Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được các bước sử dụng bản đồ (đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ).
- Biết đọc bản đồ ở mức đọ đơn giản : nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.
1. GV: SGK, giáo án, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt nam
2. HS: SGK, vở ghi
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:
- Sử dụng bản đồ, quan sát, thảo luận nhóm, vấn đáp, luyện tập
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
? Thế nào là bản đồ ?
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài:
Tiết hôm nay các em sẽ tìm hiểu về cách sử dụng bản đồ
Ghi đầu bài lên bảng
b. Nội dung:
*Hoạt động 1: Cách sử dụng bản đồ
? Tên bản đồ cho biết điều gì ?
? Dựa vào bảng chú giải H3 bài 2 đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí?
? Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng trên H3 và giải thích vì sao lại biết đó là biên giới quốc gia ?
- GV gọi 1 số HS trả lời các câu hỏi trên và chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam trên bản đồ địa lí tự nhiên
? Nêu các bước sử dụng bản đồ ?
* Hoạt động 2: Làm bài tập a, b ở SGK
- Gọi HS đọc bài tập
- Cho HS làm việc theo 3 nhóm
+ Quan sát H1 em hãy:
? Chỉ hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên lược đồ ?
? Hoàn thành bảng sau vào vở:
Đối tượng lịch sử Kí hiệu thể hiện
. . . . .
Quân ta tấn công . . . .
. . . . . .
- Hết thời gian gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- GV nhận xét
+ Quan sát H2:
? Kể tên một số nước láng giềng, biển, đảo và quần đảo của Việt Nam ?
? Kể tên một số con sông chính của nước ta ?
- GV nhận xét, ghi bảng
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam.
- Gọi HS lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ
- Gọi HS lên bảng chỉ vị trí của tỉnh Sơn La .
- Gọi HS khác lên chỉ tên thành phố giáp tỉnh Sơn La ?
- GV hướng dẫn cách chỉ bản đồ : Chỉ 1 khu vực thì phải khoanh kín theo ranh giới.
TUẦN 1 Ngày soạn: 07 / 09 / 2019 Ngày giảng: Thứ 04/11 / 09 / 2019 LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ: BÀI 1: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ I. MỤC TIÊU - Biết môn Lịch Sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. - Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam. HS khá, giỏi: Biết tỉ lệ của bản đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, Bản đồ hành chính Việt Nam, ảnh sinh hoạt của một số dân tộc. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp sử dụng bản đồ, quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Ổn định tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ Kiểm tra sách vở, đồ dùng của môn học - GV nhận xét 3. Bài mới: 32’ a. Giới thiệu bài: Hôm nay các em đã được làm quen với môn học: Địa lí và lịch sử qua bài : Môn lịch sử và địa lí Ghi đầu bài lên bảng. b. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Treo bản đồ địa lí Việt Nam lên bảng - GV giới thiệu và kết hợp chỉ bản đồ vị trí của nước ta, các thành phố lớn và một số dân cư ở một số vùng - Gọi một vài HS lên chỉ và trình bày lại vị trí của nước ta và tỉnh Sơn La trên bản đồ hành chính Việt Nam - GV nhận xét c. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - GV chia lớp làm 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ tranh hoặc ảnh về cảnh sinh hoạt của dân tộc Tày, Thái, H “ Mông ở vùng tây bắc, yêu cầu thảo luận trong 5 phút ? Hãy tìm hiểu và mô tả lại bức tranh hoặc ảnh của nhóm mình? - Hết thời gian gọi HS trình bày - GV nhận xét kết luận: Mỗi dân tộcsống trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng song đều có chung một tổ quốc, một lịch sử Việt Nam d. