Giáo án Địa lí Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

Giáo án Địa lí Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được một số dân tộc ít người ở HLS: Thái, Mông, Dao.

Biết HLS là nơi dân cư thưa thớt

- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở HLS

+ Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng ; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ

+ Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên: gỗ, tre nứa.

* HS khá, giỏi: Giải thích tại sao người dân ở HLS thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm và thú dữ.

* GDBVMT: ý thức bảo vệ và khai thác rừng và khoáng sản một cách hợp lí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: - Bản đồ địa lý tự nhiên VN

 - Tranh ảnh về nhà sàn, làng bản, trang phục, lễ hội sinh hoạt của một số dân tộc ở HLS

2. Học sinh: SGK, vở ghi

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Đàm thoại, quan sát, giảng giải, thảo luận

 

doc 102 trang loandominic179 4340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn: 09/09/2019	 Ngày giảng:Thứ 5/ 12/ 09 / 2019
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ :
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU:
 - Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định 
 - Biết một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, kí hiệu bản đồ 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 1. Giáo viên: SGK, giáo án, bản đồ thế giới, bản đồ châu lục, bản đồ Việt Nam
 2. Học sinh: SGK, vở ghi 
III .PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, vấn đáp, sử dụng bản đồ.
IV .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
?Môn lịch sử và địa lí giúp các em điều gì ?
- GV nhận xét, ghi điểm 
3. Bài mới:
a .Giới thiệu bài:
- Bài hôm nay các em sẽ được làm quen với bản đồ 
- Ghi đầu bài lên bảng 
b.Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
* Bản đồ 
- GV treo bản đồ theo thứ tự: Bản đồ thế giới, bản đồ châu lục, bản đồ VN.
? Em hãy nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ?
? Thế nào là bản đồ?
- Nhận xét, ghi bảng 
c. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân 
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 và 2 rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình 
- Đọc thầm SGK và trả lời câu hỏi :
? Ngày nay muốn vẽ bản đồ chúng ta thường phải làm gì?
?Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ H3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường?
d .Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
 Một số yếu tố của bản đồ 
- Chia lớp làm 3 nhóm, yêu cầu HS mở SGK đọc thầm mục 2 thảo luận trong 5 phút 
? Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
? Trên bản đồ người ta thường qui định các hướng Bắc (B), Nam (N), Tây (T), Đông (Đ) như thế nào?
? Chỉ các hướng B, N, T, Đ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam?
 ? Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
 ? Đọc tỉ lệ bản đồ H2 cho biết 1 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu m trên thực tế?
? Bảng chú giải H3 có những kí hiệu nào ? 
? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì?
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
? Bản đồ là gì? Trên bản đồ có những yếu tố nào?
 Bài học: SGK
4 .Củng cố - dặn dò: 3’
? Hôm nay chúng ta học bài gì ?
- Về học bài và chuẩn bị bài sau :
- GV nhận xét giờ học
- Lớp hát
- Giúp các em hiểu biết thêm thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước 
- HS nhận xét bạn 
- Nhắc lại bài và ghi vào vở 
- Quan sát bản đồ 
- HS đọc tên bản đồ trên bảng 
- Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất.
- Bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt trái đất ,các châu lục.
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định 
- Mở SGK quan sát H1 và H2
- 3 HS lên bảng chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
- HS đọc
- Thường phải sử dụng ảnh chụp từ máy bay hay vệ tinh. Nghiên cứu vị trí các đối tượng cần thể hiện. Tính toán chính xác khoảng cách lựa chọn của các kí hiệu rồi thể hiện các đối tượng đó trên bản đồ.
- Bản đồ H3 SGK người ta vẽ theo tỉ lệ thu nhỏ hơn.
- Tự bầu nhóm trưởng + thư kí.
Thảo luận nhóm
- Tên khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó.
- Phía trên bản đồ hướng Bắc, dưới là hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng Tây 
- 2 HS chỉ bản đồ.
- Khu vực thể hiện trên bản đồ, nhỏ hơn kích thước của nó là bao nhiêu 
- Hình 2 có tỉ lệ 1: 20000, vậy 1 cm trên bản đồ ứng với 200 m trên thực tế
- Sông, hồ, mỏ than, dầu, sắt, a-pa-tít, bô - xít, thủ đô, thành phố, biên giới quốc gia, phân tầng địa hình.
