Giáo án Khoa học Lớp 4+5 - Tuần 1 đến 5 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Sành

Giáo án Khoa học Lớp 4+5 - Tuần 1 đến 5 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Sành

SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN

I. Mục tiêu.

- Biết được cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất báo thực vật

- Nêu lợi ích của của muối i-ốt ( giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ ) tác hại của thói quen ăn mặn ( dễ gây bệnh huyết áp cao )

II.Đồ dùng dạy học:

- Hình trang 20,21 SGK

- Tranh ảnh, thông tin, nhãn mác, quảng cáo về các thực phẩm có chứa i-ôt và vai trò của i-ốt với sức khoẻ

III. Các hoạt động dạy học

1. Bài cũ.

- Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài

b. Bài học.

Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo.

 Bước 1: Tổ chức.

 - Chia lớp thành 2 đội.

Bước 2: Cách chơi và luật chơi, GV phổ biến chách chơi, luật chơi.

 - Lần lượt 2 đội thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất béo.

Bước 3: Các đội chơi trong thời gian 8 phút.

 - GV tuyên dương đội thắng cuộc.

Hoạt động 2: Thảo luận về ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.

 - Học sinh đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất béo và chỉ ra món ăn nào chứa chất béo động vật, món ăn nào chứa chất béo thực vật.

- Tại sao chúng ta ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?

- Học sinh trả lời nhận xét, học sinh nhắc lại.

 Hoạt động 3: Thảo luận về ích lợi của muối i-ốt và tác hại của ăn mặn.

- GV yêu cầu học sinh giới thiệu những tư liệu, hình ảnh sưu tầm được về muối i-ốt.

- GV: Giảng về tác dụng của muối i-ốt và hỏi.

+ Làm thế nào để bổ sung i-ốt cho cơ thể?

+ Tại sao không nên ăn mặn? GV nhận xét.

 