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - Để tổ quốc ta được tươi đẹp như ngày hôm nay ông cha ta đã phải trải qua hàng nhìn năm dựng nước và giữ nước. ? Em hãy kể một vài sự kiện chứng minh điều đó? - GV kết luận: Môn lịch sử và địa lí giúp các emhiểu biết thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của cha ông ta trong thời kì dựng nước và giữ nước. e . Hoạt động 4: Làm việc cả lớp ? Để học tốt môn lịch sử và địa lí em cần làm gì? - GV nêu ví dụ: Quan sát tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để biết được sự kiện, hiện tượng lịch sử, địa lí diễn ra như thế nào. ?Môn lịch sử và địa lí giúp em hiểu biết gì ? Bài học: SGK / 4 4 . Củng cố - dặn dò: 3’ ? Qua bài học hôm nay em nắm được điều gì ? - Về học bài học - Chuẩn bị bài sau: Làm quen với bản đồ - GV nhận xét giờ học - Lớp hát - HS để sách vở, đồ dùng học tập lên bàn. - Ghi vào vở. - Quan sát bản đồ - 3 HS lên chỉ bản đồ và trình bày : Tỉnh Sơn La phía tây giáp Lào, Phía bắc giáp Điện Biên - Nhận xét bạn - Tự bầu nhóm trưởng + thư kí thảo luận nhóm - Dân tộc Thái sống thành bản, ở thung lũng, làm nhà sàn để ở. - Dân tộc H’ Mông sống thành bản nhưng ít nhà hơn thường sống trên sườn đồi, nhà trệt. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận - Nhận xét bạn - Lắng nghe - Hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ( Năm 40). Chiến thắng Bạch Đằng ( 938). Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ của nhân ta - Cần tập quan sát sự vật, hiện tượng, thu thập, tìm kiếm tài liệu lịch sử, địa lí, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và tìm lời trình bày kết quả qua cách diiễn đạt cảu chính mình. - HS nêu - 3 HS đọc - Biết được tác dụng của môn lịch sử và địa lí - HS nghe TUẦN 2 Ngày soạn: 15 / 09 / 2019 Ngày giảng: Thứ 04/ 18 / 09 / 2019 BÀI 3: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU: - Nêu được các bước sử dụng bản đồ (đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ). - Biết đọc bản đồ ở mức đọ đơn giản : nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC. 1. GV: SGK, giáo án, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt nam 2. HS: SGK, vở ghi III. PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC: - Sử dụng bản đồ, quan sát, thảo luận nhóm, vấn đáp, luyện tập IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. ổn định tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ ? Thế nào là bản đồ ? - Nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: 32’ a. Giới thiệu bài: Tiết hôm nay các em sẽ tìm hiểu về cách sử dụng bản đồ Ghi đầu bài lên bảng b. Nội dung: *Hoạt động 1: Cách sử dụng bản đồ ? Tên bản đồ cho biết điều gì ? ? Dựa vào bảng chú giải H3 bài 2 đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí? ? Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng trên H3 và giải thích vì sao lại biết đó là biên giới quốc gia ? - GV gọi 1 số HS trả lời các câu hỏi trên và chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam trên bản đồ địa lí tự nhiên ? Nêu các bước sử dụng bản đồ ? * Hoạt động 2: Làm bài tập a, b ở SGK - Gọi HS đọc bài tập - Cho HS làm việc theo 3 nhóm + Quan sát H1 em hãy: ? Chỉ hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên lược đồ ? ? Hoàn thành bảng sau vào vở: Đối tượng lịch sử Kí hiệu thể hiện .. ... ... ... ... Quân ta tấn công ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... - Hết thời gian gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV nhận xét + Quan sát H2: ? Kể tên một số nước láng giềng, biển, đảo và quần đảo của Việt Nam ? ? Kể tên một số con sông chính của nước ta ? - GV nhận xét, ghi bảng * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - GV treo bản đồ hành chính Việt Nam. - Gọi HS lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ - Gọi HS lên bảng chỉ vị trí của tỉnh Sơn La . - Gọi HS khác lên chỉ tên thành phố giáp tỉnh Sơn La ? - GV hướng dẫn cách chỉ bản đồ : Chỉ 1 khu vực thì phải khoanh kín theo ranh giới. 4. Củng cố - dặn dò: 3’ ? Qua bài học hôm nay các em nắm được điều gì ? - Về học bài, làm bài tập ở vở bài tập - Chuẩn bị bài sau : - GV nhận xét giờ học - Lớp hát - Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo tỉ lệ nhất định . - Nhận xét bạn - Nhắc lại đầu bài và ghi vào vở - Biết được tên khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó - Sông, hồ, mỏ than, thủ đô, thành phố, đường biên giới quốc gia, phần tầng địa hình. - Vài HS lên bảng chỉ - Vì căn cứ vào kí hiệu ở bảng chú giải - 1 số HS chỉ trên bản đồ treo tường - Đọc tên bản đồ - Xem bảng chú giải để biết lí hiệu đối tượng lịch sử hoặc địa lí - Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ dựa vào kí hiệu. - HS đọc. - HS thảo luận nhóm. - Phía trên ( B ), phía dưới ( N ), bên phải ( Đ ), bên trái ( T ) Quân ta mai phục Quân ta tấn công Địch tháo chạy. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận - HS nhận xét. - Nước láng giềng: Trung Quốc, Lào, Căm Pu chia . - Vùng biển nước ta là 1 phần của biển đông. - Quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa - Đảo: Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà - Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu - HS nhận xét - HS quan sát - 1 HS lên bảng đọc và chỉ bản đồ. - 1-2 em lên chỉ. - 1 HS - HS nghe. - Cách sử dụng bản đồ. - HS nghe PHẦN LỊCH SỬ TUẦN 3 Ngày soạn: 22 / 09 / 2019 Ngày giảng: Thứ 4/25 / 09 / 2019 BÀI 1: NƯỚC VĂN LANG I. MỤC TIÊU: - Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ: + Khoảng 700 năm TCN nước Văn Lang nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời. + Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. + Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản. + Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. GV: Hình trong SGK - phiếu học tập, lược đồ bắc bộ và bắc trung bộ 2. HS: SGK, vở ghi III. PHƯƠNG PHÁP: - Đàm thoại, quan sát, thực hành IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Ổn định tô chức: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ - Kiểm tra vở bài tập của học sinh - Cho 2 HS trả lời câu hỏi của tiết trước - Nhận xét HS 3. Bài mới: 32’ a. Giới thiệu bài: - Nêu mục đích yêu cầu của tiết học - Ghi tên bài b. Các hoạt động: 1. Sự ra đời của nước Văn lang: * Hoạt đông 1: Làm việc cả lớp GV treo lược đồ bắc bộ và bắc trung bộ lên bảng vẽ trục thời gian lên bảng - GV giới thiệu về trục thời gian * Yêu cầu HS dựa vào kênh hình và kênh chữ SGK xác định địa phận của nước Văn Lang, xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang ?Nhà nứớc Văn Lang ra đời cách đây bao lâu ? ?Đứng đầu nước Văn Lang là ai? ?Những người giúp vua cai quản đất nước là ai? ? Dân thường được gọi là gì? - GV giảng lại - rút ý ghi lên bảng 2 Một số nét về cuộc sống của người việt cổ: * Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - Yêu cầu HS ? Dựa vào các di vật của người xưa để lại hãy nêu nghề chính của lạc dân? ?Người Việt cổ đã sinh sống ntn? ? Các lễ hội của người lạc Việt được tổ chức như thế nào? ? Em biết những tục lệ nào của người việt cổ con tồn tại đến ngày nay? * GV giảng kết luận - Gọi HS đọc phần đóng khung SGK 4. Củng cố dặn dò: 3’ - GV củng cố lại nội dung bài - Về nhà học bài - Chuẩn bị bài sau : Nước Âu Lạc - Nhận xét giờ học - Lớp hát - Kiểm tra sách vở của HS - HS ghi vở - Người ta quy ước: + Năm 0 là năm công nguyên + Phía dưới năm công nguyên là năm trước công nguyên + Phía trên công nguyên là năm sau công nguyên - HS xác định khu vực mà người Lạc Việt đã sinh sống - Nhà nước văn lang ra đời cách đây khoảng năm 700 TCN ở lưu vực sông hồng, sông Mã và sông Cả - Đứng đầu là các vua Hùng . Kinh đô đặt ở Phong Châu - Phú Thọ - Những người giúp vua cai quản đất nước là lạc hầu, lạc tướng - Dân thường gọi là lạc dân - Đọc SGK và quan sát kênh hình để trả lời các câu hỏi sau: - Nghề chính của lạc dân là làm ruộng và chăn nuôi : họ trồng lúa , khoai, đỗ, cây ăn quả như dưa hấu, họ cũng biết nấu xôi, làm bánh dầy...làm mắm - Sống bằng nghề trồng chọt chăn nuôi, nghề thủ công, biết chế biến thức ăn dệt vải. Họ ở nhà săn để đánh thú dữ, quây quần thành làng. - Những ngày hội làng mọi người thường hoá trang vui chơi, nhảy múa. đua thuyền trên sông hoặc đấu vật trên