- Kí hiệu bản đồ để thể hiện các đối tượng lịch sử, địa lí trên bản đồ 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả 
- Nhận xét nhóm bạn.
- HS nêu.
- 3 HS đọc
- Làm quen với bản đồ
- HS lắng nghe.
PHẦN ĐỊA LÝ
TUẦN 2
Ngày soạn: 16 / 09 / 2019	 Ngày giảng: Thứ 5 /19/ 09 / 2019
BÀI 1: DÃY NÚI HOÀNG LIÊN SƠN
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của dãy núi Hoàng Liên Sơn
+ Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu
+ Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm 
- Chỉ được dãy hoàng Liên Sơn trên bản đồ ( lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Bản đồ địa lý TN VN.
 - Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng 
2. Học sinh: - SGK, vở ghi
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Quan sát, đàm thoại, giảng giải
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi HS trả lời câu hỏi của bài trước.
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
- Ghi tên bài lên bảng
b. Các hoạt động:
1. Hoàng Liên Sơn dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam :
* HĐ 1: làm việc cá nhân
- GV chỉ vị trí của dãy núi HLS trên bản đồ địa lý TN VN 
- HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí của dãy núi HLS ở hình 1.
- HS dựa vào lược đồ hình 1 kênh chữ sgk trả lời các câu hỏi:
? Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc nước ta, trong đó dãy núi nào dài nhất.
? Dãy núi HLS dài bao nhiêu km rộng bao nhiêu km?
? Đỉnh núi, sườn và thung lũng của dãy HLS ntn?
? Dãy núi HLS ở đâu?
- Gọi HS vẽ dãy núi HLS ?
- GV chỉ đỉnh núi và sườn núi.
? Chỗ đất thấp nằm giữa các sườn núi gọi là gì?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thành phần trình bày.
* HĐ 2: Thảo luận nhóm.
+ Bước 1:
? Chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng ở hình 1 và cho biết độ cao của nó?
? Tại sao đỉnh núi Phan-xi-păng được gọi là “nóc nhà” của tổ quốc ?
? Quan sát hình 2 mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng?
+ Bước 2:
- GV giúp HS hoàn thiện phần trình bày 
? Dãy núi HLS có đặc điểm gì? (GV ghi lên bảng)
+ Chuyển ý:
2 Khí hậu lạnh quanh năm.
* HĐ 3: Làm việc cả lớp.
+ Bước 1:
- GV nhận xét và hoàn thiện câu trả lời của HS (ghi bảng)
+ Bước 2: 
- Gọi 1 HS chỉ vị trí của Sa pa trên bản đồ địa lý VN?
? Dựa vào bảng số liệu, em hãy nhận xét về nhiệt độ của Sa pa vào tháng 1 và tháng 7.
4. Củng cố dặn dò: 3’
- Gọi HS trình bày lại các đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình, khí hậu của dãy HLS
- Cho HS xem thêm một số tranh ảnh về HLS và giới thiệu 1 số cây thuốc quý 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Lớp hát
- Muốn sử dụng bản đồ ta phải làm gì?
- HS quan sát 
- HS tự quan sát và chỉ vị trí của dãy núi.
- Dãy Hoàng Liên Sơn
- Dãy Sông Gâm
- Dãy Ngân Sơn
- Dãy Bắc Sơn
- Dãy Đông Triều
- Trong đó dãy HLS là dãy núi dài nhất.
- Dãy HLS dài 180 km và rộng gần 30km
- Đỉnh núi nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.
- HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS chỉ vị trí dãy núi HLS và mô tả dãy núi HLS trên bản đồ địa lí VN.
- Dãy núi HLS nằm giữa sông Hồng và sông Đà nằm ở phía bắc của nước ta. “Đây là dãy núi cao, đồ sộ có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc thung lũng thường hẹp và sâu”.
- HS tự vẽ
- Gọi là thung lũng
- HS làm việc trong nhóm theo các gợi ý sau.
- Đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 m là đỉnh núi cao nhất nước ta.
- Vì đỉnh Phan-xi-păng là đỉnh núi cao nhất nước ta nên còn được gọi là “nóc nhà”của Tổ quốc.
