Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 17: Châu Á - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy

Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 17: Châu Á - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy

I. Mục tiêu: giúp HS

- Nêu được tên các châu lục và các đại dương.

- Dựa vào lược đồ (bản đồ) nêu được vị trí, giới hạn của châu Á.

- Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu Á

- Đọc được tên các dãy núi cao và các đồng bằng lớn của châu Á.

- Nêu được tên một số cảnh thiên nhiên châu Á và nêu được chúng thuộc vùng nào của châu Á.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Quả địa cầu (hoặc bản đồ thế giới).

- Bản đồ tự nhiên châu Á.

- Các hình minh hoạ của SGK.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

- Vở ghi bài học.

III. Các hoạt động dạy học

* GV giới thiệu bài: Các em đã được học về một số hiện tượng tự nhiên, các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam. Từ bài 17 trở đi, các em sẽ tìm hiểu một số hiện tượng địa lí các châu lục, của khu vực Đông Nam Á và một số nước đại diện cho các châu lục. Bài đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về các hiện tượng địa lí tự nhiên châu Á.

 

docx 4 trang cuongth97 03/06/2022 2740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 17: Châu Á - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Thứ năm, ngày 11 tháng 01 năm 2018
ĐỊA LÍ
CHÂU Á
Mục tiêu: giúp HS
Nêu được tên các châu lục và các đại dương.
Dựa vào lược đồ (bản đồ) nêu được vị trí, giới hạn của châu Á.
Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu Á
Đọc được tên các dãy núi cao và các đồng bằng lớn của châu Á.
Nêu được tên một số cảnh thiên nhiên châu Á và nêu được chúng thuộc vùng nào của châu Á.
II. Chuẩn bị
Giáo viên:
Quả địa cầu (hoặc bản đồ thế giới).
Bản đồ tự nhiên châu Á.
Các hình minh hoạ của SGK.
Học sinh:
Sách giáo khoa.
Vở ghi bài học.
III. Các hoạt động dạy học
* GV giới thiệu bài: Các em đã được học về một số hiện tượng tự nhiên, các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam. Từ bài 17 trở đi, các em sẽ tìm hiểu một số hiện tượng địa lí các châu lục, của khu vực Đông Nam Á và một số nước đại diện cho các châu lục. Bài đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về các hiện tượng địa lí tự nhiên châu Á.
1.	 Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
* Mục tiêu: HS biết các châu lục và các đại dương trên thế giới, châu Á là một trong 6 châu lục của thế giới
* Tiến hành:
- GV hỏi HS cả lớp: Hãy kể tên các châu lục, các đại dương trên thế giới mà em biết.
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi, mỗi em chỉ cần nêu tên một châu lục hoặc một đai dương mà mình biết. (Khi HS trả lời, GV ghi nhanh lên bảng thành 2 cột, 1 cột ghi tên các châu lục, 1 cột ghi tên các đại dương)
+ Các châu lục trên thế giới:
	1. Châu Mĩ.
	2. Châu Âu
	3. Châu Phi
	4. Châu Á
	5. Châu Đại Dương
	6. Châu Nam Cực
+ Các đại dương trên thế giới:
	1. Thái Bình Dương
	2. Đại Tây Dương
	3. Ấn Độ Dương
	4. Bắc Băng Dương
- GV nêu: Chúng ta sẽ đi tìm vị trí của từng châu lục và đại dương trên quả địa cầu.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 Lược đồ các châu lục và đại dương để tìm vị trí các châu lục và các đại dương trên thế giới.
- HS làm việc theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau vừa nêu tên châu lục, đại dương vừa chỉ vị trí tương ứng với châu lục, đại dương đó trên lược đồ.
- GV gọi HS lên bảng chỉ vị trí của các châu lục, các đại dương trên quả địa cầu, hoặc bản đồ thế giới.
- GV nêu kết luận: Trái Đất chúng ta có 6 châu lục và 4 đại dương. Châu Á là một trong 6 châu lục của Trái Đất.
