Giáo án Kĩ thuật Lớp 5 - Tiết 1+2 - Võ Thị Nhật Hà

Giáo án Kĩ thuật Lớp 5 - Tiết 1+2 - Võ Thị Nhật Hà

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- Biết cách đính khuy hai lỗ.

2. Kĩ năng

- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ, khuy đính tương đối chắc chắn.

- Rèn luyện tính cẩn thận.

- Với HS khéo tay: Đính được ít nhất 2 khuy 2 lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.

3. Năng lực

- Năng lực thực hành, năng lực thao tác với đồ dùng, năng lực giải quyết vấn đề.

4. Phẩm chất

- Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học

II. Đồ dùng dạy học

- GV:

+ Mẫu đính khuy hai lỗ.

+ Một số sản phẩm may mặc đ¬ược đính khuy hai lỗ.

+ Vật liệu và dụng cụ cần thiết (kim, vải, phấn, th¬ước.)

- HS: Bộ đồ dùng kĩ thuật.

 

docx 5 trang cuongth97 08/06/2022 5930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kĩ thuật Lớp 5 - Tiết 1+2 - Võ Thị Nhật Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KĨ THUẬT (Tiết 1): ĐÍNH KHUY HAI LỖ 
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Biết cách đính khuy hai lỗ.
2. Kĩ năng
- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ, khuy đính tương đối chắc chắn.
- Rèn luyện tính cẩn thận.
- Với HS khéo tay: Đính được ít nhất 2 khuy 2 lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.
3. Năng lực 
- Năng lực thực hành, năng lực thao tác với đồ dùng, năng lực giải quyết vấn đề.
4. Phẩm chất 
- Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học
- GV:
+ Mẫu đính khuy hai lỗ.
+ Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
+ Vật liệu và dụng cụ cần thiết (kim, vải, phấn, thước...)
- HS: Bộ đồ dùng kĩ thuật..
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
*MT: Giúp học sinh biết cách quan sát các mẫu khuy và nhận xét hình dạng của chúng.
*PP: Quan sát
- GV cho học sinh xem hình a SGK.
- GV yêu cầu em hãy:
+ Quan sát hình 1a và nêu nhận xét về đặc điểm hình dạng của khuy 2 lỗ?
+ Quan sát hình 1b, em có nhận xét gì về đường khâu trên khuy 2 lỗ?
- GV cho HS quan sát khung đính trên sản phẩm may mặc như áo, so sánh vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên 2 nẹp áo.
- GV nhận xét bổ sung: khuy hay còn gọi là cúc áo hoặc nút được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như nhựa, tai, gỗ với nhiều màu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau, khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua 2 lỗ khung để nối khuy với vải.
3. Hoạt động thực hành
*MT: HS hiểu các bước trong quy trình đính khuy.
*PP: Quan sát, hỏi đáp, luyện tập thực hành
- GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 2 .
- GV yêu cầu
+ Nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy 2 lỗ?
+ Nêu cách đính khuy 2 lỗ?
- GV nhận xét.
- GV cho HS quan sát hình 5 và hình 6: Em hãy nêu cách quấn chỉ chân khuy và kết thúc đính khuy?
- GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác quấn chỉ quanh chân khuy.
- Gọi HS nhắc lại các thao tác đính khuy 2 lỗ.
- GV cho HS thực hành quấn nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu.
- GV nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng
- GV cho HS nhắc lại các bước đính khuy.
- GV tổ chức cho HS thi gấp nẹp, khâu nẹp lược, vạch dấu các điểm đánh khuy.
- Tìm hiểu thêm các cách đính khuy khác.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Về nhà tập tiếp tục luyện tập.
- Chuẩn bị: Thực hành đính khuy 2 lỗ.
- Nhận xét tiết học.
- HS kiểm tra sự chuẩn bị.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi vở.
- HS quan sát.
- HS nêu: 
+ Đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khung đính trên sản phẩm đều nhau.
+ Khoảng cách đều nhau.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS nêu:
+ Đặt vải lên bàn vạch dấu đường thẳng cách mép vải 3cm.
HS trình bày, lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
HS trình bày, lớp nhận xét.
- HS theo dõi.
- 2 HS nhắc lại các thao tác đính khuy 2 lỗ.
- HS thực hành.
HS trình bày.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
KĨ THUẬT (Tiết 2): THÊU DẤU NHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết cách thêu dấu nhân.
2. Kĩ năng
- Thêu được mũi thêu dấu nhân, các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 5 dấu nhân. 
- Đường thêu có thể bị dúm.
3. Năng lực: 
- Năng lực thực hành, năng lực thao tác với đồ dùng, năng lực giải quyết vấn đề.
4. Phẩm chất: 
- Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV:
+ Mẫu thêu dấu nhân, kéo, khung thêu.
+ Một mảnh vải trắng, kích thước 35 x 35cm, kim khâu, len.
- HS: Bộ đồ dùng kĩ thuật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV tổ chức cho HS thi nêu cách đính khuy hai lỗ.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
Quan sát nhận xét mẫu.
*MT: Học sinh biết quan sát các mẫu vật thêu dấu nhân.
*PP: Quan sát, hỏi đáp
*CTH: 
- GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân.
- GV yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái đường thêu?
- GV nhận xét
- GV giới thiệu 1 số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
- GV chốt ý: Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân với nhau liên tiếp giữa 2 đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu.
3. Hoạt động thực hành
Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
*MT: HS hiểu được các bước trong quy trình thêu dấu nhân.
*PP: Quan sát, hỏi đáp
*CTH: 
- GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK và quan sát hình 2.
- GV yêu cầu HS:
+ Hãy nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân.
+ So sánh cách vạch dấu nhân với cách vạch dấu đường thêu chữ V.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Giống nhau: vạch 2 đường dấu song song cách nhau 1cm.
+ Khác nhau: Thêu chữ V vạch dấu các điểm theo trình tự từ trái sang phải. Vạch dấu các điểm dấu nhân theo chiều từ phải sang trái.
- GV gọi HS lên bảng vạch dấu đường thêu dấu nhân.
- GV gọi HS đọc mục 2a quan sát hình 3: Nêu cách bắt đầu thêu, GV căng vải lên khung và hướng dẫn các em bắt đầu thêu.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4c và 4d em hãy nêu cách thêu mũi thứ hai?
- GV nhận xét, chốt: Chuyển kim sang đường dấu thứ nhất, xuống kim tại điểm B, mũi kim hướng sang phải và lên kim tại điểm C, rút chỉ lên được nửa mũi thêu thứ 2.
- GV yêu cầu HS nêu mũi thêu thứ 3 và 4?
Mũi thêu thứ 3 và thứ 4 tương tự.
- GV cho HS quan sát hình 5a và 5b, em hãy nêu cách kết thúc đường thêu dấu nhân?
- GV hướng dẫn lại cách thêu để về nhà các em tự thực hành.
4. Hoạt động ứng dụng, sáng tạo
- GV cho HS nhắc lại các bước thêu.
- GV tổ chức cho HS thi gấp nẹp, khâu nẹp lược, vạch dấu thêu.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò:
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học. 
- HS thi.
.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi vở.
- HS quan sát.
- HS nêu nhận xét. 
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và quan sát.
- HS trả lời, lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lên bảng vạch dấu đường thêu dấu nhân.
- HS xem và tự thực hành.
- HS đọc và trả lời, lớp nhận xét.
- HS quan sát, nêu cách thêu, lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu cách thêu, lớp nhận xét.
- HS nêu cách kết thúc, lớp nhận xét.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bố sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ki_thuat_lop_5_tiet_12_vo_thi_nhat_ha.docx