Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

Tiết 1: Lịch sử

Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước

I. Mục tiêu: Sau bài học HS nêu được:

1. Kiến thức:

- Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.

- Suy nghĩ và đánh giá của nhân dân ta về những đề nghị canh tân và lòng yêu nước của ông.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thảo luận, phân tích

3. Thái độ: GD lòng yêu mến và kính trọng những người yêu nước, muốn đất nước phát triển giàu mạnh.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:

 - Hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu khám phá nhân vật lịch sử, thể hiện sự biết ơn và lòng tự hào đối với nhân vật lịch sử ( Nguyễn Trường Tộ)

 - Năng lực tìm hiểu về mục đích ý nghĩa của việc mong muốn canh tân đất nước.

II. Đồ dùng dạy học: Chân dung Nguyễn Trường Tộ

 

doc 13 trang cuongth97 4010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020
Tiết 1: Lịch sử
Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước
I. Mục tiêu: Sau bài học HS nêu được:
1. Kiến thức: 
- Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
- Suy nghĩ và đánh giá của nhân dân ta về những đề nghị canh tân và lòng yêu nước của ông.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thảo luận, phân tích
3. Thái độ: GD lòng yêu mến và kính trọng những người yêu nước, muốn đất nước phát triển giàu mạnh.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:
 	- Hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu khám phá nhân vật lịch sử, thể hiện sự biết ơn và lòng tự hào đối với nhân vật lịch sử ( Nguyễn Trường Tộ)
 	- Năng lực tìm hiểu về mục đích ý nghĩa của việc mong muốn canh tân đất nước.
II. Đồ dùng dạy học: Chân dung Nguyễn Trường Tộ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét học sinh.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
2.1.Hoạt động khởi động 
GV giới thiệu: Trước sự xâm lược của TDP một số nhà nho yêu nước tiêu biểu chủ trương canh tân đất nước 
2.2.Hoạt động khám phá hình thành 
kiến thức.
HĐ1: Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ (HĐ nhóm)
- Các nhóm chia sẻ các thông tin đã tìm hiểu được về Nguyễn Trường Tộ theo hướng dẫn:
+ Năm sinh, năm mất của Nguyễn Trường Tộ.
+ Quê quán của ông.
+ Em hãy nêu những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua.
+ Em hãy cho biết tình cảm của nhân dân ta đối với Trương Định.
+ Phát biểu cảm nghĩ của em về Trương Định?
- HS mở SGK, theo dõi bài học.
- HS thảo luận nhóm đôi, theo hướng dẫn của giáo viên.
- Đại diện nhóm trả lời. HS nhận xét bổ sung.
- Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830, mất năm 1871. 
+ Ông xuất thân trong một gia đình Công giáo ở làng Bùi Chu, huyện
+ Trong cuộc đời của mình ông đã được đi đâu và tìm hiểu những gì?
+ Ông đã có suy nghĩ để cứu nước nhà khỏi tình trạng lúc bấy giờ?
- GV nhận xét kết quả TL của HS.
- GV nêu tiếp vấn đề: Vì sao lúc đó Nguyễn Trường Tộ lại nghĩ đến việc phải thực hiện canh tân đất nước. 
 Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. 
+ Từ bé, ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi được nhân dân trong vùng gọi là Trạng Tộ. Năm 1860, ông được sang Pháp. Trong những năm ở Pháp ông đã chú ý quan sát, tìm hiểu sự văn minh, giàu có của nước Pháp. 
+ Ông suy nghĩ rằng phải thực hiện canh tân đất nước thì mới thoát khỏi đói nghèo và trở thành nước mạnh được.
HĐ2:Tình hình đất nước ta trước sự xâm lược của thực dân Pháp
- GV yêu cầu HS tiếp tục hoạt động theo nhóm, cùng trao đổi để trả lời các câu hỏi sau:
- Theo em, vì sao thực dân Pháp có thể dễ dàng xâm lược nước ta? Điều đó cho thấy tình hình đất nước ta lúc đó như thế nào?
- Theo em, tình hình đất nước như trên đã đặt ra yêu cầu gì để khỏi bị lạc hậu?
GVKL: Trước hoàn cảnh đất nước như vậy Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên vua Tự Đức và triều đình nhiều bản điều trần đề nghị canh tân đất nước...
- Hoạt động nhóm đôi cùng trao đổi và trả lời câu hỏi:
- Đại diện nhóm trả lời. HS nhận xét bổ sung.
- Thực dân Pháp có thể dễ dàng vào xâm lược nước ta vì:
+ Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ thực dân Pháp.
+ Kinh tế đất nước nghèo nàn, lạc hậu.
+ Đất nước không đủ sức để tự lập, tự cường.
- Nước ta cần đổi mới để đủ sức tự lập, tự cường.
HĐ3 :Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ 
- GV yêu cầu HS tự làm việc với SGk và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nguyễn Trường Tộ đưa ra những đề nghị gì để canh tân đất nước?
- HS đọc SGK và tìm câu trả lời. HS theo dõi nhận xét bổ sung.
+ Nguyễn Trường Tộ đề nghị thực hiện các việc sau để canh tân đất nước:
µ Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước.
µ Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta phát triển kinh tế.
µ Xây dựng quân đội hùng mạnh.
µ Mở trường dạy sử dụng máy
+ Nhà vua và triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào với những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ? Vì sao?
+ Việc vua quan nhà Nguyễn phản đối đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ cho thấy họ là người như thế nào?
GVKL: Những mong muốn đổi mới của Nguyễn Trường Tộ không được thực hiện. Vì thế đất nước vẫn nghèo và lạc hậu 
2.3. Hoạt động củng cố luyện tập
- Y/c HS cả lớp thảo luận và trình bày nội dung bài học.
- Cho HS đọc bài học SGK
2.4. Hoạt động vận dụng mở rộng
 móc, đóng tàu, đúc súng 
+ Triều đình không cần thực hiện các đề nghị của Nguyễn Trường Tộ. Vua Tự Đức bảo thủ cho rằng những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi.
+ HS nêu ý kiến cá nhân theo suy nghĩ của mình.
- HS thảo luận nhóm đôi và nêu nội dung bài học.
 - HS nhắc lại ND bài học. 
- Nhân dân ta đánh giá như thế nào về con người và những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?
- Nếu như những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ được thực hiện, thì đất nước bây giờ sẽ thế nào?
- GV liên hệ thực tế.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và sưu tầm thêm các tài liệu về Chiếu cần vương, nhân vật lịch sử Tôn Thất Thuyết và ông vua yêu nước Hàm Nghi.
+ Nhân dân ta tỏ lòng kính trọng ông, coi ông là người có hiểu biết sâu rộng, có lòng yêu nước và mong muốn dân giàu nước mạnh.
+ HS tự nêu
- HS thực hiện.
Tiết 2: Tiếng Anh
Tiết 3: Thể dục
Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020
	Tiết 1: Khoa học	
Nam hay nữ ? (Tiếp theo)
 I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
 - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
 - Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khá giới, không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
 II. Đồ dùng dạy học:	
 - Hình trang 6,7 sgk.
 - Các tấm phiếu như trang 8 sgk.
 III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: HĐ nhóm
- Gv chia nhóm 4, y/c hs đọc trò chơi trong sgk , y/c các nhóm trao đổi trong 2 phút
- Gọi mỗi dãy bàn cử 3 bạn tham gia trò chơi
+ Gv hd cách chơi
+ Quy định thời gian, cho 2 nhóm dán kết quả
+ Thống nhất kết quả đúng
- Vì sao em cho rằng chỉ có nam có râu còn nữ thì không ?
- Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc
 KL: ...nam và nữ có nhiều đặc điểm chung về mặt xã hội
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Y/c hs qs hình 4: 
+ Ảnh chụp gì? Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì?
+ Nêu một số VD về vai trò của nữ ở trong trường lớp, địa phương em?
- Em có nhận xét gì về vai trò của phụ nữ.
- Gv chia nhóm 4, y/c hs thảo luận và cho biết em có đồng ý với mỗi ý kiến dưới đây không? Vì sao ?
1. Công việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ.
2. Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình
3. Con gái nên học nữ công gia chánh , con trai nên học kỹ thuật
4. Trong gđ, những y/c hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không ? khác nhau ntn? Như vậy có hợp lý không? 
- Cho hs liên hệ trong lớp, trong gia đình
+ Tại sao không nên đối xử phân biệt giữa nam và nữ ?
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học , dặn dò về nhà
 Trò chơi Ai nhanh ai đúng
- Đọc, trao đổi nhóm
 2 Đội tham gia chơi.
Nam
Cả nữ và nam
Nữ
- Có râu, quan sinh dục...
- Dịu dàng, mạnh mẽ, kiên nhẫn....
