Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021
TIẾT 51 CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
Thời gian 40 phút
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhụy trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
2. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
3. Phẩm chất: Yêu thích khám phá thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đồ dùng
- GV: Hình vẽ trang 104, 105 SGK
- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 ND:T4/24/3/2021 Khoa học TIẾT 51 CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA Thời gian 40 phút I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhụy trên tranh vẽ hoặc hoa thật. 2. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. 3. Phẩm chất: Yêu thích khám phá thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đồ dùng - GV: Hình vẽ trang 104, 105 SGK - HS : SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" kể một số hiện tượng biến đổi hóa học? - GV nhận xét. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: - Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. - Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhụy trên tranh vẽ hoặc hoa thật. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Quan sát - GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 trang 104 SGK, trả lời câu hỏi trong nhóm + Nêu tên cây? + Cơ quan sinh sản của cây đó là gì? + Cây phượng và cây dong riềng có đặc điểm gì chung? + Cơ quan sinh sản của cây có hoa là gì? + Trên cùng một loại cây, hoa được gọi tên bằng những loại nào? - GV yêu cầu HS quan sát hình SGK - GV dán tranh hoa sen và hoa râm bụt lên bảng - Gọi HS lên bảng chỉ cho cả lớp thấy nhị và nhụy của từng loại hoa - GV nhận xét kết luận lời giải đúng Hoạt động 2: Thực hành với vật thật - GV cho HS làm việc theo nhóm bàn - GV yêu cầu các nhóm cùng quan sát từng bông hoa mà các thành viên mang đến lớp, chỉ xem đâu là nhị, đâu là nhụy và phân loại các bông hoa của nhóm thành 2 loại: hoa có cả nhị và nhụy, hoa chỉ có nhị hoặc nhụy - GV đi giúp đỡ từng nhóm - Trình bày kết quả - GV nhận xét chốt lời giải đúng Hoạt động 3: Tìm hiểu về hoa lưỡng tính - GV yêu cầu HS quan sát hình 6 trang 105 để biết được các bộ phận chính của hoa lưỡng tính - GV vẽ sơ đồ nhị và nhụy hoa lưỡng tính lên bảng - GV gọi HS nhận xét phần trình bày của bạn - Hoạt động nhóm: HS quan sát và nối tiếp nhau trả lời trong nhóm, chia sẻ trước lớp H1: Cây dong riềng. H2: Cây phượng + Cơ quan sinh sản của cây dong riềng và cây phượng là hoa. + Cùng là thực vật có hoa. Cơ quan sinh sản là hoa. + Hoa là cơ quan sinh sản của cây có hoa. + Trên cùng một loại cây có hoa đực và hoa cái. - HS quan sát hình 3, 4 trang 104 - HS thảo luận theo cặp - 2 HS tiếp nối nhau lên thao tác với hoa thật hoặc đánh dấu vào hình vẽ trên bảng - Các nhóm làm việc theo sự hướng dẫn của GV - Đại diện nhóm trình bày kết quả - HS quan sát - Vẽ sơ đồ nhị và nhụy ở hoa lưỡng tính vào vở, 1 HS lên làm trên bảng lớp - HS nhận xét 3. Hoạt động luyện tập: 5 phút * Hoạt động 4: Hoàn thành các câu hỏi và bài tập. - Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học trong bài. - Cách tiến hành: - GV phát phiếu bài tập. - GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài. - GV nhận xét và chốt lại kết quả. HS nhận phiếu bài tập Thảo luận cặp đôi Báo cáo kết quả 3.Hoạt động vận dụng dụng:(2 phút) - Vì sao chúng ta không nên tự tiện hái hoa ở những cây được trồng và bảo vệ? - HS nêu - Về nhà tự trồng câu từ một loại hạt và chia sẻ với bạn - HS nghe và thực hiện ---------------------------------------------------------------- Khoa học TIẾT 52 SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA Thòi gian 40 phút I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết được hoa thụ phấn nhờ côn trùng, gió. Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió. 2. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. 3. Phẩm chất: Yêu thiên nhiên, thích khám phá thiên nhiên, bảo vệ môi trường II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đồ dùng - GV: Thông tin và hình số 1 SGK trang 106. - HS: Tranh ảnh, sưu tầm về hoa thật 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Sử dụng phương pháp : BTNB trong HĐ: Tìm hiểu sự sinh sản của thực vật có hoa ( sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả) - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS hát - Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên", trả lời câu hỏi: + Nêu các bộ phận của hoa. + Nêu ý nghĩa của hoa trong quá trình sinh sản . - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS chơi trò chơi - HS nghe 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Tìm hiểu sự sinh sản của thực vật có hoa( sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả). *Tiến trình đề xuất 1. Tình huống xuất phát và nêu vấn đề: * Sau khi kiểm tra bài cũ GV nêu vấn đề Các em đã biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa, vậy em biết gì về sự sinh sản của thực vật có hoa 2. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS - GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình về sự sinh sản của thực vật có hoa vào vở ghi chép khoa học, sau đó thảo luận nhóm 4 để thống nhất ý kiến ghi vào bảng nhóm. - GV yêu cầu HS trình bày quan điểm của các em về vấn đề trên. 3. Đề xuất câu hỏi( dự đoán/ giả thiết) và phương án tìm tòi. - Từ việc suy đoán của của HS do nhóm đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến ban đầu. - Tổ chức cho HS đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về về sự sinh sản của thực vật có hoa - GV tổng hợp các câu hỏi của các nhóm, chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về sự sinh sản của thực vật có hoa và ghi lên bảng. + Sự sinh sản của thực vật có hoa diễn ra như thế nào? 4. Thực hiện phương án tìm tòi: - GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất phương án tìm tòi để tìm hiểu về quá trình sinh sản của thực vật có hoa. GV chọn cách nghiên cứu tài liệu. - GV yêu cầu HS viết câu hỏi dự đoán vào vở Ghi chép khoa học trước khi tiến hành nghiên cứu tài liệu. - GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ tranh hình 1 SGK để các em nghiên cứu 5.Kết luận, kiến thức: - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi tiến hành nghiên cứu tài liệu kết hợp chỉ vào hình 1 để biết được sự sinh sản của thực vật có hoa. - GV hướng dẫn HS so sánh lại với các ý kiến ban đầu của mình ở bước 2 để khắc sâu kiến thức. Hoạt động 2 : Trò chơi Ghép hình vào chữ - GV đưa sơ đồ thụ phấn của hoa lưỡng tính và các thẻ chữ . - Cho các nhóm thi đua gắn các thẻ chữ vào hình cho phù hợp, nhóm nào làm nhanh, đúng nhóm đó thắng. - Cho các nhóm giới thiệu về sơ đồ. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 3 : Thảo luận : - Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng mà bạn biết - Bạn có nhận xét gì về hương thơm, màu sắc của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió? - Yêu cầu HS quan sát tranh và chỉ ra các loại hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió. - GV chốt lại đáp án đúng - HS ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép khoa học về sự sinh sản của thực vật có hoa, sau đó thảo luận nhóm 4 để thống nhất ý kiến ghi vào bảng nhóm. - Các nhóm đính bảng phụ lên bảng lớp và cử đại diện nhóm trình bày - HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến. -Ví dụ HS có thể nêu: + Có phải quả là do hoa sinh ra không ? +Mỗi bông hoa sinh ra được bao nhiêu quả? +Quá trình hoa sinh ra quả diễn ra như thế nào? +Vì sao sau khi sinh ra quả, hoa lại héo và rụng? +Vì sao khi mới được sinh ra, quả rất nhỏ? +Mỗi cây có thể sinh ra được bao nhiêu quả? +Nhị và nhụy của hoa dùng để làm gì? + Vì sao có loại cây hoa có cả nhị và nhụy, vì sao có loại cây hoa chỉ có nhị hoặc nhụy? - HS theo dõi - HS thảo luận - HS viết câu hỏi; dự đoán vào vở Câu hỏi Dự đoán Cách tiến hành Kết luận - HS nghiên cứu theo nhóm để tìm câu trả lời cho câu hỏi: Sự sinh sản của thực vật có hoa diễn ra như thế nào? và điền thông tin vào các mục còn lại trong vở ghi chép khoa học sau khi nghiên cứu. - HS các nhóm báo cáo kết quả: - HS hoạt động nhóm 4 hoàn thành sơ đồ thụ phấn của hoa lưỡng tính. - HS chơi trò chơi - Đại diện nhóm giới thiệu - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét. - Hoa thụ phấn nhờ côn trùng: dong riềng, phượng, bưởi, cam + Hoa thụ phấn nhờ gió: cỏ, lúa ngô - Hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sắc rực rỡ, hương thơm ... - HS nêu, lớp nhận xét. 3. Hoạt động luyện tập: 5 phút * Hoạt động 4: Hoàn thành các câu hỏi và bài tập. - Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học trong bài. - Cách tiến hành: - GV phát phiếu bài tập. - GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài. - GV nhận xét và chốt lại kết quả. HS nhận phiếu bài tập Thảo luận cặp đôi Báo cáo kết quả 3.Hoạt động vận dụng:(2 phút) - Nêu đặc điểm của các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng ? - Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng thờng có mầu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm hấp dẫn côn trùng. Ngược lại các loài hoa thụ phấn nhờ gió không mang màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có như ngô, lúa, các cây họ đậu - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và ươm một số hạt như lạc, đỗ đen vào bông ẩm, giấy vệ sinh hoặc chén nhỏ có đất cho mọc thành cây con. - HS nghe và thực hiện
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_lop_5_tuan_26_nam_hoc_2020_2021.docx