- Phan-xi-păng có đỉnh nhọn và sắc, xung quanh có mấy mù che phủ.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác sửa chữa bổ sung.
- Dãy núi dài nhất cao, đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn rất dốc thung lũng hẹp và sâu.
- Y/C HS đọc thầm mục 2 SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của HLS NTN?
- Ở những nơi cao của HLS khí hậu lạnh quanh năm. Vào mùa đông có khi có tuyết rơi .
- HS chỉ và GV hướng dẫn cách chỉ và nêu: Sa pa có khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi du lịch, nghỉ mát lý tưởng của vùng núi phía bắc.
- Nhiệt độ của tháng 1 thấp hơn so với nhiệt độ của tháng 7.
- HS nêu bài học sgk.
- Sa nhân, hồi, quế.
TUẦN 3
Ngày soạn: 23 / 09 / 2019 Ngày giảng: Thứ 05/26/ 09 / 2019
BÀI 2: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
( MT: BỘ PHẬN )
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số dân tộc ít người ở HLS: Thái, Mông, Dao.
Biết HLS là nơi dân cư thưa thớt 
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở HLS
+ Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng ; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ 
+ Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên: gỗ, tre nứa.
* HS khá, giỏi: Giải thích tại sao người dân ở HLS thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm và thú dữ.
* GDBVMT: ý thức bảo vệ và khai thác rừng và khoáng sản một cách hợp lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: - Bản đồ địa lý tự nhiên VN 
 - Tranh ảnh về nhà sàn, làng bản, trang phục, lễ hội sinh hoạt của một số dân tộc ở HLS 
2. Học sinh: SGK, vở ghi
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, quan sát, giảng giải, thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi HS trả lời.
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới : 32’
a. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
- Ghi tên bài lên bảng
 b. Các hoạt động :
1. Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của một số dân tộc ít người.
* Hoạt động 1: thảo luận nhóm 
+ Bước 1:
? Dân cư ở HLS đông đúc hay thưa thớt so với đồng bằng?
? Kể tên một số dân tộc ít người ở HLS?
? Dựa vào bảng số liệu hãy kể tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú từ thấp đến cao?
? Giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được gọi là dân tộc ít người?
? Người dân ở những núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì? vì sao?
+Bước 2:
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV giảng
2. Bản làng với nhà sàn.
*Hoạt động 2: làm việc theo nhóm
- Bước 1:
?Bản làng thường nằm ở đâu? thường có nhiều nhà hay ít nhà?
? Vì sao một số dân tộc ở HLS sống ở nhà sàn ?
? Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
? Bếp đun được đặt ở đâu và được dùng để làm gì ?
+ Bước 2: 
- GV giúp HS hoàn thiện 
+ Hoạt động chung:
? Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây?
GV: Rừng có nhiều ích lợi đối với cuộc sống của chúng ta, vì vậy cần có ý thức bảo vệ và khai thác rừng và khoáng sản một cách hợp lí.
- Chuyển ý:
3. Chợ phiên, lễ hội, trang phục.
* Hoạt động 3: làm việc theo nhóm
+Bước 1: 
? Chợ phiên là gì? nêu những hoạt động của chợ?
? Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ (dựa vào hình 2)
? Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở HLS 
? Lễ hội của các dân tộc ở HLS được tổ chức vào mùa nào? trong lễ hội có những hoạt động gì?
? Em có nhận xét các trang phục truyền thống của các dân tộc trong các hình 3,4,5.
+ Bước 2:
GV chốt lại: Rút ra bài học
4. Củng cố dặn dò: 3’
- Gọi HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư sinh hoạt, trang phục lễ hội...của một số dân tộc vùng núi HLS?
? Ở HLS có mấy dân tộc chính sinh sống ?
- GV nhận xét - chốt lại
- Về nhà học bài - chuẩn bị bài sau.
- Lớp hát
- Nêu vị trí và đặc điểm của dãy núi HLS 
- Lắng nghe
- Nhóm đôi.
- HS dựa vào vốn hiểu biết của mình và mục 1 sgk trả lời các câu hỏi sau.
- Ở HLS dân cư thưa thớt .
