Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Bài: Sử dụng tiền hợp lý (Tiết 1)
Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện về việc sử dụng tiền hợp lí
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách sử dụng tiền hợp lí
* Mục tiêu: Nêu được cách sử dụng tiền hợp lí.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Bài: Sử dụng tiền hợp lý (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC SỬ DỤNG TIỀN HỢP LÍ ( T1) (Tiết 1)I. MỤC TIÊU - Nêu được biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí. - Giải thích được vì sao cần phải sử dụng tiền hợp lí. - Nêu được cách sử dụng tiền hợp lí. - Thực hiện được việc sử dụng tiền hợp lí. - Góp ý với bạn bè để sử dụng tiền hợp lí. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. GV chuẩn bị: - Bài hát “Con heo đất”. - Video nhạc bài “Hãy chi tiêu một cách khôn ngoan nhé bạn tôi!” - Phiếu bài tập (HĐ 3) - Mẫu kế hoạch chi tiêu cá nhân (HĐ 5, 6) - Mô hình giá tiền của các đồ dùng hằng ngày (vd: Gạo, rau, thịt, cá, ) 2. HS chuẩn bị: - Thẻ chữ cái đúng- sai. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TG Nội dung các HĐDH Phương pháp – Hình thức tổ chức các HĐDH tương ứng Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 5’ 10’ 8’ 4’ 5’ I. KHỞI ĐỘNG: - HS nghe và hát theo đĩa nhạc bài hát “Con heo đất”. - Trả lời câu hỏi: Bài hát muốn nhắn nhủ điều gì? 2. Khám phá Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện về việc sử dụng tiền hợp lí Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách sử dụng tiền hợp lí * Mục tiêu: Nêu được cách sử dụng tiền hợp lí. -3. Luyện tập. Hoạt động 3: Làm bài tập 1 * Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm thể hiện việc tiêu tiền hợp lí. Hoạt động 4: Làm bài tập 2: Xử lí tình huống * Mục tiêu: HS lựa chọn và đưa ra được cách xử lí phù hợp khi gặp tình huống trong thực tế. Hoạt động 5. Chia sẻ về cách sử dụng tiền hợp lí. * Mục tiêu: - Chia sẻ về những biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí. - Giải thích được vì sao cần phải sử dụng tiền hợp lí. - GV nhận xét, dẫn vào bài học GV giới thiệu bài. . (Câu chuyện/ thông tin/ dữ liệu có nội dung sử dụng tiền hợp lí) -* Cách tiến hành: - GV giới thiệu cho HS chúng ta sẽ xem 1 video về cách chi tiêu hợp lí. Video này sẽ trả lời cho câu hỏi “Tôi có tiền, tôi phải làm gì với nó?” - GV chiếu video âm nhạc sau “Hãy chi tiêu một cách khôn ngoan nhé bạn tôi!” - GV hỏi các câu hỏi liên quan tới video vừa xem. Mời vài HS trả lời trước khi đưa ra đáp án. + Điều gì xảy ra khiến ban nhạc Cha Ching thấy cần phải chi tiêu một cách khôn ngoan? + Các nhân vật đã làm gì để chi tiêu một cách khôn ngoan? + Lựa chọn của các bạn ấy là gì? Các bạn ấy đã làm gì? Tại sao? + Cuối cùng điều gì đã xảy ra? Điều ấy là tốt hay xấu? tại sao? + Chi tiêu một cách hợp lí/khôn ngoan là như thế nào? - GV kết luận: Tiền bạc, của cải là mô hôi công sức của bao người lao động. Vì vậy cần lập kế hoạch chi tiêu hợp lí tránh sử dụng lãng phí. “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.” * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc bài tập 1. - Nêu yêu cầu bài tập để Bài 1. Khoanh vào chữ cái trước những ý đúng thể hiện việc sử dụng tiền hợp lí. a. Nhà bạn có kinh tế khó khăn nhưng bạn thích mua hàng hiệu. b. Cần có kế hoạch chi tiêu hợp lí phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của gia đình. c. Hàng tháng gia đình chi tiêu hết số tiền kiếm được. d. Dừng lại và suy nghĩ trước khi mua một món đồ. e. Tiết kiệm chi tiêu không có nghĩa là keo kiệt. - GV mời HS giơ thẻ và trình bày ý kiến. - GV chốt đáp án đúng: b, d, e. - GV hỏi thêm: + Em còn biết thêm những việc làm nào để thể hiện việc sử dụng tiền hợp lí? - GV kết luận: Việc sử dụng tiền hợp lí sẽ giúp cho kinh tế gia đình được ổn định và cũng là một cách tiêu tiền thông minh. * Cách tiến hành: - GV chia nhóm, cho HS bốc thăm các tình huống. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, lựa chọn cách xử lí trong các tình huống đã cho. + Tình huống 1: Tuy mới học lớp 5 nhưng Nam đã đòi cha mẹ mua sắm cho nhiều đồ đắt tiền như máy nghe nhạc MP3, máy ảnh kĩ thuật số và cả điện thoại di động để mong mình trở thành sành điệu trước mắt bạn bè. Từ khi có những đồ dùng đó, Nam chỉ ham mê nghe nhạc, nhắn tin mà sao nhãng học tập. Em nhận xét như thế nào về biểu hiện của Nam? Nếu em là bạn của Nam em sẽ khuyên bạn điều gì? + Tình huống 2: Hôm nay mẹ đi vắng, mẹ cho Lan 100.000 đồng để mua thức ăn chuẩn bị cho cả ngày. Nếu là Lan em sẽ chi tiêu như thế nào? - HS thảo luận nhóm 4. - HS bày tỏ ý kiến. - HS nhận xét. - GV kết luận. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS chia sẻ cặp đôi theo yêu cầu sau: + Em đã sử dụng tiền tiết kiệm của mình vào những việc gì? + Vì sao em lại sử dụng tiền vào những việc đó? - Gọi HS chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét. - GV nhận xét và kết luận: Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều việc chúng ta phải sử dụng đến tiền như: ăn uống, sinh hoạt, học hành, Vì vậy chúng ta phải biết tiêu tiền một cách hợp lí hay nói cách khác là phải biết tiêu tiền một cách khôn ngoan. Ở lớp 4 các em đã được học bài “Tiết kiệm tiền của”, bài học hôm nay chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu về cách tiêu tiền hợp lí. HS hát 2-3 HS trả lời - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS xem clip. - Trả lời: Loa của các bạn ấy bị hỏng nên các bạn ấy cần phải chi tiêu một cách khôn ngoan để mua được bộ loa mới. - Trả lời: Chọn những gì họ cần và muốn, dành thời gian để mua sắm xung quanh và so sánh giữa các lựa chọn. - Trả lời: Bàn phím mua tại cửa hàng hoặc đặt trước trên mạng. Các bạn ấy đặt trước trên mạng vì nó rẻ hơn. -Trả lời: Mọi thứ rất tốt đẹp cuối cùng ban nhạc đã tiết kiệm đủ tiền và mua loa ở mức giá thấp nhất thậm chí còn thừa tiền tiết kiệm. - - Trả lời: Dừng lại và suy nghĩ trước khi chi tiêu, hiểu nhu cầu và mong muốn là gì trước khi mua sắm, so sánh và kiểm tra các phương án khác trước khi quyết định, tập trung vào mục tiêu trước khi bị cám dỗ - HS hiểu cách làm. HS làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm đôi. - HS phát biểu. - HS nhận xét. - HS phát biểu. - HS nhận xét. - HS phát biểu. - HS nhận xét. - HS phát biểu. - HS nhận xét. 3 III – Củng cố, dặn dò: MT: HS nắm được nội dung bài học và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu. ĐẠO ĐỨC SỬ DỤNG TIỀN HỢP LÍ (T2) (Tiết 2)I. MỤC TIÊU - Nêu được biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí. - Giải thích được vì sao cần phải sử dụng tiền hợp lí. - Nêu được cách sử dụng tiền hợp lí. - Thực hiện được việc sử dụng tiền hợp lí. - Góp ý với bạn bè để sử dụng tiền hợp lí. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. GV chuẩn bị: - Bài hát “Con heo đất”. - Video nhạc bài “Hãy chi tiêu một cách khôn ngoan nhé bạn tôi!” - Mẫu kế hoạch chi tiêu cá nhân (HĐ 5, 6) - Mô hình giá tiền của các đồ dùng hằng ngày (vd: Gạo, rau, thịt, cá, ) 2. HS chuẩn bị: - Thẻ chữ cái đúng- sai. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TG Nội dung các HĐDH Phương pháp – Hình thức tổ chức các HĐDH tương ứng Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 15’ 15’ I. KHỞI ĐỘNG: - HS nghe và hát theo đĩa nhạc bài hát “Con heo đất”. - Trả lời câu hỏi: Bài hát muốn nhắn nhủ điều gì? 2. Khám phá Hoạt động 5. Lập kế hoạch sử dụng tiền hợp lí * Mục tiêu: HS lập được kế hoạch để chi tiêu tiền hợp lí. - Hoạt động 6. Trò chơi “Đi chợ” * Mục tiêu: HS thực hiện được cách sử dụng tiền hợp lí qua trò chơi “Đi chợ”. - GV nhận xét, dẫn vào bài học GV giới thiệu bài. * Cách tiến hành: - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Tình huống: Đến ngày sinh nhật của em, bố mẹ cho 500.000 đồng để tổ chức sinh nhật mời bạn bè đến dự. Em hãy lên kế hoạch sử dụng số tiền đó cho buổi sinh nhật của mình. - Bước 2: HS tự lập kế hoạch chi tiêu theo mẫu sau: STT Tiểu mục Nội dung Số tiền Ghi chú 1 2 Tổng - Bước 3: Nhóm chia sẻ, thảo luận. - Bước 4: HS chia sẻ trước lớp. - Bước 5: Đánh giá. * Cách tiến hành: - GV nêu luật chơi. - Tổ chức cho HS chơi. - HS chơi. - HS nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. *VD: - GV chuẩn bị mô hình giá tiền của các đồ dùng hằng ngày (vd: Gạo, rau, thịt, cá, ) - Mỗi HS được giao 100.000đ, sử dụng số tiền đó để chuẩn bị 1 bữa ăn cho gia đình có 4 người. - Lưu ý: Mỗi nhóm thực phẩm GV để ở 4 góc lớp (Thẻ ghi tên thực phẩm, không cần vật thật.) HS hát 2-3 HS trả lời - HS lắng nghe. . 3 III – Củng cố, dặn dò: MT: HS nắm được nội dung bài học và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_5_bai_su_dung_tien_hop_ly_tiet_1.doc