Giáo án Đạo đức, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Âm nhạc Lớp 5 - Chương trình cả năm

Giáo án Đạo đức, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Âm nhạc Lớp 5 - Chương trình cả năm

ĐẠO ĐỨC: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (T1)

I. MỤC TIÊU.

- Biết học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.

- Có ý thức học tập rèn luyện

- Vui và tự hào là học sinh lớp 5

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Tranh vẽ các tình huống SGK phóng to.

- Phiếu bài tập cho mỗi nhóm.

- Mi - cro không dây để chơi trò chơi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ

1. Bài cũ (3-5’)

- Kiểm tra ĐDHT của HS.

2 . Bài mới

HĐ1. Giới thiệu bài

HĐ2. Thảo luận lớp (8-10’)

- Treo tranh ảnh minh họa các tình huống trong SGK

+ Gợi ý tìm hiểu nhanh.

+ Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập.

Phiếu bài tập

Em hãy trả lời các câu hỏi và ghi ra giấy câu trả lời của mình:

1. HS lớp 5 có gì khác so với HS các lớp khác trong toàn trường?

2. Chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?

3. Em hãy nói cảm nghĩ của nhóm em khi đã là HS lớp 5?

+ Yêu cầu HS trình bày ý kiến của nhóm trước lớp.

- GV kết luận: Năm nay các em đã lên lớp 5- lớp đàn anh, chị trong trường.Cô mong rằng các em sẽ gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS lớp dưới học tập và noi theo.

HĐ3. Em tự hào là HS lớp 5. (5-6”)

+ Hãy nêu những điểm em thấy hài lòng về mình?

+ Hãy nêu những điểm em thấy mình còn phải cố gắng để xứng đáng là HS lớp 5?

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau trả lời.

- Nhận xét và kết luận.

HĐ4. Trò chơi “MC và HS lớp 5. (12’)

- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm.

- Nêu bối cảnh trong lễ khai giảng chào mừng năm học mới và hướng dẫn cách chơi, đưa ra câu hỏi gợi ý cho MC.

- Yêu cầu các nhóm thực hiện trò chơi.

- Quan sát và giúp đỡ các nhóm chơi.

- Mời 1 HS lên làm MC dẫn chương trình cho cả lớp cùng chơi.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Gọi 2, 3 HS đọc lại Ghi nhớ.

- GV chốt lại bài học: Là một HS lớp 5.

3. Củng cố, dặn dò(3’)

- GV nhắc nhở HS một số công việc ở nhà.

- Đưa đồ dùng lên bàn

- HS nhắc lại, ghi tựa.

- Chia nhóm quan sát tranh trong SGK và thảo luận.

- HS lắng nghe và trả lời các câu hỏi, lớp nhận xét.

- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập.

+ HS các nhóm trình bày.

+ HS các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe va ghi nhớ.

- HS thực hiện.

- Nêu ý kiến và suy nghĩ của cá nhân.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe

- HS tiến hành chia nhóm.

- HS nghe và nắm được cách chơi.

- Các nhóm thực hiện trò chơi.

- HS thực hiện trò chơi dưới sự tổ chức, điều khiển của MC.

- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm cho những trò chơi sau.

- HS đọc.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- Sưu tầm các câu chuyện, các tấm gương về HS lớp 5

- Về nhà vẽ tranh chủ đề: Trường em.

 