- Dân tộc Dao, dân tộc Thái và dân tộc Mông.
- Dân tộc Thái dưới 700m, dân tộc Dao 700 đến 1000m, dân tộc Mông trên 1000m.
- Vì các dân tộc này có số dân ít.
- Đi bộ, đi ngựa vì ở những nơi núi cao đi lại khó khăn đường giao thông chủ yếu là đường mòn.
- HS trình bày kết quả trước lớp 
- HS nhận xét
- Dựa vào mục 2 trong SGK, tranh ảnh về bản làng nhà sàn và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi 
- Nằm ở sườn đồi hoặc thung lũng, thường tập trung thành từng bản. Mỗi bản có khoảng 10 nhà. Những bản ở dưới thung lũng thường đông hơn.
- Họ ở nhà sàn để tránh ẩm thấp và tránh thú dữ .
- Các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa.
- Bếp được đặt ở giữa nhà vừa là để đun nấu và để sưởi ấm khi mùa đông đến .
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Nhiều nơi làm nhà sàn có mái lợp ngói, lợp tôn, nhà sàn làm kiên cố: xây nhà sàn như khu Tân Lập. Mộc Châu.
- Dựa vào mục 3 trong sgk, tranh ảnh, chợ phiên trả lời các câu hỏi sau:
- Chợ phiên thường họp vào những ngày nhất định 
- Buôn bán trao đổi hàng hoá và còn là nơi giao lưu văn hoá 
- HS quan sát và nêu .
- Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng, tết nhảy.
- Thường tổ chức vào mùa xuân .
- Thi hát, ném còn, múa rạp, múa xoè
- Mỗi dân tộc có một trang phục riêng, trang phục được may thêu rất công phu thường có màu sắc sặc sỡ.
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét.
- 1 HS nhắc lại nội dung (bài học )
- HS nêu lại các ý 
- Có 3 dân tộc: Thái, Dao, Mông 
TUẦN 4
Ngày soạn: 1 / 10 / 2019 Ngày giảng: Thứ 05 /03 / 10/ 2019
 BÀI 3: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở 
HOÀNG LIÊN SƠN ( MT : BỘ PHẬN ) ( NL- LIÊN HỆ)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở HLS 
+ Trồng trọt : trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả trên nương rẫy, ruộng bậc thang.
+ Làm các nghề thủ công : dệt, thêu, đan, rèn, đúc
+ Khai thác khoáng sản : a-pa-tít, đồng, chì, kẽm
+ Khai thác lâm sản: gỗ, mây, tre
- Sử dụng tranh ảnh để biết một số họat động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, thường bị sụt, nở vào mưa.
 * HS khá, giỏi: Xác lập được mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người: Do địa hình dốc, người dân phải xẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruông bậc thang; miền núi có nhiều khoáng sản nên ở HLS phát triển nghề khai thác khoáng sản.
 * GDBVMT: Thấy được ích lơi to lớn của tài nguyên môi trường. ý thức bảo vệ và khai thác rừng và khoáng sản một cách hợp lí.
* THNL: - Miền núi phía Bắc có nhiều khoáng sản, trong đó có nguồn năng lượng: than; có nhiều sông, suối với cường độ chảy mạnh có thể phát sinh năng lượng phục vụ cuộc sống.
- Vùng núi có nhiều rừng cây, đây là nguồn năng lượng quan trọng để người dân sử dụng trong việc đun, nấu và sưởi ấm.
Đây cũng là khu vực có một diện tích rừng khá lớn. Cuộc sống của người dân ở đây gắn liền với việc khai thác rừng (gỗ, củi...).
- Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của các loại tài nguyên nói trên, từ đó giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Giáo viên: - Bản đồ địa lý tự nhiên VN
 - Tranh, ảnh một số mặt hàng thủ công.
2. Học sinh: SGK, vở ghi
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Quan sát, đàm thoại, giảng giải, thảo luận, trực quan
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi HS trả lời.
? Ở HLS có mấy dân tộc đó là những dân tộc nào?
? Tại sao người dân ở MN thường làm nhà sàn để ở?
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
- Ghi tên bài lên bảng
b. Các hoạt động :
1. Trồng trọt trên đất dốc.
* Hoạt động 1: làm việc chung 
- GV yêu cầu
? Biết người dân ở HLS thường trồng những cây gì ở đâu?
