Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 4 - Năm học 2020-2021
Tiết 3: Tiếng Anh
Tiết 4: Tập đọc
Những con sếu bằng giấy
I. Mục tiêu: Giúp HS
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài. Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
*GDKNS: Xác định giá trị-Thể hiện sự cảm thông (bày rỏ sự chia sẻ, cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2020 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Toán Ôn tập bổ sung về giải toán I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Làm quen với bài toán tỉ lệ. - Biết cách giải bài toán liên quan đến tỉ lệ. - Giáo dục học sinh tính toán cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng số viết vào bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu học sinh nêu lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số. - Nhận xét B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ a, Ví dụ: - GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung và yêu cầu học sinh đọc. 1 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô mét? 2 giờ người đó đi được bao nhiêu ki -lô - mét? 2 giờ gấp mấy lần 1 giờ? 8 km gấp mấy lần 4 km? Như vậy thời gian đi gấp lên 2 lần thì quãng đường đi được gấp mấy lần? 3 giờ người đó đi được mấy km? 3 giờ so với một giờ thì gấp mấy lần? 12 km so với 4 km thì gấp mấy lần? + Như vậy thời gian đi gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp mấy lần ? + Qua ví dụ trên bạn nào có thể nêu được mối quan hệ giữa thời gian đi và quãng đường đi được? Kết luận, chốt ý: Thời gian gấp lờn b, Bài toán: - GV yêu cầu học sinh đọc đề toán. + Bài toán cho em biết những gì? hỏi gì? - GV yêu cầu học sinh tóm tắt đề toán. - GV hướng dẫn học sinh viết tóm tắt như sgk trình bày. - Yêu cầu học sinh suy nghĩ cách giải. - Cho một số học sinh lên trình bày. Nhận xét, hướng dẫn theo trình tự như sau: * Giải bằng cách rút về đơn vị: + Biết 2 giờ ô tô đi được 90 km, làm thế nào để tính được số ki - lô - mét ô tô đi được trong 1 giờ? + Biết 1 giờ ô tô đi được 45 km. Tính số km đi được trong 4 giờ? + Như vậy để tìm được số km ô tô đi được trong 4 giờ chúng ta làm như thế nào? + Dựa vào mối quan hệ nào chúng ta có thể làm được như thế? * GV: Bước tìm số km đi trong một giờ ở bài tập trên người ta gọi là bước rút về đơn vị. * Giải bằng cách tìm tỉ số + So với 2 giờ thì 4 giờ gấp mấy lần? + Như vậy quãng đường 4 giờ đi được gấp mấy lần quãng đường 2 giờ đi được? Vì sao? + Vậy 4 giờ đi được bao nhiêu km? + Như vậy chúng ta đã làm như thế nào để tìm được quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ? - Bước tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần được gọi là bước tìm tỉ số 4. Thực hành Bài 1 (19-sgk) - Gọi học sinh đọc đề bài + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + Theo em nếu giá tiền không đổi, số tiền mua vải gấp lên thì số vải mua được sẽ như thế nào? Tăng lên hay giảm đi? + Số tiền mua vải giảm đi thì số mét vải sẽ như thế nào? + Em hãy nêu mối quan hệ số tiền và số vải mua được? - Yêu cầu học sinh giải? - Nhận xét, chữa bài. + Em đã giải bài tập bằng cách nào? + Có thể giải bài toán bằng cách tìm tỉ số không? Vì sao? 5. Củng cố dặn dò - Tóm nội dung, nhận xét tiết học. - Dặn dò về nhà. Học sinh nêu: -Vẽ sơ đồ - Tính tổng (hiệu) số phần bằng nhau - Tính giá trị 1 phần - Tìm số bộ, số lớn; 1 học sinh đọc 1 giờ đi được 4 km 2 giờ di được 8 km. 2 lần. 2 lần. Quãng đường đi đuợc gấp 2 lần. Đi được 12 km. 3 lần. 3 lần. + Quãng đuờng đi được gấp 3 lần. + Thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được gấp lên bấy nhiêu lần. - Học sinh đọc đề toán Tóm tắt: 2 giờ: 4 km 4 giờ:..km? + Lấy 90 : 2 = 45 (km) - Trong 4 giờ ô tô đi được là: 45 4 = 180 (km) - Tìm số km ô tô đi