độ: Học đức tính nghiêm minh, công bằng.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

 - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ , bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc

 - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

 

doc 48 trang cuongth97 04/06/2022 5400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 (Soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh) - Tuần 20 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2019
Tập đọc
THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.
3. Thái độ: Học đức tính nghiêm minh, công bằng.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ , bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS thi đọc phân vai trích đoạn kịch (Phần 2) và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS thi đọc
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (10 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 (Lưu ý tốc độ đọc của nhóm M1,2)
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Cho HS chia đoạn: 3 đoạn
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: Linh Từ Quốc Mẫu, kiệu, chuyên quyền, ...
- Đọc nối tiếp lần 2.
- Giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp.
- Cho HS thi đọc
- GV đọc mẫu
- 1HS đọc toàn bài
- HS chia đoạn
+ Đoạn 1: từ đấu đến ...ông mới tha cho.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến ...thưởng cho.
+ Đoạn 3: phần còn lại.
- HS nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1
- HS luyện đọc từ ngữ khó đọc.
- HS luyện đọc lần 2
- 3HS giải nghĩa từ (dựa vào SGK).
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- HS thi đọc phân vai hoặc đọc đoạn
- HS nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Khi có một người xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
+ Theo em cách xử sự này của Trần Thủ Độ có ý gì?
+ Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lý ra sao?
+ Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
+ Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?
- Cho HS báo cáo, giáo viên nhận xét, kết luận.
- Nhóm trưởng điều khieenr nhóm đọc bài TLCH sau đó chia sẻ kết quả
+ Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu người đó phải chặt một ngón chân để phân biệt với những câu đương khác.
+ HS trả lời
+ Ông hỏi rõ đầu đuôi sự việc và thấy việc làm của người quân hiệu đúng nên ông không trách móc mà còn thưởng cho vàng, bạc.
+ Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
+ Ông là người cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỷ cương phép nước.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
* Cách tiến hành:
- GVđưa bảng phụ ghi sẵn đoạn 3 lên và hướng dẫn đọc.
- Phân nhóm 4 cho HS luyện đọc.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen nhóm đọc hay
- HS đọc phân vai: người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ (nhóm 4).
- 2 - 3 nhóm lên thi đọc phân vai.
5. Hoạt động ứng dụng: (2phút)
- Qua câu chuyện trên, em thấy Thái sư Trần Thủ Độ là người như thế nào ?
- Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước
6. Hoạt động sáng tạo: (1phút)
- Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 - Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.
 - HS làm bài 1(b,c), bài 2, bài 3a.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.
3. Thái độ: Chăm chỉ làm bài.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.
- Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS tổ chức thi đua: Nêu quy tắc tính chu vi hình tròn
- Gv nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đua nêu 
- HS khác nhận xét 
- HS ghi bảng
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.
 - HS làm bài 1(b,c), bài 2, bài 3a.
* Cách tiến hành:
 Bài 1(b,c): HĐ cá nhân
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm vào vở, chia sẻ kết quả
- GV chữa bài, kết luận
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi của hình tròn
Bài 2: HĐ cặp đôi
- Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:
+ BT yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Hãy viết công thức tính chu vi hình tròn biết đường kính của hình tròn đó.
+ Dựa vào cách tính công thức suy ra cách tính đường kính của hình tròn 
- Cho HS báo cáo
- GV nhận xét, kết luận 
- Tương tự: Khi đã biết chu vi có thể tìm được bán kính không? Bằng cách nào?
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS làm vào vở, chia sẻ 
- Nhận xét bài làm của HS, chốt kết quả đúng.
Bài 3a: HĐ cá nhân
- HS tự trả lời câu hỏi để làm bài:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài
- GV kết luận
Bài 4(Bài tập chờ): HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Mời 1 HS nêu kết quả, giải thích cách làm 
- GV nhận xét
- Tính tính chu vi hình tròn có bán kính r
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ
 Giải
b. Chu vi hình tròn là
 4,4 x 2 x 3,14 = 27,632 (dm)
c. Chu vi hình tròn là 
 2 x 2 x 3,14 = 15,7 (cm )
 Đáp số :b. 27,632dm
 c. 15,7cm 
- HS thảo luận
- Biết chu vi, tính đường kính (hoặc bán kính)
 C = d x 3,14
Suy ra:
 d = C : 3,14
 C = r x 2 x 3,14
Suy ra:
 r = C : 3,14 : 2
 Bài giải
a. Đường kính của hình tròn là 
 15,7 : 3,14 = 5 (m)
b. Bán kính của hình tròn là 
 18,84 : 3,14 : 2 = 3(dm)
 Đáp số : a. 5dm
 b. 3dm
- HS tự tìm hiểu đề bài
- Đường kính của bánh xe là 0,65m
a) Tính chu vi của bánh xe 
- HS làm bài, chia sẻ kết quả
Bài giải
 Chu vi bánh xe là: 
 0,65 x 3,14 = 2,041 (m)
 Đáp số a) 2,041m
- HS làm bài
- HS suy nghĩ tìm kết quả đúng.