- GV yêu cầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ địa lý TN VN ?
- HS quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau:
? Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
? Ruộng bậc thang có tác dụng gì?
? Khoảng cách giữa 2 ruộng được gọi là gì? 
? Người HLS trồng gì trên ruộng bậc thang?
- GV nhận xét và giảng lại
2. Nghề thủ công truyền thống 
* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
+ Bước 1: 
? Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi HLS?
? Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm 
? Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì?
 Bước 2:
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 GV giảng tiểu kết 
? Người dân ở HLS làm những nghề gì? nghề nào là nghề chính?
- HS trả lời GV ghi bảng
3. Khai thác khoáng sản 
* Hoạt động 3: làm việc cá nhân
+ Bước 1
? Kể tên một số khoáng sản có ở HLS? 
? Ở vùng núi HLS khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất ?
? Mô tả quá trình sản xuất ra phân lân?
?Tại sao chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lý ?
? Ngoài khai thác khoáng sản, người dân MN còn khai thác gì?
 Bước 2:
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu hỏi.
4. Củng cố dặn dò: 3’
- GV tổng kết lại những nghề nghiệp của người dân ở vùng núi HLS?
- Gọi HS nêu lại nội dung bài
- GV liên hệ với địa phương.
 - Lớp hát
- HS trả lời
- HS dựa vào kênh chữ ở mục 1, hãy cho
- Thường trồng lúa, ngô, chè trên nương rẫy ruộng bậc thang.
- HS lên bảng chỉ vị trí HLS trên bản đồ 
- Thường được làm ở sườn đồi 
- Giúp cho việc giữ nước, chống xói mòn.
- Được gọi là bờ.
- Họ trồng lúa trên ruộng bậc thang.
- Dựa vào tranh, ảnh, vốn hiểu biết để thảo luận trong nhóm theo gợi ý sau:
- Vải thổ cẩm, túi, khăn piêu gùi
- Màu sắc sặc sỡ có nhiều hoa văn 
- Dùng để may quần áo, túi, khăn, viền vỏ chăn, vỏ đệm
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Nghề nông là nghề chính của người dân ở HLS. Họ trồng lúa , ngô, chè trên ruộng bậc thang. Ngoài ra họ còn làm một số nghề thủ công: dệt, thêu, đan
- HS QS H3 và đọc mục 3 trong SGK trả lời các câu hỏi sau:
- Một số khoáng sản: Apatít, đồng, chì, kẽm
- A-pa-tít là khoáng sản được khai thác nhiều nhất.
- Quặng A-pa-tít được khai thác ở mỏ sau đó được làm giầu quặng quặng được làm giầu đưa vào nhà máy sản xuất ra phân lân phục vụ cho NN
- Khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho ngành CN vì vậy chúng ta phải biết khai thác và sử dụng hợp lý
- Khai thác gỗ, mây, nứa...và các lâm sản khác: nấm, mọc nhĩ, nấm hương, quế sa nhân
- HS trả lời các câu hỏi
- HS khác nhận xét bổ sung
- HS đọc bài học
TUẦN 5
Ngày soạn: 07 / 10 / 2019 Ngày giảng: Thứ 05/ 10/ 10 / 2019
BÀI 4: TRUNG DU BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của vùng trung du Bắc Bộ:
+ Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ: 
+ Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du. 
+ Trồng rừng được đẩy mạnh.
- Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.
* HS khá, giỏi: Nêu được quy trình chế biến chè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Bản đồ hành chính Việt Nam
 - Tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ
2. Học sinh: - SGK, vở ghi
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Quan sát, đàm thoại, giảng giải, luyện tập
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
? Người dân ở HLS làm những nghề gì? nghề nào là nghề chính?
? ở HLS có những loại khoáng sản nào?
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
- Ghi tên bài lên bảng
b. Các hoạt động:
1, Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải
* Hoạt động 1: làm việc cá nhân
- GV hình thành cho HS biểu tượng về vùng trung du Bắc Bộ
? Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng?
? Các đồi ở đây như thế nào? đỉnh, sườn, các đồi được sắp xếp ntn?
? Mô tả sơ lược vùng trung du?