doc 137 trang cuongth97 04/06/2022 2990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Âm nhạc Lớp 5 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1:
MĨ THUẬT: BÀI 1: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
 XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ
I. MỤC TIÊU. 
- HS tiếp xúc và làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
- HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
HS khá giỏi: Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu phù hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.
- Một số tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. HS - Vở tập vẽ 5
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. ổn định tổ chức (5’) 
2. Bài mới (2’) 
- GV giới thiệu tranh, yêu cầu hs xem tranh và nêu cảm nhận của mình về bức tranh.
HĐ1. Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân (10’)
 GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, thảo luận câu hỏi:
- Nêu một vài nét về tiểu sử của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân ?
- Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân ?
ÞGV bổ sung:
HĐ2. Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ (12’)
 Gv treo tranh.Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau:
 - Hình ảnh chính của bức tranh là gì ?
 - Hình ảnh chính được vẽ như thế nào ?
 - Bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa ?
 - Màu sắc của bức tranh như thế nào ?
 - Tranh vẽ bằng chất liệu gì ?
 - Em có thích bức tranh này không ?
Þ GV hệ thống lại nội dung kiến thức.
- HS đọc mục 1 trang3.
- HS trao đổi các câu hỏi.
- 1 số HS trả lời.
- HS quan sát, thảo luận theo nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS khác bổ sung
HĐ3. Nhận xét, đánh giá (5’)
 - Gv nhận xét chung tiết học.
 - Khen ngợi các nhóm cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
3. Dặn dò (3’)
 - Sưu tầm thêm tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân và tập nhận xét.
ĐẠO ĐỨC: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (T1)
I. MỤC TIÊU.
- Biết học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập rèn luyện 
- Vui và tự hào là học sinh lớp 5
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh vẽ các tình huống SGK phóng to.
- Phiếu bài tập cho mỗi nhóm.
- Mi - cro không dây để chơi trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. Bài cũ (3-5’)
- Kiểm tra ĐDHT của HS.
2 . Bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Thảo luận lớp (8-10’)
- Treo tranh ảnh minh họa các tình huống trong SGK
+ Gợi ý tìm hiểu nhanh.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập.
Phiếu bài tập
Em hãy trả lời các câu hỏi và ghi ra giấy câu trả lời của mình:
1. HS lớp 5 có gì khác so với HS các lớp khác trong toàn trường?
2. Chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
3. Em hãy nói cảm nghĩ của nhóm em khi đã là HS lớp 5?
+ Yêu cầu HS trình bày ý kiến của nhóm trước lớp.
- GV kết luận: Năm nay các em đã lên lớp 5- lớp đàn anh, chị trong trường.Cô mong rằng các em sẽ gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS lớp dưới học tập và noi theo.
HĐ3. Em tự hào là HS lớp 5. (5-6”)
+ Hãy nêu những điểm em thấy hài lòng về mình?
+ Hãy nêu những điểm em thấy mình còn phải cố gắng để xứng đáng là HS lớp 5?
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau trả lời.
- Nhận xét và kết luận.
HĐ4. Trò chơi “MC và HS lớp 5. (12’)
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm.
- Nêu bối cảnh trong lễ khai giảng chào mừng năm học mới và hướng dẫn cách chơi, đưa ra câu hỏi gợi ý cho MC.
- Yêu cầu các nhóm thực hiện trò chơi.
- Quan sát và giúp đỡ các nhóm chơi.
- Mời 1 HS lên làm MC dẫn chương trình cho cả lớp cùng chơi.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Gọi 2, 3 HS đọc lại Ghi nhớ.
- GV chốt lại bài học: Là một HS lớp 5.
3. Củng cố, dặn dò(3’)
- GV nhắc nhở HS một số công việc ở nhà.
- Đưa đồ dùng lên bàn 
- HS nhắc lại, ghi tựa.
- Chia nhóm quan sát tranh trong SGK và thảo luận.
- HS lắng nghe và trả lời các câu hỏi, lớp nhận xét.
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập.
+ HS các nhóm trình bày.
+ HS các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe va ghi nhớ.
- HS thực hiện.
- Nêu ý kiến và suy nghĩ của cá nhân.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe
- HS tiến hành chia nhóm.
- HS nghe và nắm được cách chơi.
- Các nhóm thực hiện trò chơi.
- HS thực hiện trò chơi dưới sự tổ chức, điều khiển của MC.