được trong 1 giờ. - Lấy số km trong một giờ nhân với 4. - Vì biết thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần. - Số lần 4 giờ gấp 2 giờ số lần là: 4 : 2 = 2 ( lần) + Gấp 2 lần. Vì khi gấp thời gian lên bao nhiêu lần thì gấp quãng đường lên bấy nhiêu lần. + Trong 4 giờ đi được: 90 2 = 180 ( km) + Tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần. + Lấy 90 nhân với số lần vừa tìm đuợc. - HS đọc đề. - HS trả lời. - Số tiền mua vải tăng lên thì số vải mua được cũng tăng lên. - Số tiền mua vải giảm đi thì số vải mua được cũng giảm đi. - Khi tiền mua vải gấp lên bao nhiêu lần thì vải mua được gấp lên bấy nhiêu lần. Bài giải: Mua 1 m vải hết số tiền là: 80 000 : 5 = 16 000 ( đồng) Mua 7 m vải đó hết số tiền là: 16 000 7 = 112 000 ( đồng) Đáp số: 112 000 ( đồng) - Rút về đơn vị. - Không vì: 7 không chia hết cho 5. - Học Chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Tiếng Anh Tiết 4: Tập đọc Những con sếu bằng giấy I. Mục tiêu: Giúp HS 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài. Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. 2. Hiểu ý nghĩa của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3) *GDKNS: Xác định giá trị-Thể hiện sự cảm thông (bày rỏ sự chia sẻ, cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại) II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc phân vai vở kịch Lòng dân. - Nhận xét B. Bài mới 1.Giới thiệu bài - GV giới thiệu, ghi bảng. 2. Luyện đọc - Gọi 1 HS đọc cả bài + Lần 1: đọc, sửa phát âm. - GV chia 4 đoạn, gọi HS đọc nối tiếp + Lần 2: đọc, hướng dẫn câu dài, nhận xét, đánh giá. + Lần 3: đọc, giải nghĩa từ. - HS đọc nhóm đôi, gọi đại diện đọc trước lớp, nhận xột - GV đọc mẫu. 3.Tìm hiểu bài - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn đầu và trả lời câu hỏi: + Mĩ chế tạo ra bom nguyên tử khi nào? + Hơn nửa tháng sau Mĩ đã quyết định điều gì? - Y/c HS nêu ý 1. - HS đọc thầm đoạn 2 + Hậu quả mà hai quả bom nguyên tử đã gây ra cho nước Nhật là gì? Từ ngữ: phóng xạ nguyên tử (Sgk) - Y/c HS nêu ý 2. * GV giảng: Mĩ ném hai...tử để chứng tỏ sức mạnh của mình, hòng làm thế giới khiếp sợ... phóng xạ nguyên tử có thể di truyền cho nhiều thế hệ sau. - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 + Từ khi bị nhiễm phóng xạ, bao lâu sau Xa- da- cô mới mắc bệnh? + Lúc đó Xa- da- cô mới mắc bệnh cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? + Vì sao Xa- da- cô lại tin như vậy? - Y/c HS nêu ý 3. - HS đọc thầm đoạn 4 + Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa- da- cô? + Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình? + Nếu như em đứng trước tượng đài của Xa- da- cô, em sẽ nói gì? - Y/c HS nêu ý 4. + Câu chuyện muốn nói với các em điều gì? 4. Đọc diễn cảm - Gọi HS đoạn từng đoạn và nêu giọng đọc của đoạn đó - Tổ chức cho hs đọc diễn cảm đoạn 3. - Học sinh nêu cách đọc - Đọc theo cặp. - Thi đọc. - Nhận xét, tuyên dương 5. Củng cố, dặn dò + Các em có biết trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ, Việt Nam chúng ta đã bị ném những loại bon gì và hậu quả của nó ra sao? - Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà 5 em đọc. - HS khác nhận xét. - HS lắng nghe - HS đọc + HS 1: Từ đầu xuống Nhật Bản. + HS 2: Hai.. nguyên tử + HS 3: Khi... 644 con + HS 4: Phần còn lại Câu dài: + Đoạn 3: ...Nhật/ và giới/...cô. 1 HS đọc. - HS đọc sửa cho bạn, nhận xét các nhóm đọc - Lắng nghe. - HS đọc thầm đoạn 1 + ngày 16/7/1945. + ném cả hai quả bom mới chế đó xuống Nhật Bản. Ý1: Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. + cướp đi sinh mạng của gần nửa triệu người. Đến 1951 phóng xạ nguyên tử. Ý2: Hậu quả do hai quả bom sinh ra. - Học sinh đọc thầm. + Mười năm sau. + Ngày ngày gấp sếu bằng giấy vì em tin vào truyền thuyết...bệnh. + Vì em chỉ sống được ít ngày, em mong muốn khỏi bệnh được sống như bao trẻ em khác. Ý3: Khát vọng sống của Xa-da-cô Xa-xa-ki. - HS đọc thầm + Gấp những con sếu gửi tới cho Xa- da- cô. + ...quyên góp tiền...hoà bình. + Học sinh nối tiếp nhau phát biểu: VD: Chúng tôi căm ghét chiến tranh. Ý4: Khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới Đại ý: Câu chuyện tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. 