? Hãy kể tên một vài vùng trung du ở Bắc Bộ?
? Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ
- Gọi HS trả lời
 - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời
2, Chè và cây ăn quả ở vùng trung du
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
+ Bước 1:
- GV Y/C dựa vào kênh chữ và kênh hình mục 2 trong SGK thảo luận trong nhóm các câu hỏi sau:
? Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?
? Hình 1, 2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang?
? Xác định vị trí hai địa phương này trên bản đồ địa lý TNVN?
? Em biết gì về chè Thái Nguyên?
? Chè ở đây được trồng để làm gì?
?Trong những năm gần đây trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng cây gì?
? Quan sát H3 và nêu quy trình chế biến chè?
+ Bước 2:
- GV nhận xét và hoàn thiện câu trả lời
3, Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp
* Hoạt động 3: làm việc chung
- GV cho cả lớp quan sát tranh ảnh
- Y/C HS trả lời các câu hỏi sau:
? Vì sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống đồi trọc?
?Để khắc phục tình trạng này người dân ở đây đã trồng những loại cây gì?
- GV liên hệ thực tế để giáo dục HS bảo vệ rừng
4. Củng cố dặn dò: 3’
- Củng cố nội dung bài 
- Gọi HS đọc bài học 
- Chuẩn bị bài sau
 - Lớp hát
- 2 HS trả lời
- Y/C HS đọc mục 1 SGK quan sát tranh ảnh
- Vùng trung du là vùng đồi
- Được xếp cạnh nhau như bát úp với các đỉnh tròn, sườn thoải
- Nằm giữa miền núi và đồng bằng BB là một vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.Nơi đó được gọi là vùng trung du
- Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang
- Vùng vùng trung du ở Bắc Bộ có nét riêng biệt mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi. Đây là nơi tổ tiên ta định cư sớm nhất
- HS trả lời
- HS nhận xét
- Nhóm đôi 
- HS quan sát thảo luận
 - Thích hợp cho việc trồng cây ăn quả và cây công nghiệp ( nhất là chè )
- H1: chè Thái Nguyên
- H2: ở Bắc Giang trồng nhiều vải thiều
- HS lên chỉ vị trí trên bản đồ
- Chè Thái Nguyên nổi tiếng là thơm ngon
- Chè được trồng để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Xuất hiện trang trại trồng cây vải
- HS quan sát và nêu quy trình chế biến chè
- Đại điện nhóm trả lời
- HS nhận xét
- HS quan sát và đọc phần 3
- Vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy và khai thác gỗ bừa bãi...
- Người đân ở đây đã trồng các loại cây công nghiệp dài ngày: keo, trẩu, sở...và cây ăn quả
- HS nhận xét
- HS đọc bài học.
TUẦN 6
Ngày soạn: 14 / 10 / 2019	 Ngày giảng : Thứ 5/ 17 / 10 / 2019
 BÀI 5 : TÂY NGUYÊN (MT: Bộ Phận, NL : Liên hệ )
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên:
 + Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Viên, Di Linh.
 + Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô.
- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, PLây Ku, Đắk Lắk, Di Linh, Lâm Viên. 
* HS khá, giỏi: Nêu được đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên.
 - GDBVMT: ý thức bảo vệ và khai thác rừng và khoáng sản một cách hợp lí.
* THNL:- Với các bài nêu trên, việc tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả có thể được thực hiện ở một số khía cạnh:
+ Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông, các con sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh. Bởi vậy, Tây Nguyên có tiềm năng thuỷ điện to lớn. Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở đây chính là vấn đề bảo vệ nguồn nước, phục vụ cuộc sống. 
+ Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống của người dân nơi đây dựa nhiều vào rừng: củi đun, thực phẩm. Bởi vậy, cần giáo dục học sinh tầm quan trọng của việc bảo vệ và khai thác hợp lí rừng, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên :- Bản đồ địa lý TNVN
 - Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên
2. Học sinh: SGK, vở ghi
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Quan sát, đàm thoại, giảng giải
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
? Em hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ?