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm cho những trò chơi sau.
- HS đọc.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- Sưu tầm các câu chuyện, các tấm gương về HS lớp 5
- Về nhà vẽ tranh chủ đề: Trường em.
ÂM NHẠC: ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI ĐÃ HỌC 
I. MỤC TIÊU.
- Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 4.
- Biết hát kết hợp gõ đệm và vận động phụ hoạ theo bài hát.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV.
- Nhạc cụ quen dùng.
- Chép lời ca của những bài hát được ôn.
- Tập đệm đàn một số ài hát: Quốc ca Việt Nam, Em yêu hoà bình, Chức mừng, Thiếu như thế giới liên hoan.
- Tổ chức các cuộc thi đua trình bày ba bài hát để tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ( 4’) 
 Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài (1’)
HĐ1: Ôn tập một số bài hát đã học (27’)
1. Quốc ca Việt Nam
- Ai là tác giả bài Quốc ca Việt Nam ?
Nhạc sĩ Văn Cao.
- Cả lớp đứng nghiêm hát Quốc ca Việt Nam.
2. Em yêu hoà bình
- Ai là tác giả bài Em yêu hoà bình ?
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn.
- GV giới thiệu lời ca của bài hát. 
- Cả lớp hát bài Em yêu hoà bình kết hợp gõ đệm theo phách.
- Cả lớp hát bài Em yêu hoà bình kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- Từng tổ trình bày bài hát Em yêu hoà bình, GV đánh giá.
3. Chúc mừng
- Bài Chúc mừng là nhạc nước nào ? 
Đây là bài hát Nga, lời Việt Hoàng Lân.
- GV giới thiệu lời ca của bài hát.
- Chia lớp thành nửa, một nửa hát, một nửa kia gõ đệm theo phách. Phách mạnh gõ tay phải, phách nhẹ gõ tay trái.
Đổi lại phần trình bày.
- Từng tổ trình bày bài Chúc mừng, GV đánh giá.
4. Thiếu như thế giới liên hoan
- Ai là tác giả Thiếu nhi thế giới liên hoan?
- GV giới thiệu lời ca của bài hát.
- Cả lớp hát bài Thiếu nhi thế giới liên hoan kết hợp gõ đệm: đoạn 1 gõ phách, đoạn 2 gõ theo tiết tấu lời ca.
- Từng tổ trình bày bày hátThiếu nhi thế giới liên hoan, giáo viên đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- GV tổng kết phần trình bày 3 bài hát của các tổ. Đánh giá, khen ngợi và động viên HS cố gắng học tập môn Âm nhạc.
Kết thúc: Cả lớp hát bài Em yêu hoà bình kết hợp gõ đệm theo phách
- HS ghi bài
- HS trả lời
- HS hát Quốc ca
- HS trả lời
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- Các tổ thực hiện
- HS trả lời
- HS thực hiện
- Các tổ thực hiện
- HS trả lời Nhạc sỹ Lưu Hữu Phước.
- HS thực hiện
- Các tổ thực hiện
- HS theo dõi
- HS thực hiện
KĨ THUẬT: ĐÍNH KHUY HAI LỖ (T 1) 
I. MỤC TIÊU.
- Biết cách đính khuy 2 lỗ.
- Đính được ít nhất 1 khuy 2 lỗ.Khuy đính được tương đối chắc chắn
- Giáo dục HS yêu thích công việc đính khuy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Mẫu đính khuy hai lỗ.
- Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ .
- Vật dụng: khuy, vải, chỉ khâu, len hoặc sợi, kim khâu, phấn vạch, thước, kéo 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. Bài cũ (4’)
- Kiểm tra đồ dùng 
- GV nhận xét
2. Bài mới 
HĐ1.Giới thiệu bài (1’)
HĐ2. Quan sát, nhận xét mẫu (10’)
- GV cho HS quan sát mẫu 
+ Khuy 2 lỗ có hình dạng như thế nào ?
+ Màu sắc của chúng ra sao ? Kích thước to hay nhỏ ?
+ Em có nhận xét gì về khoảng cách giữa các khuy trên SP?
GV: Khuy ( cúc, nút ) được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như nhựa, trai, gỗ, với nhiều màu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau. 
HĐ3. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật (17’)
- GV hướng dẫn HS đọc ND mục II 
+ Em hãy nêu các bước trong quy trình đính khuy ?
+ Hãy nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy 2 lỗ ?
- GV quan sát và uốn nắn
- GV hướng dẫn HS đọc mục 2 b 
- GV hướng dẫn lần khâu đính thứ nhất
và hướng dẫn HS cách gút chỉ
- GV vừa làm vừa nêu cách làm 
- GV tổ chức cho HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy 
- GV hình thành ghi nhớ SGK / 7
3. Tổng kết, dặn dò (3’) 
-Thực hành đính khuy 2 lỗ vào vải 
- Nhận xét tiết học .
- Đồ dùng học kĩ thuật
- HS lắng nghe
- Hoạt động nhóm, lớp
- HS quan sát một số mẫu khuy hai lỗ và H 1 a SGK: cách đính khuy, khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm 
- HS quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc : áo , vỏ gối , 
- HS đọc yêu cầu mục II
- HS nêu 
- HS đọc
- HS lên bảng thực hiện các thao tác 
- HS thực hiện thao tác ở các lần khâu còn lại 
- HS nhắc lại ghi nhớ.
- Lắng nghe
TUẦN 2:
MĨ THUẬT: BÀI 2: VẼ TRANG TRÍ
 MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ
I. MỤC TIÊU.