4 học sinh đọc + Đ1: Đọc to, rõ ràng. + Đ2: Đọc giọng trầm, buồn. + Đ3: Đọc giọng thương cảm, xúc động. + Đ4: Đọc giọng trầm., chậm Khi Hi – rô -xi- ma bị ...may mắn...phóng xạ...lâm bệnh nặng...viện/ nhẩm đếm..rằng/...một nghìn...lặng lẽ... toàn nước Nhật..chết/...644 con. 2 HS nêu. - HS đọc. - Thi đọc nối tiếp. + Bom âm thanh, bom từ trường, bom bi, bom na pan. - Về học, chuẩn bị bài sau Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020 Tiết 1+2: Mĩ thuật Tiết 3: Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. - Giáo dục học sinh tính toán cẩn thận. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ - Gọi học sinh chữa bài 3. - Nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 (19-sgk) - Học sinh đọc đề toán: + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + Biết giá tiền một quyển vở không thay đổi, nếu gấp số tiền mua vở lên một số lần thì số vở mua được sẽ như thế nào? - Yêu cầu học sinh tóm tắt rồi giải. - Một học sinh lên giải, Nhận xét chữa. + Trong hai bước tính của bài, bước nào gọi là bước rút về đơn vị? Bài 3 ( 20-sgk) - Gọi học sinh đọc đề toán. + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu học sinh tóm tắt, làm bài. - Nhận xét, chữa. + Trong bài tập trên bước nào gọi là bước tìm tỉ số? + Em đã giải bài toán bằng cách nào? Bài 4 (20- sgk) - Yêu cầu học sinh nêu mối quan hệ giữa số ngày làm và số tiền công nhận được, biết mức trả công một ngày không đổi? - Em đã giải bài toán bằng cách nào? 3. Củng cố dặn dò - Tóm tắt nội dung bài. - Nhận xét, hướng dẫn về nhà 2 học sinh lên bảng. - Học sinh nhận xét bổ sung. - HS lắng nghe. 2 học sinh đọc. + Mua 12 quyển vở hết 24 000 đồng. Mua 30 quyển vở hết bao nhiêu tiền? + Sẽ gấp lên bấy nhiêu lần. Tóm tắt: 12 quyển: 24 000đồng. 30 quyển: .......đồng? Bài giải: Mua 1 quyển vở hết số tiền là: 24 000 : 12 = 2 000 (đồng) Mua 30 quyển vở hết số tiền là: 2 000 30 = 60 000 ( đồng) Đáp số: 60 000 đồng. + Bước 1. Tóm tắt: 120 học sinh : 3 ô tô 160 học sinh:...ô tô? Bài giải: Mỗi ô tô chở được số học sinh là: 120 : 3 = 40 (học sinh) Số ô tô cần chở 160 học sinh là: 160 : 40 = 4 (ô tô) Đáp số: 4 ô tô. Tóm tắt: 2 ngày: 72 000đồng 5 ngày:....đồng? Bài giải: Số tiền công được trả trong một ngày là: 72 000 : 2 = 36 000( đồng) Số tiền công được trả trong 5 ngày là: 36 000 5 = 180 000 ( đồng) Đáp số: 180 000 đồng. - HS trả lời. - Học và chuẩn bị bài sau Tiết 4: LuyÖn tõ vµ c©u Từ trái nghĩa I. Mục tiêu: Gióp HS - Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1); biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước (BT2, BT3). - Hs hoàn thành tốt đặt được câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT3. II. Đồ dùng dạy học : Từ điển học sinh. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn ở Bài tập 3 (Luyện tập về từ đồng nghĩa) - Nhận xét 2. Dạy học bài mới a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi bảng b) Hướng dẫn HS tìm hiểu phần nhận xét Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài và thảo luận theo cặp - Gọi HS trình bày bài trước lớp + Hãy nêu nghĩa của từ “chính nghĩa” và “phi nghĩa”? + Em có nhận xét gì về nghĩa của hai từ chính nghĩa và phi nghĩa”? Kết luận: Phi nghĩa là trái với đạo lí. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa...Chính nghĩa là đúng với đạo lí. Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu chính nghĩa và phi nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Những từ có nghĩa trái ngược nhau là từ trái nghĩa. + Qua bài tập trên, em cho biết thế nào là từ trái nghĩa? Bài 2, 3: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để làm bài tập này - Nêu và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi : + Trong câu tục ngữ Chết vinh còn hơn sống nhục có những từ trái nghĩa nào? + Tại sao em cho rằng đó là những cặp từ trái nghĩa? + Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta? Kết luận: Cách dùng từ trái nghĩa luôn tạo ra sự tương phản trong câu. Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật những sự việc, sự vật, hoạt động, trạng thái,... đối lập nhau. + Từ trái nghĩa có tác dụng gì? c) Ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ - Yêu cầu HS tìm các từ trái nghĩa để minh hoạ cho ghi nhớ. GV ghi bảng. d) Luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS chỉ cần gạch chân dưới những từ trái nghĩa. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 2: (GV hướng dẫn và tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự bài tập 1) Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập + Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với các từ hoà bình, thương yêu, đoàn kết, giữ gìn (dùng từ điển). - Gọi các nhóm lên bảng và đọc bài. - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ xung. - Yêu cầu HS viết các từ vào vở. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS đọc câu mình đặt. GV chú ý lắng nghe và sửa lỗi về dùng từ, cách diễn đạt cho HS. 4. Củng cố - Dặn dò + Thế nào là từ trái nghĩa? + Từ trái nghĩa có tác dụng gì? - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà. 3 HS đọc bài theo yêu cầu của GV - HS lắng nghe. - Mỗi câu hỏi một HS trình bày. HS khác nhận xét, bổ xung. + Chính nghĩa: đúng với đạo lí, điều chính đáng, cao cả. + Phi nghĩa: trái với đạo lí. + Hai từ chính nghĩa và phi nghĩa có nghĩa trái ngược nhau. - Lắng nghe 2 HS tiếp nối nhau trả lời: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để hoàn thành bài. + Từ trái nghĩa: chết/ sống Vinh/ nhục + Vì chúng có nghĩa trái ngược nhau: sống và chết; vinh là được kính trọng, đánh giá cao, còn nhục là khinh bỉ. + Cách dùng từ trái nghĩa của câu tục ngữ làm nổi bật quan niệm sống của người Việt Nam ta: thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ. - HS lắng nghe. 2 HS tiếp nối nhau trả lời: Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật những sự việc, sự vật, hoạt động, trạng thái,... đối lập nhau. 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng 5 HS tiếp nối nhau phát biểu. Ví dụ : gầy/ béo ; lên/ xuống ;... 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. 1 HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp làm bài vào vở. Đáp án: đục/ trong, rách/ lành đen/ sáng, dở/ hay. - Lời giải đúng: a) Hẹp nhà rộng bụng. b) Xấu người, đẹp nết. c) Trên kính, dưới nhường. 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để hoàn thành bài. 1 nhóm báo cáo kết quả làm bài, mỗi HS đọc 1 từ. Ví dụ: a) hoà bình trái nghĩa với chiến tranh, xung đột. b) thương yêu trái nghĩa với căm ghét, căm giận, căm thù, căm hờn, ghét bỏ, thù ghét, thù hằn, thù nghịch,... c) đoàn kết trái nghĩa với chia rẽ, bè phái, xung khắc,... d) giữ gìn trái nghĩa với phá hoại, phá phách, tàn phá, huỷ hoại,... 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - HS tự đặt câu và viết vào vở 8 HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt. Ví dụ: + Mọi người đều yêu thích hoà bình và căm ghét chiến tranh. + Chúng ta nên thương yêu nhau, không nên thù ghét bất cứ ai. 2 HS lần lượt trả lời. - HS thực hiện Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2020 Tiết 1: Toán Ôn tập và bổ sung giải toán ( tiếp theo) I. Mục tiêu: Giúp HS Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thỉ đại lượng tương ứng lại giảm đi bấy nhiêu lần). Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. - Giáo dục học sinh tính toán cẩn thận. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ Nêu các cách giải bài toán liên quan đến tỉ lệ - Nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Dạy học bài mới a, Ví dụ: - GV ghi ví dụ yêu cầu học sinh đọc. + Nếu mỗi bao đựng 5 kg thì chia hết số gạo đó cho bao nhiêu bao? + Nếu mỗi bao đựng 10 kg thì chia hết số gạo đó cho bao nhiêu bao? + Khi số kg gao ở mỗi bao tăng từ 5 lên 10kg thì số bao gạo như thế nào? 5kg gấp lên mấy lần thì được 10 kg? 20 bao gạo giảm đi mấy lần thì được 10 bao gạo? + Khi số kg gạo ở mỗi bao gấp lên 2 lần thì số bao gạo thay đổi như thế nào? - Yêu cầu học sinh nhắc lại. * Tương tự với 20 kg gạo. + Khi số kg gạo ở mỗi bao gấp lên một số lần thì số bao gao có được thay đổi như thế nào? - Yêu cầu học sinh nhắc lại, GV ghi b, Bài toán: - Gọi học sinh đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - Yêu cầu học sinh suy nghĩ, nêu hướng giải của mình, GV nhận xét, khen. * Giải bằng cách rút về đơn vị. + Biết mức làm của mỗi người như nhau, nếu số người làm tăng thì số ngày sẽ thay đổi như thế nào? + Biết đắp nền nhà trong hai ngày thì cần 12 người, nếu muốn đắp xong nền nhà trong một ngày thì cần bao nhiêu người? + Biết đắp nền nhà trong một ngày thì cần 24 người, Hãy tính số người cần đắp nền nhà trong 4 ngày. - Yêu cầu 1 học sinh lên bảng giải, lớp làm nháp. + Em hãy nêu các bước giải bài toán trên? * Giải bằng cách tìm tỉ số: + So với 2 ngày thì 4 ngày gấp mấy lần 2 ngày? + Biết mức làm của mỗi người như nhau, Khi gấp số ngày làm xong nền nhà lên 2 lần thì số người cần làm thay đổi như thế nào? + Vậy làm xong nền nhà trong 4 ngày thì cần bao nhiêu người? - Yêu cầu một học sinh lên bảng giải, lớp nháp. - Nhận xét: + Em hãy nêu lại các bước giải bài toán trên? - GV: Bước tìm xem 4 ngày gấp 2 ngày mấy lần, gọi là bước tìm tỉ số 3. Thực hành Bài 1 (21-sgk) - Gọi học sinh đọc đề bài + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + Biết mức làm của mỗi người như nhau, khi gấp hay giảm số ngày làm việc một số lần thì số người cần để làm việc sẽ thay đổi như thế nào? - Yêu cầu học sinh làm bài, một học sinh lên bảng. - Nhận xét, chữa. + Vì sao để tính người để làm xong công việc trong một ngày chúng ta lại thực hiện phép nhân 10 x 7? + Vì sao để tính người cần để làm xong công việc trong 5 ngày ta lại thực hiện phép tính: 70: 5? + Trong hai bước giải, bước nào là bước rút về đơn vị? 4. Củng cố dặn dò + Qua bài này em nắm được gì về quan hệ tỉ lệ? - Tóm nội dung nhận xét tiết học- Dặn dò về nhà. Học sinh: Có hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. - Học sinh nhận xét bổ sung. - HS đọc yêu cầu. 20 bao. 10 bao + Giảm từ 20 bao xuống còn 10 bao. 10: 5 = 2; 5 kg gấp lên 2 lần thì được 10kg. 20: 10 = 2; 20 bao gạo giảm đi 2 lần thì được 10 bao. + Giảm đi 2 lần. - Giảm đi bấy nhiêu kần. - HS đọc đề bài. - HS trả lời. - Số ngày làm sẽ giảm đi - Cần số người là: 12 2 = 24 (người) - Cần 24 : 4 = 6 ( người) => Đắp nền nhà trong một ngày thì cần 24 người, đắp nền nhà trong 4 ngày thì cần số người giảm đi 4 lần là: 24 : 4 = 6 ( người) B1: Tìm số người cần để làm trong một ngày. B2: Tìm số người cần làm trong 4 ngày. 4 : 2 = 2 ( lần) - Giảm đi 2 lần. - Cần 12 : 2 = 6 ( người) - Tìm số lần 4 ngày gấp 2 ngày. - Tìm số người làm trong 4 ngày - HS đọc. - Hs trả lời. - Số người để làm việc sẽ giảm đi hoặc tăng lên bấy nhiêu lần. Bài giải: Để làm xong công việc trong một