bãi đất rộng. - Nhuộm răng đen, ăn trầu, phụ nữ đeo hoa tai và các đồ trang sức. - HS nhận xét bổ sung - 2 - 3 HS đọc - Lắng nghe TUẦN 4 Ngày soạn: 28 / 09 / 2019 Ngày giảng: Thứ 04/ 02/ 10 / 2019 BÀI 2 : NƯỚC ÂU LẠC I. MỤC TIÊU: - Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Trệu Đà của nhân dân Âu Lạc: + Triệu đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. GV: - Lược đồ Bắc Bộ và bắc Trung Bộ - Hình trong SGK - Phiếu học tập 2. HS: SGK, vở ghi III. PHƯƠNG PHÁP: - Đàm thoại, quan sát, thực hành IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Ổn định tổ chức:1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ ? Hãy nêu sự ra đời của nước văn lang? - GV nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: 32’ a. Giới thiệu bài: - Nêu mục đích yêu cầu của tiết học - Ghi tên bài b. Các hoạt động: 1. Sự ra đời của nước Âu Lạc: * Hoạt động 1: làm việc cá nhân. - GV y/c HS đọc SGK và làm bài tập sau - GVKL: Cuộc sống của người Âu việt và người Lạc việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hoà hợp với nhau. Thục phán đã lãnh đạo người Âu Việt và người Lạc Việt đánh giặc ngoại xâm dựng nước âu lạc tự là An Dương Vương dời đô xuống Cổ Loa - Đông Anh ( HN ngày nay ) - chuyển ý. 2. Những thành tựu của nước Âu Lạc: * Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. ? Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì? ? Nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa (Qua sơ đồ) 3. Nguyên nhân thắng lợi và thất bại trước sự xâm lược của Triệu Đà: * Hoạt động 3: làm việc cả lớp - YC HS đọc đoạn trong SGK - GV đặt câu hỏi thảo luận ? Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà bị thất bại ? ? Vì sao từ năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của PK phương Bắc? - GV nhận xét - GV chốt lại - Gọi HS đọc bài SGK 4, Củng cố dặn dò: 3’ - Củng cố nội dung bài - Về nhà học bài - Chuẩn bị bài: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc - Nhận xét giờ học - Lớp hát - 2 HS trả lời - HS ghi vở - Em hãy điền dấu x vào ô trống những điểm giống nhau của người Lạc việt và người Âu Việt. - HS lên bảng trình bày bài của mình - HS nhận xét bổ sung - HS xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc - Kĩ thuật phát triển. Nông nghiệp tiếp tục pt. Đặc biệt là đã chế được loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên An Dương Vương đẵ cho XD thành Cổ Loa kiên cố. Là những thành tựu đặc sắc của người dân Âu Lạc. - HS nghe - HS đọc từ 217 TCN ......phương Bắc - HS kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc. - Do dân ta đồng lòng, đoàn kết, một lòng chống giặc có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt có thành luỹ kiên cố nên lần nào quân giặc cũng bị đánh bại. - Triệu Đà đem quân xang đánh Âu Lạc. An Dương Vương thua trận phải nhẩy xuống biển tự tử. Nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của bọn PK phương Bắc. - HS nhận xét bổ sung - HS đọc bài học - Lắng nghe TUẦN 5 Ngày soạn: 6 / 10 / 2019 Ngày giảng: Thứ 04/ 09/10 / 2019 BÀI 3: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC I. MỤC TIÊU: - Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta : từ năm 179 TCN đến năm 938. - Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ( một vài điểm chính, sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những vật sản quý, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục của người Hán ): + Nhân dân ta phải cống nạp sản vật quý. + Bọn đô hộ đưa người Hán sang lẫn với dân ta, bắt nhân dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục của người Hán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 1. GV: SGK, phiếu học tập cho HS 2. HS: SGK, vở ghi III. PHƯƠNG PHÁP: - Đàm thoại, giảng giải, thực hành IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Ổn định tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ ? Nêu nguyên nhân thắng lợi và thất bại trước cuộc xâm lược của Triệu Đà? - GV nhận xét 3. Bài