- HS hiểu sơ lược vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí.
- HS biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc trong trang trí.
HS khá giỏi: Sử dụng thành thạo một vài chất liệu màu trong trang trí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV- 1 số đồ vật được trang trí - Một số bài trang trí hình cơ bản.
- Một số hoạ tiết vẽ nét phóng to.
- Hộp màu, bảng pha màu, giấy vẽ khổ lớn.
HS - Hộp màu, bảng pha màu. Vở tập vẽ 5
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. Kiểm tra (3’) 
2. Bài mới - Giới thiệu bài (1’)
 Gv đưa 1 số vật được trang trí và kết luận màu sắc làm cho mọi vật dược đẹp hơn.
HĐ1. Quan sát, nhận xét (7’)
 GV đưa các bài vẽ trang trí hỏi:
- Có những màu nào ở bài trang trí ?
- Mỗi màu được vẽ ở những hình nào ?
- Màu nền và màu hoạ tiết giống hay khác nhau ?
- Độ đậm nhạt của các màu trong bài trang trí có giống nhau không ?
- Trong một bài trang trí thường vẽ nhiều màu hay ít màu ?
-Vẽ màu ở bài trang trí như thế nào là đẹp ?
HĐ2. Cách vẽ màu(5’)
- GV dùng bột màu hoặc màu nước pha trộn thành các màu có độ đậm nhạt khác nhau, sau đó vẽ vào 1 số hoạ tiết.
- GV yêu cầu HS đọc mục 2 Trang 7.
- Muốn vẽ màu đẹp ở bài trang trí em cần lưu ý gì 
HĐ3. Thực hành (15’)
 Yêu cầu HS trang trí 1 đường diềm.
 GV quan sát giúp đỡ HS.
- Đồ dùng học tập
- Hãy giới thiệu bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ cho cả lớp nghe.
- HS quan sát, trả lời.
- HS quan sát giáo viên làm.
- HS đọc mục 2. 
- Cần làm rõ trọng tâm, không dùng nhiêù màu...
- HS thực hiện vào vở vẽ
HĐ4. Nhận xét, đánh giá (4’)
 - Gợi ý HS nhận xét cụ thể một số bài đẹp, chưa đẹp và xếp loại.
 - GV nhận xét chung tiết học.
3. Củng cố, dăn dò(1’) 
- Hoàn thành bài vẽ và sưu tầm bài trang trí đẹp.
ĐẠO ĐỨC: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (T2)
I. MỤC TIÊU.
- Biết học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập rèn luyện 
- Vui và tự hào là học sinh lớp 5
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh vẽ các tình huống SGK phóng to.
- Phiếu bài tập cho mỗi nhóm.
- Mi - cro không dây để chơi trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. Bài cũ (3-5’) 
+ Là học sinh lớp 5 em có suy nghĩ gì?
2. Bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài 
HĐ2. Lập KH phấn đấu trong năm học (12’) 
- GV tổ chức cho HS cả lớp làm việc.
+ Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bảng kế kế hoạch trong năm học (đã chuẩn bị trước ở nhà).
+ Yêu cầu HS chất vấn và nhận xét bảng kế hoạch của bạn.
- GV nhận xét chung và kết luận.
HĐ3. Triển lãm tranh (12-14’) 
- Tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
- Yêu cầu HS treo tranh vẽ đã chuẩn bị ở nhà trên bảng lớp.
- Cho HS giới thiệu về bức tranh của mình.
- Nhận xét và kết luận.
- Bắt nhịp cho HS hát bài hát về trường, lớp.
3. Củng cố, dặn dò (3-5’)
- Nhắc lại ghi nhớ 
- GV tổng kết bài.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- HS trả lời 
- HS tiến hành làm việc.
- 1 số HS đọc bảng kế hoạch trước lớp cho các bạn cùng nghe.
- HS khác chất vấn hỏi lại về bản kế hoạch của bạn và nhận xét. HS có bảng kế hoạch trả lời câu hỏi của bạn.
- HS lắng nghe
- HS treo tranh đã chuẩn bị ở nhà lên bảng lớp theo nhóm 
- Cả lớp hát.
2 học sinh nhắc lại 
ÂM NHẠC: HỌC HÁT: BÀI REO VANG BÌNH MINH
	Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước
I. MỤC TIÊU. 
- Biết hát theo giai điệu và lời ca, biết tác giải bài hát là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp của bài hát.
II. CHUẤN BỊ CỦA GV.
- Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng đĩa nhạc bài Reo vang bình minh.
- Tranh ảnh minh hoạ bài Reo vang bình minh.
- Tập đệm đàn và hát bài Reo vang bình minh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
2. Bài mới. 
HĐ1. Giới thiệu bài (1’)
HĐ2. Reo vang bình minh (27’)
1. Giới thiệu bài hát
- GV giới thiệu tranh minh hoạ.
- Bài Reo vang bình minh, diễn tả bức tranh phong cảnh buổi sáng đầy máu sắc rực rỡ và âm thanh lôi cuốn. Tác giả bài hát là nhạc sỹ Lưu Hữu Phước, bài hát được ông sáng tác từ năm 1947, khi đó nhạc sĩ mới 26 tuổi.
2. Đọc lời ca
- Học sinh đọc lời ca theo tiết tấu đoạn 1, gồm 4 câu. Tiết tấu câu 1, 3 giống nhau, tiết tấu câu 2, 4 giống nhau.
3. Nghe hát mẫu
- GV đệm đàn, tự trình bày bài hát hoặc dùng băng, đĩa nhạc.
4. Khởi động giọng
- Dịch giọng (-4). GV đàn chuổi âm ngắn ở giọng pha trưởng, HS nghe và độc bằng nguyên âm La.
5. Tập hát từng câu:.
- HS khá hát mẫu.
- Cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại. GV hát mẫu những chỗ cần thiết.
- HS tập các câu tiếp theo tương tự.
- HS hát nối các câu hát, lưu ý thể hiện đúng những tiếng ngân dài 3 phách.
- Tập đoạn 2 tương tự đoạn 1.
6. Hát cả bài
- HS tiếp tục sửa những chỗ hát còn chưa đạt, thực hiện đúng những tiếng hát luyến và tiếng hát ngân dài 3 phách.
- HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo phách.
- HS tập đúng nhịp độ. Thể hiện sắc thái vui, tha thiết, hồn nhiên của bài hát.
3. Củng cố, kiểm tra (3’)
- Bài hát có hình ảnh nào em thấy quen thuộc?
- Em thích câu hát nào, nét nhạc nào, hình ảnh nào trong bài hát.
- Trình bày bài hát theo nhóm, - HS học thuộc bài hát. 
- GV gọi HS lên bảng...
- HS ghi nhớ
- HS theo dõi
- HS thực hiện
- HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát.
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS tập câu tiếp
- HS thực hiện
- HS tập đoạn 2
- HS hát cả bài
- HS sửa chỗ sai
- HS hát, gõ đệm
- HS thực hiện
- HS trả lời
- 4 - 5 HS xung phong
- HS hát, gõ đệm
KĨ THUẬT: ĐÍNH KHUY HAI LỖ (T2) 
I. MỤC TIÊU.
- Biết cách đính khuy 2 lỗ.
- Đính được ít nhất 1 khuy 2 lỗ.Khuy đính được tương đối chắc chắn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Mẫu đính khuy hai lỗ.
- Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ .
- Vật dụng: khuy, vải, chỉ khâu, len hoặc sợi, kim khâu, phấn vạch, thước, kéo 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. Bài cũ (4’)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
H. Đính khuy 2 lỗ được thực hiện theo mấy bước ?
+ Tuyên dương HS có xem bài
2. Bài mới 
HĐ1. Giới thiệu bài (1’)
HĐ2. HS thực hành (20’)
- GV nhận xét và nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi đính khuy 2 lỗ 
- GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 
( vạch dấu các điểm đính khuy )
- GV quan sát, uốn nắn và sửa chữa 
HĐ3. Đánh giá sản phẩm (7’)
- GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm 
- GV ghi bảng các yêu cầu của sản phẩm 
- GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm 
- GV ghi bảng các yêu cầu của sản phẩm 
- GV nhận xét và đánh giá sản phẩm 
theo 3 mức : + Hoàn thành tốt
 + Hoàn thành 
 + Chưa hoàn thành 
3. Tổng kết- dặn dò (3’) 
H. Nêu các thao tác đính khuy 2 lỗ ?
- Về nhà thực hành đính khuy 2 lỗ.
- Chuẩn bị: " Thêu dấu nhân "
- Nhận xét tiết học.
- HS trình bày sản phẩm 
- 2 HS nêu
- Lắng nghe
- Hoạt động nhóm , lớp
- HS trao đổi và nhắc lại cách đính khuy 2 lỗ .
- HS thực hành đính 2 khuy vào vải 
HS trưng bày sản phẩm
- HS tự đánh giá sản phẩm theo các yêu cầu : Đính được 2 khuy đúng các điểm vạch dấu
+ Các vòng chỉ quấn quanh chân khuy chặt 
+ Đường khâu khuy chắc chắn 
- HS tự đánh giá lẫn nhau.
- HS nhắc lại cách thực hiện các thao tác đính khuy 2 lỗ và cách quấn chỉ khi kết thúc đính khuy
- Lắng nghe
TUẦN 3:
MĨ THUẬT: BÀI 3: VẼ TRANH
 ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM
I. MỤC TIÊU. 
- Hs biết tìm, chọn các hình ảnh đẹp về nhà trường để vẽ tranh.
- HS biết cách vẽ và vẽ dược tranh về đề tài trường em.
- HS yêu mến và có ý thức giữ gìn, bảo vệ ngôi trường của mình.
HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối,biết chọn màu vẽ phù hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV - Một số tranh ảnh về nhà trường.
- Tranh ở bộ đồ dùng dạy học. HS - VTV 5, chì, tẩy, màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. Kiểm tra (3’) 
2. Bài mới 
HĐ1. Giới thiệu bài (1’)
HĐ2. Tìm, chọn nội dung đề tài (5’)
 * Gv đưa tranh.
- Khung cảnh chung của trường như thế nào ?
- Cổng trường, sân trường, các dãy nhà, hàng cây có hình dáng ra sao ?
- Kể tên một số hoạt động ở trường ?
 GV bổ sung thêm về nội dung vẽ tranh:
 + Phong cảnh trường
 + Giờ học trên lớp 
 + Cảnh vui chơi ở sân trường.
 + Lao động ở vườn trường
 + Các lễ hội tổ chức ở sân trường
HĐ3. Cách vẽ tranh (17’)
 - Nêu cách vẽ tranh ?
 - GV lưu ý HS không vẽ nhiều hình ảnh rườm rà.
HĐ4. Thực hành (4’)
 GV quan sát hướng dẫn thêm.
- Đồ dùng học tập	 
- Kiểm tra, đánh giá bài vẽ của những em giờ trước chưa hoàn thành.
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- HS kể.
- Chọn hình ảnh tiêu biểu, sắp xếp điều chỉnh hình mảng, vẽ màu.
- HS vẽ tranh về đề tài trường em.
- HS hoàn thành BT tại lớp.
HĐ5. Nhận xét, đánh giá (4’)
- GV cùng HS chọn 1 số bài vẽ đẹp và chưa đẹp nhận xét về: 
 + Cách chọn nội dung
 + Cách sắp xếp hình vẽ.
 + Cách vẽ màu.
- Xếp loại khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
- GV nhận xét chung tiết học.
