Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Tiết 21: Nước nhà bị chia cắt - Lâm Huệ Trí

Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Tiết 21: Nước nhà bị chia cắt - Lâm Huệ Trí

I-MỤC TIÊU :

 - Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954:

 + Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 + Mĩ-Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ-Diệm thực hiện chính sách “tố cộng”,”diệt cộng”, thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.

 - Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để chỉ giới tuyến quân sự tạm thời theo qui định của Hiện định Giơ-ne-vơ )

- Tranh ảnh tư liệu về cảnh Mĩ – Diệm tàn sát đồng bào miền Nam .

 

doc 3 trang loandominic179 7261
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Tiết 21: Nước nhà bị chia cắt - Lâm Huệ Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn:Lịch sử
Tiết 21:
Nước nhà bị chia cắt 
I-MỤC TIÊU :
	- Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954:
	+ Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
	+ Mĩ-Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ-Diệm thực hiện chính sách “tố cộng”,”diệt cộng”, thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
	- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để chỉ giới tuyến quân sự tạm thời theo qui định của Hiện định Giơ-ne-vơ )
Tranh ảnh tư liệu về cảnh Mĩ – Diệm tàn sát đồng bào miền Nam .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-Kiểm tra bài cũ :
Kể 5 sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1945 – 1954?
Sau cách mạng tháng 8/ 1945, cách mạng nước ta như thế nào?
® Nhận xét bài cũ.
B-Bài mới :
C. Giới thiệu bài mới: 
Giới thiệu bài : Nêu đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi và vào bài mới: Nước nhà bị chia cắt.
D. các hoạt động:
*Hoạt động 1 ( làm việc cả lớp )
Nhiệm vụ bài học :
+Vì sao đất nước bị chia cắt ?
+Một số dẫn chứng về việc Mĩ – Diệm tàn sát đồng bào ta .
+Nhân dân ta phải làm gì để xoá bỏ nỗ đau chia cắt ?
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước , bạn nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, xác định nhiệm vụ học tập.
*Hoạt động 2 ( làm việc theo nhóm )
Tìm hiểu tình hình nước ta sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 .
-Hãy nêu các điều khoản chính của Hiện định Giơ-ne-vơ ?
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- GV nhận xét, kết luận bài đúng.
-Thảo luận .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm nhận xét lẫn nhau và đến thống nhất:
Chấm dứt chiến tranh , lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương ; quy định vĩ tuyến 17 ( sông Bến Hải ) làm giới tuyến quân sự tạm thời . Quân ta sẽ tập kết ra Bắc . Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc , chuyển vào miền Nam . Trong 2 năm , quân Pháp phải rút khỏi miền Nam Việt Nam . Đến tháng 7-1956 , tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. 
*Hoạt động 3 ( làm việc cả lớp )
Tìm hiểu vì sao nguyện vọng chính đáng của nhân dân ta lại không thực hiện được ?
-Nguyện vọng của nhân dân ta là sau 2 năm , đất nước sẽ thống nhất , gia đình sẽ sum họp , nhưng nguyện vọng đó có thực hiện được không ? Tại sao ?
-Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ – Diệm được thể hiện qua những hành động nào ?
- Không thực hiện đươc vì đế quốc Mĩ âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta .
-Đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm đã ra sức chống phá các lực lượng cách mạng , khủng bố dã man những người đòi hiệp thương tổng tuyển cử , thống nhất đất nước .
*Hoạt động 4 ( làm việc theo nhóm và cả lớp )
-Vì sao nhân dân ta chỉ còn con đường duy nhất là đứng lên cầm súng đánh giặc ?
- GV gọi ý HS thảo luận:
- HS trình bày ý kiến theo gợi ý :
+Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước ta sẽ ra sao ?
+Cầm súng đứng lên đánh giặc thì điều gì sẽ xảy ra ?
+Sự lựa chọn cầm súng đánh giặc của nhân dân ta thể hiện điều gì ?
-Các nhóm học sinh trình bày .
C-Củng cố 
Tại sao gọi sông Bên Hải, cầu Hiền Lương là giới tuyến của nỗi đau chia cắt?
- GV treo bảng đồ hành chính Việt Nam yêu cầu HS chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
D-Nhận xét – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS chuẩn bị bài sau .
- Theo hiệp định Giơ-ne-vơ cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt giữa 2 miền Nam- Bắc của đất nước Việt Nam.
-1-2 HS chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
- HS lắng nghe.
-Chuẩn bị bài sau .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_5_tiet_21_nuoc_nha_bi_chia_cat_lam_hue_t.doc