2.	 Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu : HS dựa vào lược đồ (bản đồ) nêu được vị trí, giới hạn của châu Á.
* Tiến hành :
- GV tổ chức HS làm việc theo cặp:
+ Nêu yêu cầu: Hãy cùng quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau:
•	Chỉ vị trí của châu Á trên lược đồ, cho biết châu Á gồm những phần nào? (Châu Á gồm hai phần là lục địa và các đảo xung quanh)
•	Các phía của châu Á tiếp giáp các châu lục, đại dương nào?
(+ Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
+ Phía Đông giáp Thái Bình Dương.
+ Phía Nam giáp Ấn Độ Dương.
+ Phía Tây Nam giáp với châu Phi.
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp với châu Âu.)
•	Châu Á nằm ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam, trải từ vùng nào đến vùng nào trên Trái Đất? (Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng cực Bắc đến quá xích đạo.)
•	Châu Á chịu ảnh hưởng các các đới khí hậu nào? 
(Châu Á chịu ảnh hưởng của ba đới khí hậu:
Hàn đới ở phía Bắc Á.
Ôn đới ở giữa lục địa châu Á.
Nhiệt đới ở Nam Á.)
- GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS, sau đó nêu kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, có 3 phía giáp biển và đại dương.
- GV treo bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục, yêu cầu HS nêu tên và công dụng của bảng số liệu. (Bảng số liệu thống kê về diện tích và dân số của các châu lục, dựa vào bảng số liệu ta có thể so sánh diện tích và dân số của các châu lục với nhau.)
- GV nêu yêu cầu HS đọc bảng số liệu và hỏi: Em hiểu chú ý 1 và 2 trong bảng số liệu như thế nào?
- GV giảng giải: Liên Bang Nga có lãnh thổ nằm trên hai châu lục, một phần ở châu Âu còn phần kia lại thuộc châu Á. Dân số của Liên Bang Nga một phần thuộc dân số châu Âu, một phần thuộc dân số châu Á. Trong bảng số liệu, dân số của Liên Bang Nga không được tính vào dân số của châu Á mà được tính cả vào dân số châu Âu.
- GV yêu cầu: Dựa vào bảng số liệu, em hãy so sánh diện tích của châu Á với diện tích các châu lục khác trên thế giới ? 
- HS so sánh và nêu ý kiến trước lớp: Diện tích châu Á lớn nhất trong 6 châu lục. Gấp 5 lần diện tích châu Đại Dương, hơn 4 lần diện tích châu Âu, hơn 3 lần diện tích châu Nam Cực.
- GV kết luận: Trong 6 châu lục thì châu Á có diện tích lớn nhất.
3. Hoạt động 3: Làm việc nhóm
* Mục tiêu : HS nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu Á. Đọc được tên các dãy núi cao và các đồng bằng lớn của châu Á. Nêu được tên một số cảnh thiên nhiên châu Á và nêu được chúng thuộc vùng nào của châu Á.
* Tiến hành :
 * Bước 1 :
- GV cho HS quan sát hình 3 thảo luận nhóm 4 (2 phút), sử dụng chú giải để nhận biết các khu vực của Châu Á.
+ HS đọc tên các khu vực được ghi trên lược đồ ? 
+ HS nêu tên theo kí hiệu a, b, c, d, đ của hình 2 và ghi chữ tương ứng ở các khu vực trên hình 3.
- HS các nhóm kiểm tra lẫn nhau.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- HS nhắc lại tên các cảnh thiên nhiên và nhận biết sự đa dạng của thiên nhiên châu Á.
a) Vịnh biển (Nhật Bản) ở Đông Á.
b) Bán hoang mạc (Ca-dắc-xtan) ở Trung Á.
c) Đồng bằng (đảo Ba-li, In-đô-nê-xi-a) ở Đông Nam Á.
d) Rừng tai-ga (LB Nga) ở Bắc Á.
đ) Dãy núi Hi-ma-lay-a (Nê-pan) ở Nam Á.
- GV kết luận : Châu Á có nhiều cảnh thiên nhiên.
- GV yêu cầu HS đọc tên các dãy núi, đồng bằng.
- HS sử dụng hình 3 để nhận biết kí hiệu núi, đồng bằng.
- GV nhận xét và bổ sung. 
- GV kết luận : Châu Á có nhiều dãy núi và đồng bằng lớn. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích.
 4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
Gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị bài: Châu Á (tiếp theo)
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_5_bai_17_chau_a_nam_hoc_2017_2018_phung_t.docx