3. Củng cổ, dặn dò (1’)
 - Về quan sát khối hộp và khối cầu.
ĐẠO ĐỨC: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (T1)
I. MỤC TIÊU.
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình 
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa 
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình 
- Giáo dục các em tính ngay thẳng trung thực thật thà 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Một vài mẫu chuyện có một vài trách nhiệm trong công viên hoặc dũng cảm nhận lồi và sữa lồi.
- Bài tập 1 được sẵn trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. Bài cũ (3-5’)
- Là HS lớp 5 em cần phải làm gì ?
2. Bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài 
HĐ2. Tìm hiểu truyện “Chuyện của bạn Đức”: (8-10’)
- GV cho HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện. 
- GV kết luận : Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức tự thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết cho phù hợp nhất Các em đã đưa ra cho Đức một số giải quyết vừa có lí, vừa có tình. 
- GV mời 1 - 2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
HĐ3. Làm bài tập 1 SGK (7-8’) 
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ.
- Mời các nhóm lên trình bày kết quả 
* Kết luận: a, b, d, g là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm; c, đ, e không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm.
HĐ4. Bày tỏ thái độ (BT2/SGK)(7-8’) 
- GV lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập 
- Yêu cầu một vài HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó.
* Kết luận:
- Tán thành ý kiến: (a), (đ);
- Không tán thành ý kiến: (b), (c), (d).
3. Củng cố dặn dò (3-5’)
- Nhắc lại ghi nhớ 
- Chuẩn bị bài sau
- Học tập tốt gương mẫu trong mọi hoạt động 
- HS lắng nghe
- HS thảo luận cả lớp theo ba câu hỏi trong SGK.
- Lắng nghe.
- 1 – 2 HS đọc phần Ghi nhớ SGK.
- 1 – 2 HS nhắc lại yêu cầu bài tập.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Lắng nghe.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu (theo quy ước).
- HS giải thích, lớp nhận xét, bổ sung.
- 3 em nhắc lại ghi nhớ 
ÂM NHẠC: ÔN TẬP BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH
 TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1
I. MỤC TIÊU.
- Biết hỏt theo gia điệu và đỳng lời ca. Biết hỏt kết hợp vận động phụ hoạ
* Biết đọc bài TĐN.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV.
- Nhạc cụ quen dùng.
- Tập hát bài Reo vang bình minh kết hợp gõ đệm: đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm với 2 âm sắc.
- Đọc nhạc và đàn giai điệu bài TĐN số 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ.(4’)
2. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài (1’)
HĐ1. Ôn tập bài hát: Reo vang bình minh (5’)
- HS hát bài Reo vang bình minh kết hợp gõ đệm: đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm với âm sắc. Sửa lại những chỗ hát sai, thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sách của bài hát.
- Trình bày bài hát bằng cách có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ 
- HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Trình bày bài theo nhóm, hát kết hợp gõ và vận động theo nhạc.
HĐ2. TĐN số 1 - Cùng vui chơi (22’)
1. Giới thiệu bài TĐN
- GV treo bài TĐN số 1 lên bảng.
- Bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp?
- Bài TĐN chia làm 2 câu, mỗi câu có 4 nhịp.
2. Tập nói tên nốt nhạc 
- HS nói tên nốt ở khuông thứ nhất.
- GV chỉ từng nốt ở khuông 2, cả lớp đồng thanh nói tên nốt nhạc.
3. Luyện tập cao độ
- HS nói tên nốt trong bài TĐN từ thấp lê cao (Đô-Rê-Mi-Son).
4. Luyện tập tiết tấu
- GV gõ tiết tấu làm mẫu.
- GV bắt nhịp (1-2), cả lớp cùng đọc tiết tấu kết hợp gõ phách.
5. Tập đọc từng câu
- GV đàn giai điệu cả bài
Đọc câu 1: GV đàn câu thứ nhất 3 lần, lần thứ nhất HS lắng nghe, lần 2 và 3 các em đọc nhẩm theo.
- GV bắt nhịp và đàn để HS đọc câu 1.
- HS xung phong đọc.
- Cả lớp đọc câu 1, GV lắng nghe (không đàn) để sửa chỗ sai cho HS.
- Đọc câu thứ hai tương tự.
6. Tập đọc cả bài
- GV đàn giai điệu cả bài, HS đọc nhạc hoà theo, vừa đọc vừa gõ tiết tấu, GV bắt nhịp.
7. Ghép lời ca
- GV đàn giai điệu, nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa kia ghép lời, tất cả thực hiện kết hợp gõ phách. GV bắt nhịp.
- 1 HS đọc nhạc, đồng thời 1 HS hát lời.
- Cả lớp hát lời và gõ phách.
3. Củng cố, kiểm tra (3’)
- GV đàn giai điệu, cả lớp cùng đọc nhạc rồi hát lời kết hợp gõ phách. GV bắt nhịp.
