Giáo án Lịch sử + Địa lí Lớp 5 - Tuần 8 đến 35 - Năm học 2018-2019

Giáo án Lịch sử + Địa lí Lớp 5 - Tuần 8 đến 35 - Năm học 2018-2019

1. Mục tiêu:

- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12 – 9 – 1930 ở Nghệ An:

- Ngày 12-9-1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình.

Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ – Tĩnh.

Trình bày được một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã.

2. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1. Tìm hiểu cuộc biểu tình ngày 12 / 9 / 1930.

*Quy trình: nhóm đôi - cả lớp

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS đọc SGK đoạn “Ngày 12-9-1930, . hàng trăm người bị thương”

- GV tổ chức thi đua : “Ai mà tài thế?”

- Hãy trình này lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An

- GV nhận xét - tuyên dương

- GV chốt ý - giới thiệu hình ảnh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.

 Ghi bảng: ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh.

- GV nhắc lại những sự kiện tiếp theo trong năm 1930.

 GV chốt ý.

Hoạt động 2. HS nắm được những điểm mới ở các thôn xã khi nhân dân giành được chính quyền .

*Quy trình: nhóm lớn - cả lớp

*Cách tiến hành:

- GV tiến hành chia lớp thành 6 nhóm.

- GV đính sẵn nội dung thảo luận dưới các tên nhóm: Hưng Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vinh.

1. Trong thời kì 1930 - 1931, ở các thôn xã của Nghệ Tĩnh đã diễn ra điều gì mới?

2. Sau khi nắm chính quyền, đời sống tinh thần của nhân dân diễn ra như thế nào?

3. Bọn phong kiến và đế quốc có thái độ như thế nào?

4. Hãy nêu kết quả của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh?

- GV nhận xét từng nhóm.

 GV kết luận.

Hoạt động 3: Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh.

- Phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh có ý nghĩa gì ?

- GV nhận xét - chốt ý.

- Em hãy nêu ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.

- Chuẩn bị:Cách mạng mùa Thu.

- Nhận xét tiết học.

 