*Kết quả:
 - Khoanh vào D
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Tìm bán kính hình tròn biết chu vi là 9,42cm
- HS tính: 
9,42 : 2: 3,14 = 1,5(cm)
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Vận dụng các kiên thức đã học vào thực tế.
- HS nghe và thực hiện
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
----------------------------------------------------------
Lịch sử
ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN
BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945 - 1954)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết sau cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ giặc"giặc đói", "giặc dốt", giặc ngoại xâm".
2. Kĩ năng:Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
+ 19-12-1946: toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
+ Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ. 
3.Thái độ: Giáo dục học sinh lòng tự hào về lịch sử của dân tộc và ý thức tích cực học tập góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước hoà bình...
4. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
- GV:
+ Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ một số địa danh gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu).
 + Các hình minh hoạ chiến dịch VB thu- đông 1947, Biên giới thu - đông 1950, ĐBP 1954.
+ Phiếu học tập của HS.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi khởi động với các câu hỏi:
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ? 
+ Trình bày diễn biến của trận Điện Biên Phủ? 
+ Kể tên những tấm gương dũng cảm trong chiến dịch Điện Biên Phủ ?
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: - Biết sau cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ giặc"giặc đói", "giặc dốt", giặc ngoại xâm".
 - Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Lập bảng các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945 - 1954.
- Gọi HS đã lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945- 1954 vào giấy khổ to dán lên bảng. 
- Cả lớp thống nhất bảng thống kê các giai đoạn như sau: 
- HS cả lớp lập bảng thống kê và đọc lại bảng thống kê của bạn đối chiếu với bảng thống kê của mình và bổ sung ý kiến.
Thời gian
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
Cuối năm 1945 đến năm 1946
- Đẩy lùi “Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”
19- 12- 1946
- Trung ương Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến
20- 12- 1945
- Đài tiếng nói VN phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ.
20- 12- 1956 đến tháng 2- 1947
- Cả nước đồng loạt nổ súng chiến đấu tiêu biểu là cuộc chiến đấu của nhận dân HN với tinh thần " Quyết tử cho TQ quyết sinh"
Thu - đông 1947
- Chiến dịch Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp” 
Thu - đông 1950 từ 16-> 18 - 9 - 1950
- Chiến dịch Biên giới 
- Trận Đông Khê, gương chiến đấu dũng cảm của La Văn Cầu 
Sau chiến dịch biên giới tháng 12- 1951
1- 5- 1952
- Tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho tuyền tuyến sẵn sàng chiến đấu.
- ĐHĐB toàn quốc lần thứ 2 của Đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến.
- Khai mạc đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc, đại hội bầu ra 7 anh hùng tiêu biểu.
30- 3- 1954 
7-5-1954
- Chiến dịch ĐBP toàn thắng. Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
Hoạt động 2: Trò chơi Hái hoa dân chủ
- GV tổ chức cho HS hái hoa dân chủ để ôn lại các kiến thức lịch sử đã học
+ Câu hỏi của trò chơi
1. Vì sao nói: ngay sau CM tháng Tám nước ta ở trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc?
2. Vì sao Bác Hồ nói nạn đói nạn dốt là giặc đói, giặc dốt?
3. Kể về một câu chuyện cảm động của BH trong những ngày cùng nhân dân diệt giặc đói giặc dốt? 
4. Nhân dân ta đã làm gì để chống giặc đói giặc dốt?
5. Bạn hãy cho biết câu nói: “Không, chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ" là của ai? nói vào thời gian nào.
- Nhận xét
- HS tham gia chơi
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
“ Chín năm làm một Điện Biên,
 Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!”
- Em hãy cho biết : Chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
- Chín năm đó được bắt đầu vào sự kiện ngày 19-12-1946 và kết thúc vào thời gian 7-5-1954
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Về nhà tìm các "địa chỉ đỏ" bằng cách dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2019
Chính tả
 CÁNH CAM LẠC MẸ (Nghe - viết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
 - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
 - Làm được bài tập 2a.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng điền d/r/gi.
3. Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu quý các loài vật trong môI trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT.
* GDBVMT: Giáo dục HS biết yêu quý các loài vật trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập2a.
- Học sinh: Vở viết.	
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Tìm đúng, tìm nhanh" từ ngữ trong đó có tiếng chứa r/d/gi (hoặc chứa o/ô).
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động chuẩn bị viết chính tả:(6 phút)
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
(Lưu ý nhắc nhở HS nhóm (M1,2) nắm được nội dung bài và viết được các từ khó trong bài)
*Cách tiến hành:
* Tìm hiểu nội dung bài thơ
- Gọi 1 HS đọc bài thơ.
+ Chú cánh cam rơi vào hoàn cảnh như thế nào?
+ Những con vật nào đã giúp cánh cam?
+ Bài thơ cho em biết điều gì?
*Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được
- Lưu ý HS cách trình bày bài thơ 
- 1 HS đọc bài trước lớp.
- Chú bị lạc mẹ, đi vào vườn hoang. Tiếng cánh cam gọi mẹ khàn đặc trên lối mòn.
+ Bọ dừa, cào cào, xén tóc.
+ Cánh cam lạc mẹ nhưng được sự che chở, yêu thương của bạn bè.
- HS nối tiếp nhau nêu các từ khó viết chính tả. Ví dụ: Vườn hoang, xô vào, trắng sương, khản đặc, râm ran...
- HS dưới viết vào giấy nháp hoặc bảng con.
- HS nghe
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
 (Lưu ý: Theo dõi tốc độ viết của nhóm M1,2)
*Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu lần 1.
- GV đọc lần 2 (đọc chậm)
- GV đọc lần 3.
- HS theo dõi.
- HS viết theo lời đọc của GV để viết.
- HS soát lỗi chính tả.
4. HĐ chấm và nhận xét bài (5phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành: 
- GV chấm 7-10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
- Thu bài chấm 
- HS nghe
5. HĐ làm bài tập: (6 phút)
* Mục tiêu: HS làm được bài tập 2a.
 (Giúp đỡ HS nhóm M1,2 hoàn thành bài tập)
* Cách tiến hành:
Bài 2a: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc yêu cầu của câu a.
- GV giao việc:
 + Các em đọc truyện.
 + Chọn r, d hoặc gi để điền vào chỗ trống sao cho đúng.
- HS làm bài tập.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
- Lớp làm vào vở, 1HS làm bài trên bảng lớp.
- Các tiếng cần lần lượt điền vào chỗ trống như sau: ra, giữa, dòng, rò, ra duy, ra, giấu, giận, rồi.
6. Hoạt động ứng dụng:(2phút)
- Điền vào chỗ trống r, d hay gi:
Tôi là bèo lục bình
Bứt khỏi sình đi ....ạo
.....ong mây trắng làm buồm
Mượn trăng non làm ....áo. 
- HS làm bài
Tôi là bèo lục bình
Bứt khỏi sình đi dạo
Dong mây trắng làm buồm
Mượn trăng non làm giáo.
7. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Tiếp tục tìm hiểu quy tắc chính tả khi viết r/d/gi
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------------------------
 Toán
DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
 - Biết quy tắc tính diện tích hình tròn.
 - HS làm bài 1(a,b), bài 2(a,b), bài 3.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính diện tích hình tròn.
3.Thái độ: Chăm chỉ làm bài.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
- GV: chuẩn bị hình tròn bán kính 10cm và băng giấy mô tả quá trình cắt, dán các phần của hình tròn.
- HS: Mỗi HS đều có một hình tròn bằng bìa mỏng, bán kính 5cm. Chuẩn bị sẵn kéo cắt giấy, hồ dán và thước kẻ thẳng.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS tổ chức thi hỏi đáp:
+ Nêu quy tắc và công thức tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi?
+ Nêu quy tắc và công thức tính bán kính của hình tròn khi biết chu vi?
- Nhận xét
- Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu tiết học.
- HS nêu
+ d = C : 3,14
+ r = C : 2 : 3,14
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Biết quy tắc tính diện tích hình tròn.
*Cách tiến hành: 
*Giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn 
- Cho HS thảo luận nhóm tìm ra quy tắc tính diện tích hình tròn rồi báo cáo.