- HS tập gõ phách mạnh, phách nhẹ khi đọc nhạc và hát lời kết hợp gõ phách. GV bắt nhịp.
- HS xung phong trình bày.
- Các tổ đọc nhạc, hát lời và gõ phách. HS tập chép bài TĐN số 1.
- HS ghi bài
- HS hát, gõ đệm
- HS trình bày
- HS trình bày
- HS hát, vận động
- HS ghi bài
- HS theo dõi
- HS trả lời
- HS nhắc lại
- Cả lớp thực hiện
- 1-2 HS 
- cả lớp luyện cao độ
- Cả lớp luyện tiết tấu
- HS lắng nghe
- HS đọc
- 1-2 em đọc
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- 1-2 em đọc
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS gõ theo yêu cầu của GV
- HS trình bày
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS thực hiện
HS chép bài
KĨ THUẬT: THÊU DẤU NHÂN (T1)
I. MỤC TIÊU.
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 5 dấu nhân. Đường thêu không bị đúm.
- Giáo dục HS yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Mẫu thêu dấu nhân.
- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
- Vật liệu và dụng cụ: Vải trắng, kim, chỉ thêu, chỉ len, kéo, phấn màu 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. Bài cũ (4’)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
H. Đính khuy 2 lỗ được thực hiện theo mấy bước ? 
2. Bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài (1’)
- Nêu mục tiêu bài học
HĐ2. Quan sát, nhận xét mẫu (7’)
- GV giới thiêu một số mẫu thêu dấu nhân.
H. Nêu đặc điểm của mẫu thêu dấu nhân ở mặt phải, mặt trái đường thêu ?
H. Em hãy cho biết ứng dụng của thêu dấu nhân ?
- GV giới thiệu mũi thêu dấu nhân trên sản phẩm may mặc 
- GV chốt ý: SGV / 26
HĐ3. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật (20’)
H. Em hãy nhắc lại cách vạch dấu đường thêu dấu nhân ?
H. Hãy so sánh cách vạch dấu đường thêu chữ V với cách vạch dấu đường thêu chữ V
- GV hướng dẫn HS cách bắt đầu thêu theo H 3 , 4
- Lưu ý: Lên kim để bắt đầu thêu tại điểm vạch dấu thứ hai phía bên phải đường dấu.
- GV lưu ý HS :
+ Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên 2 đường kẻ cách đều 
+ Khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ hai dài gấp đôi khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ nhất.
+ Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ,chặt vừa phải để mũi thêu không bị dúm.
- GV quan sát và uốn nắn.
- Hướng dẫn HS quan sát H 5 / SGK để nêu cách kết thúc đường thêu dấu nhân
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- GV hình thành ghi nhớ 
- Về nhà tập thêu dấu nhân 
- Chuẩn bị: Thực hành thêu dấu nhân 
- Nhận xét tiết học.
- HS trình bày sản phẩm 
- 2 HS nêu
- HS nhận xét
- Lắng nghe
- Hoạt động nhóm, lớp
- HS quan sát, so sánh đặc điểm mẫu thêu dấu nhân với mẫu thêu chữ V (mặt phải và mặt trái của thêu dấu nhân)
- Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa 2 đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu.
- Thêu dấu nhân được ứng dụng để thêu trang trí hoặc thêu chữ trên các sản phẩm may mặc như váy, áo, vỏ gối, khăn ăn, khăn trải bàn.
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- HS nêu các bước thêu dấu nhân 
- HS lên bảng thực hiện thao tác vạch dấu đường thêu dấu nhân 
+ Giống: vạch 2 đường dấu nhân song song cách nhau 1 cm
+ Khác: Thêu chữ V vạch dấu các điểm theo trình tự từ trái sang phải, còn điểm vạch dấu các điểm thêu dấu nhân theo chiều từ phải sang trái; các điểm vạch dấu để thêu chữ V nằm so le nhau trên 2 đường vạch dấu , còn các điểm vạch dấu để thêu dấu nhân nằm thẳng hàng với nhau trên 2 đường vạch dấu 
- HS quan sát H 3, 4 và nêu cách bắt đầu thêu và cách thêu các mũi thêu dấu nhân
- HS lên bảng thực hiện các mũi kế tiếp.
- HS lên bảng thực hiện thao tác kết thúc đường thêu dấu nhân. 
- HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.
- Lắng nghe
TUẦN 4:
MĨ THUẬT: BÀI 4: VẼ THEO MẪU
 KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU
I. MỤC TIÊU. 
- HS hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu; biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu.
- HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu khối hộp và khối cầu.
- HS quan tâm tìm hiểu các đồ vật có dạng hình khối hộp và khối cầu.
HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối,hình vẽ gần với mẫu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV - Mẫu khối hộp và khối cầu.	 - Bài vẽ của HS các lớp trước.
HS - Sưu tầm các hình hộp và khối cầu. - Vở tập vẽ, chì, tẩy
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. Tổ chức (1’)
2. Kiểm tra (3’) 
3. Bài mới - Giới thiệu bài: (1’)	 
HĐ1. Quan sát, nhận xét (5’)
 GV đặt mẫu.
- Các mặt của khối hộp giống hay khác nhau ?
