Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021

Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021

Bài 53: CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.

 - Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.

2. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đồ dùng

 - GV: Hình vẽ trang 108, 109 SGK

- HS : SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,.

 

docx 5 trang cuongth97 06/06/2022 5350
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
NS:29/3/2021
ND:T4/31/3/2021
: Khoa học
Bài 53: CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
 - Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
2. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: Hình vẽ trang 108, 109 SGK 
- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành quả và hạt.
- GV nhận xét.
- Giưới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. 
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt
- GV chia lớp thành 6 nhóm
- Phát cho mỗi nhóm 1 hạt lạc hoặc hạt đậu đã ngâm qua một đêm.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm.
- Gọi HS lên bảng chỉ cho cả lớp thấy từng bộ phận của hạt
- GV nhận xét
- Yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5, 6 và đọc thông tin các khung chữ trang 108,109 SGK để làm bài tập
- Gọi HS phát biểu, HS khác bổ sung
- GV nhận xét chữa bài
Hoạt động 2: Quá trình phát triển thành cây của hạt
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm
- HS quan sát hình minh họa 7, trang 109 SGK và nói về sự phát triển của hạt mướp từ khi được gieo xuống đất cho đến khi mọc thành cây, ra hoa, kết quả.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm
- Gọi HS trình bày kết quả
- GV nhận xét khen ngợi các nhóm tích cực làm việc
Hoạt động 3: Điều kiện nảy mầm của hạt
- GV yêu cầu HS giới thiệu về cách gieo hạt của mình
- Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt - Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà
- GV tuyên dương nhóm có nhiều HS thành công
- GVKL: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá nóng, không quá lạnh)
- HS làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nhóm mình cẩn thận tách hạt lạc (hoặc đậu xanh, đậu đen, ) đã ươm làm đôi. Từng bạn chỉ rõ đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
- HS quan sát tranh và làm bài tập
- HS nêu kết quả
Đáp án: 2- b, 3- a, 4- e, 5- c, 6- d
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS quan sát hình và làm bài theo cặp
- Đại diện các nhóm trình bày
Đáp án:
+ Hình a: Hạt mướp khi bắt đầu gieo hạt
+ Hình b: Sau vài ngày, rễ mầm đã mọc nhiều, thân mầm chui lên khỏi mặt đất với 2 lá mầm.
+ Hình c: 2 lá mầm chưa rụng, cây đã bắt đầu đâm chồi, mọc thêm nhiều lá mới .
- Từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình. Trao đổi kinh nghiệm với nhau
- Nêu điều kiện để hạt nảy mầm.
- Chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp.
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Về nhà quan sát các cây xung quanh và hỏi người thân những cây này được trồng từ hạt hay bằng những cách nào khác nữa ?
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà lựa chọn một loại hạt sau đó gieo trồng rồi báo cáo kết quả trước lớp.
- HS nghe và thực hiện
NS:30/3/2021
ND:T5/1/4/2021
: Khoa học
 Bài 54: CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Biết một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
- Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
2. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
3. Phẩm chất: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: Hình vẽ trang 110, 111 SGK 
 - HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộp bí mật" với các câu hỏi như sau:
+ Kể tên một số loại quả ?
+ Quả thường có những bộ phận nào ?
+ Nêu cấu tạo của hạt ?
+ Nêu cấu tạo phôi của hạt mầm ?
- GV nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ. 
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát
- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn
- Yêu cầu HS quan sát và tìm xem chồi có thể mọc lên từ vị trí nào của thân cây, củ.
- Trình bày kết quả 
- GVKL : ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
Hoạt động 2 : Cuộc thi làm vườn giỏi
- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp về cách trồng một số loại cây có cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
- GV đi hướng dẫn giúp đỡ HS
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét, khen ngợi HS ham học hỏi, biết cách quan sát và trình bày lưu loát, dễ hiểu
- HS hoạt động trong nhóm theo định hướng của GV
- Nhóm trưởng điều khiển theo nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110 SGK. HS vừa kết hợp vừa QS hình vẽ trong SGK vừa quan sát vật thật các em mang đến lớp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung :
* Ví dụ:
+ Chồi mọc ra từ nách lá của ngọn mía. Người ta trồng mía bằng cách đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luống. Dùng tro, trấu để lấp ngọn lại. Một thời gian sau, các chồi đâm lên khỏi mặt đất thành những khóm mía.
+ Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lồi lõm vào. Mỗi chỗ lõm có một chồi.
+ Trên củ gừng cũng có chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm có một chồi.
+ Củ hành hoặc củ tỏi : chồi mọc ra từ phía đầu của củ.
+ Đối với lá bỏng : chồi được mọc ra từ mép lá.
- 2 HS cùng bàn trao đổi, thảo luận về việc trồng cây từ bộ phận của cây mẹ.
- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau trình bày
3. Hoạt động : Thực hành trồng cây
Mục tiêu :HS trồng được cây và theo dõi quá trình phát triển của cây .
Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho HS trồng cây từ bộ phận của cây mẹ ở vườn trường hoặc trong lớp.
- GV phát cây, lá, rễ cho HS theo nhóm
- Hướng dẫn HS cách làm đất, trồng cây.
- Tổ chức cho HS quan sát sản phẩm của cả lớp
- GV nhận xét
- HS trồng cây theo nhóm
- HS quan sát 
4. Hoạt động vận dụng:(3 phút)
- Báo cáo, chia sẻ kết quả quá trình phát triển cây mà mình trồng.
- HS báo cáo
- Chia sẻ lí do với mọi người lí do khiến cây con phát triển tốt hoặc phát triển chưa tốt.
- HS nghe và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lop_5_tuan_27_nam_hoc_2020_2021.docx