Giáo án Chính tả Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

Giáo án Chính tả Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

I, MỤC TIÊU:

 - Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng quy định; không mắc quá 5 lỗi trong bài.

 - Làm đúng bài tập 2 và bài tập 3a hoặc 3b, hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.

 - HS có ý thức rèn viết chữ đẹp, tính kiên trì cẩn thận

II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 1, GV: Giáo án, sgk 3, 4 tờ giấy to viết sẵn nội dung bài tập 2.

 2.HS: sách, vở viết.

III, PHƯƠNG PHÁP:

- Phân tích, luyện thực hành, đàm thoại

IV, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1, Ổn định tổ chức: 1’

2, Kiểm tra bài cũ: 4’

 - Gọi 2HS lên bảng viết cả lớp viết vào nháp

 - GV nhận xét đánh giá

3, Bài mới: 32’

 a. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu và ghi bảng

 b, Hướng dẫn học sinh nghe viết:

 - Đọc toàn bài chính tả

?Bạn Sinh đã làm gì để giúp Hanh?

?Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào?

- GV đọc cho HS viết các từ khó dễ lẫn: khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt.

?Bài văn này có những từ nào viết hoa, ?vì sao lại viết hoa những từ đó?

- GV hướng dẫn viết: Đầu bài viết to, ở giữa trang giấy, ngồi viết thẳng lưng, mắt cách vở từ 20 - 25 cm

 - Đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn (mỗi câu 2 lượt ) cho HS viết bài.

 - Đọc lại toàn bài.

- Chấm chữa 7-10 bài

 - Nhận xét chung

c, Hướng dẫn HS làm bài

 Bài 2:

 - Nêu YC bài tập

- Dán 4 tờ giấy đã viết nội dung chuyện

- Nhận xét từng bài về: chính tả, phát âm, khả năng hiểu đúng tính khôi hài và châm biếm

- Chốt lại lời giải đúng

 Bài 3a:

- Nêu câu đố

 - Chốt lại lời giải đúng: Sáo, Sao.

 