docx 29 trang quynhdt99 04/06/2022 4110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4+5 - Tuần 1 đến 5 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Sành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2016 
 Khoa học (Lớp 4A, 4B)
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
 I. Mục tiêu. 	
- Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.
- Biết bảo vệ môi trường sống tốt.
II. Đồ dùng dạy học.
- Các hình minh họa trong trang 4,5 SGK.
 - Các phiếu học tập theo nhóm.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Con người cần gì để sống?
 - GV chia nhóm - giao nhiệm vụ.
 - HS thảo luận nhóm 6 để trả lời câu hỏi: Con người cần những gì để duy trì sự sống?
 - HS đại diện các nhóm trả lời.
 - Lớp nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.
 - GV yêu cầu Hs tự bịt mũi, ai cảm thấy không chịu được nữa thì giơ tay lên. GV thông báo thời gian nín thở ít nhất và nhiều nhất.
 + Em có cảm giác thế nào? Có thể nín thở lâu hơn được nữa không?
 + Nếu nhịn ăn hoặc nhịn uống em cảm thấy thế nào?
 + Vậy để sống và phát triển con người cần gì?
- HS thực hiện trả lời.
* Hoạt động 2: Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần
 - GV phát phiếu học tập.
 - HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm. 
+ Như mọi sinh vật khác con người cần gì để duy trì sự sống ?
+ Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người cần những gì ?
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
 - Các nhóm khác nhận xét.
 * Hoạt động 3: Trò chơi cuộc hành trình đến hành tinh khác.
 - GV giới thiệu trò chơi sau đó phổ biến cách chơi.
+ Phát phiếu có hình túi cho HS và yêu cầu: Khi đi du lịch đến hành tinh khác các em hãy suy nghĩ xem mình nên mang theo những gì, hãy viết những gì cần mang vào túi.
 + Chia lớp thành 6 nhóm.
 - Các nhóm tiến hành trong 5 phút.
 - GV nhận xét tuyên dương các nhóm có ý tưởng hay.
2. Củng cố, dặn dò:
- Con người cần gì để sống ?
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà học và xem bài sau.
**************************************
 Khoa học (Lớp 4A, 4B)
 TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một biểu hiện về sự trao đổi chất gữa cơ thể người vơi môi trường: lấy vào khí ô-xi, thức ăn, nước uống ; thải ra khí các – bô – níc, phân và nước tiểu.
- Hoàn thành sơ đồ trao đổi chất ở người với môi trường.	
II. Đồ đung dạy học.
- Tranh 6,7 Sách HS.
III. Các hoạt động dạy học.
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.
- HS thảo luận theo cặp trả lời các câu hỏi trong SGV.
+ Trao đổi chất là gì?
+ Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, thực vật, động vật.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Gọi 1 - 2 HS đọc đoạn đầu trong mục " Bạn cần biết":
Þ Kết luận: SGV
* Hoạt động 2: Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- Gọi HS đọc nội dung bài tập.
- GV giúp HS hiểu sơ đồ trao đổi chất ở H2
(Vẽ bằng chữ hoặc bằng hình ảnh)
- HS làm việc cá nhân.
- Chọn 3 bạn vẽ nhanh nhất lên trình bày.
- Các HS khác có thể nghe hoặc nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Con người lấy vào cơ thể những chất gì và thải ra những chất gì?
- Nhận xét giờ học
- Làm BT ở VBT.
********************************************
 Khoa học (Lớp 5B)
SỰ SINH SẢN
I. Mục tiêu.
- HS biết mọi người đều do bố, mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình. 
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” 
- HS: Sách giáo khoa, ảnh gia đình 
III. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ:
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học
* Hoạt động 1: Trò chơi: “Bé là con ai?”
- GV phát những tấm phiếu bằng giấy màu cho HS và yêu cầu mỗi cặp HS vẽ 1 em bé hay 1 bà mẹ, 1 ông bố của em bé đó. 
- GV thu tất cả các phiếu đã vẽ hình lại, tráo đều để HS chơi. 
- Bước 1: GV phổ biến cách chơi. 
+ Mỗi HS được phát một phiếu, nếu HS nhận được phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ của em bé. Ngược lại, ai có phiếu bố hoặc mẹ sẽ phải đi tìm con mình. 
+ Ai tìm được bố hoặc mẹ mình nhanh nhất là thắng, những ai hết thời gian quy định vẫn chưa tìm thấy bố hoặc mẹ mình là thua. 
- Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi 
- Bước 3: Kết thúc trò chơi, tuyên dương đội thắng. 
+ GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 
- Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé? 
- Qua trò chơi, các em rút ra điều gì? 
à GV chốt - ghi bảng: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình . 
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
- Bước 1: Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trang 5 trong SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình. 
+ Liên hệ đến gia đình mình 
- Bước 2: Làm việc theo cặp 
- Bước 3: Báo cáo kết quả 
+ Yêu cầu HS thảo luận để tìm ra ý nghĩa của sự sinh sản. 
- GV chốt ý và ghi: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau .
3. Củng cố, dặn dò.
- Sự sinh sản ở người nhằm mục đích gì?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