- GV giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn thông qua bán kính như SGK.
+ Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
+ Ta có công thức :
S = r x r x 3,14
Trong đó :
S là diện tích của hình tròn
r là bán kính của hình tròn.
- GV yêu cầu: Dựa vào quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn em hãy tính diện tích của hình tròn có bán kính là 2dm.
- GV nhận xét và nêu lại kết quả của bài
- GVcho HS đọc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn 
- HS báo cáo.
- HS làm bài vào giấy nháp, sau đó HS đọc kết quả trước lớp.
Diện tích của hình tròn là :
2 x 2 x 3,14 = 12,56 (dm2)
- Lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14
- HS ghi vào vở:
 Stròn= r x r x 3,14
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: - HS cả lớp làm bài 1(a,b), bài 2(a,b), bài 3.
 - HS( M3,4) làm tất cả các bài tập
 (Lưu ý: Giúp đỡ nhóm học sinh M1,2 hoàn thành các bài tập)
*Cách tiến hành:
Bài 1(a, b): HĐ cá nhân
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình tròn.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 2(a,b): HĐ cá nhân
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét chung, chữa bài.
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét kết luận
- Cả lớp theo dõi
- HS nêu
- HS làm vào vở, chia sẻ trước lớp
Bài giải
a, Diện tích của hình tròn là :
 5 x 5 x 3,14 = 78,5 (cm2)
b, Diện tích của hình tròn là :
 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (dm2)
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm vào vở, báo cáo kết quả 
Bài giải
a, Bán kính của hình tròn là :
12 : 2 = 6 (cm)
Diện tich của hình tròn là :
6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2)
b, Bán kính của hình tròn là :
 7,2 : 2 = 3,6 (dm)
Diện tích của hình tròn là :
 3,6 x 3,6 x 3,14 = 40,6944 (dm2)
- Tính S của mặt bàn hình tròn biết 
r = 45cm 
- Cả lớp làm vào vở, chia sẻ kết quả 
Bài giải
Diện tích của mặt bàn hình tròn là :
 45 x 45 x 3,14 = 6358,5 (cm2)
 Đáp số: 6358,5cm
4. Hoạt động ứng dụng:(2phút)
- Tính diện tích hình tròn có bán kính là 1,5cm. 
- HS tính:
1,5 x 1,5 x 3,14 = 7,065(cm2)
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tính diện tích bề mặt một đồ vật hình tròn của gia đình em.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------------------------
 Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Hiểu nghĩa của từ công dân( BT1).
2. Kĩ năng:
- Xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2.
- Nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh( BT3, BT4)
- HS( M3,4) làm được BT4 và giải thích lí do không thay được từ khác.
3. Thái độ: Sử dụng từ ngữ chính xác.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ
	- Học sinh: Vở viết, SGK	, từ điển
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS lần lượt đọc đoạn văn đã viết ở tiết Luyện từ và câu trước, chỉ rõ câu ghép trong đoạn văn, cách nối các vế câu ghép.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài- Ghi bảng
- HS đọc
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Hiểu nghĩa của từ công dân( BT1).
- Xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2.
- Nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh( BT3, BT4)
- HS( M3,4) làm được BT4 và giải thích lí do không thay được từ khác.
(Giúp đỡ HS M1,2 hoàn thành các bài tập )
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1, đọc 3 câu a, b, c.
- GV giao việc: 
+ Các em cần đọc 3 câu a, b, c.
+ Khoanh tròn trước chữ a, b hoặc c ở câu em cho là đúng.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bài kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
 Bài 2: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2
- GV giao việc: 
 + Đọc kỹ các từ đã cho.
 + Đọc kỹ 3 câu a, b, c.
 + Xếp các từ đã đọc vào 3 nhóm a, b, c sao cho đúng.
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bài kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng 
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc: 
 + Đọc các từ BT đã cho.
 + Tìm nghĩa của các từ.
 + Tìm từ đồng nghĩa với công dân.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bài kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV giao công việc :
- Các em đọc câu nói của nhân vật Thành
- Chỉ rõ có thể thay thế từ “công dân” trong câu nói đó bằng từ đồng nghĩa được không?
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả 
- GV nhận xét chữa bài.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- HS dùng bút chì đánh dấu trong SGK 
- Một số HS phát biểu ý kiến.
Ý đúng: Câu b
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào vở (tra từ điển để tìm nghĩa của các từ đã cho).
- Một số HS trình bày miệng bài làm của mình.