- Mang thai, 
cho con 
bú...
- Do sự tác động của hoocs môn sinh dục nam nên đến độ tuổi nhất định à nam có râu
- QS hình
+ Các nữ cầu thủ đang đá bóng nữ có thể chơi bóng chớ không chỉ riêng nam.
+ Lớp: nữ lớp trưởng, tổ trưởng 
+ Trường nữ hiệu trưởng, hiệu phó..
+ Địa phương : Nữ bác sĩ, giám đốc, ...
- Có vai trò rất quan trọng trong XH,...
- Các nhóm thảo luận
+ Không nam giới hãy chia sẻ với nữ chăm sóc con cái là thể hiện tình thương của cha mẹ
+ Không việc kiếm tiền là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình
+ cả 2 việc cả trai và gái đều nên biết
+ Con trai đi chơi, con gái nấu cơm. Không hợp lý vì trai và gái đều có khả năng làm việc như nhau, đều có nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ bố mẹ
- HS liên hệ
+ Nữ có vai trò quan trọng không kém nam giới,...
- Học, chuẩn bị bài sau. 
Tiết 2: Tin học
Tiết 3: Đạo đức
Em là học sinh lớp 5 (tiếp theo)
(Tích hợp giáo dục đạo đức Bác Hồ)
I. Mục tiêu: Sau khi học bài này, giúp HS
- HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu để các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập, rèn luyện. Vui tự hào là HS lớp 5.
- Nhắc nhở nhau cần có ý thức học tập, rèn luyện.
- KNS: + Kĩ năng tự nhận thức (tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5).
 + Kĩ năng xác định giá trị (xác định được giá trị của học sinh lớp 5).
 + Kĩ năng ra quyết định (biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là HS lớp 5).
 - GDĐĐBH: HS nêu hoặc kể được những hành động em nên làm và những hành động không nên làm đối với các em bé nhỏ tuổi.
 II. Đồ dùng dạy học:	
 - Giấy trắng, bút màu.	
 - Các truyện nói về tấm gương hs lớp 5 gương mẫu.
 III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
 1 Bài cũ:
+ Các em cần làm gì để xứng đáng là hs lớp 5 ?
- Nhận xét, khen.
2 Bài mới: 
Hoạt động 1: Thực hành, ứng dụng
- Hãy chỉ ra những hành động em nên làm và những hành động không nên làm đối với các em bé nhỏ tuổi
- Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe (chứng kiến) hoặc bản thân đã làm thể hiện sự thương yêu, nhường nhịn đối với các em nhỏ
- GV nhận xét KL.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
* MT: Rèn hs kĩ năng đặt mục tiêu, có ý thức vươn lên
* CTH: 
+ GV chia nhóm 6, y/c hs trình bày kế hoạch của mình
+ Mời một vài hs trình bày trước lớp
+ Gv nhận xét chung, kết luận: Để xứng đáng là hs lớp 5, các em cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện 1 cách có kế hoạch
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
MT: Hs thừa nhận , học tập theo gương tốt
CTH: 
- Y/c hs kể về các hs lớp 5 gương mẫu (trong lớp, trong trường, qua báo, đài).
- GV nhận xét, có thể giới thiệu thêm 1 vài tấm gương khác
KL: Chúng ta cần học tập theo các tấm gương của ban bè để mau tiến bộ
Hoạt động 4: Hoạt động nhóm
MT: GD hs tình yêu đối với trường lớp
CTH: - Gv chia nhóm theo lựa chọn
- Y/c hs thực hiện nội dung nhóm lựa chọn
- Gọi hs trình bày trước lớp
- Nhận xét tuyên dương
KL: Trách nhiệm của hs lớp 5 phải học tập, rèn luyện, XD lớp trường tốt để xứng đáng là hs lớp 5
Hoạt động nối tiếp
- Y/ c hs nêu lại ghi nhớ
- Luôn luôn thực hiện tốt nhiệm vụ ...
+ Ngoan, chăm học, gương mẫu,....
- Nhận xét, bổ sung.
- Hoạt động nhóm 4, ghi vào giấy
Em nên làm
Em không nên làm
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác bổ sung
- Hai HS kể. HS khác theo dõi nhận xét.
* Thảo luận về kế hoạch phấn đấu
- Các nhóm trao đổi, góp ý kiến
 3 HS trình bày
- Nhận xét bổ sung
- Kể chuyện về các tấm gương hs lớp 5 gương mẫu.
- HS kể
- Nhận xét, lớp thảo luận về những điều có thể học tập từ các tấm gương đó
- Lắng nghe
- Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh về chủ đề trường em
- Các nhóm nối tiếp trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
2 hs nêu ghi nhớ.
- Hs thực hiện
Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2020
Tiết 1: Chính tả
Lương Ngọc Quyến
 I. Mục tiêu:	
 - Nghe, viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến.
 - Nắm được mô hình cấu tạo vần. Chép đúng tiếng, vần vào mô hình.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần trong bài tập 3.