doc 76 trang loandominic179 4311
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1
Ngày soạn: 07 / 09 / 2019	 Ngày giảng:Thứ 3/ 10 / 09 / 2019
BÀI 1: Nghe-viết:
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I, MỤC TIÊU:
 - Nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ: bài tập 2a hoặc b. 
 - Học sinh có ý thức viết và giữ vở sạch đẹp.
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. GV: Giáo án, SGK, 3 tờ phiếu khổ to viết sẵn bài tập 2 a
2. HS: vở ghi, VBT, SGK
III .PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, luyện tập thực hành, đàm thoại
IV, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1, Ổn định tổ chức: 1’
 2, Kiểm tra bài cũ: 4’
 3, Bài mới: 32’
 a, Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi bảng 
 b, Hướng dẫn HS nghe viết
- Gọi HS đọc đoạn văn
?Đoạn trích cho em biết điều gì?
?Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa? vì sao?
- Khi viết ngoài viết hoa các chữ đầu câu và tên riêng các em cần chú ý viết đúng một số từ sau: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn
- Gọi HS đọc lại đoạn viết
- Đọc đoạn văn cần chú ý, phát âm rõ ràng
- Nhắc HS ghi tên bài vào giữa dòng, sau dấu chấm xuống dòng chữ đầu nhớ viết hoa và lùi vào 1 ô li.
 - Đọc từng câu, cụm từ.
 - Đọc lại toàn bài chính tả.
 - Chấm chữa 7-10 bài.
 - Nêu nhận xét chung.
 c, Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Bài tập 2 a: Điền vào chỗ trống: l / n
- HS tự làm bài vào vở.
- Dán 3 tờ phiếu khổ to cho HS thi tiếp sức giữa 3 nhóm: Mỗi nhóm 6 em lên bảng điền âm đầu đúng và nhanh. Sau đó đại diện nhóm đọc lại đoạn văn.
 - Nhận xét kết quả làm bài chốt lại lời giải đúng và kết luận nhóm thắng cuộc
 * Bài 3 b: ( Dành cho HS khá, giỏi )
Giải đố: - Cho HS thi giải câu đố nhanh và viết đúng.
 - Nhận xét khen ngợi 
4, Củng cố dặn dò: 3’
 - Nhận xét tiết học
 - Nhắc nhở những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai học thuộc lòng hai câu đố.
HS hát
- KT đồ dùng học tập của HS
- HS lắng nghe
- HS ghi vở
- 1em đọc, lớp đọc thầm
- Đoạn trích cho em biết hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.
- Các chữ viết hoa là: Dế Mèn, Nhà Trò vì là tên riêng, các tiếng đầu câu, sau dấu chấm phải được viết hoa.
- HS viết từ khó
- 1 HS đọc
- Lớp theo dõi
- Đọc thầm lại đoạn văn.
- Viết bài vào vở
- Soát lại bài.
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau sửa những chữ viết sai lên lề trang vở.
- Đọc YC bài tập.
- HS tự làm bài vào vở.
- 3 nhóm thi tiếp sức.
- Thứ tự điền: l, n, l, n, l, l, l
- HS theo dõi
- 1 HS đọc câu đố.
- Viết bảng con ( lời giải)
- Giơ bảng- 1 số HS đọc lại câu đố và lời giải. (Hoa ban)
- HS lắng nghe
TUẦN 2
Ngày soạn:14 / 09 / 2019 	 	 Ngày giảng: Thứ 03/ 17 / 09 / 2019
BÀI 2: Nghe-viết: 
MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
I, MỤC TIÊU:
 - Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng quy định; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Làm đúng bài tập 2 và bài tập 3a hoặc 3b, hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.
 - HS có ý thức rèn viết chữ đẹp, tính kiên trì cẩn thận 
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1, GV: Giáo án, sgk 3, 4 tờ giấy to viết sẵn nội dung bài tập 2.
 2.HS: sách, vở viết.
III, PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, luyện thực hành, đàm thoại
IV, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1, Ổn định tổ chức: 1’
2, Kiểm tra bài cũ: 4’
 - Gọi 2HS lên bảng viết cả lớp viết vào nháp 
 - GV nhận xét đánh giá 
3, Bài mới: 32’
 a. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi bảng 
 b, Hướng dẫn học sinh nghe viết:
 - Đọc toàn bài chính tả
?Bạn Sinh đã làm gì để giúp Hanh?
?Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào?
- GV đọc cho HS viết các từ khó dễ lẫn: khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt.
?Bài văn này có những từ nào viết hoa, ?vì sao lại viết hoa những từ đó?
- GV hướng dẫn viết: Đầu bài viết to, ở giữa trang giấy, ngồi viết thẳng lưng, mắt cách vở từ 20 - 25 cm
 - Đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn (mỗi câu 2 lượt ) cho HS viết bài.
 - Đọc lại toàn bài.
- Chấm chữa 7-10 bài 
 - Nhận xét chung
c, Hướng dẫn HS làm bài 
 Bài 2:
 - Nêu YC bài tập 
- Dán 4 tờ giấy đã viết nội dung chuyện 
- Nhận xét từng bài về: chính tả, phát âm, khả năng hiểu đúng tính khôi hài và châm biếm 
- Chốt lại lời giải đúng 
 Bài 3a:
- Nêu câu đố 
 - Chốt lại lời giải đúng: Sáo, Sao.
4, Củng cố dặn dò: 3’
 - Về nhà tìm 10 từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s/x hoặc có tiếng chứa vần ăng/ăn. Học thuộc lòng 2 câu đố 