+ Công bằng: Phải theo đúng lẽ phải, không thiên vị.
+ Công cộng: thuộc về mọi người hoặc phục vụ chung cho mọi người trong xã hội.
+ Công lý: lẽ phải phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
+ Công nghiệp: ngành kinh tế dùng máy móc để khai thác tài nguyên, làm ra tư liệu sản xuất hoặc hàng tiêu dùng.
+ Công chúng: đông đảo người đọc, xem, nghe, trong quan hệ với tác giả, diễn viên ...
+ Công minh: công bằng và sáng suốt.
+ Công tâm: lòng ngay thẳng chỉ vì việc chung không vì tư lợi hoặc thiên vị.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân; tra từ điển để tìm nghĩa các từ; tìm từ đồng nghĩa với từ công dân.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
+ Các từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS theo dõi.
- HS làm bài, chia sẻ kết quả
- Trong các câu đã nêu không thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa với nó vì từ công dân trong câu này có nghĩa là người dân của một nước độc lập, trái nghĩa với từ nô lệ ở vế tiếp theo. Các từ đồng nghĩa : nhân dân, dân, dân chúng không có nghĩa này
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Từ nào dưới đây chứa tiếng "công" với nghĩa "không thiên vị" : công chúng, công cộng, công minh, công nghiệp.
- HS nêu: công minh
4. Hoạt động sáng tạo: (1phút)
- Viết một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ của một công dân nhỏ tuổi đối với đất nước.
- HS nghe về thực hiện.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------------
Địa lí
CHÂU Á (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư của châu Á:
 + Có số dân đông nhất.
 + Phần lớn dân cư châu Á là người da vàng.
- Nêu một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu Á:
 + Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển. 
 - Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á: 
 + Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm.
 + Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản.
2. Kĩ năng: Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân Châu Á.
* HS (M3,4):
 + Dựa vào lược đồ xác định được vị trí của khu vực Đông Nam Á.
 + Giải thích được vì sao dân cư châu Á lại tập trung đông đúc tại đồng bằng châu thổ: do đất đai màu mỡ, đa số cư dân làm nông nghiệp.
 + Giải thích được vì sao Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
3. Thái độ: Bảo vệ môi trường sống.
4. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
- GV:
 + Bản đồ các nước châu Á.
 + Bản đồ tự nhiên châu Á.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi
 - Kĩ thuật trình bày 1 phút
 - PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Cho HS nêu đặc điểm tự nhiên của châu Á.
- HS nghe
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm về dân cư của châu Á
- Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á. 
- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân Châu Á.
(Giúp đỡ HS nhóm M1,2 nắm được nội dung bài học)
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu học sinh đọc bảng số liệu về dân số các châu ở bài 17 để so sánh số dân châu Á với số dân của các châu lục khác.
- Cho HS trả lời theo câu hỏi:
- So sánh số dân châu Á với 1 số châu lục trên thế giới?
- Dân cư châu Á tập trung ở những vùng nào? Tại sao?
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 5.
- Nêu tên một số ngành sản xuất ở châu Á?
- Cây bông, cây lúa gạo được trồng nhiều ở những nước nào?
- Tên các nước khai thác nhiều dầu mỏ, sản xuất nhiều ô tô?
- GV nhận xét, kết luận
* Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18.
- Cho biết vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
- Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
- Ghi nhớ: 
- HS báo cáo kết quả
- Châu Á có số dân đông nhất trên thế giới.
- Đa số dân cư châu Á là người da vàng. Họ sông tập trung đông đúc tại các cùng đồng bằng châu thổ màu mỡ. Vì nơi đó thuận tiện cho ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
- HS tự trả lời câu hỏi rồi báo cáo:
- Trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô.
- Được trồng nhiều ở nước Trung Quốc và Ấn Độ.
- Khai thác dầu ở Trung Quốc và ấn Độ.
- Sản xuất nhiều ô tô: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
- HS quan sát
- Nằm ở phía Đông Nam châu Á, phía Đông giáp với Thái Bình Dương, phía Tây Nam giáp với Ấn Độ Dương, phía Bắc giáp Trung Quốc.
- Vì khu vực Đông Nam Á có khí hậu nóng ẩm.
- Học sinh đọc lại
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Kể tên 11 nước thuộc khu vực ĐNÁ ?
- HS nêu: Viêt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Sin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Đông-ti-mo, Mi-an-ma,Bru-nây...
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tìm hiểu về một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_soan_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_hoc_s.doc