ngày thì cần số người là: 10 7 = 70 ( người) Để làm xong công việc trong 5 ngày thì cần số người là: 70 : 5 = 14 ( người) Đáp số: 14 người. - Vì 1 ngày kém 7 ngày 7 lần nên số người làm xong công việc trong một ngày gấp lên 7 lần thì làm xong công việc trong 7 ngày. - Vì 1 ngày kém 5 ngày 5 lần, vậy số người làm việc trong một ngày gấp số người làm việc xong trong 5 ngày 5 lần. - Bước tìm số người cần để làm xong trong 1 ngày. - Đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng kia giảm đi bấy nhiêu lần. - Học và chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Tập đọc Bài ca về trái đất I. Mục tiêu: Giúp HS - Đọc đúng các từ ngữ và đọc trôi chảy bài thơ. - Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào. - Hiểu ND, ý nghĩa: Mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ. quyền bình đẳng của các dân tộc. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; học thuộc 1, 2 khổ thơ). - HTL ít nhất một khổ thơ. (HS khá, giỏi học thuộc và đọc diễn cảm được toàn bộ bài thơ). II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK - Bảng phụ viết sẵn những câu thơ cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS lên bảng đọc bài : Những con sếu bằng giấy - Nhận xét HS 2. Bài mới 2.1 Giới thiệu bài - GV cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng 2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc - Gọi 1 HS đọc toàn bài + Lần 1: Hướng dẫn HS đọc, kết hợp với sửa sai. + Lần 2: Hướng dẫn HS đọc, kết hợp với giải thích từ khó: khói hình nấm, bom H, bom A, hành tinh... + Lần 3: Hướng dẫn HS đọc, kết hợp với hướng dẫn đọc câu khó. - Đọc nhóm đôi - Đại diện các nhóm đọc bài - GV đọc mẫu. 2.3 Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: - GV hướng dẫn HS trao đổi và trả lời câu hỏi trong SGK. + Hình ảnh trái đất có gì đẹp? - Y/c HS nêu ý 1. + Hai câu thơ: Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm - Màu da nào cũng quý, cũng yêu.- ý nói gì? - Y/c HS nêu ý 2. + Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất? - Y/c HS nêu ý 3. + Nội dung chính của bài thơ muốn nói lên điều gì? 2.4 Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - GV gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài + Em hãy dựa vào nội dung bài để tìm giọng đọc cho phù hợp cuả bài thơ. - GV treo bảng phụ có nội dung cần luyện đọc - GV đọc mẫu, hướng dẫn HS cách đọc phù hợp. - Yêu cầu HS luỵên đọc theo cặp - Tổ chức HS thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng. - Nhận xét - Cả lớp hát bài: Bài ca về trái đất. 3. Củng cố- Dặn dò + Bài thơ này muốn nhắn nhủ đến các em điều gì? - GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS về nhà. 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - HS lắng nghe. 1 HS khá đọc lại toàn bài. - HS luyện đọc dưới sự hướng dẫn của GV. Trái đất này/ là của chúng mình. Quả bóng xanh/ bay giữa trời xanh. ...Trái đất trẻ/ của bạn trẻ năm châu Vàng, trắng, đen.../ dù da khác màu. - HS đọc, sửa cho bạn - HS đọc, nhận xét - Lắng nghe. - Trái đất giống như một quả bóng xanh... Ý1: Trái đất của chúng ta rất đẹp và yên bình. - Hai câu thơ ý muốn nói mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng nhưng đều thơm và quý. Mọi người trên thế giới đều có quyền bình đẳng, tự do, đáng yêu như nhau. Ý2: Mọi người, mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng. - Chúng ta phải cùng nhau chống chiến tranh, chống bom H, bom A... Ý3: Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi. Đại ý: Bài thơ là lời kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. - Toàn bài đọc với giọng hồn nhiên, vui tươi, rộn ràng. Câu cuối cùng đọc chậm hơn các câu trước. - HS luyện đọc theo sự hướng dẫn của GV - Lắng nghe. - HS luyện đọc theo cặp. 