- Chuẩn bị bài sau: Cháu nghe câu chuyện của bà.
- Nhận xét giờ học 
- Hoa ban, ngang trời.
- HS ghi vở
- Theo dõi trong SGK.
- Sinh cõng bạn đi học suốt 10 năm.
- Tuy còn nhỏ nhưng Sinh đã không quản khó khăn, ngày ngày cõng Hanh tới trường với đoạn đường dài hơn 4 Km, qua đèo vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh.
- 4 HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp.
- Các từ viết hoa là các tên riêng là chữ đầu câu: Vinh Quang, Chiêm Hoá, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh.
- HS lắng nghe.
- Viết bài vào vở.
- Soát lại bài.
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau sửa những chữ viết sai.
- Đọc thầm lại truyện vui “tìm chỗ ngồi”suy nghĩ làm bài vào vở.
- 4 HS lên bảng thi làm bài đúng nhanh
- Từng HS đọc lại truyện sau khi đã điền từ hoàn chỉnh, sau đó nói về tính khôi hài của truyện vui.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng 
+ Lát sau, rằng, phải chăng, xin bà, băn khoăn, không sao, để xem 
+ Tính khôi hài của truyện: ông khách ngồi ở đầu hàng ghế tưởng rằng người đàn bà đã giẫm phải chân ông hỏi thăm ông để xin lỗi. Hoá ra bà ta chỉ hỏi để biết mình có trở lại đúng hàng ghế mình đã ngồi lúc nãy không mà thôi. 
- 2 HS đọc lại câu đố.
 Để nguyên tên một loài chim
Bỏ sắc- thường thấy ban đêm trên trời
- Lớp thi giải nhanh 
- Viết lời giải vào bảng con.
- HS lắng nghe. 
TUẦN 3
Ngày soạn: 21/ 09 / 2019	 Ngày giảng: Thứ 03/ 24 / 09 / 2019
BÀI 3: (Nghe-viết) : 
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I, MỤC TIÊU:
 - Nghe - viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các bài thơ lục bát, các khổ thơ; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập 2a hoặc 2b hoặc bài tập do GV soạn 
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Giáo án, SGK, 3 tờ phiếu khổ to viết sẵn bài tập 
2. HS: vở ghi, SGK
III, PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, luyện tập - thực hành, đàm thoại
IV, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HỌAT ĐỘNG CỦA TRÒ
1, Ổn định tổ chức: 1’
2, Kiểm tra bài cũ: 4’
- GV đọc: lăn tăn, sáng trăng
- GV nhận xét đánh giá.
3, Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của bài
- Ghi tên bài lên bảng
b, Hướng dẫn HS nghe viết:
- GV đọc bài thơ 
? Bài thơ nói về nội dung gì?
? Nêu cách trình bày bài thơ lục bát ?
- GV đọc cho HS viết một số từ dễ lẫn: rưng rưng, lưng, trước, sau.
- Gọi 1 HS đọc lại bài.
- Đọc từng câu cho HS viết 
- Đọc lại toàn bài 
- Chấm chữa 8-10 bài 
- GV nhận xét 
c. Hướng dẫn HS làm bài.
*Bài 2a:
a, Điền vào chỗ trống ch/ tr
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng 
- GV nhận xét .Chốt lại lời giải đúng 
- Giúp HS hiểu ý nghĩa của đoạn văn 
4. Củng cố dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học 
- Y/C mỗi HS về nhà tìm và ghi vào vở 5 từ chỉ tên các con vật bắt đầu bằng ch/ tr.
- Chuẩn bị bài sau : Truyện cổ nước mình.
- Lớp hát tập thể
- 2 HS lên bảng viết từ ngữ GV yêu cầu
- Lớp nhận xét bạn viết bảng
- Nghe giới thiệu bài, nhắc lại.
- HS ghi vở
- 1 HS đọc lại bài thơ .
- Bài thơ nói về tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến 
mức không biết đến cả đường về nhà mình
- Câu 6 viết lùi vào, cách lề vở 1 ô
- Câu 8 viết sát lề vở. Hết mỗi khổ thơ phải để trống 1 dòng, rồi viết tiếp khổ thơ sau.
- 4 HS lên bảng viết, lớp viết ra nháp.
- Theo dõi bài.
- Viết bài vào vở
- Soát lại bài .
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi – sửa những chữ viết sai.
- Đọc thầm đoạn văn - làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm.
- Như tre mọc thẳng con người không chịu khuất. Người xưa có câu : “Trúc dầu cháy đốt ngay vẫn thẳng” Tre là thẳng thắn bất khuất !Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc .
- Ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất là bạn của con người 
- Lắng nghe 
TUẦN 4
Ngày soạn: 28/ 09 / 2019 Ngày giảng: Thứ 3/1/10/2019
BÀI 4 (Nhớ-viết): 
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I, MỤC TIÊU:
- Nhớ - viết đúng 10 dòng, thơ đầu và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập 2a hoặc 2b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.
- HS có ý thức rèn viết chữ đẹp, tính kiên trì cẩn thận 
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Giáo án, SGK, 3 tờ phiếu khổ to viét sẵn bài tập 
2. HS: vở ghi ,SGK
III, PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, luyện tập - thực hành, đàm thoại
IV, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1, Ổn định tổ chức: 1’
2, Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi HS lên bảng viết 
- GV nhận xét 
3, Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của bài
- Ghi tên bài lên bảng
b, Hướng dẫn HS nhớ viết:
- Gọi HS đọc đoạn thơ
? Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà?
? Qua những câu truyện cổ cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì ?
- Đọc cho HS viết một số từ khó : tuyệt vời rặng dừa, vàng cơn nắng.
? Hãy nêu cách trình bày thể thơ lục bát?
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc đoạn thơ.
- Yêu cầu HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thơ tự viết vào vở.
- Đọc lại cho HS soát lỗi
- Chấm chữa 7-10 bài 
- GV nhận xét 
c, Hướng dẫn HS làm bài:
* Bài 2a:
a,Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu r/ d/ gi
- Phát phiếu cho một số HS
- Nhận xét kết quả làm bài, chốt lại lời giải đúng.
4, Củng cố dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học 
- Nhắc HS về nhà đọc lại đoạn văn.
- Chuẩn bị bài sau : Những hạt thóc giống
- Lớp hát tập thể
- 2 HS lên bảng viết tên 5 con vật bắt đầu bằng ch/ tr:
- Chó, trâu, châu chấu, chồn, chuột
- Nghe GV giới thiệu bài, 2 HS nhắc lại
- 1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. Cả lớp đọc thầm 
- Vì những câu truyện cổ rất sâu sắc, nhân hậu.
- Hãy biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, ở hiền sẽ gặp điều may mấn hạnh phúc .
- 3 HS lên bảng viết. lớp viết ra nháp 
- HS nêu
- 2 em đọc
- HS nhớ lại đoạn thơ tự viết bài 
- Từng cặp HS đổi vở – soát lỗi sửa những chữ viết sai ra lề trang vở 
- Đọc những đoạn văn –làm bài vào vở 
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày.
- Lớp sửa chữa theo lời giải đúng.
+ Nhạc của trúc, nhạc của tre, là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê 
+ Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời. Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
- Lắng nghe
TUẦN 5
Ngày soạn: 5 /10 / 2018 Ngày giảng: Thứ 03/ 08 / 10 / 2019
BÀI 5( Nghe viết): 
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
 I, MỤC TIÊU:
 - Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật ; không mắc quá 5 lỗi chính tả trong bài
 - Làm đúng bài tập 2a hoặc 2b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.
 * Đối với HS khá, giỏi: tự giải được câu đố ở bài tập 3.
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. GV: Giáo án, SGK, 3 tờ phiếu khổ to viét sẵn bài tập 
 2. HS: vở ghi, SGK
III, PHƯƠNG PHÁP :
- Phân tích, luyện tập - thực hành, đàm thoại
IV, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- GV đọc: 2 HS viết bảng cả lớp viết vào nháp 
- GV nhận xét 
3. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của bài
- Ghi tên bài lên bảng
b. Hướng dẫn HS nghe- viết:
- Đọc toàn bài chính tả 
? Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?
? Vì sao người trung thực là người đáng quí
- Nhắc HS ghi tên bài vào giữa dòng. Lời nói trực tiếp của các nhân vật phải viết sau dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng
- Đọc từng câu (bộ phận ngắn )
- Đọc lại toàn bài
- Chấm chữa 7-10 bài 
- Nhận xét chung
c, Hướng dẫn HS làm bài:
*Bài 2:
b,Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh đoạn văn 
- Dán lên bảng 4 tờ phiếu khổ to
- GV nhận xét- chốt lại 
- Nhận xét kết quả làm bài, chốt lại lời giải đúng và kết luận nhóm thắng cuộc
 * Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi)
- Nêu y/c bài tập: Tên con vật chứa tiếng có vần en/ eng
- Nhận xét kết quả làm bài, chốt lại lời giải đúng và kết luận nhóm thắng cuộc
4, Củng cố dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học
- Học thuộc lòng 2 câu đố.
- Lớp hát tập thể
- 2 HS lên bảng viết từ ngữ GV yêu cầu
- Lớp nhận xét bạn viết bảng
- Nghe GV giới thiệu bài, 2 HS nhắc lại
- Đọc thầm lại đoạn văn .
- Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi
- Vì người trung thực dám nói đúng sự thực không màng đến lợi ích riêng mà ảnh hưởng đến mọi người. Trung thực được mọi người tin yêu và kính trọng.
- HS viết bài vào vở 
- Soát lại bài 
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi 
- Đọc thầm, đoán chữ bị bỏ trống, làm bài 
- 3, 4 HS thi tiếp sức.
- Lớp chữa theo lời giải đúng 
- Ngày hội, người người chen chân, Lan chen qua một đám đông để về. Tiếng xe điện leng keng. Lan lên xe, thấy ngay một chiếc ví đỏ màu nâu rơi ra từ chiếc túi của một bà cụ mặc áo len ấm quàng khăn nhung màu đen. Cụ già không hề hay biết. Lan nhặt ví đưa cho cụ. Cụ mừng rỡ cầm ví, khen em ngoan 
- Đọc câu thơ, suy nghĩ viết ra nháp lời giải đố 