doc 51 trang quynhdt99 03/06/2022 3540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử + Địa lí Lớp 5 - Tuần 8 đến 35 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Ngày soạn: 31/10/1018
Thứ sáu ngày 2 tháng 11 năm 2018
Lịch sử
Xô viết Nghệ - Tĩnh
1. Mục tiêu:
- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12 – 9 – 1930 ở Nghệ An:
- Ngày 12-9-1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. 
Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ – Tĩnh.
Trình bày được một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã.
2. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1. Tìm hiểu cuộc biểu tình ngày 12 / 9 / 1930.
*Quy trình: nhóm đôi - cả lớp
*Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS đọc SGK đoạn “Ngày 12-9-1930, ... hàng trăm người bị thương”
- GV tổ chức thi đua : “Ai mà tài thế?” 
- Hãy trình này lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An
- GV nhận xét - tuyên dương
- GV chốt ý - giới thiệu hình ảnh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. 
à Ghi bảng: ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- GV nhắc lại những sự kiện tiếp theo trong năm 1930.
à GV chốt ý.
Hoạt động 2. HS nắm được những điểm mới ở các thôn xã khi nhân dân giành được chính quyền .
*Quy trình: nhóm lớn - cả lớp
*Cách tiến hành:
- GV tiến hành chia lớp thành 6 nhóm.
- GV đính sẵn nội dung thảo luận dưới các tên nhóm: Hưng Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vinh.
1. Trong thời kì 1930 - 1931, ở các thôn xã của Nghệ Tĩnh đã diễn ra điều gì mới?
2. Sau khi nắm chính quyền, đời sống tinh thần của nhân dân diễn ra như thế nào?
3. Bọn phong kiến và đế quốc có thái độ như thế nào?
4. Hãy nêu kết quả của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh?
- GV nhận xét từng nhóm. 
à GV kết luận. 
Hoạt động 3: Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh.
- Phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh có ý nghĩa gì ?
- GV nhận xét - chốt ý.
- Em hãy nêu ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. 
- Chuẩn bị:Cách mạng mùa Thu.
- Nhận xét tiết học.
========================================
Địa lí
Dân số nước ta
1. Mục tiêu:
- Có kiến thức sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của VN.
- Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế.
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sư gia tăng dân số.
2. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1. HS biết được số dân nước ta ở thời điểm gần nhất. 
*Quy trình: cả lớp
*Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 và trả lời: 
Năm 2004, nước ta có số dân là bao nhiêu?
Số dân của nước ta đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á ?
à GV kết luận .
Hoạt động 2. HS thấy được hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh.
*Quy trình: nhóm đôi - cả lớp
*Cách tiến hành:
- Em hãy cho biết số dân trong từng năm của nước ta.
Nêu nhận xét về sự gia tăng dân số ở nước ta?
à Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm hơn một triệu người.
- Yêu cầu HS liên hệ địa phương.
- GV nhận xét - chốt ý.
Hoạt động 3: HS có kiến thức về ảnh hưởng của sự gia tăng dân số nhanh.
*Quy trình: nhóm lớn - cả lớp
*Cách tiến hành:
Dân số tăng nhanh gây hậu quả như thế nào?
GV nhận xét, chốt ý.
5. Củng cố - Dặn dò 
- GV yêu cầu HS sáng tác những câu khẩu hiệu hoặc tranh vẽ tuyên truyền, cổ động kế hoạch hóa gia đình 
- Chuẩn bị: Các dân tộc, sự phân bố dân cư.
- Nhận xét tiết học.
===========================================
TUẦN 9
Ngày soạn: 7/11/1018
Thứ sáu ngày 9 tháng 11 năm 2018
Lịch sử
Cách mạng mùa thu.
1. Mục tiêu.
- Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi: Ngày 19-8-1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh quần chúng đã xông vào chiếm cáccơ sở đầu nã của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám,..Chiềngày 19-8-1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng. Biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian,sự kiên cần nhớ,kết quả, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng thánh Tám.
2. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1. Diễn biến về cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 ở Hà Nội và cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương. 
*Quy trình: nhóm lớn - cả lớp
*Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và đọc đoạn “Ngày 18/8/1945 nhảy vào Phủ”.
- Không khí khởi nghĩa của Hà Nội được miêu tả như thế nào?
- Khí thế của đoàn quân khởi nghĩa và thái độ của lực lượng phản cách mạng như thế nào?
- GV nhận xét - chốt ý (ghi bảng):
+ Mùa thu năm 1945, Hà nội vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ.
- Kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội?
- GV chốt ý - ghi bảng và giới thiệu một số tư liệu về Cách mạng tháng 8 ở Hà Nội và ở một vài nơi khác như Huế, Sài Gòn.
à GV chốt ý : Ngày 19/8 là ngày lễ kỉ niệm Cách mạng tháng 8 của nước ta.
Hoạt động 2.HS nêu được ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8.
*Quy trình: nhóm đôi - cả lớp
