Giáo án Chính tả Lớp 5 - Tiết 4: Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ - Võ Thị Nhật Hà
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có ia, iê (BT2,BT3) .
2. Kĩ năng
- Nghe viết chính xác, viết sai không quá 5 lỗi, đúng tốc độ, trình bày sạch đẹp
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm, giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
- GV: Vở, SGK.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 5 - Tiết 4: Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ - Võ Thị Nhật Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH TẢ (Tiết 4): NGHE – VIẾT: ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . - Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có ia, iê (BT2,BT3) . 2. Kĩ năng - Nghe viết chính xác, viết sai không quá 5 lỗi, đúng tốc độ, trình bày sạch đẹp 3. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 4. Phẩm chất - Chăm chỉ, trách nhiệm, giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. II. Đồ dùng dạy học - GV: SGK, bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần. - GV: Vở, SGK. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động - GV cho HS tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” với nội dung: + Cho câu văn: “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hoà bình”. + Hãy viết phần vần của các tiếng trong câu văn trên vào mô hình cấu tạo vần. + Nêu quy tắc đánh dấu thanh trong các tiếng của câu văn trên. - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Hoạt động khám phá *MT: Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. *PP: Hỏi đáp, thực hành. *CTH: - GV gọi HS đọc toàn bài chính tả. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài: + Vì sao Ph.răng Đơ Bô-en lại chạy sang hàng ngũ quân đội ta? + Chi tiết nào cho thấy ông rất trung thành với đất nước Việt Nam ta? - GV yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó. - GV cho HS luyện viết từ khó. - GV nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi viết. - GV đọc HS viết. - GV yêu cầu HS soát lỗi. - GV nhận xét. 3. Hoạt động thực hành *MT: Củng cố về mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng. *PP: Hỏi đáp, thực hành. Bài 2 *MT: Củng cố về mô hình cấu tạo vần. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét. - GV hỏi: Các tiếng vừa làm có gì giống nhau và khác nhau? - GV nhận xét, chốt ý. Bài 3 *MT: Củng cố quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS tìm thêm một số ví dụ cho quy tắc trên. - GV nhận xét. 4. Hoạt động vận dụng - Em hãy nêu quy tắc đánh dấu thanh các tiếng của cá từ sau: khoáng sản, thuồng luồng, luống cuống. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS tham gia chơi. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi vở. - HS đọc toàn bài chính tả. - HS tìm hiểu nội dung bài: + Ph.răng Đơ Bô-en lại chạy sang hàng ngũ quân đội ta vì ông nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược - Chi tiết cho thấy ông rất trung thành với đất nước Việt Nam ta Bị bắt: dụ dỗ, tra khảo nhưng ông nhất định không khai. - HS nêu các từ ngữ khó: Ph.răng Đơ Bô-en, phi nghĩa, chiến tranh, Phan Lăng, dụ dỗ - HS luyện viết từ khó. - HS lắng nghe. - HS viết. - HS soát lỗi. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS làm bài. + Giống: 2 tiếng đều có âm chính có 2 chữ cái (đó là nguyên âm đôi). + Khác: . tiếng nghĩa: không có âm cuối. . tiếng chiến: có âm cuối. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS làm bài: + Dấu thanh được đặt trong âm chính. + Dấu thanh đặt ở âm chính, tiếng “chiến” có âm cuối nên dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 nguyên âm đôi; “nghĩa” không có âm cuối dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 1 của nguyên âm đôi. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS tìm thêm một số ví dụ. - HS lắng nghe. - HS nêu. - HS lắng nghe và thực hiện. Điều chỉnh – bổ sung
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_chinh_ta_lop_5_tiet_4_anh_bo_doi_cu_ho_goc_bi_vo_thi.docx