 III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ	
1 HS đọc cho 3 HS viết bảng lớp các từ ngữ cần chú ý chính tả của tiết học trước.
- Yc HS nêu quy tắc chính tả viết đối với c/k; g/ gh; ng/ ngh.
- Nhận xét
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi bảng
2.2 Hướng dẫn nghe viết.
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài chính tả.
- Em biết gì về Lương Ngọc Quyến?
- Ông được giải thoát khỏi nhà giam khi nào?
b) Hướng dẫn HS viết từ khó:
Lương Ngọc Quyến, Lương Văn Can, lực lượng, khoét, luồn, xích sắt.
c) Viết chính tả
- GV đọc bài viết.
d) Soát lỗi, chấm bài.
2.3. Luyện tập
Bài 1a:	
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân.
 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
Hỏi: Dựa vào bài tập 1 em hãy nêu mô hình cấu tạo của tiếng?
Hỏi: Vần gồm có những bộ phận nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét, hoàn chỉnh bài làm.
- Yêu cầu HS nhìn vào bảng mô hình hãy nhận xét:
- Bộ phận nào bắt buộc phải có để tạo vần? Bộ phận nào có thể thiếu?
Kết luận: Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính. Ngoài âm chính một số vần còn có âm cuối và âm đệm...
3. Củng cố- Dặn dò 
- Qua bài học hôm nay em được biết thêm điều gì?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS.
- ghê gớm, gồ ghề, kiên quyết, cái kéo, ngô nghê.
HS nêu trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài trước lớp.
- HS trả lời trước lớp.
- Ngày 30/8/1917 khi cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn lãnh đạo.
- HS lên bảng viết từ khó, HS dưới lớp viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
a) trạng- ang Hiền- iên
 nguyên- uyên Khoa- oa
 Nguyễn - uyên Thi- i
- HS đọc đề bài trước lớp.
- Tiếng gồm có âm đầu, vần, dấu, thanh.
- Vần gồm có âm đệm, âm chính, âm cuối.
- HS nối tiếp lên bảng làm bài tập.
+ Tất cả các vần đều có âm chính.
+ Có vần có âm đệm, có vần không có; có vần có âm cuối; có vần không có âm cuối.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
Tiết 2: Kĩ thuật
Đính khuy hai lỗ (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Học sinh cần biết:
	- Cách đính khuy hai lỗ.
	- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo.
 II. Đồ dùng dạy học: 	
 Sản phẩm đang làm dở ở tiết 1 và một số vật liệu cần thiết.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
2. Hoạt động 
Hoạt động 3: HS thực hành
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách đính khuy 2 lỗ
- GV nhận xét và nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi đính khuy 2 lỗ
- GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 và sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thực hành đính khuy 2 lỗ của HS
- GV nêu yêu cầu và thời gian thực hành: Mỗi HS đính 2 khuy trong khoảng thời gian 50 phút. Hướng dẫn HS đọc yêu cầu cần đạt của sản phẩm ở cuối bài để các em theo đó thực hiện cho đúng
- Yêu cầu HS thực hành đính khuy 2 lỗ
- GV quan sát uốn nắn cho những HS thực hiện chưa đúng thao tác kỹ thuật hoặc hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng
Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- Gọi HS nêu các yêu cầu của sản phẩm (ghi ở phần đánh giá trong SGK), GV ghi bảng.
- Cử 2, 3 HS lên đánh giá sản phẩm của bạn theo các yêu cầu đã nêu
- GV đánh giá, nhận xét kết quả thực hành của HS theo 2 mức: A và B. Những HS hoàn thành sớm, đính khuy đúng kỹ thuật, chắc chắn và vượt mức quy định được đánh giá ở mức Hoàn thành
3. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tâp và kết quả thực hành của HS.
- Dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng.
- HS lắng nghe
2 HS nhắc lại
- Lắng nghe và ghi nhớ
- HS chuẩn bị dụng cụ lên mặt bàn
- Nghe và thực hiện
- HS đọc thầm nội dung yêu cầu SGK
- HS thực hành theo nhóm 4, trao đổi, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau
- Ba nhóm lên bảng trưng bày sản phẩm, lớp quan sát theo dõi
- Hai HS nêu
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- Theo dõi, tuyên dương nhóm có sản phẩm tốt.
- HS thu dọn đồ dùng
- Chuẩn bị vải, khuy 4 lỗ, kim, chỉ khâu.
