Giáo án Lịch sử + Địa lí Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021
TIẾT 26: CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”
(Thời gian 38 phút)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta.
- Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”.
- Kể lại được trận chiến đấu đêm ngày 26- 12 –1972 trên bầu trời Hà Nội.
2. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
3. Phẩm chất: GD HS lòng tự hào về truyền thống dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đồ dùng
- GV: SGK, ảnh tư liệu, hình minh hoạ SGK
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
TUẦN 26 T3/23/3/2021 Lịch sử TIẾT 26: CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG” (Thời gian 38 phút) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta. - Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”. - Kể lại được trận chiến đấu đêm ngày 26- 12 –1972 trên bầu trời Hà Nội. 2. Năng lực: - Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo. - Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn 3. Phẩm chất: GD HS lòng tự hào về truyền thống dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đồ dùng - GV: SGK, ảnh tư liệu, hình minh hoạ SGK - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS thi thuật lại cuộc tấn công vào sứ quán Mĩ của quân giải phóng miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân 1968? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi - HS bình chọn bạn thuật lại hay - HS ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25phút) * Mục tiêu: - Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta. - Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng B52 bắn phá Hà Nội - Yêu cầu HS đọc SGK phần 1 trong nhóm và trả lời câu hỏi : + Nêu tình của ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền sài Gòn sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968? + Đế quốc Mĩ âm mưu gì trong việc dùng máy bay B52? + Em có suy nghĩ gì về việc máy bay Mĩ ném bom huỷ diệt trường học, bệnh viện - GVnhận xét, cho HS quan sát hình trong SGK và nói về việc máy bay B.52 của Mĩ tàn phá Hà Nội. Hoạt động2: Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến - HS đọc SGK thảo luận và trả lời câu hỏi: + Hãy kể lại trận chiến đấu đêm ngày 26- 12 –1972 trên bầu trời Hà Nội. - Đại diện nhóm báo cáo - GV nhận xét, thuật lại tóm tắt trận đánh - Kết quả của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội? - GVnhận xét, cho HS quan sát hình trong SGK và nói về việc máy bay B.52 của Mĩ tàn phá Hà Nội. Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại + Ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”? - GV tổng kết lại các ý chính về kết quả ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” - HS đọc SGK trong nhóm và nêu kết quả + Ta tiếp tục giành được nhiều thắng lợi trên chiến trường miền Nam đế quốc Mĩ buộc phải kí hiệp định để chấm dứt chiến tranh. + Mĩ ném bom vào Hà Nội tức là ném bom vào trung tâm đầu não của ta. - Đế quốc Mĩ tàn ác,... - HS thảo luận theo nhóm 4 và trình bày trước lớp + Địch tập trung 105 lần chiếc máy bay B52 lớn nhất, ném bom hơn 100 địa điểm ở Hà Nội ... - HS báo cáo - HS nghe - Cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Mĩ bị đập tan 81 máy bay bị bắn rơi. Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ. Do tầm vóc vĩ đại của chiến thắng oanh liệt này dư luận thế giới gọi nó là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”... - HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi + Vì chiến thắng này mang lại kết quả to lớn cho ta, Mĩ bị thiệt hại nặng nề như Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954. + Mĩ buộc phải thừa nhận sự thất bại và ngồi vào bàn đàm phán tại hội nghị Pa-ri bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại Hoà Bình ở Việt Nam. - 2-3 HS đọc bài học. 3. Luyện tập: 5 phút * Hoạt động 3: Hoàn thành các câu hỏi và bài tập. - Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học trong bài. - Cách tiến hành: - GV phát phiếu bài tập. - GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài. - GV nhận xét và chốt lại kết quả. HS nhận phiếu bài tập Thảo luận cặp đôi Báo cáo kết quả 4.Vận dụng sáng tạo:(3 phút) - Tại sao nói chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ của nhân dân miền Bắc là chiến thắng ĐBP trên không? - Vì chiến thắng này mang lại kết quả to lớn cho ta, còn Mĩ bị thiệt hại nặng nề như Pháp trong trận Điện Biên Phủ 1954. - Sưu tầm, nghe các bài hát nói về sự kiện lịch sử này và chia sẻ với mọi người. - HS nghe và thực hiện TIẾT 26 Địa lí CHÂU PHI (Tiếp theo) (Thời gian 38 phút) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi: + Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen. + Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản. Nội dung điều chỉnh: theo cv 405 - Xác định được vị trí địa lý của nước Ai Cập hiện nay trên bản đồ hoặc lược đồ. - Kể lại được một số câu chuyện về Kim tự tháp, Pharaon,... - Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập. 2. Năng lực: - Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo: Học sinh tự học và thảo luận với bạn về các vấn đề liên quan đến bài học. - Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí: - Xác định được vị trí địa lý của nước Ai Cập hiện nay trên bản đồ hoặc lược đồ. Năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí: - Kể lại được một số câu chuyện về Kim tự tháp, Pharaon,... Năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn: - Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập. 3. Phẩm chất: Giáo dục HS ham tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. BVMT: - Mối quan hệ dân số và MT. - Biết giữ gìn MT sạch sẽ để thích nghi với MT sống. *TKNL: - Biết cách khai thác dầu khí ở một số quốc gia để TKNL có hiệu quả. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đồ dùng - GV: Bản đồ kinh tế châu Phi, tranh ảnh hoặc tư liệu về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân châu Phi. - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu đặc điểm địa hình châu Phi(Mỗi HS nêu 1 đặc điểm) - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nhận xét - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(23phút) * Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi: - Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. 3. Dân cư châu Phi. + Châu Phi đứng thứ mấy về dân số trong các châu lục? + Người dân châu Phi chủ yếu là người da màu gì? + Dân cư châu Phi sống tập trung chủ yếu ở đâu? Vì sao? - GV hệ thống lại nội dung: Châu Phi đứng thứ ba về dân số trong các châu lục và hơn 1/3 dân số châu Phi là người da đen. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. 4. Hoạt động kinh tế. - Bước 1: HS quan sát hình 4 SGK thảo luận các câu hỏi: + Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học? + Đời sống người dân châu phi có gì khó khăn? Vì sao? + Kể tên và chỉ bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả châu Phi? - Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV giảng kết luận: Châu Phi có nền kinh tế phát triển chậm nên tình trạng người dân châu Phi còn nhiều khó khăn. Hoạt động 3: Ai Cập + Xác định được vị trí địa lý của nước Ai Cập hiện nay trên bản đồ hoặc lược đồ. + Nêu vị trí địa lí của Ai Cập? + Sông ngòi, đất đai của Ai Cập như thế nào? + Kinh tế của Ai Cập ra sao? Có các ngành kinh tế nào? + Dựa vào hình 5 và cho biết Ai Cập nổi tiếng về công trình kiến trúc cổ nào? + Kể lại được một số câu chuyện về Kim tự tháp, Pharaon,... - HS tự trả lời câu hỏi: + Châu Phi đứng thứ ba về dân số trong các châu lục. + Chủ yếu là người da đen. + Chủ yếu sinh sống ở vùng ven biển và các thung lũng sông, còn các vùng hoang mạc hầu như không có người ở. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận bài. + Châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển. + Họ thiếu ăn, thiếu mặc, dịch bệnh nguy hiểm xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là dịch HIV/ AIDS. + Các nước: Ai Cập, Cộng hòa Nam Phi, An- giê- ri. - Đại diện nhóm trả lời Hoạt động nhóm đôi - HS lên chỉ + Ai Cập nằm ở Bắc Phi, cầu nối giữa 3 châu lục Á, Âu, Phi. + Có sông Nin, là một con sông lớn, cung cấp nước cho đời sống và sản xuất. Đồng bằng được sông Nin bồi đắp nên rất màu mỡ. + Kinh tế tương đối phát triển, có các ngành như: khai thác khoáng sản, trồng bông, du lịch, + Kim tự tháp Ai Cập, tượng nhân sư là công trình kiến trúc cổ vĩ đại. HS kể những hiểu biết của mình về Kim tự tháp, Pharaon, 3. Luyện tập:Hoàn thành các câu hỏi và bài tập.(5 phút) - Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học trong bài. - Cách tiến hành: - GV phát phiếu bài tập. - GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài. - GV nhận xét và chốt lại kết quả. HS nhận phiếu bài tập Thảo luận cặp đôi Báo cáo kết quả 4.Hoạt động vận dụng:(3 phút) - Khi học về châu Phi, điều gì làm em ấn tượng nhất về thiên nhiên châu Phi. Hãy sưu tầm thông tin về vấn đề em quan tâm. - HS nghe và thực hiện - Chia sẻ những gì em biết về châu Phi với các bạn trong lớp. - HS nghe và thực hiện ----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_dia_li_lop_5_tuan_26_nam_hoc_2020_2021.docx