*************************************
	 Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2016 
 Khoa học (Lớp 5A)
SỰ SINH SẢN
(Bài đã soạn ở ngày thứ hai)
 Lịch sử (Lớp 5A) 
“BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH
I. Mục tiêu:	
- Biết thời kì đầu thực dân pháp xâm lược nước ta, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Phápở Nam Kì, nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua cùng nhân dân chống Pháp.
- HS hiểu biết về lịch sử dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trong SGK
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ: 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
 Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi:
+ Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn suy nghĩ?
+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
- HS thực hiện trả lời
- Nhận xét.
Hoạt động 2: HS hoạt động nhóm 4 hoàn thành nhiệm vụ học tập
HS nêu được: 
+ Băn khoăn suy nghĩ của Trương Định
+ Nghĩa quân và ND suy tôn Trương Định làm “Bình Tây...”
+ Cảm kích trước tấm lòng nghĩa quân và dân chúng, Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng ND chống Pháp.
- Các nhóm thảo luận trình bày kết quả.
- Nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- HS trả lời nhanh câu hỏi:
+ Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình?
+ Em biết gì thêm về Trương Định?
- HS trả lời GV tổng kết ý kiến giảng thêm.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ hoc, tuyên dương những em, nhóm học tốt.
- Chuẩn bị bài học sau.
 Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2016
 Khoa học (Lớp 5B)
NAM HAY NỮ ?
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
- HS Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 6,7 SGK.
- Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK.
- HS chuẩn bị hình vẽ ( đã giao từ tiết trước).
III. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ: GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản?
- Nếu con người không có khả năng sinh sản thì điều gì có thể xảy ra? 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Bài học.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4, thời gian 5 phút.
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi 1,2,3,trang 6 SGK và sử dụng tranh vẽ ở nhà.
Bước 2: Thảo luận cả lớp.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.( 3 nhóm lên trình bày), các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của các nhóm, tuyên dương nhóm làm tốt rồi đưa ra kết luận.
Kết luận: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ, bé trai và bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu tạo của cơ quan sinh dục. Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ thể nữ và nam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học. Ví dụ:
- Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.( Chỉ vào hình 2)
- Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng.( Chỉ vào hình 3)
Hoạt động 2: TRÒ CHƠI “ AI NHANH, AI ĐÚNG?”
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu như gợi ý trong trang 8 SGK và hướng dẫn HS cách chơi như sau:
1.Thi xếp các tấm phiếu vào bảng dưới đây:
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
- Lần lượt từng nhóm giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy. Các thành viên của nhóm khác có thể chất vấn, yêu cầu nhóm đó giải thích rõ hơn.
- Cả lớp cùng đánh giá, tìm ra sự sắp xếp giống nhau hoặc khác nhau giữa các nhóm, đồng thời xem nhóm nào sắp xếp đúng và nhanh là thắng cuộc.
Bước 2: HS làm việc theo nhóm 4, thời gian 5 phút.
- Các nhóm làm việc theo hướng dẫn của GV.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Đại diện mỗi nhóm trình bày và giải thích tại sao nhóm mình lại sắp xếp như vậy.
- Trong quá trình thảo luận với nhóm bạn, mỗi nhóm vẫn có quyền thay đổi lại sự sắp xếp của nhóm mình, nhưng phải giải thích được tại sao lại thay đổi.
Bước 4: GV đánh giá, kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Đáp án:
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
- Có râu
-Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng.
-Dịu dàng
-Mạnh mẽ
-Kiên nhẫn
-Tự tin
-Chăm sóc con
-Trụ cột gia đình
-Đá bóng
-Giám đốc
-Làm bếp giỏi
-Thư kí
- Cơ quan sinh dục tạo ra trứng.
-Mang thai
-Cho con bú
3.Củng cố, dặn dò:
- GV chốt lại nội dung bài học.
- Dặn dò: Học bài, xem trước trang 9 để tiết sau học tiếp bài 2: Nam hay nữ?
Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2016
 Khoa học (Lớp 5A)
NAM HAY NỮ 
(Bài đã soạn ở ngày thứ tư)
**************************************
Lịch sử (Lớp 5B)
“BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH
(Bài đã soạn ở ngày thứ ba)
 .
 .
 TUẦN 2
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2016
 Khoa học (Lớp 4A, 4B)
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I. Mục tiêu.
- Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
- Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động cơ thể sẽ chết.
- HS biết sống, sinh hoạt một cách lành mạnh, để có sức khoẻ tốt. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