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - HS nối tiếp nhau trả lời. - HS thực hiện. Tiết 3: Kĩ thuật Thêu dấu nhân (tiếp) I. Mục tiêu: Gióp HS - Biết cách thêu dấu nhân. - Thêu được mũi thêu dấu nhân. các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 5 dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm. - Giáo dục HS yêu thích và tự hào với sản phẩm của mình làm được. II. Đồ dùng dạy học: Sản phẩm của giờ trước, khung thêu, kim, chỉ, III. Các hoạt động dạy học: Ho¹t ®éng cña GV Ho¹t ®éng cña HS A. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra sản phẩm giờ trước của HS. Nhận xét. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 2. Các hoạt động dạy - học Hoạt động 3: Thực hành - Gọi HS nhắc lại cách thêu dấu nhân. - Y/c HS thực hiện các thao tác thêu 2 mũi dấu nhân - GV nhận xét các đường thêu và hệ thống lại cách thêu dấu nhân. - GV lưu ý thêm cho HS: Trong thực tế kích thước của mũi thêu dấu nhân chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 kích thước của mũi thêu các em đang học. Do vậy, sau khi học thêu dấu nhân ở lớp, nếu thêu trang trí trên váy, áo các em nên thêu các mũi thêu có kích thước nhỏ để đường thêu đẹp. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, cho HS nêu các yêu cầu của sản phẩm. - GV cho HS thực hành thêu dấu nhân theo nhóm. - GV quan sát và hướng dẫn thêm cho các em. Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm * GV cho HS xem lại sản phẩm của mình để chuẩn bị trưng bày cùng các bạn. - Gọi một HS nêu các yêu cầu đánh giá sản phẩm. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò HS chuẩn bị để giờ sau 2 HS nêu: + Thêu dấu nhân theo chiều từ phải sang trái. + Các mũi thêu được thực hiện luân phiên theo hai đường vạch dấu - HS thực hiện các thao tác thêu 2 mũi dấu nhân. - Lắng nghe. - HS nêu nối tiếp. - HS thực hành thêu. * HS trưng bày sản phẩm theo từng nhóm. - Các nhóm cử người lên thuyết minh sản phẩm của nhóm mình. - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và đánh giá sản phẩm của các bạn. - HS lắng nghe. Tiết 4: Kể chuyện Tiếng vĩ cầm bên tai I. Mục tiêu: Giúp HS - Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện. - Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi người Mỹ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. - Biết trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 40. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Yc HS kể lại một việc làm tốt để góp phần xây dựng quê hương đất nước. - Nhận xét 2. Dạy học bài mới 2.1 Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi bảng 2.2 Hướng dẫn kể chuyện: - GV kể lần 1: - Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào? - Truyện phim có những nhân vật nào? - GVkể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng hình ảnh minh hoạ, giải thích từng lời thuyết minh. - Y/c HS giải thích lời thuyết minh cho từng hình ảnh. - GV kết luận: Vào ngày 16/3/1968 tại xã Sơn Mỹ - Mỹ Lai - huyện Sơn Tịnh - tỉnh Quảng Ngãi đã xẩy ra một cuộc thảm sát vô cùng tàn khốc của quân đội Mỹ. Chúng đốt nhà, ruộng vườn ... 2.3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: a) Kể chuyện theo nhóm b) Thi kể trước lớp theo hai hình thức: - Kể tiếp nối. - Kể toàn bộ câu chuyện. - Cho HS bình chọn - Nx, từng HS. 3. Củng cố - dặn dò - Câu chuyện ca ngợi điều gì? - GV kết luận: Chiến tranh thật kinh khủng. Bất kỳ một cuộc chiến tranh nào - GV nhận xét tiết học; hướng dẫn về nhà. 2 HS lên bảng kể và trả lời câu hỏi của GV - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi lại tên các nhân vật trong truyện phim. - Ngày 16/3/1968 - Mai - cơ: cựu chiến binh Mỹ ; - Tôm - xơn: chỉ huy đội bay. - HS theo dõi. 5 HS tiếp nối nhau giải thích. - HS lắng nghe - HS kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm (mỗi nhóm kể theo 2 - 3 tấm ảnh). Sau đó 1 em kể toàn chuyện. Cả nhóm trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý gnhĩa câu chuyện. 