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
- Ghi tên bài lên bảng
b. Các hoạt động:
1. Tây Nguyên – xứ sở của các cao nguyên xếp tầng:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- GV chỉ vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 
? Em hãy chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 và đọc tên các cao nguyên đó theo hướng từ Bắc xuống Nam
- Gọi HS đọc bảng số liệu về độ cao của các cao nguyên
? Dựa vào bảng số liệu em hãy sắp xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao?
- GV nhận xét chốt ý
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Chia lớp làm 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một số tranh ảnh và tư liệu về một cao nguyên.
- Yêu cầu HS thảo luận trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên mà nhóm mình được phân công tìm hiểu
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét, chốt ý
Nhóm 1: Cao nguyên Đắc Lắc
Nhóm 2: Cao nguyên Di Linh
 Nhóm 3: Cao nguyên Kon Tum
Nhóm 4: Cao nguyên Lâm Viên
2. Tây nguyên có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- Gọi HS đọc bảng số liệu ở SGK
? Qua bảng số liệu em hãy kể tên những tháng là mùa mưa và những tháng là mùa khô ở Buôn Ma Thuột?
? Tháng nào mưa nhiều nhất,tháng nào có lượng mưa ít nhất?
- Lượng mưa chêng lệch giữa các tháng rất lớn
? Khí hậu Tây nguyên có mấy mùa là những mùa nào?
? Em hãy mô tả cảnh mùa và mùa khô ở Tây Nguyên?
- GV chốt, tổng kết
 Đất đai rộng, có nhiều đồng cỏ, thác nước, tao điều kiện cho con người sinh sống và sản xuất. Tuy nhiên chúng ta cần khai thác rừng, sức nước để làm thuỷ điện một cách hợp lí.
 Rút bài học: SGK
4. Củng cố – dặn dò: 3’
? Hôm nay chúng ta tìm hiểu về vùng đất nào?
- Về học bài và chuẩn bị bài sau: Một số dân tộc ở Tây Nguyên
- Nhận xét giờ học
- Lớp hát
- 2 HS trả lời
- HS ghi vở
- HS quan sát
- 2 em lên bảng chỉ và nói tên các cao nguyên : Cao nguyên Kon Tum, PLây Cu, Đắc Lắc, Lâm Viên, Di Linh
- 1 HS đọc bảng số liệu
- Các cao nguyên được xếp thứ tự từ thấp đến cao là:
Đắc Lắc: 400 m
Kon Tum: 500 m
Di Linh: 1000 m
Lâm Viên: 1500 m
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
- Các nhóm khác nhận xét
+ Cao nguyên Đắc Lắc là cao nguyên thấp nhất trong các cao nguyên ở Tây Nguyên, bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông suối và đồng cỏ. Đây là nơi đất đai phì nhiêu nhất, đông dân nhất ở Tây Nguyên
+ Cao nguyên Di Linh gồm những đồi lượn sóng dọc theo những dòng sông. Bề mặt cao nguyên tương đối bằng phẳng, được phủ bởi lớp đất đỏ Ba zan dày, tuy không phì nhiêu bằng cao nguyên Đắc Lắc. Mùa khô ở đây không khắc nghiệt lắm vẫn có mưa ngay cả trong những tháng hạn nhất nên cao nguyên lúc nào cũng có màu xanh
+ Cao nguyên Kon Tum là một cao nguyên rộng lớn. Bề mặt cao nguyên khá bàng phẳng có chỗ giống như đồng bằng. Trước đây toàn vùng được phủ bởi rừng rậm nhiệt đới nhưng hiện nay rừng còn rất ít, thực vật chủ yếu là các loại cỏ
+ Cao nguyên Lâm Viên có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, thung lũng sâu, sông suối có nhiều thác ghềnh
- 1 HS đọc bảng số liệu
- Những tháng vào mùa mưa là: 5, 6, 7, 8, 9, 10. Những tháng vào mùa khô là: 11, 12, 1, 2, 3, 4
- Tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 8 (298mm). Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 4 (4 mm)
- Khí hậu Tây nguyên có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.
- 2 HS mô tả: Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả rừng núi bị phủ một bức màn nước trắng xoá. Vào mùa khô trời nắng gay gắt, đất khô vụn bở.