Tiết 3: Âm nhạc
Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2020
Tiết 1: An toàn giao thông cho nụ cười tuổi thơ
Bài 5: Nhớ đội mũ bảo hiểm nhé!
I.Mục tiêu: 
	- Học sinh luôn nhớ đội mũ bảo hiểm đúng cách khi đi xe đạp hay 
ngồi trên xe máy.
 - Giáo dục HS có thói quen phòng tránh nguy hiểm.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh về an toàn giao thông bài 10, mũ bảo hiểm. 
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Hoạt động 1: Xem tranh và tìm ra ai chưa đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn
1.1. Mục tiêu: Tìm ra ai chưa đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.	
	1.2. Đồ dùng dạy học: Tranh in phóng to tình huống bài học.
	1.3. Phương pháp dạy học: Quan sát, thực hành, thảo luận.
1.4. Tiến trình của hoạt động:
- GV hỏi : Các em có biết bộ phận nào trên cơ thể con người là quan 
trọng nhất không?
- GV bổ sung và nhấn mạnh.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV yêu cầu h/s quan sát tranh minh hoạ đã chuẩn bị.
- HS quan sát tranh.
- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi.
- HS trình bày.
	- NX, kết luận.
	2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác dụng của mũ bảo hiểm và cách đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.
2.1. Mục tiêu: Tác dụng của mũ bảo hiểm và cách đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.	
	2.2. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa.
	2.3. Phương pháp dạy học: Quan sát, thực hành, thảo luận.
2.4. Tiến trình của hoạt động:
	- GV: Các em hãy nhìn vào tranh minh hoạ và chỉ ai phải đội mũ bảo hiểm?
 - GV bổ sung và nhấn mạnh.
 - GV: Các em em có biết tác dụng của mũ bảo hiểm là gì không?
- HS thảo luận theo các nhóm
- Đại diện nhóm trả lời
- GV: Các em có biết đội mũ bảo hiểm đúng cách?
- GV bổ sung và nhấn mạnh
* GV: Các em hãy luôn nhớ đội mũ bảo hiểm đúng cách khi ngồi sau xe mô tô.
3. Hoạt động 3: Góc vui học
3.1. Mục tiêu: Nhận biết được đội mũ đúng quy cách và an toàn.	
3.2. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa.
	3.3. Phương pháp dạy học: Quan sát, thực hành, thảo luận.
3.4. Tiến trình của hoạt động:
- Các em xem tranh và tìm ra cách đội mũ bảo hiểm nào sai, cách nào đúng ? 
- Yêu cầu h/s mô tả bức tranh
- HS quan sát bức tranh, rồi mô tả
- HS tìm ra cách đội mũ bảo hiểm đúng và sai.
- HS trình bày.
- NX, kết luận.
4. Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò
5. Hoạt động 5: Bài tập về nhà
	Tiết 2: Tiếng Anh
Tiết 3: Địa lí
Địa lí và khoáng sản
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
- Dựa vào bản đồ nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta.
- Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ.
- Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a-pa-tít, dầu mỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Các hình minh họa trong SGK.
 - Phiếu học tập của HS.	
 III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ – giới thiệu bài
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- Giới thiệu bài: Trong tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu về địa hình, khoáng sản của nước ta và những thuận lợi do địa hình và khoáng sản mang lại.
3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Chỉ vị trí địa lí của nước ta trên lược đồ VIệt Nam trong khu vực Đông Nam á và trên quả địa cầu.
+ Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ là bao nhiêu ki-lô-mét vuông?
+ Chỉ và nêu tên một số đảo và quần đảo của nước ta.
Hoạt động 1: Địa hình Việt Nam
- GV yêu cầu thảo luận theo cặp, quan sát Lược đồ địa hình VIệt Nam và thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Chỉ vùng núi và vùng đồng bằng của nước ta.
+ So sánh diện tích của vùng đồi núi với vùng đồng bằng của nước ta.
+ Nêu tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi ở nước ta. Trong các dẫy núi đó, những dãy núi nào có hướng tây bắc - đông nam, những dãy núi nào có hình cánh cung?
- HS nhận nhiệm vụ và cùng nhau thực hiện.
+ Dùng que chỉ khoanh vào từng vùng trên lược đồ.
+ Diện tích đồi núi lớn hơn đồng bằng nhiều lần ( gấp khoảng 3 lần ).