*Hoạt động 1: GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
 - Yêu cầu học sinh quan sát các hình minh họa trang 8 SGK và nêu chức năng của từng cơ quan. 
 - Từ chức năng của cơ quan tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết HS thảo luận: 
 - Cơ quan nào trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài? 
 - HS thảo luận theo cặp - gọi đại diện các nhóm trả lời, nhận xét bổ sung. 
 - GV tóm tắt ý chính: 
Tên cơ quan 
Chức năng
Dấu hiệu bên ngoài của quá trình trao đổi chất. 
Tiêu hóa 
Biến đổi thức ăn, nước uống thành các chất dinh dưỡng, ngấm vào máu đi nuôi cơ thể, thải ra phân 
- Lờy vào : thức ăn, nước uống. 
- Thải ra : phân 
Hô hấp 
Hô hấp khí ôxi và thải ra khí cácbonic
Lấy vào : khí ôxi. 
Thải ra : khí cácbonic 
Bài tiết 
Lọc máu, tạo thành nước tiểu và thải nước tiểu ra ngòai 
- Thải ra nước tiểu 
 + GV nói về những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người. 
 * Kết luận: Những biểu hiện của quá trình trao đổi chất và các cơ quan thực hiện quá trình đó. Trao đổi khí... Trao đổi thức ăn. Bài tiết. 
*Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người. 
- HS làm việc cá nhân. 
+ GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ trang 9 SGK (hình 5) để tìm ra các từ còn thiếu cần bổ sung vào sơ đồ cho hoàn chỉnh. 
 - HS làm việc theo cặp thống nhất từ cần điền và nhận xét. Sau đó lần lượt nói với nhau về mối quan hệ giữa các cơ quan trong quá trình thực hiện trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường. 
+ GV nhận xét bổ sung. 
+ Gọi HS nói vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Hàng ngày, cơ thể người phải lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì ? 
- Nhờ có cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể được thực hiện. 
- Cho HS đọc mục : Những điều bạn cần biết. 
 - Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
***********************************************
 Khoa học (Lớp 4A, 4B)	
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN, 
VAI TRÒ CHẤT BỘT ĐƯỜNG
I. Mục tiêu.
- Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, chất bột đường. chất đạm, chất béo, vi – ta- minh, chất khoáng.
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường, gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn 
- Nêu được vai trò chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp những năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh, SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
- Những cơ quan nào trực tiếp trao đổi chất ở người ?
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Tập phân loại thức ăn 
- Thảo luận nhóm 2 ,trả lời 3 câu hỏi SGK trang 10
 - Thức ăn ,đồ uống nào có nguồn gốc động vật,thực vật ? (chia bảng thành 2 cột: nguồn gốc thực vật và động vật )
 - Gọi một số nhóm trình bày 
 - Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
 * Kết luận : SGV
 - GV hỏi thêm :người ta còn cách phân loại thức ăn nào khác ? Theo cách này thức ăn được chia thành mấy nhóm ? Đó là những nhóm nào ?
 Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường :
 Bước 1: Làm việc với SGK theo cặp 
 - Tìm hiểu vai trò chất bột đường ở mục Bạn cần biết trang 11 SGK 
 Bước 2: Làm việc cả lớp. 
 - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở SGV
 - Sau mỗi câu hỏi ,nhận xét bổ sung
 *Kết luận: SGK
 Hoạt động 3: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường:
 Bước 1: HS làm phiếu học tập 
 - Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất bột đường 
Thứ tự
Tên thức ăn chứa nhiều chất bột đường
Từ loại cây nào ?
1
Gạo
2
Ngô
3
Bánh quy
4
Bánh mì
5
Mì sợi
6
Chuối
7
Bún
8
Khoai lang
9
Khoai tây
 Bước 2: Làm việc cả lớp 
 - Một số HS trình bày kết quả làm việc 
 - Các HS khác nhận xét bổ sung
3. Củng cố, dặn dò :
- HS đọc phần bài học.
- Các chất dinh dưỡng và chất bột đường có vai trò như thế nào đối với cơ thể.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài học sau.
************************************ 
 Khoa học (Lớp 5B)
	 NAM HAY NỮ ? (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
- Tôn trọng các ban cùng giới và khác giới, không phân biệt nam nữ.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội.
- HS tôn trọng hoà đồng với bạn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 6,7 SGK.
- Phiếu có nội dung như trang 8 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: GV gọi HS trả lời câu hỏi:
- Em hãy nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh 
2. Bài mới:	 
a. Giới thiệu bài
b. Bài học.
Hoạt động 3: Thảo luận: một số quan niệm xã hội về nam và nữ. 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4, thời gian 5 phút.
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi sau:
+ Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không? Hãy giải thích tại sao bạn đồng ý hoặc tại sao không đồng ý.
- Công việc nội trợ là của phụ nữ. Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình. Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kỹ thuật.
+ Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác nhau như thế nào? Như vậy có hợp lý không?
+ Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS nữ 
không? Như vậy có hợp lý không?
+ Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ? 
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.( 3 nhóm lên trình bày), các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của các nhóm, tuyên dương nhóm làm tốt.
+ GV kết luận. Quan niệm xã hội về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình, trong lớp học của mình.
Hoạt động 4: Vai trò của nữ.
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 4 trang 9 SGK và trả lời câu hỏi: Ảnh chụp gì? Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì?
Bước 2: Làm việc theo cặp
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
Bước 3: GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp trước lớp.
- GV hỏi: 1. Em hãy nêu một số ví dụ về vai trò của nữ ở trong lớp, trong trường và địa phương hay ở những nơi khác mà em biết? 
- HS tiếp nối nêu trước lớp, GV ghi nhanh ý kiến của HS lên
2. Em có nhận xét gì về vai trò của nữ? (HS trả lời, GV nhận xét và rút ra kết luận)
Kết luận: Trong gia đình, ngoài xã hội phụ nữ có vai trò quan trọng không kém nam giới. Vai trò của nam và nữ không cố định mà có thể thay đổi. Trong gia đình, phụ nữ làm công việc nội trợ, kiếm tiền, cùng nuôi dạy con cái. Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các công tác xã hội, giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo, quản lí các ngành, các cấp. Ở mọi lĩnh vực, phụ nữ vẫn có thể đạt đến đỉnh cao của con đường vinh quang.
- Gv giới thiệu tên các phụ nữ thành đạt trong xã hội.
3.Củng cố, dặn dò:
- Liên hệ thực tế: Các em hãy liên hệ trong cuộc sống xung quanh các em có những sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ như thế nào? Sự đối xử có gì khác nhau? Sự khác nhau đó có hợp lý không ?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2016
 Khoa học (Lớp 5A)
 NAM HAY NỮ ? (Tiếp theo)
(Bài đã soạn ở ngày thứ hai)
 Lịch sử (Lớp 5A)
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu: 
- Nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh.
- HS hiểu biết yêu quý lịnh sử của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
Hình minh họa trong Sgk 
III. Các hoạt động dạy học . 
1. Bài cũ: Gv gọi 1 HS trả lời:
- Năm 1862 có sự kiện gì xảy ra?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: HS làm việc theo nhóm.
- GV giới thiệu bối cảnh nước ta nửa sau thế kỉ XIX.
- Một số người có tinh thần yêu nước, muốn làm cho đất nước giàu mạnh để tránh hoạ xâm lăng trong đó có Nguyễn Trường Tộ.
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì ?
+ Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không? Tại sao?
+ Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ?
- Làm việc nhóm 4. HS thảo luận trả lời các câu hỏi 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- Gv trình bày thêm lí do triều đình không muốn canh tân đất nước 
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
+ Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người sau kính trọng?
+ GV giúp HS nhận thức được : Trước hoạ xâm lăng bên cạnh những người yêu nước cầm vũ khí đứng lên...còn có những người đề nghị canh tân đất nước, mong muốn dân giàu nước mạnh như Nguyễn Trường Tộ.
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống bài, HS nêu bài học.
- GDHS ý thức học tập tốt để mai sau góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2016
 Khoa học (Lớp 5B)
CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
I. Mục tiêu: 
- Biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 10, 11 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
GV gọi HS trả lời câu hỏi:
- Nam giới và nữ giới có những điểm khác biệt nào về mặt sinh học?
- Tại sao không nên có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ?	 
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài:
b. Bài học.
Hoạt động 1: HS nhận biết được một số từ khoa học: thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai.
Bước 1: GV đặt câu hỏi cho cả lớp nhớ lại bài trước dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm. Ví dụ: 1.Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
 a. Cơ quan tiêu hóa. b. Cơ quan hô hấp. c. Cơ quan tuần hoàn. d. Cơ quan sinh dục.
2. Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì?
 a. Tạo ra trứng. b. Tạo ra tinh trùng.
3. Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì?
 a. Tạo ra trứng. b. Tạo ra tinh trùng.
Bước 2: GV giảng:
- Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là sự thụ tinh.
- Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử.
- Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé sẽ được sinh ra.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Bước 1: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1a, 1b, 1c, và đọc kĩ phần chú thích trang 10 SGK, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
- Sau khi dành thời gian cho HS làm việc, GV gọi một số HS trình bày.