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS thảo luận 
- Khí thế Cách mạng tháng Tám thể hiện điều gì ?
- Cuộc vùng lên của nhân dân ta đã đạt kết quả gì ? Kết quả đó sẽ mang lại tương lai gì cho nước nhà ?
- Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử ?
- GV nhận xét – chốt ý.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/20.
- Giáo dục tư tưởng.
===============================================
Địa lí
Các dân tộc, sự phân bố dân cư.
1. Mục tiêu.
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư . Mối quan hệ giữa việc số dân đông, gia tăng dân số nhanh với việc khai thác môi trường(sức ép của dân số với môi trường. Thấy được sự cần thiết phải đoàn kết các dân tộc.
2. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1.HS biết được số dân tộc của nước ta và địa bàn cư trú của họ.
*Quy trình: nhóm đôi - cả lớp
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát biểu đồ, tranh ảnh, kênh chữ , 
 - Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
 - Dân tộc nào có số dân đông nhất? 
 - Chiếm bao nhiêu phần trong tổng số dân? Các dân tộc còn lại chiếm bao nhiêu phần?
Dân tộc Kinh sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
- Kể tên 1 số dân tộc mà em biết?
- Yêu cầu HS trình bày và chỉ lược đồ trên bảng vùng phân bố chủ yếu của người Kinh và dân tộc ít người.
Hoạt động 2. HS hiểu về mật độ dân số và biết cách tính mật độ dân số. 
*Quy trình: cả lớp
*Cách tiến hành:
 - Dựa vào SGK, em hãy cho biết mật độ dân số là gì?
 - Để biết mật độ dân số, người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng, hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của một vùng hay quốc gia đó .
 - Nêu nhận xét về mật độ dân số nước ta so với thế giới và 1 số nước Châu Á?
à Kết luận : Nước ta có mật độ dân số cao.
Hoạt động 3. HS có kiến thức về sự phân bố dân cư của nước ta.
*Quy trình: nhóm lớn- cả lớp
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ.
- Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào?
à Ở đồng bằng đất chật người đông, thừa sức lao động. Ở miền khác đất rộng người thưa, thiếu sức lao động.
- Dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn? Vì sao?
à Những nước công nghiệp phát triển khác nước ta, chủ yếu dân sống ở thành phố.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm chính về mật độ dân số và sự phân bố dân cư.
============================================
TUẦN 10
Ngày soạn: 14/11/1018
Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2018
Lịch sử
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập
1. Mục tiêu.
- Nêu một số nét về cuộc mít tinh ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập:
+ Ngày 2-9 nhân dân Hà Nội tập trung tại Quảng trường Ba Đình, tại buổi lễ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tiếp đó là lễ ra mắt và thệ của các thành viên Chính phủ lâm thời. Đến chiều buổi lễ kết thúc.
2. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: HS thuật lại quang cảnh Hà Nội ngày 2-9-1945 và diễn biến buổi lễ “ Tuyên bố Độc lập”.
*Quy trình: cả lớp
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc SGK, đoạn “Ngày 2/ 9/ 1945 bắt đầu đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”.
- Yêu cầu HS thuật lại đoạn đầu của buổi lễ tuyên bố độc lập.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV giới thiệu ảnh “Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập”.
Hoạt động 2. HS nêu được nội dung chính của bản Tuyên Ngôn Độc lập.
*Quy trình: nhóm đôi - cả lớp
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận.
- Thuật lại những nét cơ bản của buổi lễ tuyên bố độc lập.
- Trình bày nội dung chính của bản “Tuyên ngôn độc lập”?
- Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập , Bác Hồ thay mặt nhân dân VN khẳng định điều gì
GV nhận xét – chốt ý.
Hoạt động 3. HS củng cố kiến thức vừa học .
- Em hãy nêu ý nghĩa của buổi lễ tuyên bố độc lập ? 
- Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm ngày 2-9.
===============================================
Địa lí
Nông nghiệp
1. Mục tiêu.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta: 
+Trồng trọt là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp.
+ Lúa gạo được trồng nhiều ở các đồng bằng, cây công nghiệp được trồng nhiều ở vùng núi và cao nguyên.
+ Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng; trâu, bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi và cao nguyên.
- Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.
- Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một sồ loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo, cà phê, cao su, chè; trâu, bò, lợn)
- Sử dụng lược đồ để nhận biết về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: lúa gạo ở đồng bằng; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên; trâu, bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng.
2. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1. HS nêu được vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp ở nươc ta.
*Quy trình: nhóm đôi - cả lớp
*Cách tiến hành:
- Dựa vào mục 1/SGK, hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta ?