- 2 HS đọc bài học
- Tìm hiểu về Tây nguyên
- Lắng nghe
TUẦN 7
 Ngày soạn: 21 / 10 / 2019	 Ngày giảng: Thứ 5/ 24/10 / 2019
BÀI 6: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU: 
- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống ( Gia rai, Êđê, Ba-na, Kinh) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta 
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên: Trang phục truyền thống, nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy
* HS khá, giỏi: Quan sát tranh, ảnh mô tả nhà rông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: - Bản đồ địa lý TNVN
 - Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên
2. HS: - SGK, vở ghi
III. PHƯƠNG PHÁP:
 - Quan sát, đàm thoại,giảng giải
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY	
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi HS trả lời câu hỏi sau.
? Hãy mô tả lại nhà sàn của người dân tộc ở dãy HLS?
- GV nhận xét.
3, Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài: 
- Ghi bảng
b. Nội dung
1, Tây Nguyên- nơi có nhiều dân tộc chung sống.
* Hoạt động 1: làm việc cá nhân.
+ Bước 1:
? Kể tên một số dân tộc sống ở Tây 
Nguyên?
? Những dân tộc nào sống lâu đời ở TN và những dân tộc nào ở nơi khác chuyển đến?
? Mỗi dân tộc ở TN có những đặc điểm gì riêng biệt?
? Để TN ngày càng giàu đẹp nhà nước cùng nhân dân ở đây phải làm gì?
+ Bước 2: 
- Gọi HS trả lời các câu hỏi.
- GV nhận xét bổ sung.
- GV giảng và nói: TN có nhiều dân tộc cùng chung sống, nhưng lại là nơi có dân cư thưa nhất nước ta.
 2, Nhà rông ở Tây Nguyên.
* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm.
+Bước 1: 
? Mỗi buôn ở TN thường có ngôi nhà gì đặc biệt?
? Nhà Rông được dùng để làm gì?
? Hãy mô tả nhà rông?
? Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì?
+ Bước 2: 
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét bổ sung.
3, Lễ hội, trang phục
*Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
+ Bước 1:
? Người dân tộc TN, nam, nữ thường mặc ntn?
? Nhận xét về trang phục truyền thống của dân tộc trong hình 1, 2, 3 ?
? Lễ hội ở TN thường được tổ chức khi nào?
? Người dân ở TN thường làm gì trong lễ hội?
? Kể tên 1 số lễ hội đặc sắc ở TN?
? Ở TN người dân thường sử dụng những loại nhac cụ độc đáo nào?
+ Bước 2:
- GV sửa chữa hoàn thiện câu hỏi.
- GV chốt rút ra bài học
4, Củng cố- dặn dò: 3’
- Gọi HS nêu lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư buôn làng ở TN.
- Về nhà học bài - CB bài sau.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Lớp hát
- 2 HS trả lời 
- Y/C HS đọc mục 1 SGK rối trả lời các câu hỏi sau?
- TN có nhiều dân tộc cùng chung sống: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng Kinh, Mông, Tày, Nùng
- Các dân tộc sống lâu đời: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng.
- Các dân tộc khác chuyển đến: Kinh, Mông, Tày, Nùng
- Nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã quan tâm XD nhiều công trình đường, trường trạm đến tận các bản làng, các dân tộc thì cùng chung sức XDTN trở nên ngày càng giàu đẹp.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- GV ghi bảng - HS nhắc lại
- Nhóm 4.
- Các nhóm dựa vào mục 2 SGK và tranh ảnh về nhà rông thảo luận các câu hỏi sau:
- Mỗi buôn ở TN thường có 1 ngôi nhà chung là nhà rông.
- Nhà rông được dùng để sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách của cả buôn.
- Nhà rông là ngôi nhà lớn mái nhọn và dốc được lợp bằng tranh, xung quanh được thưng bằng phên liếp, có sàn, có cầu thang để lên xuống nhà rông to, cao hơn nhà sàn.
- Nhà rông càng to đẹp thì chứng tỏ buôn làng càng giàu có thịnh vượng.
- HS trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- Các nhóm dựa vào mục 3 và các hình 1, 2 5, 6 sgk để thảo luận các câu hỏi sau:
- Nam thường đóng khố nữ quấn váy
- Trang phục được trang trí hoa văn nhiều màu sắc, gái trai dều thích mang đồ trang sức bằng kim loại
- Lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2019_2020.doc