* Dưới đây là đáp án:
 Hình 1a: Các tinh trùng gặp trứng.
 Hình 1b: Một tinh trùng đã chui được vào trong trứng.
 Hình 1c: Trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau tạo thành hợp tử.
Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát các hình 2,3,4,5 trang 11 SGK để tìm xem hình nào cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
- GV dành thời gian cho HS làm việc, GV gọi một số HS lên trình bày.
Dưới đây là đáp án:
Hình 2: Thai được khoảng 9 tháng, đã là một cơ thể người hoàn chỉnh.
Hình 3: Thai được 8 tuần, đã có hình dạng của đầu, mình, tay, chân nhưng chưa hoàn thiện.
Hình 4: Thai được 3 tháng, hình dạng của đầu, mình, tay, chân hoàn thiện hơn, đã hình thành đầy đủ các bộ phận của cơ thể.
Hình 5: Thai được 5 tuần, có đuôi, đã có hình của đầu, mình, tay, chân nhưng chưa rõ ràng.
- GV nhận xét, khen ngợi những HS đã mô tả được sự phát triển của thai nhi ở các giai đoạn khác nhau.
Kết luận: Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai. Đến tuần thứ 12 ( tháng thứ 3), thai đã có đầy đủ các cơ quan của cơ thể và có thể coi là một cơ thể người. Đến khoảng tuần thứ 20 ( tháng thứ 5), bé thường xuyên cử động và cảm nhận được tiếng động ở bên ngoài. Sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé được sinh ra.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh những câu hỏi: 
+ Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào?
+ Hãy mô tả một số giai đoạn phát triển của thai nhi mà em biết.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp.
- Chuẩn bị bài học sau.
Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2016
 Khoa học (Lớp 5 A)
CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
(Bài soạn ở ngày thứ tư)
*********************************************
 Lịch sử (Lớp 5B)
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
(Bài soạn ở ngày thứ ba)
...........................................................................
..............................................................................
............................................................................
...........................................................................
TUẦN 3
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2016
 Khoa học: (Lớp 4A, 4B)
VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
 I. Mục tiêu.
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo.
- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể: chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể. Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi –ta-min A,D,E,K
II. Đồ dùng dạy học:
 - Các hình minh họa trang 12, 13 SGK.
 - Chữ viết trong hình tròn: Thịt bò, trứng...
 - HS bút màu.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ.
- Vai trò của chất dinh dưỡng đối với cơ thể như thế nào ?
- Nêu vai trò của chất bột đường ?
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài
b. Bài học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo:
 Bước 1: Làm việc theo cặp: Trao đổi với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo trang 12, 13 SGK. Tìm hiểu vai trò các chất trên.
Bước 2: Làm việc cả lớp:
- HS: Trả lời câu hỏi:
	+ Nêu tên những thức ăn giàu chất đạm hình 12 SGK.
	+ Kể tên các thức ăn chứa chất đạm các em thích và ăn hàng ngày.
	+ Tại sao hàng ngày chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm?
	+ Nói tên những thức ăn giàu chất béo có trong hình ở trang 13 SGK.
	+ Kể tên thức ăn chứa chất béo?
	+ Nêu vào trò thức ăn chứa chất béo?
 - GV: Nhận xét - kết luận.
Hoạt động 2: Xác định nguồn gốc của các nhóm thức ăn nhiều chất đạm và chất béo.
 - GV phát phiếu học tập.
 - HS: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm, cá nhân.
 - GV: In sẵn phiếu như SGV:
 	 1.Hoàn thành bảng thức ăn chứa đạm.
	 2.Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất béo.
 - GV và lớp đánh giá nhận xét đi đến kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà học thuộc mục bàn cần biết.
 - Tìm hiểu xem những loại thức ăn nào có chứa vi tam min, chất khoáng và chất xơ.
*****************************************
 Khoa học (Lớp 4A, 4B)
VAI TRÒ CỦA VI -TA - MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ.
I. Mục tiêu.
- Kể tên những thức ăn chứa Va-ta-min (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau ), chất khoáng ( Thịt, cá, trứng, ácc loại rau có màu xanh thẳm ) và chất xơ ( các loại rau )
- Nêu được vai trò của vi ta min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể.
- Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
- Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá. 
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh, ảnh SKG.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
- Nêu vai trò của chất đạm và chất béo ?
- HS trả lời lớp nhận xét.
2. Bài mới.
a. giới thiệu bài.
b. bài học.
 Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vi -ta -min, chất khoáng và chất xơ.
 - Các nhóm thực hiện sau đó cử đại diện dán và trình bày.
