Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Liễu

Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Liễu

I. MỤC TIÊU: Sau tiết học, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức.

- Biết tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Sơ lược diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.

2. Kĩ năng.

- Nêu được sơ lược diễn biến và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Nêu được ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

3. Thái độ.

- Tự hào trước tinh thần chiến đấu và tình yêu nước của nhân dân ta.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Bài giảng điện tử

- HS: SGK

 

doc 6 trang cuongth97 08/06/2022 4410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Liễu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ
CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
I. MỤC TIÊU: Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức.
- Biết tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Sơ lược diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.
2. Kĩ năng.
- Nêu được sơ lược diễn biến và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Nêu được ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
3. Thái độ. 
- Tự hào trước tinh thần chiến đấu và tình yêu nước của nhân dân ta.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Bài giảng điện tử
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam?
+ Kể về thành tích tiêu biểu của 1 trong 7 anh hùng được bầu chọn trong Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
+ Sau chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950, tình hình của quân Pháp và quân ta như thế nào?
- Nhận xét, khen thưởng.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
 Các con ạ, thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 đã đưa chúng ta sang giai đoạn nắm quyền chủ động trên chiến trường còn quân Pháp rơi vào thế bị động. Trước tình hình đó, quân và dân ta muốn mau chóng kết thúc chiến tranh nên đã có những kế hoạch, chiến lược riêng để chuẩn bị cho chiến dịch tiếp theo. Và chiến dịch Điện Biên Phủ là một đòn quyết định để đưa kháng chiến đến thắng lợi. Bài học ngày hôm nay cô sẽ cùng các con tìm hiểu về chiến dịch này qua bài: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
1. Vị trí, tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ
- GV đưa lược đồ Việt Nam, yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của Điện Biên Phủ.
- GV giới thiệu: Điện Biên Phủ trước đây thuộc tỉnh Lai Châu nay thuộc thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên nằm ở vùng núi Tây Bắc, miền Bắc VN, giáp với các tỉnh Lai Châu, Sơn La của Việt Nam, Phongsali của Lào và Vân Nam của Trung Quốc. 
- Như chúng ta đã biết, sau chiến dịch Biên giới thu đông 1950, quân Pháp rơi vào thế bị động và chúng đã có âm mưu biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Sở dĩ chúng chọn ĐBP là do đây là chìa khóa để có thể bảo vệ Thượng Lào rồi đánh chiếm các vùng đã mất ở Tây Bắc trong những năm 1953-1954.
- Dựa vào phần chú thích trong SGK, cho cô biết con hiểu “tập đoàn cứ điểm” là gì?
- Ở Điện Biên Phủ giặc Pháp xây dựng 49 cứ điểm, được bố trí thành ba phân khu : Bắc, Nam, Trung tâm để yểm trợ lẫn nhau. Toàn bộ tổ chức phòng ngự quy mô rộng lớn đều chìm dưới mặt đất. Pháp huênh hoang cho rằng ĐBP là “pháo đài khổng lồ không thể công phá”.
- Con hiểu “pháo đài” là gì?
- Theo con, vì sao Pháp lại xây dựng ĐBP trở thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương?
- Đúng rồi đấy các con ạ, thực dân Pháp đã xây dựng ĐBP thành pháo đài kiên cố, vững chắc nhất Đông Dương với âm mưu thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. Còn quân và dân ta muốn nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh với Pháp nên chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra là điều tất yếu và có ý nghĩa to lớn với dân tộc ta.
- Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu về vị trí, tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ. Vậy trong khi giặc Pháp có âm mưu biến ĐBP thành tập đoàn cứ điểm, quân và dân ta đã có sự chuẩn bị như thế nào?, cô trò mình cùng tìm hiểu qua phần 2
2. Sự chuẩn bị cho chiến dịch
- Gọi 1HS đọc phần thông tin SGK trang 37 từ: Mùa đông năm 1953 => lên ĐBP.
+ Mùa đông năm 1953, tại chiến khi Việt Bắc, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã làm gì?
=> Ghi bảng: Họp, nêu quyết tâm.
- Cho HS xem hình 1 trong SGK.
- Kết hợp thông tin SGK và quan sát các hình ảnh hãy thảo luận nhóm đôi và cho biết: 
+ Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào về sức người, sức của?
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- GV chốt, ghi bảng: Sức người, sức của
=> Cả tiền tuyến và hậu phương đều sẵn sàng chiến đấu với tinh thần cao nhất. 
Với sự chuẩn bị kĩ lưỡng về sức người, sức của, quân và dân ta sẽ chiến đấu với thực dân Pháp ra sao, cô trò mình cùng tìm hiểu qua phần 3, chiến dịch Điện Biên Phủ
3. Diễn biến
- YC HS đọc thầm thông tin trong SGK từ: Ngày 13/3/1954 -> như vũ bão và TL nhóm 4 trong thời gian 5 phút để TL các CH sau:
1. Ta mở chiến dịch ĐBP gồm mấy đợt tấn công? 
2. Thuật lại từng đợt tấn công đó?
- Gọi các nhóm báo cáo, trình bày kết quả.
- Gọi nhóm 1 lên trình bày diễn biến đợt 1.
- Chốt, ghi bảng:
 Đợt 1: ngày 13/3/1954
+ Trong trận đánh ở đồi Him Lam, có một anh hùng đã hi sinh thân mình để giúp đồng đội xông lên tiêu diệt địch. Con có biết đó là anh hùng nào không?
- Mở rộng về anh hùng Phan Đình Giót.
- Gọi 1 HS đại diện nhóm TB diễn biến đợt 2.
+ Đợt 2: ngày 30/3/1954
- Gọi 1 HS trình bày diễn biến đợt 3.
+ Đợt 3: ngày 1/5/1954
- Gọi 1 HS trình bày diễn biến của cả 3 đợt.
- GV trình bày lại diễn biến của chiến dịch (hoặc xem video)
b) Kết quả
- Sau 3 đợt tấn công, ta thu được kết quả gì?
- GV chốt: Như vậy là sau 56 ngày đêm, bắt đầu từ ngày 13/3/1954, đến 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, Điện Biên Phủ thất thủ, ta bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri và Bộ chỉ huy của địch, lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri, địch lũ lượt đầu hàng. (mở hình ảnh minh họa)
+ Theo con, vì sao ta giành được chiến thắng trong chiến dịch ĐBP? Với câu hỏi này các con sẽ thảo luận nhóm đôi trong thời gian 1 phút.
- GV chốt: Ta giành được chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ là do có đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng, Bác Hồ; quân và dân ta có tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất; và ta đã có sự chuẩn bị tối đa về sức người, sức của cho chiến dịch.
c) Ý nghĩa
- YC HS đọc thầm thông tin còn lại trong SGK và TLCH: 
+ Chiến thắng lịch sử ĐBP có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc ta?
- Chiến thắng ĐBP kết thúc đã đập tan “pháo đài không thể công phá” của giặc Pháp, kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ của dân tộc; khẳng định ý chí, sức mạnh của toàn dân tộc. Đây chính là ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ĐBP.
- GV ghi bảng: 
+ Kết thúc chín năm chống thực dân Pháp
- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ.
3. Củng cố
+ Qua bài học này, con biết thêm điều gì về lịch sử nước nhà?
- Trong chiến dịch ĐBP, các anh bộ đội cụ Hồ đã luôn sẵn sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Trong đó có những chiến sĩ là tấm gương tiêu biểu của chiến dịch. Con hãy kể một số gương tiêu biểu trong chiến dịch ĐBP.
- Cho HS xem h/a về các anh hùng này.
- Sức mạnh của toàn dân, toàn quân đã làm nên trang sử vẻ vang, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu của chiến dịch ĐBP. Để viết nên trang sử hào hùng đó, quân và dân ta đã chịu đựng bao khó khăn, gian khổ. Và đã có rất nhiều các nhà thơ, nhạc sĩ đã sáng tác những bài thơ, bài hát về chiến dịch ĐBP. Con hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe xem chúng mình đã biết những bài thơ, bài hát, câu chuyện nào về chiến dịch Điện Biên Phủ?
- YC HS lên đọc bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên. (hoặc xem video có bài thơ đó)
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra nhiệm vụ cho CM VN là: đưa kháng chiến đến hoàn toàn thắng lợi.
+ Cù Chính Lan là 1 trong 7 cá nhân đầu tiên được bầu chọn trong ĐH CS thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc. Ngày 13/12/1951, trong trận tấn công cứ điểm Giang Mỗ, anh đã một mình đuổi xe tăng Pháp, nhảy lên thành xe, ném lựu đạn vào buồng lái để tiêu diệt xe.
- Sau chiến dịch BG thu đông năm 1950, quân Pháp rơi vào thế bị động, lúng túng tìm cách chống đỡ. Còn quân ta thì chủ động mở nhiều chiến dịch lớn trên toàn quốc.
- HS lắng nghe.
- HS chỉ bản đồ.
- Tập đoàn cứ điểm là nhiều cứ điểm (vị trí phòng ngự có công sự vững chắc) hợp thành một hệ thống phòng thủ kiên cố. 
- HS lắng nghe.
- HS TL
- Pháp xây dựng ĐBP trở thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương với âm mưu thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc
-...Trung ương Đảng và Bác Hồ đã họp thông qua phương án mở chiến dịch ĐBP.
- HS xem ảnh.
- HS thảo luận nhóm để TLCH
- Các nhóm báo cáo.
- HS lắng nghe, ghi vở.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4
- HS báo cáo.
- HS lên trình bày diễn biến đợt 1
- HS ghi vở.
- Anh hùng Phan Đình Giót
- 1HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS TL:
+ Bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri, Bộ chỉ huy của địch.
+ Lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri
+ Địch lũ lượt đầu hàng.
- HSTL theo ý hiểu.
+ Quân và dân ta có tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường.
+ Ta đã chuẩn bị tối đa cho chiến dịch.
- HS đọc thầm và trả lời: Chiến thắng ĐBP là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- HS lắng nghe.
- HS ghi vở
- 1HS đọc.
- Con hiểu thêm về một chiến thắng lừng lẫy, vẻ vang của dân tộc, chấm dứt 9 năm bị thực dân Pháp xâm lược.
- Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, anh Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo.
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe, trả lời:
+ Các bài thơ: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của nhà thơ Tố Hữu, Tặng bộ đội Điện Biên Phủ và Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ của chủ tịch Hồ Chí Minh,
+ Bài hát : Giải phóng Điện Biên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, 
- HS lắng nghe.
IV. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO, DẶN DÒ
- Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Ôn tập chín năm kháng chiến ...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_5_bai_17_chien_thang_lich_su_dien_bien_p.doc