Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 15: Thủy tinh - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy

Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 15: Thủy tinh - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy

I. Mục tiêu: giúp HS:

- Phát hiện một số tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường.

- Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thủy tinh.

- Nêu được tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Hình vẽ trong SGK trang 60, 61, vật thật làm bằng thủy tinh (ly).

2. Học sinh:

- SGK, vở ghi bài.

III. Các hoạt động dạy học

A. Bài cũ

* Mục tiêu: HS ôn kiến thức cũ

* Cách tiến hành:

- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi (mỗi HS 1 ý):

+ Xi măng có tính chất gì? Cách bảo quản xi măng? Giải thích.

+ Nêu các vật liệu tạo thành bê tông. Tính chất và công dụng của bê tông?

+ Nêu các vật liệu tạo thành bê tông cốt thép. Tính chất và công dụng của bê tông cốt thép?

- HS, GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận

* Mục tiêu: HS phát hiện một số tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS quan sát vật thật, hình trong SGK trang 60, thảo luận theo cặp, trả lời các câu hỏi:

+ Kể tên một số đồ vật được làm bằng thủy tinh? (li, cốc, bóng đèn, cửa kính, chai, lọ, kính đeo mắt, )

+ Khi va chạm mạnh vào vật rắn, đồ dùng bằng thủy tinh sẽ thế nào? (bị vỡ)

 

docx 3 trang quynhdt99 6020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 15: Thủy tinh - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 Thứ ba, ngày 28 tháng 11 năm 2017
KHOA HỌC
THỦY TINH
Mục tiêu: giúp HS:
- Phát hiện một số tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường.
- Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thủy tinh.
- Nêu được tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: 
- Hình vẽ trong SGK trang 60, 61, vật thật làm bằng thủy tinh (ly).
Học sinh: 
SGK, vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ
* Mục tiêu: HS ôn kiến thức cũ
* Cách tiến hành:
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi (mỗi HS 1 ý):
+ Xi măng có tính chất gì? Cách bảo quản xi măng? Giải thích.
+ Nêu các vật liệu tạo thành bê tông. Tính chất và công dụng của bê tông? 
+ Nêu các vật liệu tạo thành bê tông cốt thép. Tính chất và công dụng của bê tông cốt thép?
- HS, GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
* Mục tiêu: HS phát hiện một số tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát vật thật, hình trong SGK trang 60, thảo luận theo cặp, trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên một số đồ vật được làm bằng thủy tinh? (li, cốc, bóng đèn, cửa kính, chai, lọ, kính đeo mắt, )
+ Khi va chạm mạnh vào vật rắn, đồ dùng bằng thủy tinh sẽ thế nào? (bị vỡ)
- GV kết luận: Thủy tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng để sản xuất chai, lọ, li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng, 
2. Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin
* Mục tiêu: HS kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thủy tinh. Nêu được tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 (3 phút), yêu cầu các nhóm tìm hiểu thông tin SGK trang 61 và trả lời các câu hỏi:
+ Thủy tinh có những tính chất gì? (Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn)
+ Loại thủy tinh chất lượng cao có tính chất gì và được dùng để làm gì? (Tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao: rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ; được dùng làm chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm, )
+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thủy tinh? (Khi sử dụng cần lau, rửa nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh)
-	Đại diện 2 nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung, hoàn chỉnh.
-	GV kết luận: Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thủy tinh chất lượng cao (rất trong, chịu được nóng lạnh, bền, khó vỡ) được dùng làm các đồ dùng và dụng cụ dùng trong y tế, phòng thí nghiệm và những dụng cụ quang học chất lượng cao.
-	Yêu cầu HS nêu nội dung bài học.
C. Củng cố, dặn dò 
- Gọi 1 HS đọc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và học bài.
- Chuẩn bị bài: Cao su.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lop_5_tuan_15_thuy_tinh_nam_hoc_2017_2018_p.docx