+ Nêu tên đến dãy núi nào thì chỉ vào vị trí cảu dãy núi đó trên lược đồ.
µ Các dãy núi hình cánh cung là: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Trường Sơn Nam
+ Nêu tên và chỉ trên lược đồ các đồng bằng và cao nguyên ở nước ta.
- GVgọi HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Núi nước ta có mấy hướng chính, đó là những hướng nào?
- GV tổ chức cho một số HS thi thuyết trình các đặc điểm về địa hình Việt Nam trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- GV nhận xét .
µCác dãy núi có hướng tây bắc - đông nam là: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc.
+ Các đồng bằng: Bắc bộ, Nam bộ, duyên hải miền trung.
+ Các cao nguyên: Sơn La, Mộc Châu..
- Hs trình bày.
+ Núi nước ta có hai hướng chính đó là hướng tây bắc - đông nam và hình vòng cung.
- HS thi thuyết trình 3 HS.
Kết luận: Trên phần đất liền của nước ta, diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Các dãy núi ở nước ta chạy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung, diện tích nước ta là đồng bằng, các đồng bằng này chủ yếu là do phù sa của sông ngòi bồi đắp nên.
Hoạt động 2: Khoáng sản việt Nam
- GV treo lược đồ một số khoáng sản Việt Nam và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy đọc tên lược đồ và cho biết lược đồ này dùng để làm gì?
+ Dựa vào lược đồ và kiến thức của em, hãy nêu tên một số loại khoáng sản ở nước ta. Loại khoáng sản nào có nhiều nhất?
+ Chỉ những nơi có mỏ than, sắt, a-pa-tit , bô-xít, dầu mỏ.
- GV nhận xét các câu trả lời của HS vừa chỉ, sau đó yêu cầu HS vừa chỉ lược đồ trong SGK vừa nêu khái quát về khoáng sản ở nước ta cho bạn bên cạnh nghe.
- GV gọi HS trình bày trước lớp về
- HS quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi:
+ Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam giúp ta nhận xét về khoáng sản Việt Nam.
+ Nước ta có nhiều loại khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, thiếc, đồng, bô-xít, vàng, a-pa-tít Than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất.
+ HS lên bảng chỉ trên lược đồ.
- HS làm việc theo cặp.
- HS lên bảng thực hiện.
 đặc điểm khoáng sản của nước ta.
- GV nhận xét.
Kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, thiếc, đồng, bô-xít . Trong đó than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất ở nước ta và tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh.
Hoạt động 3: Những ích lợi do địa hình và khoáng sản mang lại cho nước ta
- GVchia HS thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập và yêu cầu các em cùng thảo luận để hoàn thành phiếu.
- GV theo dõi HS làm việc và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV yêu cầu 2 nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận, mỗi nhóm trình bày theo 1 bài tập. GV theo dõi HS báo cáo và sửa chữa hoàn thiện câu trả lời của HS.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
- HS chia thành các nhóm.
2 nhóm lên bảng và trình bày kết quả thảo luận.
Đáp án:
1. a) nông nghiệp ( trồng lúa )
b) khai thác khoáng sản; công nghiệp
Vẽ mũi tên theo chiều à
2. Sử dụng đất phải đi đôi với việc bồi bổ đất để đất không bị bạc màu, xói mòn .Khai thác và sử dụng khoáng sản phải tiết kiệm, có hiệu quả và khoáng sản không phải là vô tận.
Kết luận: Đồng bằng nước ta chủ yếu do phù sa của sông ngòi bồi đắp, từ hàng nghìn năm trước nhân dân ta đã trồng lúa trên các đồng bằng này, tuy nhiên để đất không bạc màu thì việc sử dụng phải đi đôi với bồi bổ cho đất. Nước ta có nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, nhưng khoáng sản không phải là vô tận nên khai thác và sử dụng cần tiết kiệm và hiệu quả.
Củng cố ,dặn dò
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Những nhà quản lí khoáng sản tài ba ”.
- GV tổng kết bài: Trên phần đất liền của nước ta, diện tích là đồi núi, diện tích là đồng bằng. Nước ta có nhiều khoáng sản như than ở Quảng Ninh, a-pa-tit ở Lào Cai, sắt ở Hà Tĩnh, bô-xít ở Tây Nguyên, dầu mỏ và khí tự nhiên ở biển Đông.
- GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_buoi_chieu_tuan_2_nam_hoc_2020_2021.doc