- Vài HS nêu; b; chim én (chim báo hiệu xuân sang ) 
- Lắng nghe và thực hiện
TUẦN 6
Ngày soạn: 12 / 10 / 2019	 Ngày giảng: Thứ 03/ 15 / 10/ 2019
BÀI 6 ( Nghe-viết ):
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
 I, MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài.
- Làm đúng bài tập 2 ( chính tả chung ), bài tập chính tả phương ngữ 3a hoặc 3b, hoặc bài tập do GV soạn.
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Giáo án, SGK, 3 tờ phiếu khổ to viết sẵn bài tập 
2. HS: vở ghi, SGK
III, PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, luyện tập - thực hành, đàm thoại
IV, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1, Ổn định tổ chức: 1’
2, Kiểm tra bài cũ: 4’
 - Gọi 2 HS lên bảng viết cả lớp viết vào nháp .
- GV nhận xét .
3, Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, yêu cầu của bài
- Ghi tên bài lên bảng
b. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc một lượt bài chính tả 
? Nhà văn Ban - dắc có tài gì?
? Trong cuộc sống ông là người NTN?
- Đọc cho HS viết 1 số từ khó : Ban-dắc, truyện dài, nói dối, 
? Khi viết lời thoại của các nhân vật ta phải viết NTN?
- Nhắc HS viết tên riêng người nước ngoài theo đúng quy định 
- Đọc từng câu (từng bộ phận )
- Đọc lại bài chính tả cho HS soát lỗi
- Thu 7 bài chấm điểm
- GV nhận xét
c, Hướng dẫn HS làm bài:
* Bài 2:(tập phát hiện và sửa lỗi chính tả)
- Nhắc HS 
+ Viết tên bài cần sửa
+ Sửa tất cả các lỗi có trong bài 
- Phát phiếu riêng cho 1 số HS 
- Nhận xét - chấm chữa 
- Nhận xét chung 
*Bài 3a: 
Đọc yêu cầu của bài: tìm các từ láy 
a, Có chứa âm s
- Có tiếng chứa âm x
- Phát phiếu cho một số HS
- GV nhận xét - chốt lại lời giải đúng 
4. Củng cố - dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học
- Y/C HS ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài 
- Nhắc HS chuẩn bị bản đồ có tên quận, huyện, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử 
- Lớp hát tập thể
- 2 HS lên bảng viết từ ngữ GV yêu cầu
- Lớp nhận xét bạn viết bảng
- Nghe GV giới thiệu bài, 2 HS nhắc lại
- 1 HS đọc lại bài
- Ông có tài tưởng tượng khi viết chuyện ngắn, chuyện dài
- Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết ra nháp
- Ta viết sau dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng
- HS viết bài
- HS tự soát lỗi
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở soát lỗi
- 1 HS đọc nội dung 
- Cả lớp đọc thầm .
- Tự đọc bài, phát hiện lỗi và sửa lỗi
- Từng cặp HS đổi vở để sửa chéo .
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng 
- 1 HS đọc YC (đọc cả M)lớp theo dõi.
- HS làm bài vào vở 
- Suôn sẻ, san sát, sàn sạt, sáng suốt
- xình xịch, xôn xao, xam xám, xao xuyến, xềng xệch, xa xôi
- Những HS làm bài trên phiếu dán kết quả.
- Lắng nghe và thực hiện
TUẦN 7
Ngày soạn: 19 / 10 / 2019	 Ngày giảng: Thứ 3/ 22 / 10 / 2019
BÀI 7( Nhớ - viết):
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I, MỤC TIÊU:
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các bài thơ lục bát; không mắc quá 5 lỗi trong bài
- Làm đúng bài tập 2a hoặc 2b, hoặc 3a hoặc 3b, hoặc bài tập do GV soạn
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Cô: Giáo án, SGK, 3 tờ phiếu khổ to viết sẵn bài tập 
2. Trò: vở ghi, SGK
III, PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, luyện tập - thực hành, đàm thoại
IV, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1, Ổn định tổ chức: 1’
2, Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 2 HS lên bảng viết từ láy có chứa âm s, 2 từ láy có âm x
- GV nhận xét 
3, Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài : 
- Nêu mục đích, yêu cầu của bài
- Ghi tên bài lên bảng
b. HD HS nhớ- viết 
? Lời lẽ của Gà Trống nói với Cáo thể hiện điều gì?
? Đoạn thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
- Đọc cho HS viết từ khó : phách bay, quắp đuôi, phường gian dối
? Chúng ta cần viết hoa những chữ nào, vì sao ?
? Lời nói của Gà Trống và Cáo phải viết ntn? 
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ
- Yêu cầu HS gấp SGK, nhớ lại và viết bài
- Đọc cho HS soát lỗi
- Thu chấm 7 bài. Nhận xét chung 
c, HD HS làm bài tập:
Bài 2a: 
- Điền những chữ bị bỏ trống bắt đầu bằng tr hoặc ch
- Cho học sinh làm bài cá nhân trên phiếu bài tập
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài
 - Thu 5 bài chấm điểm
- GV nhận xét, chữa bài
- Gọi học sinh đọc lại đoạn văn
Bài 3a: 
- Tìm các từ chứa tiếng trí hoặc chí, có nghĩa như sau:
- ý muốn bền bỉ theo đuổi đến cùng một mục đích tốt đẹp.
- Khả năng suy nghĩ và hiểu biết. 
