Giáo án Kĩ thuật Lớp 5 - Bài 16: Sử dụng điện thoại
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Trình bày được tác dụng của điện thoại; nhận biết được các bộ phận cơ bản của điện thoại; nhận biết các biểu tượng thể hiện trạng thái và chức năng hoạt động của điện thoại.
- Ghi nhớ được các số điện thoại của người thân và các số điện thoại khẩn cấp khi cần thiết.
- Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với quy tắc giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Clip tình huống sử dụng điện thoại (nếu có).
- Mô hình điện thoại.
- Danh mục số điện thoại của phụ huynh học sinh.
- HS: Quan sát tìm hiểu trước tính năng và công dụng của điện thoại ở nhà.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kĩ thuật Lớp 5 - Bài 16: Sử dụng điện thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kĩ thuật BÀI 16: SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Trình bày được tác dụng của điện thoại; nhận biết được các bộ phận cơ bản của điện thoại; nhận biết các biểu tượng thể hiện trạng thái và chức năng hoạt động của điện thoại. - Ghi nhớ được các số điện thoại của người thân và các số điện thoại khẩn cấp khi cần thiết. - Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với quy tắc giao tiếp. II. CHUẨN BỊ: - GV: Clip tình huống sử dụng điện thoại (nếu có). - Mô hình điện thoại. - Danh mục số điện thoại của phụ huynh học sinh. - HS: Quan sát tìm hiểu trước tính năng và công dụng của điện thoại ở nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, kích thích sự tò mò, tìm hiểu kĩ hơn về các tính năng, công dụng và cách sử dụng điện thoại hiệu quả, an toàn. - Nội dung: Nhận biết và xử lí một số tình huống sử dụng điện thoại trong gia đình. - Sản phẩm: Ý tưởng, giải pháp của HS cho tình huống. - GV nêu tình huống: Ba mẹ đi làm ăn ở xa. HKI vừa qua Nam đạt kết quả tốt, em muốn khoe với ba mẹ. Theo em, Nam có cách nào để kể cho ba mẹ nghe kết quả học tập của mình? - HS lắng nghe tình huống, vận dụng hiểu biết bản thân để đưa ra các giải pháp cho tình huống. - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi và gợi ý để HS trao đổi. - HS đưa ra các cách liên lạc có thể thực hiện được và tìm ra cách hiệu quả nhất đó là sử dụng điện thoại. + Em có biết các tính năng của điện thoại, cách sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả? - GV dẫn dắt vào bài : Sử dụng điện thoại. - HS trả lời tự do. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 2. Hoạt động 2: Tác dụng và các bộ phận cơ bản của điện thoại - Mục tiêu: + Trình bày được tác dụng của điện thoại. + Nhận biết được các bộ phận cơ bản của điện thoại. - Nội dung: Quan sát hình ảnh và nhận xét tác dụng của điện thoại, các bộ phận cơ bản của điện thoại. - Sản phẩm: Bản ghi chép của từng cá nhân và bản báo cáo kết quả làm việc và thảo luận nhóm. - Kĩ thuật : Khăn trải bàn - GV cho HS thảo luận nhóm 4: + NV 1: Liệt kê tất cả những tác dụng của điện thoại mà em biết. - Nhóm thảo luận. - GV: Chốt lại một số tác dụng chính của điện thoại (lưu ý điện thoại cố định và di động), ngoài ra các tác dụng khác phụ trợ theo như: nghe nhạc, lướt wed, quay phim,.. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả và nhận xét. Thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về các bộ phận cơ bản của điện thoại. - GV treo ở bảng lớp ảnh của một chiếc điện thoại và tên của các bộ phận tương ứng, yêu cầu các em phát biểu nối tên với các bộ phận tương ứng. (Có thể chọn điện thoại đơn giản tùy điều kiện) - HS thực hiện nhiệm vụ và phát biểu. - 1 HS lên bảng thực hiện dán kết quả. - GV nhận xét chốt lại và mở rộng thêm các tính năng và sự đa dạng về cấu tạo, hình dáng của điện thoại. - HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức. 3. Hoạt động 3: Một số biểu tượng và các chức năng hoạt động của điện thoại - Mục tiêu: Nhận biết được những biểu tượng và các chức năng hoạt động của điện thoại. - Nội dung: Hoàn thiện phiếu học tập về các biểu tượng và tính năng. - Sản phẩm: Câu trả lời trong phiếu học tập. Một số biểu tượng cơ bản trên điện thoại - Cho HS làm việc theo nhóm 4 với phiếu học tập. - Đại diện HS báo cáo kết quả.Lớp nhận xét. - GV chốt lại và nhận xét. + Tìm số điện thoại trong danh bạ thì ấn vào biểu tượng nào? + Muốn nhắn tin thì vào biểu tượng nào? Tiết 2 4. Hoạt động 4: Tìm hiểu số điện thoại người thân và số khẩn cấp - Mục tiêu: Ghi nhớ được các số điện thoại người thân và số điện thoại khẩn cấp - Sản phẩm: Danh sách ghi số điện thoại mà HS nhớ. - Yêu cầu HS ghi nhanh các số điện thoại người thân mà các em nhớ được vào giấy - HS ghi nhanh. - GV kiểm tra xem HS nào nhớ được nhiều số, HS nào ko nhớ 1 số nào. + Tại sao chúng ta cần nhớ được ít nhất 1 số điện thoại của người thân trong gia đình? - HS suy nghĩ và trả lời. - GV nhấn mạnh vai trò của số điện thoại người thân và cung cấp vài số điện thoại khẩn cấp: + 111: Tổng đài điện thoại bảo vệ trẻ em. + 112: Trợ giúp và tìm kiếm cứu nạn trên VN. + 113: Cảnh sát an ninh trật tự. + 114: Chữa cháy. + 115: Cấp cứu. + Đường dây nóng ngành Y tế: 1900-9095 + Đường dây nóng phòng chống Covid 19: 1900-3228. (Lưu ý HS về từng trường hợp cần thiết) - HS ghi nhớ số ĐT và trường hợp sử dụng chúng. 5. Hoạt động 5: Thực hành - Mục tiêu: Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, - Nội dung : Thực hành đóng vai thực hiện tình huống. - Sản phẩm: Cách giao tiếp điện thoại theo tình huống. - GV chia lớp thành các nhóm (tùy lớp) - HS chia nhóm. - Cho nhóm HS bốc thăm 1 trong 2 tình huống: 1. Em thấy 1 nhà dân bị cháy. 2. Em nhìn thấy 1 người bị thương nặng. - Thảo luận và sắm vai theo tình huống - Cho HS thực hiện. - Lớp nhận xét. 6. Hoạt động 6: Vận dụng - Mục tiêu: Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. - Nội dung: Cùng người thân thực hành sử dụng điện thoại. - GV đưa ra 2 tình huống: TH1: Khi có 1 số ĐT lạ gọi đến, em cần trả lời thế nào cho phù hợp? TH2: Khi nhìn thấy em của mình vừa chơi game vừa sạc pin, em sẽ làm gì? - GV chốt lại, giáo dục HS . - HS lắng nghe và phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ki_thuat_lop_5_bai_16_su_dung_dien_thoai.docx