- GV tóm tắt:
1/ Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
2/ Ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi.
Hoạt động 2. HS biết được giá trị của lúa gạo và đặc điểm chính của các loại cây trồng ở VN.
*Quy trình: nhóm lớn- cả lớp
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát H2a, thảo luận và trình bày .
- Hãy kể tên 1 số loại cây trồng ở nước ta ? Loại cây nào được trồng nhiều nhất ?
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
à Kết luận.
- Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng ?
- Nước ta đã đạt thành tích gì trong việc trồng lúa gạo?
- GV tóm tắt: VN trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới ( sau Thái Lan)
Hoạt động 3. HS nêu được sự phân bố cây trồng ở nước ta.
*Quy trình: nhóm đôi - cả lớp
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát lược đồ nông nghiệp VN và trình bày sự phân bố các loại cây trồng ở VN theo câu hỏi 2 SGK.
à Kết luận: về vùng phân bố lúa gạo (đồng bằng); cây công nghiệp (núi và cao nguyên); cây ăn quả (đồng bằng).
Hoạt động 4. Ôn lại các kiến thức vừa học.
- Công bố hình thức thi đua.
- Đánh giá thi đua.
- Nhận xét tiết học.
================================================
TUẦN 11
Ngày soạn: 21/11/1018
Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2018
Lịch sử
Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ 
(1858 - 1945)
1. Mục tiêu.
- Nêu được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến năm 1945:
+ Năm 1985:Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
+ Nửa cuối thế kỉ XIX: phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương.
+ Đầu thế kỉ XX: phong trào Đông Du của Phan Bội Châu.
+ Ngày 3-2-1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
+ Ngày 19-8-1945: khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
+ Ngày 2-9-1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.
2. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1. Ôn tập lại các sự kiện lịch sử trong giai đoạn 1858 – 1945.
*Quy trình: nhóm lớn - cả lớp
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- Hãy nêu các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1858 – 1945 ?
à GV nhận xét.
- GV tổ chức thi đố em 2 dãy.
- Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào thời điểm nào?
- Các phong trào chống Pháp xảy ra vào lúc nào?
- Phong trào yêu nước của Phan Bội Châu, - Phan Chu Trinh diễn ra vào thời điểm nào?
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày, tháng, năm nào?
- Cách mạng tháng 8 thành công vào thời gian nào?
- Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày, tháng, năm nào?
- GV nhận xét câu trả lời của 2 dãy.
Hoạt động 2. HS nêu lại ý nghĩa 2 sự kiện lịch sử: Thành lập Đảng và Cách mạng tháng 8 – 1945.
*Quy trình: nhóm lớn - cả lớp
*Cách tiến hành:
 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mang lại ý nghĩa gì?
- Nêu ý nghĩa lịch sử của sự kiện Cách mạng tháng 8 – 1945 thành công?
- GV nhận xét - chốt ý.
Hoạt động 3. Ôn lại các kiến thức vừa học.
- Em hãy nêu các sự kiện lịch sử khác diễn ra trong 1858 – 1945 ?
- Yêu cầu HS xác định vị trí Hà Nội, tp HCM, nơi xảy ra phong trào XV-NT trên bản đồ.
===========================================
Địa lí
Lâm nghiệp và thuỷ sản
1. Mục tiêu.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta.
+ Lâm nghiệp gốm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản;phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
+ Ngành thuỷ sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông hồ ở các đồng bằng.
- Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để nhận biết về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp, thuỷ sản của nước ta.
2. Các hoạt động dạy học.
1. Lâm nghiệp. HS biết được tình hình lâm nghiệp của VN.
*Quy trình: nhóm đôi - cả lớp
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 .
- Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì ? Phân bố chủ yếu ở đâu ?
à Kết luận: Lâm nghiệp gồm có các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác .
Bước 1 :
- Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu và nhận xét và thảo luận nhóm đôi .
- GV gợi ý :
So sánh các số liệu để rút ra 
nhận xét về sự thay đổi của tổng diện tích .
Tổng S rừng = Srừng TN + S rừng trồng
b) Giải thích vì sao có giai đoạn diện tích rừng giảm, có giai đoạn diện tích rừng tăng
Bước 2 :
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
à GV kết luận .
2. Ngành thủy sản. HS có hiểu biết sơ nét về ngành thủy sản nước ta.
*Quy trình: cả lớp
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc SGK.
- Hãy kể tên một số loài thủy sản mà em biết ?
- Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và trả lời.
- Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thủy sản .
à Kết luận:Ngành thủy sản gồm: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
Hoạt động 4. Ôn lại kiến thức vừa học.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Giáo dục tư tưởng.
- Nhận xét tiết học.
===================================================
