Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Tiết 23: Đường Trường Sơn - Lâm Huệ Trí

Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Tiết 23: Đường Trường Sơn - Lâm Huệ Trí

I-MỤC TIÊU :

 Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, . . . của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam .

+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19-5-1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn ( đường Hồ Chí Minh).

+ Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.

- GDBVMT: Vai trò của giao thông vận tải đối với đời sống.

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để chỉ phạm vi tuyến đường Trường Sơn )

- Sưu tầm tranh ảnh , tư liệu về bộ đội Trường Sơn , về đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyển hàng , giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn .

- Phiếu bài tập.

 

doc 3 trang loandominic179 4091
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Tiết 23: Đường Trường Sơn - Lâm Huệ Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Lịch sử
Tiết 23:
Đường Trường Sơn
I-MỤC TIÊU :
	Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, . . . của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam .
+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19-5-1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn ( đường Hồ Chí Minh).
+ Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
- GDBVMT: Vai trò của giao thông vận tải đối với đời sống.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để chỉ phạm vi tuyến đường Trường Sơn )
Sưu tầm tranh ảnh , tư liệu về bộ đội Trường Sơn , về đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyển hàng , giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn .
Phiếu bài tập.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3-Bài mới :
Giới thiệu về nhiệm vụ của hai miền Nam , Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước : miền Nam là tiền tuyến lớn , miền Bắc là hậu phương lớn . Sự chi viện kịp thời , đầu đủ về mọi mặt của miền Bắc đối với nhà máy là yếu tố quyết định thắng lợi . Đường Trường Sơn là tuyến đường chính để miền Bắc chi viện cho miền Nam . Bài hôm nay sẽ tìm hiểu về tuyến đường huyết mạch đó .
GV nêu nhiệm vụ học tập :
-Hát 
-Học sinh nêu.
-Học sinh nêu.
- HS lắng nghe.
HS xác định nhiệm vụ học tập:
+Xác định phạm vi hệ thống đường Trường Sơn trên bản đồ.
+Tìm hiểu một số tấm gương tiêu biểu cho tinh thần dũng cảm của bộ đội Trường Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước .
*Hoạt động 1: ( làm việc cả lớp )
- GV cho HS đọc SGK và trình bày những nét chính về đường Trường Sơn ?
-GV dùng bản đồ để giới thiệu vị trí của đường Trường Sơn .
Nhấn mạnh : Đường Trường Sơn là hệ thống những tuyến đường , bao gồm rất nhiều con đường trên cả hai tuyến : Đông Trường Sơn , Tây Trường Sơn chứ không phải chỉ là một con đường.
+ Mục đích mở đường Trường Sơn : Chi viện cho miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước.
-Từ hữu ngạn sông Mã – Thanh Hoá qua miền tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ.
-Học sinh chỉ bản đồ.
- HS theo dõi.
*Hoạt động 2: ( làm việc theo nhóm hoặc cả lớp )
-GV cho HS tìm hiểu những tâm gương tiêu biểu của bộ đội và thanh niên xung phong trên Trường Sơn .
-GV yêu cầu HS kể thêm về bộ đội lái xe , thanh niên xung phong . . . mà em đã sưu tầm được .
- HS đọc SGK đoạn nói về anh Nguyễn Viết Sinh ( SGK /47 ) và phát biểu ý kiến.
- HS kể thêm về bộ đội lái xe , thanh niên xung phong . . . mà em đã sưu tầm được.
*Hoạt động 3: ( làm việc theo nhóm )
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- GV giao thời gian cho các nhóm thảo luận.
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Ý nghĩa con đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước ?
-Nhận xét về đường Trường Sơn qua hai thời kì lịch sử.
Nhân mạnh : Ngày nay , đường Trường Sơn đã được mở rộng – đường Hồ Chí Minh .
- Nhóm 4 HS hình thành.
- Các nhóm nhận phiếu bài tập, đại diện nhóm đọc nội dung bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đường Trường Sơn là đường giao liên Bắc – Nam , đáp ứng nhu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam.
- HS so sánh 2 bức ảnh trong SGK để nhận xét về đường Trường Sơn qua hai thời kì lịch sử .
- HS lắng nghe.
4-Củng cố 	
- GV đặt câu hỏi hệ thống lại nội dung bài học.
- GV liên hệ thực tế giáo dục HS lòng yêu nước, hiểu biết lịch sử dân tộc Việt Nam. Vì mục đích chung mà quân dân ta không ngại khó khăn gian khổ quyết tâm thực hiện nhiệm vụ lớn lao và gặt hái thành công.
 - GDBVMT: Vai trò của giao thông vận tải đối với đời sống.
5-Nhận xét – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
-HS trả lời câu hỏi:
+ Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
+ Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta?
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-Chuẩn bị bài sau .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_5_tiet_23_duong_truong_son_lam_hue_tri.doc