- Khối hộp có mấy mặt ?
- Khối cầu có đặc điểm gì ?
- Bề mặt của khối cầu có giống bề mặt của khối hộp không ?
- So sánh độ đậm nhạt của khối cầu và khối hộp.
- Nêu tên một vài đồ vật có hình dáng giống khối hộp hoặc khối cầu.
ÞGVbổ sung, tóm tắt ý chính.
HĐ2. Cách vẽ (5’)
- Nêu cách vẽ khối hộp và khối cầu ?
- Gv gợi ý cách vẽ qua hình minh hoạ. 
HĐ3. Thực hành (15’)
- GVgiao việc cho HS.
- GV quan sát và hướng dẫn HS.
- Đồ dùng học tập	 
- Nêu cách vẽ tranh theo đề tài ?
- HS quan sát.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS có thể đến gần để quan sát về tỉ lệ , khoảng cách, độ đậm nhạt ở 2 vật mẫu.
- HS đọc sgk trang 13.
- HS trả lời.
- HS vẽ khối cầu và khối hộp.
HĐ4. Nhận xét, đánh giá (4’)
- Gv gợi ý HS nhận xét, xếp loại một số bài vẽ tốt và chưa tốt.
- GV bổ sung nhận xét, điều chỉnh xếp loại và khen ngợi, động viên một số HS có bài vẽ tốt.
 - GV nhận xét chung tiết học.
3. Dặn dò (1’)
ĐẠO ĐỨC: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH(T2)
 I. MỤC TIÊU.
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình 
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa 
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình 
- Giáo dục các em tính ngay thẳng trung thực thật thà dũng cảm nhận lỗi 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. Bài cũ (5’)
+ Nhắc lại ghi nhớ tiết 1
2. Bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài 
HĐ2. Xử lý tình huống (BT 3, SGK)(13’)
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lí một tình huống trong bài tập 3.
* GV kết luận: Mỗi tình huống điều có cách giải quyết. Người có trach nhiệm cần phải lựa chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh.
HĐ3. HS tự liên hệ bản thân (14’)
- Gợi ý để mỗi HS nhớ lại một việc làm (dù rất nhỏ) chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm:
+ Chuyện xảy ra như thế nào và lúc đó em sẽ làm gì?
+ Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
*Kết luận: Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì... 
3. Tổng kết dặn dò (3’) 
H. Người có trách nhiệm với việc làm của mình là người như thế nào?
- GV tổng kết bài.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- 3 HS nhắc lại 
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày 
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS trao đổi với bạn bên cạnh về câu chuyện của mình.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- HS tự rút ra bài học.
- 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 - Lắng nghe.
- Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp và với cách thức phù hợp
ÂM NHẠC: HỌC HÁT: BÀI HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH
	 Nhạc và lời: Huy Trân
I. MỤC TIÊU.
- Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết gõ đệm theo tiết tấu bài hát.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng đĩa nhạc bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
- Tranh ảnh minh hoạ bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
- Đệm đàn và hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Học hát: Hãy giữ cho em bầu trời xanh
HĐ1. Giới thiệu bài hát (3’)
- GV giới thiệu tranh minh hoạ
- Các em đã học một số bài hát về chủ đề hoà bình. em nào có thể kể tên một số bài hát đó?
HĐ2. Đọc lời ca theo TT (30’)
1. Nghe hát mẫu
- Cho HS nghe băng .
- HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát.
2. Khởi động giọng
- GV đàn chuỗi âm ngắn, HS nghe và đọc bằng nguyên âm La.
3. Tập hát từng câu
- Tập hát lời 1: lời 1 gồm 2 đoạn, đoạn 1 có 4 câu.
- Đàn giai điệu câu một khoảng 2 – 3 lần.- Bắt nhịp (2-1)
- HS lấy hơi ở đầu câu hát.
- HS khá hát mẫu.
- Cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại. GV hát mẫu những chỗ cần thiết.
- HS tập các câu tiếp theo tương tự.
- HS hát nối các câu hát, thể hiện đúng những nốt ngân dài và trường độ móc đơn chấm dôi-móc kép.
- Đoạn 2 chia làm 2 câu. Tập đoạn 2 tương tự đoạn 1.
- Tập hát lời 2
- Hát lời 2
4. Hát cả bài
- HS tiếp tục sửa những chỗ hát còn chưa đạt, thể hiện đúng chỗ đảo phách và trường độ móc đơn chấm dôi, móc kép.
- HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp (đoạn 1) và theo phách (đoạn 2).
- HS tập hát đúng nhịp độ. Thể hiện sắc thái mạnh mẽ, sôi nổi
HĐ3. Củng cố, kiểm tra (2’)
- HS tập trình bày bài hát với cách hát đối đáp. GV chia lớp thành 2 nửa, đoạn 1 mỗi nửa hát 1 câu đối đáp nhau, đoạn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_mi_thuat_ki_thuat_am_nhac_lop_5_chuong_trinh.doc