TUẦN 12
Ngày soạn: 28/11/1018
Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2018
Lịch sử
Vượt qua tình thế hiểm nghèo
1. Mục tiêu.
- Biết sau Cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn:”giặc đói”,”giặc dốt”,”giặc ngoại xâm”. Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện dể chống lại “giặc đói”, ”giặc dốt”: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ.
2. Các hoạt động dạy học.
1. Khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng 8.
Hoạt động 1. HS hiểu những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng 8.
*Quy trình: cả lớp
*Cách tiến hành:
Sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta gặp những khó khăn gì ? 
Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm những việc gì?
- Ý nghĩa của việc vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”.
à GV kết luận .
2. Những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám
Hoạt động 2. HS nhận xét sự kiện, tình hình qua ảnh tư liệu.
*Quy trình: nhóm lớn - cả lớp
*Cách tiến hành:
GV chia lớp thành nhóm ® phát ảnh tư liệu .
Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi (SGV/ 36)
Nhận xét tội ác của chế độ thực dân trước CM, liên hệ đến chính phủ, Bác Hồ đã chăm lo đời sống nhân dân như thế nào?
Nhận xét tinh thần diệt giặc dốt, của nhân dân ta.
à GV nhận xét - chốt ý.
Hoạt động 3. Ôn lại các kiến thức vừa học.
- Nêu một số câu của Bác Hồ nói về việc cần kíp “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt”.
- GV nhận xét, chốt ý.
Chuẩn bị: Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước .
Nhận xét tiết học.
===========================================
Địa lí
Công nghiệp (tiết 1)
1. Mục tiêu.
- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp:
+ Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí,...
+ Làm gốm, trạm khắc gỗ, làm hàng cói,...
- Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
2. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1. HS trình bày được các ngành công nghiệp của nước ta và sản phẩm của chúng.
*Quy trình: cả lớp
*Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố vui về sản phẩm của các ngành công nghiệp.
- Kết luận điều gì về những ngành công nghiệp nước ta?
Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đới với đời sống sản xuất?
Hoạt động 2. HS biết được 1 số nghề thủ công ở nước ta.
*Quy trình: cả lớp
*Cách tiến hành:
Kể tên những nghề thủ công có ở quê em và ở nước ta?
à GV kết luận: nước ta có rất nhiều nghề thủ công.
Hoạt động 3. HS trình bày được vai trò và đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta.
*Quy trình: nhóm đôi - cả lớp
*Cách tiến hành:
Ngành thủ công nước ta có vai trò và đặc điểm gì?
à GV chốt ý .
Hoạt động 4. Ôn lại kiến thức vừa học
- Tổ chức cho HS trình bày tranh ảnh đã sưu tầm .
GV nhận xét, đánh giá.
Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài học.
Chuẩn bị: Công nghiệp (tt)
Nhận xét tiết học.
===================================================
TUẦN 13
Ngày soạn: 5/12/1018
Thứ sáu ngày 7 tháng 12 năm 2018
Lịch sử
Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước 
1. Mục tiêu.
Biết thực dân Phảp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp:
- Cách mạng tháng Tám thành công , nước ta giành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.
- Rạng sáng ngày 19- 12- 1946, nhân dân ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
- Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc.
2. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1.Tìm hiểu lí do ta phải tiến hành toàn quốc kháng chiến. Ý nghĩa của lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
*Quy trình: cả lớp
*Cách tiến hành:
- GV treo bảng phụ thống kê các sự kiện 17 / 12 / 1946 ; 18 /12 / 1946.
- GV hướng dẫn HS quan sát suy nghĩ nhận xét thái độ của thực dân Pháp.
à Kết luận : Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân ta không còn con đường nào khác là buộc phải cầm súng đứng lên .
- GV trích đọc một đoạn lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch. 
- Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc của nhân dân ta?
Hoạt động 2. Hình thành biểu tượng về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
*Quy trình: nhóm lớn - cả lớp
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 
- Tinh thần quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh của quân và dân thủ đô Hà Nội như thế nào?
- Đồng bào cả nước đã thể hiện tinh thần kháng chiến ra sao ?
- Vì sao quân và dân ta lại có tinh thần quyết tâm như vậy ?
à GV chốt ý.
Hoạt động 3. Ôn lại các kiến thức vừa học.
Nhận xét tiết học
=========================================
Địa lí
Công nghiệp (tiếp theo)
1. Mục tiêu.
Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp :
+ Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.
+ Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.
- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng 
2. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1. HS biết được sự phân bố của 1 số nghành công nghiệp
*Quy trình: nhóm đôi - cả lớp