- Cho HS thảo luận cặp đôi
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét, chữa bài
- Gọi HS đặt câu với từ: ý chí, trí tuệ
 - Nhận xét – chốt lại
4. Củng cố - dặn dò : 3’
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài.
- Lớp hát tập thể
- 2 HS lên bảng viết từ ngữ GV yêu cầu
- Lớp nhận xét bạn viết bảng
- Nghe GV giới thiệu bài, 2 HS nhắc lại
- 1 HS đọc đoạn thơ 
- Thể hiện Gà là một con vật thông minh
- Đoạn thơ muốn nói với chúng ta hãy cảnh giác, đừng vội tin vào những lồi ngọt ngào
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết ra nháp
- Viết hoa các chữ đầu dòng thơ và chữ Gà, Cáo vì là tên riêng
+ Lời nói trực tiếp của Gà TRống và Cáo phải viết sau dấu hai chấm mở ngoặc kép
- 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ
- Viết đoạn thơ theo trí nhớ, 
- Tự soát lại bài
- 1 HS đọc yêu cầu
- Đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ làm bài vào phiếu bài tập
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Thứ tự các chữ cần điền là: trí, chất, trong, chế, chinh, trụ, chủ.
- 1 HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh
- HS đọc yêu cầu
- Thảo luận cặp đôi
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận : ý chí, trí tuệ
- Nhóm khác bổ sung
- HS đặt câu:
- Lắng nghe 
TUẦN 8
Ngày soạn: 26/ 10 / 2019	 Ngày giảng: Thứ 3/ 29 / 10 / 2019
BÀI 8 (Nghe-viết):	 
TRUNG THU ĐỘC LẬP
MT - Liên hệ
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ 
- Làm đúng bài tập 2a hoặc 2b hoặc 3a hoặc 3b, hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.
* MT: GD tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Cô: Giáo án, SGK, 3 tờ phiếu khổ to viết sẵn bài tập 
2. Trò: vở ghi, SGK
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, luyện tập - thực hành, đàm thoại
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1, Ổn định tổ chức: 1’
2, Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 2 HS lên bảng viết 2 từ có vần ươn, ương lớp viết vào nháp 
- GV nhận xét.
3, Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của bài
- Ghi tên bài lên bảng
b. HD HS nghe viết:
- Gọi HS đọc bài chính tả 
? Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ tới đất nước ta tươi đẹp ntn?
? Đất nước ta hiện nay đã thực hiện được ước mơ cách đây 60 năm của anh chiến sĩ chưa?
* Kết hợp GDBVMT: tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.
- Hướng dẫn HS viết từ khó: mười lăm năm, phấp phới, nông trường
- Nhắc HS cách trình bày bài viết 
- GV đọc từng câu hoặc bộ phận ngắn 
- Đọc lai bài chính tả cho HS soát lỗi
- Chấm chữa bài 
- GV nhận xét 
c, Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 2.
- Nêu YC chọn bài tập 2b.
- Phát phiếu riêng cho 3-4 HS 
? Nêu nội dung đoạn văn ?
- GV nhận xét - chốt lại bài 
* Bài 3: 
- Chọn bài tập cho HS bài tập 3b
- Tổ chức cho HS thi trò chơi ‘’tìm từ nhanh’’
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng 
4. Củng cố - dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học 
- Nhắc HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ ngữ đã được luyện tập 
- Lớp hát tập thể
- 2 HS lên bảng viết từ ngữ GV yêu cầu
- Lớp nhận xét bạn viết bảng
- Nghe GV giới thiệu bài, 2 HS nhắc lại
- 1HS đọc cả lớp theo dõi 
- Anh mơ tới dất nước ta tươi đẹp với dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, ở giữa biển rộng cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên những con tàu lớn, những cánh đồng lúa bát ngát, những nông trường to lớn vui tươi.
- HS trả lời
- HS lên bảng viết bài, dưới lớp viết vào vở
- Viết bài vào vở 
- Soát lại bài.
- Lớp đọc thầm đoạn văn - làm vào vở bài tập 
- Những HS làm bài tập trên phiếu trình bày kết quả: yên tĩnh - bỗng nhiên - ngạc nhiên - biểu diễn - buột miệng – tiếng đàn.
- Tiếng đàn của chú dế sau lò sưởi khiến cậu bé Mô-da ao ước trở thành nhạc sĩ, về sau Mô-da đã trở thành nhạc sĩ chinh phục được cả thành Viên.
- Đọc YC của bài, làm bài vào vở bài tập, bí mật lời giải 
- 3 - 4 HS tham gia, mỗi HS ghi lời giải vào 3 mẩu giấy rồi dán lên bảng 
- Lời giải 
+ Máy truyền từ nơi này đến nơi khác: điện thoại
+ Máy làm cho một vật nát vụn bằng cách ném mạnh và sát nhiều lần: nghiền
+ Nâng và chuyển vật nặng bằng sức của hai tay nhiều người hợp lại khiêng. 
- Lắng nghe
TUẦN 9
Ngày soạn: 2 / 11 / 2019 Ngày giảng: T3/5 / 11 / 2019
BÀI 9( Nghe-viết): 
THỢ RÈN
I, MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ; mắc không quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ 2a hoặc 2b, hoặc bài tập do GV soạn.
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Giáo án, SGK, 3 tờ phiếu khổ to viét sẵn bài tập 