5 HS kể tiếp nối từng đoạn chuyện. 2 HS thi kể toàn bộ truyện. HS dưới lớp hỏi bạn về ý nghĩa của truyện - Cả lớp bình chọn bạn kể hay, bạn kể hay nhất trong tiết học. 3 HS trả lời. - HS thực hiện Thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2020 Tiết 1: Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. - Luyện kĩ năng tính toán. II. Đồ dùng dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ - Gọi học sinh chữa bài 2. + Nêu mối quan hệ tỉ lệ ở bài trước đã học? - Nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 (21-sgk) - Học sinh đọc đề, tóm tắt. + Cùng một số tiền đó, khi giá tiền của 1 quyển vở giảm đi một số lần thì số quyển vở mua được thay đổi như thế nào? - Yêu cầu học sinh làm bài - 1 học sinh lên bảng. - Nhận xét, chữa, yêu cầu học sinh nêu bước tìm tỉ số trong bài. - GV có thể hướng dẫn thêm cách khác cho học sinh tham khảo Bài 2 (21- sgk) - Học sinh đọc yêu cầu: + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + Tổng thu nhập của gia đình không đổi, khi tăng số con thì thu nhập bình quân hàng tháng của mọi người sẽ hay đổi như thế nào? + Muốn biết thu nhập bình quân của một người, trước hết ta phải tính được gì? - Yêu cầu học sinh làm bài. - Nhận xét, chữa. 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học dăn dò về nhà. 1 học sinh lên bảng. - Đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng kia giảm đi bấy nhiêu lần - Học sinh nhận xét bổ sung. - HS thực hiện. - Gấp lên bấy nhiêu lần. Tóm tắt: 3000 đồng: 25 quyển 1500 đồng: ... quyển? Bài giải: 3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là: 3000 : 1500 = 2( lần) Nếu mỗi quyển vở giá 1500 đồng thì mua được số vở là: 25 2 = 50 ( quyển vở) Đáp số: 50 quyển vở Tóm tắt: 3 người: 800000đồng/ người/ tháng. 4 người: .....đồng/ người/ tháng. - Thu nhập bình quân của mỗi người sẽ giảm. - Có 4 người thu nhập bình quân của một người một tháng là bao nhiêu. Bài giải: Tổng thu nhập của gia đình đó là: 800 000 3 = 2 400 000 ( đồng) Khi có thêm một người con thì bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người là: 2 400 000 : 4 = 600 000 ( đồng) Như vậy bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người giảm đi là: 800 000 - 600 000 = 200 000 ( đồng) Đáp số: 200 000 đồng. - Học và chuẩn bị bài sau Tiết 2: Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I. Mục tiêu: Giúp HS - Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn những nét nổi bật để tả ngôi trường. - Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh nối tiếp miêu tả cơn mưa. - GV nhận xét 2. Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài - Kiểm tra kết quả quan sát trường học. - Giới thiệu bài. 2.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1- Sgk 43 - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. * Gợi ý (Sgk). + Đối tượng em định miêu tả là cảnh gì? + Thời gian em quan sát là lúc nào? + Em tả những phần nào của cảnh? + Tình cảm của em đối với mái trường? + Dàn bài em trình bày theo những phần nào? - Lưu ý hs đọc kỹ các lưu ý lập dàn ý. - Yêu cầu học sinh tự lập dàn ý - Gọi học sinh trình bày, nhận xét: gọi học sinh dưới lớp đọc dàn bài. - Giáo viên đưa dàn bài mẫu, giới thiệu. Bài 2: Sgk - BT 2 yêu cầu gì? - Em chọn đoạn văn nào để tả? - Yêu cầu học sinh tự làm bài, giáo viên giúp đỡ học sinh yếu. - Học sinh chữa bài, nhận xét, sửa sai. - Nhận xét bài viết. 3. Củng cố dặn dò. - GV tổng kết nội dung bài học. - Nhận xét
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_5_buoi_sang_tuan_4_nam_hoc_2020_2021.doc