Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 31 (Mới)

Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 31 (Mới)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Ôn tập về:

 - Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.

 - Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.

 - Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.

2. Năng lực:

a. Năng lực đặc thù: Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.

 Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.

 Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.

 rèn kĩ năng trình bày.

b. Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác

 Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

3. Phẩm chất: có ý thức chăm sóc và bảo vệ các loài cây, con vật có ích.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đồ dùng dạy học

 - GV: SGK, bảng phụ, Phiếu học tập

 - HS : SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

 

docx 5 trang cuongth97 07/06/2022 8240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 31 (Mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
ÔN TẬP THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Thời gian .......phút
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Ôn tập về:
 - Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
 - Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
 - Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
2. Năng lực: 
a. Năng lực đặc thù: Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
 Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
 Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
 rèn kĩ năng trình bày.
b. Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
 Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 
3. Phẩm chất: có ý thức chăm sóc và bảo vệ các loài cây, con vật có ích.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng dạy học 
 - GV: SGK, bảng phụ, Phiếu học tập
 - HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền" :
+ Nêu tên một số loài thú ở trong rừng
+ Kể tên loài thú ăn thịt và lòa thú ăn cỏ.
+ Nêu những nét chung về sự sinh sản và nuôi dạy con của hổ và hươu.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: Ôn tập về:
 - Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
 - Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
 - Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
 - Có ý thức bảo vệ môi trường yêu thiên nhiên.
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập
Câu 1: Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung dưới đây phù hợp với chỗ nào trong câu.
a. Sinh dục b. Nhị 
c. Sinh sản d. Nhụy
Câu 2: Tìm xem mỗi chú thích phù hợp với số thứ tự nào trong hình
Câu 3:Trong các cây dưới đây, cây nào có hoa thụ phấn nhờ gió, cây nào có hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Câu 4: Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung dưới đây phù hợp với chỗ .. nào trong câu.
a. Trứng b. Thụ tinh c. Cơ thể mới
d. Tinh trùng e. Đực và cái
Câu 5: Trong các động vật dưới đây, động vật nào đẻ trứng, động vật nào đẻ con?
- Yêu cầu HS làm bài tập sau:
+ Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ.
+ 1: nhuỵ
+ 2: nhị
+ Cây hoa hồng (a) và cây hoa hướng dương (c) là hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Cây ngô (3) thụ phấn nhờ gió.
+ Đa số loài vật chia thành 2 giống: đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực sinh ra tinh trùng (d). Con cái có cơ quan dục cái tạo ra trứng (a)
+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là sự thụ tinh. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của cả bố và mẹ.
+ Những động vật đẻ con: sư tử, hươu cao cổ.
+ Những động vật đẻ trứng: chim cánh cụt, cá vàng.
1. Chọn các từ trong ngoặc( sinh dục, nhị, sinh sản, nhuỵ) để điền vào chỗ trong các câu cho phù hợp
 Hoa là cơ quan ..của những loài thực vật có hoa. Cơ quan .đực gọi là cơ quan sinh dục cái gọi là 
2. Viết chú thích vào hình cho đúng
3 đánh dấu nhân vào cột cho đúng
Tên cây
Thụ phấn nhờ gió
Thụ phấn nhờ côn trùng
Râm bụt
Hướng dương
Ngô
4. Chọn các cụm từ cho trong ngoặc (trứng, thụ tinh, cơ thể mới, tinh trùng, đực và cái) để điền vào chỗ trống trong các câu sau
- Đa số các loài vật chia thành hai giống ..Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra ..
- Hiên tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là .hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành ., mang những đặc tính của bố và mẹ
5.
Tên động vật
Đẻ trứng
Đẻ con
Sư tử
Chim cánh cụt
Hươu cao cổ
Cá vàng
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Qua bài học, em biết được điều gì ?
- HS nêu:
+ Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
+ Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
 = Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Dặn HS học thuộc bài. Tìm hiểu, sưu tầm tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------
 Khoa học
MÔI TRƯỜNG
Thời gian .......phút
 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết khái niệm ban đầu về môi trường.
2. Năng lực: 
a. Năng lực đặc thù : Giúp học sinh hiểu khái niệm về môi trường.
 Nêu một số thành phần của môi trường địa phương.
 rèn kĩ năng trình bày.
b. Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, ...
 Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh 
3. Phẩm chất: có ý thức bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng dạy học 
- GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 128, 129 SGK.
 - HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết khái niệm ban đầu về môi trường.
 - Nêu một số thành phần của môi trường địa phương.
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục Thực hành trang 128 SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày.
+ Môi trường rừng gồm những thành phần nào?
+ Môi trường nước gồm những thành phần nào?
+ Môi trường làng quê gồm những thành phần nào?
+ Môi trường đô thị gồm những thành phần nào?
+ Vậy theo bạn, môi trường là gì ?
- GV kết luận: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên (Mặt trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật, ) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường, ).
 Hoạt động 2 : Thảo luận
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi :
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống?
- GV gọi một số em trình bày
- GV nhận xét 
 - Các nhóm thảo luận theo câu hỏi SGK và trình bày.
- Môi trường rừng gồm những thành phần: thực vật động vật sống trên cạn và dưới nước. Không khí và ánh sáng.
- Môi trường nước thực vật động vật sống ở dưới nước như cua, cá, ốc, rong, rêu, tảo...nước không khí, ánh sáng.
- Môi trường làng quê gồm con người động vật, thực vật, làng xóm, ruộng đồng, công cụ làm ruộng, một số công cụ giao thông, nước, không khí, ánh sáng..
- Môi trường đô thị gồm con người....nhà cửa phố xá...
- Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên (Mặt trời, khí quyển, đồi, núi, ) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, )
- HS thảo luận nhóm
- HS giới thiệu với bạn.
3.Hoạt động tiếp nối:(2 phút)
- Môi trường bao gồm những thành phần nào?
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo 
- HS nêu 
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị trước bài “Tài nguyên thiên nhiên”.
- Vẽ một bức tranh cổ động mọi người bảo vệ môi trường.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lop_5_tuan_31_moi.docx