2. HS: vở ghi, SGK
III, PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, luyện tập - thực hành, đàm thoại
IV, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1, Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- 2 HS lên bảng viết cả lớp viết
- GV đọc
- GV nhận xét
3, Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài 
- Nêu mục đích, yêu cầu của bài
- Ghi tên bài lên bảng
b, Hướng dẫn HS nghe- viết 
- Đọc toàn bài thơ
- Gọi HS đọc phần chú giải
? Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả?
? Nghề thợ rèn có những điểm gì vui nhộn?
? Bài thơ cho em biết gì về nghề thợ rèn?
- Nhắc HS chú ý những từ ngữ dễ viết sai: quai một trận, bóng nhẫy, diễn kịch, nghịch
- Nhắc HS cách trình bày bài viết
- Gọi HS đọc lại bài viết
- GV đọc từng câu
- GV đọc lại toàn bài
- Thu chấm 7 bài
- Nhận xét chung
c, Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài 2 b: 
Điền vào chỗ trống: uôn hay uông
- Tổ chức cho HS thi tiếp sức
- GV nhận xét - kết luận nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố - dặn dò: 3’
- Khen ngợi những HS viết bài sạch, ít mắc lỗi, trình đẹp.
- Yêu cầu HS về nhà HLT những câu trên
- Lớp hát tập thể
- 2 HS lên bảng viết từ ngữ GV yêu cầu
- Lớp nhận xét bạn viết bảng
- Nghe GV giới thiệu bài, 2 HS nhắc lại
- HS theo dõi SGK
- 1 HS đọc phần chú giải
- Đọc thầm bài thơ
- Các từ ngữ đó là: ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi, suốt tám giờ chân than mặt bụi, nước tu ừng ực, bóng nhẫy mồ hôi, thở qua tai.
- Nghề thợ rèn vui như diễn kịch, già trẻ như nhau, nụ cười không bao giờ tắt
- Bài thơ cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả nhưng có nhiều niềm vui trong lao động.
- HS lên bảng viết, lớp viết ra nháp
- 1 HS đọc lại bài viết
- HS viết vào vở
- Soát lại bài
- HS đọc YC của bài, suy nghĩ làm bài.
- 4 nhóm lên bảng thi tiếp sức.
- Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả.
- Lớp sửa bài theo lời giải đúng:
 - Uống nước, nhớ nguồn
 - Anh đi anh nhớ quê nhà 
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
 - Đố ai lặn xuống vực sâu
 Mà đo miệng cá, uấn câu cho vừa
 - Người thanh nói tiếng cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu
- Lắng nghe và thực hiện
TUẦN 10
Ngày soạn: 9 / 11 / 2019	 Ngày giảng: Thứ 3/12 /11/ 2019 
BÀI 10:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I 
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút ), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.
- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng ( Việt Nam và nước ngoài); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.
* Đối với HS khá, giỏi : viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả ( tốc độ trên 75 chữ/15 phút ); hiểu nội dung bài.
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Giáo án, SGK
2. HS: vở ghi, SGK
III, PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, luyện tập - thực hành, đàm thoại
IV, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1, Ổn định tổ chức: 1’
2, Kiểm tra bài cũ: 4’
- 2 HS lên bảng viết cả lớp viết
- GV nhận xét
3, Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của bài
- Ghi tên bài lên bảng
b, Hướng dẫn HS nghe - viết:
- Đọc toàn bài thơ
- Gọi HS đọc phần chú giải
- Cho HS viết tiếng khó
- GV nhận xét
- HD cách trình bày, cách viết các lời thoại (với các dấu chấm xuống dòng, gạch ngang đầu dòng - hai chấm mở ngoặc kép dấu đóng ngoặc kép.
- Gọi HS đọc lại bài viết 1 lần
- Đọc cho HS viết bài
- Đọc lại bài cho HS soát lỗi
- Thu 7 bài chấm diểm
- Nhận xét chung
c, Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài 2b: 
Điền vào chỗ trống:
 uôn hay uông
- Tổ chức cho HS thi tiếp sức
- GV nhận xét - kết luận nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố - dặn dò: 3’
- Khen ngợi những HS viết bài sạch, ít mắc lỗi, trình đẹp.
- Yêu cầu HS về nhà HLT những câu trên
- Lớp hát tập thể
- 2 HS lên bảng viết từ ngữ GV yêu cầu
- Lớp nhận xét bạn viết bảng
- Nghe GV giới thiệu bài, 2 HS nhắc lại
- HS theo dõi SGK
- HS lên bảng viết, lớp viết ra nháp
- Lắng nghe
- Viết bài vào vở
- Soát lỗi
- HS đọc nội dung bài tập 2.
- HS thảo luận
- Em được giao nhiệm vụ gác kho đạn
- Em không về vì đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.
- Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.
- Lắng nghe và thực hiện
TUẦN 11
Ngày soạn: 16 / 11	/ 2019 Ngày giảng: Thứ 3/19 / 11 / 2019
BÀI 11(Nhớ - viết): 