 - Nhóm nào ghi được nhiều tên thức ăn và đánh dấu vào cột tương ứng là thắng cuộc.
 - GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
 Hoạt động 2: Thảo luận về vai trò của Vi - ta -min, chất khoáng, chất xơ và nước.
 - Thảo luận về vai trò của Vi -ta -min: Chia lớp thành 6 nhóm.
 - Nhóm 1 + 2: Thảo luận vai trò của Vi - ta - min.
 - GV nêu câu hỏi:
 + Kể tên một số Vi -ta -min mà em biết. Nêu vai trò của Vi -ta- min đó?
 Ví dụ: Vi - ta - min A, B, C, D...
 + Nêu vai trò của nhóm thức ăn chưa Vi - ta -min đối với cơ thể?
 - Gọi đại diện nhóm 1, 2 trả lời , các nhóm khác bổ sung.
 - GV kết luận: 
 - Nhóm 3 + 4: Thảo luận vai trò của chất khoáng.
 + Kể tên một số chất khoáng mà em biết. Nêu vai trò của chất khoáng đó?
 + Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể ?
 - Gọi đại diện nhóm 3 + 4 trả lời, các nhóm khác bổ sung.
 - GV nêu kết luận ( SGV 45 ).
 Nhóm 5 + 6: Thảo luận về vai trò chất xơ và nước.
 + Tại sao hàng ngày chúng ta phải ăn các thức ăn có chất xơ?
 + Hàng ngày chúng ta cần uống bao nhiêu lít nước ? Tại sao cần uống đủ nước ?
 - Gọi đại diện nhóm 5 + 6 trả lời, các nhóm khác bổ sung.
 - GV nêu kết luận : ( SGV 45 ).
 - HS đọc mục " Bạn cần biết".
3. Củng cố , dặn dò:
 + Các thức ăn chứa nhiều chất khoáng, Vi -ta -min và chất xơ có nguồn gốc từ đâu? ( Động vật, thực vật ).
- Nhận xét giờ học.
- Xem trước bài tiếp theo.
*******************************************
 Khoa học (Lớp 5B)
CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE?
I. Mục tiêu: 
- Nêu được những việc nên và không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai. 
- Cảm thông, chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 12, 13 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ.
- GV gọi 3 HS trả lời câu hỏi:
+ Cơ thể của mỗi con người được hình thành như thế nào?
+ Hãy mô tả khái quát quá trình thụ tinh?
+ Hãy mô tả một vài giai đoạn phát triển của thai nhi?
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.	 
2. Bài mới:
a. giới thiệu bài
b. Bài học.
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn.
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: Quan sát các hình 1,2,3,4 trang 12 SGK để trả lời câu hỏi: Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Tại sao?
Bước 2: Làm việc theo cặp
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. Mỗi em chỉ nói về nội dung của một hình.
Dưới đây là một số gợi ý về nội dung các hình trang 12 SGK:
Hình
Nội dung
Nên
Không nên
Hình 1
Các nhóm thức ăn có lợi cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
x
Hình 2
Một số thứ không tốt hoặc gây hại cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
x
Hình 3
Người phụ nữ có thai đang được khám thai tại cơ sở y tế.
x
Hình 4
Người phụ nữ có thai đang gánh lúa và tiếp xúc với các chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, 
x
- GV kết luận:
Hoạt động 2: HS làm việc cả lớp.
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình 5,6,7 trang 13 SGK và nêu nội dung của từng hình.
Dưới đây là một số gợi ý về nội dung của các hình trang 13 SGK:
Hình
Nội dung
Hình 5
Người chồng đang gắp thức ăn cho vợ
Hình 6
Người phụ nữ có thai làm những công việc nhẹ như đang cho gà ăn; người chồng gánh nước về
Hình 7
Người chồng đang quạt cho vợ và con gái đi học về khoe điểm 10.
Bước 2: GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi:
- Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai?
- GV kết luận: 
Hoạt động 3: Đóng vai.
Bước 1: Thảo luận cả lớp 
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi trang 13 SGK: Khi gặp phụ nữ có thai xách nặng hoặc đi trên cùng chuyến ô tô mà không còn chỗ ngồi, bạn có thể làm gì để giúp đỡ? 
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hành đóng vai theo chủ đề " Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai ".
Bước 3: Trình diễn trước lớp
- Một số nhóm lên trình diễn trước lớp. Các nhóm khác theo dõi, bình luận và rút ra bài học về cách ứng xử đối với phụ nữ có thai.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Phụ nữ có thai cần làm những việc gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh?
+ Tại sao lại nói rằng: Chăm sóc sức khỏe của người mẹ và thai nhi là trách nhiệm của mọi người?.
- Nhận xét tiết học. Dặn dò: Luôn có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
 Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2016
 Khoa học (Lớp 5A)
CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE?
(Bài đã soạn ở ngày thứ hai)
*************************************
 Lịch sử (Lớp 5A)
CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I. Mục tiêu:
- Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức. 
- HS hiểu biết về lịch sử của dân tộc
II. Đồ dùng dạy học.
- Lược đồ kinh thành Huế năm 1885,bản đồ hành chính VN.
- Hình trong sgk. 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: 2 HS
- Hãy nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?
- Những đề nghị đó có được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lop_45_tuan_1_den_5_nam_hoc_2016_2017_tran.docx