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi : 
- Dựa vào hình 3 , em hãy tìm những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít, công nghiệp nhiệt điện, thủy điện. 
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- Chỉ trên bản đồ treo tường nơi phân bố của 1 số ngành công nghiệp.
à Kết luận :Công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển . Phân bố các ngành : khai thác khoáng sản và điện .
Hoạt động 2.HS biết được các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta
*Quy trình: nhóm lớn - cả lớp
*Cách tiến hành:
Bước 1 : Yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện các bài tập của mục 4 trong SGK.
Bước 2 : Gọi HS trình bày kết quả.
à GV chốt ý : Các trung tâm công nghiệp lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà Rịa-Vũng Tàu, Biên Hòa, Đồng Nai, Thủ Dầu Một.
Hoạt động 4. Củng cố kiến thức vừa học 
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- Chuẩn bị: Giao thông vận tải.
- Nhận xét tiết học.
===================================================
TUẦN 14
Ngày soạn: 12/12/1018
Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2018
Lịch sử
Thu - đông 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp
1. Mục tiêu.
Trình bày sơ lược được diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 trên lược đồ. 
- Nêu được diễn biến, nắm được ý nghĩa thắng lợi (phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến):
- Âm mưu của Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và bộ độ chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh.
- Quân Pháp chia làm ba mũi (nhảy dù, đường bộ và đường thuỷ) tiến công lên Việt Bắc.
- Quân ta phục kích căn đánh địch với các trận tiêu biểu: Đèo Bông Lau, Đoan Hùng.
Sau hơn một thánh bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chặn quân địch còn bị ta chặn đánh dữ dội.
+ Ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến.
2. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1. HS trình bày được lí do địch mở cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc.
*Quy trình: nhóm lớn - cả lớp
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 nội dung:
Tại sao căn cứ Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của địch?
- Việt Bắc nằm ở vị trí nào trên bản đồ nước ta ? 
- Yêu cầu HS chỉ bản đồ .
- GV nhận xét – chốt ý.
Hoạt động 2. HS trình bày được diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
*Quy trình: nhóm lớn - cả lớp
*Cách tiến hành:
- GV sử dụng lược đồ thuật lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 .
- Lực lượng của địch khi bắt đầu tấn công lên Việt Bắc?
- Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc quân địch rơi vào tình thế như thế nào?
- Sau 75 ngày đêm đánh địch, ta đã thu được kết quả như thế nào?
- Chiến thắng này có ảnh hưởng gì đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
- GV nhận xét – chốt ý 
Hoạt động 3. HS trình bày được ý nghĩa LS của chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947.
*Quy trình: nhóm đôi - cả lớp
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi : 
- Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 ?
- GV nhận xét - chốt ý . 
- Nêu 1 số câu thơ viết về Việt Bắc mà em biết?
GV nhận xét ® tuyên dương.
5. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu nội dung ghi nhớ.
- Chuẩn bị:Chiến thắng Biên Giới .
- Nhận xét tiết học.
=============================================
Địa lí
Giao thông vận tải
1. Mục tiêu.
: Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta:
+ Nhiều loại đường và phương tiện giao thông.
+ Tuyến đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ lớn nhất cả nước.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
2. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: làm việc cá nhân
*Quy trình: cá nhân - cả lớp
*Cách tiến hành:
Bước 1 : 
- Hãy kể tên các loại hình giao thông vận tải trên đất nước ta mà em biết ?
- Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa?
Bước 2 :
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
à Kết luận : Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải : đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không . Đường ô tô có vai trò quan trọng trong việc chuyên chở hàng hóa và hành khách
- GV cho HS xem tranh các phương tiện giao thông được sử dụng: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không.
- Cho HS kể tên các phương tiện giao thông thường dược sử dụng.
Hoạt động 2. HS biết dược sự phân bố 1 số loại hình giao thông ở nước ta.
*Quy trình: nhóm đôi - cả lớp
*Cách tiến hành:
Bước 1 :
- GV gợi ý :Khi nhận xét sự phân bố, cần quan sát xem mạng lưới giao thông phân bố tỏa khắp đất nước hay tập trung ở một số nơi .
- Các tuyến đường chính chạy theo chiều Bắc- Nam hay theo chiều Đông- Tây ?
Bước 2 : Giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
à GV kết luận .
Hoạt động 3.Ôn lại các kiến thức vừa học.
- Gọi HS nêu nội dung ghi nhớ.
- yêu cầu HS trưng bày tranh ảnh đã sưu tầm .
Nhận xét tiết học.
===================================================
TUẦN 15
Ngày soạn: 19/12/1018
Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2018
Lịch sử
CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950.
1. Mục tiêu.
- Tường thuật sơ lược diễn biến chiến dịch Biên Giới trên lược đồ:
+ Ta mở chiến dịch Biên Giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
+Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê.
+ Mất Đông Khê địch rút lui khỏi Cao Bằng theo Đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê.
+ Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp đóng trên Đường số 4 phải rút chạy.
+ Chiến dịch Biên Giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng
- Kể được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê .Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
2. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1. HS tìm hiểu lí do vì sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.
G- V sử dụng bản đồ, chỉ đường biên giới Việt – Trung, nhấn mạnh âm mưu của Pháp trong việc khóa chặt biên giới nhằm bao vây, cô lập căn cứ địa Việt Bắc, cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Lưu ý chỉ cho học sinh thấy con đường số 4.
- GV cho HS xác định biên giới Việt – Trung trên bản đồ.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi: Xác định trên lược đồ những điểm địch chốt quân để khóa biên giới tại đường số 4.
- GV treo lược đồ bảng lớp để HS xác định. Sau đó nêu câu hỏi:
- Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao?
à GV nhận xét, chốt.
Hoạt động 2. HS nhớ được thời gian, địa điểm, diễn biến và ý nghĩa chiến dịch. Biên Giới thu đông 1950.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi .
- Để đối phó với âm mưu của địch, TW Đảng dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ đã quyết định như thế nào? Quyết định ấy thể hiện điều gì?
- Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên Giới thu đông 1950 diễn ra ở đâu?
- Hãy thuật lại trận đánh ấy?
- GV nhận xét , nêu lại trận đánh (có chỉ lược đồ).
- Em có nhận xét gì về cách đánh của quân đội ta?
- Kết quả của chiến dịch Biên Giới thu đông 1950?
- GV nhận xét,chốt ý.
Hoạt động 3. HS hiểu được ý nghĩa của chiến thắng biên giới thu – đống 1950 .
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu ý nghĩa.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập. Làm theo 4 nhóm.
+ Nêu điểm khác nhau chủ yếu nhất giữa chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 và chiến dịch Biên Giới thu đông 1950?
+ Em có suy nghĩ gì về tấm gương anh La Văn Cầu?
+ Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên Giới gơi cho em suy nghĩ gì?
+ Việc bộ đội ta nhường cơm cho tù binh địch trong chiến dịch Biên Giới thu đông 1950 giúp em liên tưởng đến truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt nam?
- GV nhận xét – rút ra ghi nhớ.
Hoạt động 4. HS ôn lại các kiến thức vừa học.
- Thi đua 2 dãy chỉ lược đồ, thuật lại chiến dịch Biên Giới thu đông 1950.
- GV nhận xét - tuyên dương.
- Nhận xét tiết học .
=============================================
Địa lí
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
1. Mục tiêu.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta:
+ Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu 
+ Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.
Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế...
2. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1. HS hiểu thế nào là hoạt động thương mại, vai trò của thương mại, xuất khẩu, nhập khẩu.
Bước 1: Yêu cầu HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi 
- Thương mại gồm những hoạt động nào?
- Nêu vai trò của ngành thương mại ? 
- Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta?
Bước 2: Yêu cầu HS trình bày kết quả.
® GV kết luận : Thương mại là ngành thực hiện mua bán hàng hóa bao gồm :
+ Nội thương : Buôn bán ở trong nước.
+Ngoại thương: Buôn bán với nước ngoài.
- Hoạt động thương mại phát triển nhất ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh .
- Vai trò của thương mại : cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng .
Hoạt động 2. HS có hiểu biết về ngành du lịch nước ta và những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm .
- Những năm gần đây lượng khách du lịch ở nước ta đã có thay đổi như thế nào? Vì sao ?
- Kể tên các trung tâm du lịch lớn ở nước ta?
- Yêu cầu HS chỉ bản đồ 
à GV kết luận.
Hoạt động 3. Ôn lại kiến thức vừa học.
- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm.
- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi : 
“ Thi làm hướng dẫn viên du lịch”
- Nhận xét tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
===================================================
TUẦN 16
Ngày soạn: 26/12/1018
Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2018
Lịch sử
HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI
1. Mục tiêu.
- hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
+ Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực ,thực phẩm để chuyển ra mặt trận.
+ Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_dia_li_lop_5_tuan_8_den_35_nam_hoc_2018_2019.doc