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ - viết, đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập 3 ( viết lại chữ sai chính tả trong các câu đã cho ); làm được bài tập 2a hoặc 2b, hoặc bài tập phương ngữ do GV soạn
- GD có ý thức rèn chữ, giữ vở cho HS
* Đối với HS khá, giỏi: làm đúng yêu cầu bài tập 3 trong SGK ( viết lại các câu )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Giáo án, SGK, 3 tờ phiếu khổ to viết sẵn bài tập 
2. HS: vở ghi, SGK
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, luyện tập - thực hành, đàm thoại
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
- Cho lớp hát, nhắc nhở học sinh
2, Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 1 HS lên đọc cho 2 HS khác lên bảng: Xôn xao, sản xuất, xuất sắc
GV NX, ghi điểm cho HS
3, Bài mới: 28’
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của bài
b. HD nhớ - viết chính tả:
* Trao đổi về nội dung đoạn thơ:
- Gọi 1HS đọc 4 khổ thơ đầu bài thơ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ.
? Các bạn nhỏ trong đoạn thơ đã mong ước điều gì?
GV KL: Các bạn nhỏ đều mong ước thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
* HD viết từ khó:
- Y/C HS tìm những từ khó viết và tự viết.
- Y/C HS nhắc lại cách trình bày bài thơ.
* Nhớ - viết chính tả:
- Nhắc HS tư thế ngồi viết
* Soát lỗi, chấm chữa bài:
- Đọc cho HS soát lỗi
- Thu 7 bài chấm điểm
- Nhận xét chung
c. Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài 2a:
- Gọi HS đọc YC
- Y/C HS tự làm bài.
- Gọi HS NX, chữa bài.
- GV kết luận lời giải đúng.
*Bài 3:
- Gọi HS đọc YC
- Y/C HS tự làm bài.
- Gọi HS NX, chữa bài.
- Gọi HS đọc lại câu đúng.
- GV YC HS giải nghĩa từng câu.
GV KL: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: nước sơn là vẻ bề ngoài. 
4. Củng cố - dặn dò: 2’
- Qua bài các em thấy con người luôn cố gắng tự bản thân mình vươn lên.
- GV NX giờ học, chuẩn bị bài sau.
- Dặn HS về nhà làm bài, ôn bài.
- Lớp hát tập thể
- 2 HS lên bảng viết từ ngữ GV yêu cầu
- Lớp nhận xét bạn viết bảng
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc, cả lớp nhẩm theo.
- 3 - 5 HS đọc.
- Các bạn nhỏ mong ước mình có phép lạ
Lắng nghe
- HS viết đúng các từ: hạt giống, đáy biển, đúc thành, trong ruột.
- Chữ đầu dòng lùi vào 3 ô, giữa 2 khổ thơ để cách 1 dòng.
- HS nhớ lại và viết bài vào vở.
- HS soát lỗi 
- 1HS đọc YC, cả lớp theo dõi.
- 1HS làm bài trên bảng phụ cả lớp làm vào VBT.
- NX, chữa bài của bài trên bảng.
- HS chữa bài (nếu sai).
 Lối sang, nhỏ xíu, sức nóng, sức sống, thắp sáng.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- 2 HS làm trên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- N/X, chữa bài.
- 1 HS đọc lại.
+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
+ Xấu người, đẹp nết.
+ Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể.
- Nói nghĩa từng câu theo ý mình.
Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện
- Ghi nhớ.
TUẦN 12
Ngày soạn: 23/ 11 / 2019 Ngày giảng: Thứ 3/26 / 11 / 2019
BÀI 12 (Nghe - viết):
NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
I. MỤC TIÊU:
- Nghe, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn.
 - Làm đúng BTCT phương ngữ 2a, b, hoặc BT do GV soạn 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Giáo án, SGK, 3 tờ phiếu khổ to viét sẵn bài tập 
2. HS: vở ghi, SGK
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, luyện tập - thực hành, đàm thoại
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
- Cho lớp hát, nhắc nhở học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 3 HS lên bảng viết bài.
- GV NX chữ viết của HS
3, Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của bài
- Ghi tên bài lên bảng
b. HD nghe, viết chính tả:
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
- Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK.
? Đoạn văn viết về ai?
? Câu chuyện về Lê Duy ứng kể về chuyện gì cảm động?
* HD viết từ khó:
- Y/C HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và tự luyện viết.
- Nhận xét
* Viết chính tả:
- Gọi HS đọc bài viết
- GV đọc cho HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
* Chấm chữa bài:
- GV thu 7 bài chấm điểm 
- Nhận xét
c. Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài 2a:
- Gọi HS đọc YC
- Y/C các tổ lên thi tiếp sức, mỗi HS chỉ điền vào 1 ô trống.
- GV cùng 2 HS làm trọng tài chỉ từng chữ cho HS khác n/xét đúng/sai.
- GV NX, kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc truyện: Ngu Công dời núi.
4, Củng cố - dặn dò: 3’
? Khi v

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chinh_ta_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2019_2020.doc