mới: 32’ a. Giới thiệu bài: - Nêu mục đích yêu cầu của tiết học - Ghi tên bài b. Các hoạt động: 1. Một số chính sách áp bức bóc lột: * Hoạt động1: Làm việc cá nhân. ? Chính quyền phương Bắc đã cai trị nước ta như thế nào? - GV chốt lại và ghi bảng: Từ năm 179 TCN đến năm 938 SCN nước ta bị bọn PKPB đô hộ áp bức nặng nề chúng bắt nhân dân ta học chữ Hán và sống theo luật pháp Hán. 2. Tinh thần đấu tranh của nhân dân ta * Hoạt động 2: làm việc cá nhân ? Nhân ta đã phản ứng ra sao ? - GV đưa bảng thống kê ( có ghi thời gian biểu diễn các cuộc KN cột ghi các cuộc KN để trống ) - GV giảng : - GV chốt bài * Rút ra bài học 4. Củng cố - dặn dò: 3’ - Củng cố lại nội dung bài. - Về nhà học bài - Chuẩn bị bài sau - Lớp hát - 2 HS nêu - Lắng nghe - HS đọc SGK từ đầu sống theo luật pháp của người Hán? - Các chính quyền PB nối tiếp nhau đô hộ nước ta bị chia thành quận,huyện do chính quyền người Hán cai quản. Chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp cho chúng bắt đân ta sống theo phong tục tập quán của người Hán. - HS nhận xét bổ xung - HS đọc từ không chịu khuấtphục...hết. - Nhân dân ta chống lại sự đồng hoá của quân đô hộ giữ gìn các phong tục của dân tộc đồng thời cũng tiếp thu cái hay cái đẹp của người Hán. Thời gian Các cuộc khởi nghĩa Năm 40 Năm 248 Năm 542 Năm 550 Năm 722 Năm 766 Năm 905 Năm 931 Năm 938 KN hai bà Trưng KN hai bà Triệu Lý Bí Triệu Quang Phục Mai Thúc Loan Phùng Hưng Khúc Thừa Dụ Dương Đình Nghệ Ngô Quyền - HS điền các cuộc khởi nghĩa vào cột. - HS báo cáo kết quả của mình. - HS khác nhận xét. - 2 - 3 HS đọc - Lắng nghe. TUẦN 6 Ngày soạn: 13/ 10 / 2019 Ngày giảng: Thứ 04/ 16/ 10 / 2019 BÀI 4: KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40) I. MỤC TIÊU: - Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa): + Nguyên nhân: Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại ( trả nợ nước, thù nhà) + Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát , Hai Bà Trưng Phất cờ khởi nghĩa Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ . + ý nghĩa: Đây là cuộc Khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Sử dụng lược đồ kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. GV: - Hình trong SGK phóng to. - Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Phiếu học tập. 2. HS: SGK, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Ổn định tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ - Gọi HS đọc bài học của tiết học trước - GV nhận xét. 3. Bài mới: 32’ a. Giới thiệu bài: - Bọn PKPB đô hộ nước ta chúng ra sức bóc lột nhân dân ta rất nặng nề. Đứng trước cảnh nước mất nhà tan Hai Bà Trưng đã kêu gọi ND đứng lên đánh đuổi bọn gặc ngoại xâm. Đó chính là nội dung bài học - Ghi bảng b. Các hoạt động: 1, Nguyên nhân dẫn đến cuộc KN - GV giải thích khái niệm quận Giao Chỉ * Hoạt động 1: Làm việc cá nhân ? Nguyên nhân nào dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng ? - GV giảng chốt lại 2. Diễn biến cuộc khởi nghĩa: * Hoạt động 2: làm việc cá nhân - GV giải thích: Cuộc KN Hai Bà Trưng diễn ra trong phạm vi rất rộng lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra KN - GV treo lược đồ và gọi HS lên bảng - GV tóm tắt rút ý chính ghi lên bảng . 3. Kết quả ý nghĩa: * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp ?Cuộc KN Hai Bà Trưng có ý nghĩa gì? - GV chốt lại ghi bảng - Rút ra bài học 4. Củng cố -dặn dò: 3’ - Củng cố lại nội dung bài - Liên hệ với phụ nữ ngày nay - Lớp hát - 3 HS đọc - HS ghi vở - HS đọc từ đầu đến trả thù - Thảo luận nhóm đôi - Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược đặc biệt là Thái Thú Tô Định - Do Thi Sách chồng của Bà Trưng Trắc bị Tô Định giết - Do lòng yêu nước và căm thù giặc của Hai Bà. Hai Bà đã quyết tâm KN với mục đích “ Đền nợ nước trả thù nhà" - Các nhóm báo cáo kết quả - Nhóm khác nhận xét - HS quan sát lược đồ nội dung của bài để trình bày lại diễn biến - HS lên bảng thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa - HS nhận xét bổ sung - HS đọc từ trong vòng 1 tháng đến hết - Không đầy 1 tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi. - Cuộc khởi nghĩa đã giành lại độc lập cho đất nước sau hơn 200 năm bị bọn phong kiến phương bắc đô hộ và bóc lột. - HS nhận xét bổ xung - HS đọc bài học - Lắng nghe TUẦN 7 Ngày soạn: 20 / 10 / 2019 Ngày giảng: Thứ tư/ 23/ 10 / 2019 BÀI 5: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO I. MỤC TIÊU: - Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938: + Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền ở xã Đường Lâm, con rể Dương Đình Nghệ + Nguyên nhân: Kiều Công Tiễn giết Ngô Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán. + Những nét chính về diễn biến của trận BĐ: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch + Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. GV: Hình trong SGK, bộ tranh vẽ trận Bạch Đằng, phiếu học tập. 2. HS: SGK, vở ghi III.PHƯƠNG PHÁP: - Đàm thoại, trực quan, phân tích, thảo luận, kể chuyện IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1. Ổn định tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ ?Nêu nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? - GV nhận xét. 3. Bài mới: 32’ a. Giới thiệu bài: - Nêu mục đích yêu cầu của tiết học - Ghi tên bài b. Các hoạt động: 1. Nguyên nhân thắng lợi trận Bạch Đằng: * Hoạt động1: Làm việc cá nhân ? Ngô Quyền là người như thế nào? ? Vì sao có trận Bạch Đằng? - GVchốt - ghi bảng 2. Diễn biến của trận Bạch Đằng: * Hoạt động 2: Làm việc cá nhân ? Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng NTN. - GV nhận xét - chốt lại. - Chuyển ý: 3. Ý nghĩa của trận Bạch Đằng: * Hoạt động3: Làm việc cả lớp. ?Sau khi đánh tan quân Nam Hán Ngô Quyền đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa NTN? - GV nhận xét và chốt lại. - Rút ra bài học 4. Củng cố - dặn dò: 3’ - Gọi HS nêu bài học SGK - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét giờ học HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - Lớp hát - Gọi HS trả lời - HS đọc từ Ngô Quyền à đến quân Nam Hán. - Ngô Quyền là người có tài nên được Dương Đinh Nghệ gả con gái cho. - Vì Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ Ngô Quyền đem quân đánh báo thù. CôngTiễn cầu cứu nhà Nam Hán. - Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán. - HS nhận xét. - HS đọc đoạn: sang nhà nước ta...hoàn toàn thất bại - Ngô Quyền đã dùng kế cắm cọc gỗ đầu vót nhọn, bịt sắt xuống lòng sông Bạch Đằng lợi dụng lúc thuỷ triều lên che lấp các cọc nhọn cho quân mai phục khi thuỷ triều lên nhử quân Nam Hán vào. khi thuỷ triều xuống thì đánh, quân Nam Hán không chống cự nổi, chết quá nửa . Hoàng Tháo tử trận. - HS nhận xét - HS đọc từ mùa xuân năm 939 đến hết. - Mùa xuân năm 939 Ngô Quyền xưng vương đóng đô ở Cổ Loa. Kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của bọn PKPB và mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của nước ta. - HS nhận xét. - HS đọc bài học. - Lắng nghe TUẦN 8 Ngày soạn: 27 / 10 / 2019 Ngày giảng: Thứ tư /30/10/ 2019 BÀI 6: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: - Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5 + Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước + Năm 179 TCN đên năm 938: hơn 1 nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập - Kể lại một số sự kiện lịch sử tiêu biểu về: + Đời sống Lạc Việt dưới thời Văn Lang. + Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. + Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. GV: - Băng và hình vẽ trục thời gian - Một số tranh ảnh, bản đồ 2. HS : - SGK, vở ghi III. PHƯƠNG PHÁP: - Đàm thoại, giảng giải, thực hành IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1. Ổn định tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ - Nêu ý nghĩa của chiến thắng BĐ 3. Bài mới: 32’ a . Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: * Hoạt động 1: làm việc theo nhóm - GV phát phiếu cho mỗi nhóm 1 bản và YC ghi nội dung ở mỗi giai đoạn - Gọi HS báo cáo - GV nhận xét chốt lại * Hoạt động 2: làm việc cá nhân - GV YC HS kẻ trục thời gian vào và ghi các sự kiện tiêu biểu đã học tương ứng với các mốc thời gian cho trước - GV nhận xét * Hoạt động 3: làm việc cá nhân - Em hãy viết lại bằng lời 3 ND sau: a, Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang ( SX, ăn mặc , ở, ca hát, lễ hội ) b, Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào ? Nêu diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa c, Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng ? - GV nhận xét 4. Củng cố - dặn dò : 3’ - Củng cố lại nội dung bài - Về nhà học bài – chuẩn bị bài sau - Nhận xét giờ học HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - Lớp hát - Gọi HS trả lời Khoảng 700 TCN đến năm 179 TCN Từ năm 179 TCN- 938 SCN Khoảng 700 năm TCN trên địa phận BB và Bắc trung Bộ hiện nay nước Văn Lang ra Đời nối tiếp VL là nước Âu Lạc .Đó là buổi đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Từ năm 179 TCN Triệu Đà thôn tính được nước Âu Lạc Nước ta bị bọn PKPB đô hộ hơn 1 nghìn năm chúng áp bức bóc lột ND ta nặng nề ND ta không chịu khuất phục đã liên tục nổi dậy đấu tranh và kết thúc - Các nhóm gắn nội dung thảo luận lên bảng - Đại diện nhóm trình bày kq - Các nhóm khác nhận xét bổ sung khoảng 700 năm 179 năm 938 - HS báo cáo kết quả của mình - HS khác nhận xét bổ sung - Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sx, cuộc sống ở làng bản giản dị, những ngày hội làng, mọi người thường hoá trang vui chơi nhẩy múa, họ sống hoà hợp với thiên và có nhiều tục lệ riêng. - Oán hận trước ách đô hộ của nhà Hán. Hai Bà đã phất cờ khởi nghĩa. Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát. Hai Bà phất cờ khởi nghĩa nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Từ Mê Linh tấn công Luy Lâu trung tâm của chính quyền đô hộ, Quân Hán chống cự không nổi phải bỏ chạy. không đầy 1 tháng cuộc khởi nghĩa đã chiến thắng. - Ngô Quyền dựa vào thuỷ triều đóng cọc gỗ đầu vót nhọn, bịt sắt xuống lòng sông Bạch Đằng cho quân mai phục khi thuỷ triều lên thì nhử quân quân Nam Hán vào. Khi thuỷ triều xuống thì đánh. Quân Nam Hán chống cự không nổi bị chết quá nửa. Hoàng Tháo tử trận. Mùa xuân năm 939. Ngô Quyền xưng vương. Đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước được độc lập sau hơn 1 nghìn năm bị PKPB đô hộ. - HS lần lượt trình bày từng nội dung - HS khác nhận xét bổ sung - Lắng nghe TUẦN 9 Ngày soạn: 3/ 11 / 2019 Ngày giảng: Thứ tư/ 6 / 11 / 2019 BÀI 7: ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN I. MỤC TIÊU - Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân: + Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước + Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước - Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh: Quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình, là một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: Hình trong SGK - phiếu học tập 2. HS: SGK, vở ghi III. PHƯƠNG PHÁP - Đàm thoại, giảng giải, thực hành IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1. Ổn định tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ - Gọi HS đọc bài học của tiết học trước - GVnhận xét. 3. Bài mới: 32’ a. Giới thiệu bài: - Nêu mục đích yêu cầu của tiết học - Ghi tên bài b. Các hoạt động: 1. Tình hình xã hội VN sau khi Ngô Quyền mất * Hoạt động 1: ? Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta như thế nào? 2. Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân * Hoạt động 2: làm việc cả lớp ?Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh ? ?Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì ? ? Sau khi thống nhất đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ? - GV giải thích các từ - Hoàng: là hoàng đế ngầm nói vua nước ta ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa - Đại Cồ Việt: nước Việt lớn - Thái Bình : yên ổn không có loạn lạc và chiến tranh - GV chốt và ghi bảng 3.Tình hình nước ta sau khi thống nhất * Hoạt động 3: thảo luận nhóm - Y/C HS lập bảng so sánh tình hình nước ta trước và sau khi thống nhất - Gọi HS trình bày kết quả thảo luận - GV nhận xét chốt lại ghi bảng * Tiểu kết lại toàn bài - Rút ra bài học 4. Củng cố dặn dò: 3’ - Củng cố lại nội dung bài - Về nhà học bài - Chuẩn bị bài sau HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - Lớp hát - HS đọc bài học - Triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng đất nước bị chia cắt thành 12 vùng dân chúng đổ máu vô ích, ruộng đồng bị tàn phá quân thù lăm le ngoài bờ cõi. - HS đọc bài trong SGK: từ bấy giờ đến hết - Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư Gia Viễn Ninh Bình. Truyện cờ lau tập trận đã nói lên ông đã có chí từ nhỏ. - Lớn lên gặp buổi loạn lạc. Đinh Bộ Lĩnh đã XD lực lượng đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân năm 938, ông đã thống nhất được giang sơn. - Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở Hoa Lư đặt tên nước là Đại Cồ Việt niên hiệu là Thái Bình. - Các nhóm thảo luận theo nội dung YC các mặt Trước khi thống nhất Sau khi thống nhất - Đất nước - Triều đình - Đời sống của nhân dân - Bị chia cắt thành 12 vùng - Lục đục - Làng mạc ruộng đồng bị tàn phá dân nghèo khổ đổ máu vô ích - ĐN qui về 1 mối - Đựơc tổ chức lại qui củ - Đồng ruộng trở lại xanh tươi ngược xuôi buôn bán, kháp nơi chùa tháp đựoc XD - Đại diện các nhóm báo cáo - Các nhóm khác nhận xét bổ sung - Học sinh đọc bài học - Lắng nghe và thực hiên yêu cầu TUẦN 10 Ngày soạn: 10 / 11 / 2019 Ngày giảng: Thứ tư/ 13 / 11 / 2019 BÀI 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT ( NĂM 981) I. MỤC TIÊU: - Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất ( năm 982) do Lê Hoàn chỉ huy. + Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và phù hợp với lòng dân. + Tường thuật (sử dụng lược đồ) ngắn gọn cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất : đầu năm 981 Quân Tống theo hai đường thuỷ và bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thuỷ) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi. - Đôi nét về Lê Hoàn : Là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang Xâm lược, thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế ( nhà Tiền Lê ). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. GV : Hình trong SGK - Phiếu học tập 2. HS : SGK, vở ghi III. PHƯƠNG PHÁP: - Đàm thoại, giảng giải IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1. Ổn định tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ - Hãy nêu tình hình nước ta sau khi thống nhất? - GV nhận xét. 3. Bài mới: 32’ a. Giới thiệu bài: - Nêu mục đích yêu cầu của tiết học - Ghi tên bài b. Các hoạt động: 1. Sự ra đời của nhà Lê. * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp ? Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào? ?Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không? - GV nhận xét. Chốt lại - ghi bảng 2. Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân tống. ? Vì sao Thái hậu họ Dương mời Lê Hoàn lên làm vua? * Hoạt động 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu: các nhóm thảo luận dựa theo các câu hỏi sau: ? Quân tống xâm lược nước ta vào năm nào? ? Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra NTN? ? Quân tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không? - HS dựa vào hình 2 trình bày lại diễn biến. - GV nhận xét. 3. Ý nghĩa thắng lợi. * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp ? Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nd? - GV chốt- ghi bảng. * Tiểu kết à bài học 4. Củng cố - dặn dò: 3’ - Củng cố lại nội dung bài - Về nhà học bài - Chuẩn bị bài sau : Nhà lý dời đô HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - Lớp hát - Gọi HS trả lời - HS đọc từ đầu à sử cũ gọi là nhà tiền Lê. - Năm 919
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2019_2020.doc