Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 33 (Mới)

Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 33 (Mới)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng.

2. Năng lực:

a. Năng lực đặc thù: Nêu những nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng. Nêu tác hại của việc phá rừng.

 rèn kĩ năng quan sát và trả lời.

b. Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, .

 Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

3. Phẩm chất: chăm sóc và bảo vệ rừng.

3. Phẩm chất: chăm sóc và bảo vệ rừng.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 134,135 SGK.

- HS : SGK

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

 

docx 6 trang cuongth97 7290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 33 (Mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
TIẾT 65 :Khoa học
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng.
2. Năng lực: 
a. Năng lực đặc thù: Nêu những nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng. Nêu tác hại của việc phá rừng.
 rèn kĩ năng quan sát và trả lời.
b. Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, ...
 Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 
3. Phẩm chất: chăm sóc và bảo vệ rừng.
3. Phẩm chất: chăm sóc và bảo vệ rừng.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
- GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 134,135 SGK.
- HS : SGK
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi hỏi đáp: 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời:
+ Môi trường tự nhiên là gì ?
+ Môi trường tự nhiên cho con người những gì ?
 - GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi hỏi đáp
- HS ghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: 
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá.
- Nêu tác hại của việc phá rừng.
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi
+ Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì ?
+ Những nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá ?
- GV kết luận: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương rẫy; lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng, ; phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường, 
* Hoạt động 2 : Thảo luận
- Yêu cầu HS quan sát tranh SGK
+ Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì ?
- GV kết luận:
Hậu quả của việc phá rừng:
- Khí hậu thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
- Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. 
 - HS thảo luận
+ Để lấy đất canh tác, trồng cây lương thực, các cây ăn quả và cây công nghiệp, cây lấy củi làm chất đốt hoặc đốt than mang bán, để lấy gỗ làm nhà .
Câu 1. Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì ?
- Hình 1: Cho thấy con người phá rừng để lấy đất canh tác, trồng các cây lương thực, cây ăn quả hoặc các cây công nghiệp.
- Hình 2: Cho thấy con người còn phá rừng để lấy chất đốt (làm củi, đốt than, )
- Hình 3: Cho thấy con người phá rừng lấy gỗ để xây nhà, đóng đồ đạc hoặc dùng vào nhiều việc khác.
Câu 2. Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá ?
- Hình 4: Cho thấy, ngoài nguyên nhân rừng bị phá do chính con người khai thác, rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng.
+ Do con người khai thác, cháy rừng
- HS quan sát hình 5, 6 trang 135.
- Lớp đất màu mỡ bị rửa trôi ; khí hậu thay đổi. Thường xuyên có lũ lụt, hạn hán xảy ra. Đất bị xói mòn, bạc màu. Động vật mất nơi sinh sống nên hung dữ và thường xuyên 
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Em sẽ làm gì để bảo vệ rừng ?
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà tiếp tục sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về nạn phá rừng và hậu quả của nó; chuẩn bị trước bài “Tác động của con người đến môi trường đất”.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
--------------------------------------------------------------
TIẾT 66 Khoa học
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.
2. Năng lực: 
a. Năng lực đặc thù: Nêu những nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng. Nêu tác hại của việc phá rừng, rèn kĩ năng quan sát và trả lời.
b. Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, ...
 Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 
3. Phẩm chất: chăm sóc và bảo vệ rừng.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
- GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 136, 137 SGK.
- HS : SGK
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với nội dung các câu hỏi như sau:
+ Nêu một số hành động phá rừng ?
+ Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì ?
+ Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng ?
+ Rừng mang lại cho chúng ta những ích lợi gì ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.
* Cách tiến hành:
v	Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
MT : HS biết nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp.
Phương pháp: Quan sát, thảo luận.
Giáo viên đi đến các nhóm hướng dẫn và giúp đỡ.
+ Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất vào việc gì?
+ Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?
Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ thực tế qua các câu hỏi gợi ý sau:
+ Nêu một số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng diện tích đất thay đổi.
® Giáo viên kết luận:
Nguyên nhân chình dẫn đến diện tích đất trồng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, cần nhiều diện tích đất ở hơn.
 v Hoạt động 2: Thảo luận.
MT : HS biết phân tích những nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng suy thoái.
Phương pháp: quan sát, Thảo luận, thuyết trình.
- Yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 trang 137
+ Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu đối với môi trường đất ?
+ Nêu những tác hại của rác thải đối với môi trường đất ?
-Con người đã làm gì để giải quyết mâu thuẫn giữa việc thu hẹp diện tích đất trồng với nhu cầu về lương thực ngày càng nhiều hơn?
Việc làm đó có ảnh hưởng gì đến môi trường đất trồng?
-Người nông dân ở địa phương bạn đã làm gì để tăng năng suất cây trồng?
® Kết luận:
Để giải quyết việc thu hẹp diện tích đất trồng, phải áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật cải tiến giống vật nuôi, cây trồng, sử dụng phân bón hoá học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, 
Việc sử dụng những chất hoá học làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, suy thoái.
Việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh gây nhiễm bẩn môi trường đất.
v Hoạt động 3: Những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường đất.
MT : Khắc sâu kiến thức cho HS. Đề xuất và thực hiện việc làm cụ thể giúp bảo vệ môi trường đất. Vận động những người xung quanh cùng thực hiện.
- Cho học sinh xem video: Hưởng ứng Tết trồng cây của Bác Hồ.
HS thảo luận theo nhóm đôi.
+ Việc trồng cây có tác động như thế nào đến môi trường đất?
+Nêu nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.
+ Đề xuất các việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường đất.
Hoạt động nhóm, lớp.
Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình 1 và 2 trang 136 SGK.
Đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
+ Hình 1 và 2 cho thấy con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay phần đồng ruộng hai bên bờ sông được sử dụng làm đất ở, nhả cửa mọc lên san sát.
+ Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi là do dân số ngày một tăng nhanh.
+ Nhu cầu lập khu công nghiệp, nhu cầu độ thị hoá, cần phải mở thêm trường học, mở thêm hoặc mở rộng đường.
- 
Nhóm trưởng điều khiển thảo luận.
Phân tích tác hại của rác thải
- HS quan sát hình 3, 4 trang 137, thảo luận, chia sẻ
+ Làm cho môi trường đất trồng bị suy thoái. Đất trồng bị ô nhiễm và không còn tơi xốp, màu mỡ như sử dụng phân .
 + Làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, bị suy thoái.
Tăng cường bón phân, nghiên cứu ra nhiều giống có năng suất cao....
Việc bón phân và phun thuốc trừ sâu nhiều làm cho môi trường ô nhiễm nhất là môi trường đất. ảnh hưởng đến các sinh vật sống trong đất và nước uống của con người.
Phun thuốc trù sâu, bón phân.
HS trao đổi thảo luận nhóm
Trình bày ết quả thảo luận
Nhận xét phần trình bày của bạn
HS xem video
-Làm cho đất không bị sói mòn.
Cả rác bừa bãi, phun thuốc trù sâu, bón phân, chất thải của nhà máy chưa qua xử lí ...
- Trồng cây, gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc là biện pháp bảo vệ môi trường đất.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường đất ?
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV dặn HS sưu tầm một số tranh ảnh, thông tin về tác động của con người đến môi trường đất và hậu quả của nó; chuẩn bị trước bài “Tác động của con người đến môi trường không khí và nước ”.
- HS nghe và thực hiện
-------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lop_5_tuan_33_moi.docx