Giáo án Chính tả Lớp 5 - Tiết 30+31 - Võ Thị Nhật Hà
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Nghe – viết đúng bài chính tả Cô gái của tương lai, viết đúng các từ dễ viết sai (ví dụ: in-tơ-nét), tên riêng nước ngoài, tên tổ chức.
2. Kĩ năng
- Nghe- viết chính xác, đúng tốc độ, trình bày bài viết sạch đẹp, chữ viết rõ ràng.
- Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng; tổ chức (BT2, 3)
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ.
- GV: Vở, SGK.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 5 - Tiết 30+31 - Võ Thị Nhật Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH TẢ (Tiết 30) NGHE – GHI: CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức - Nghe – viết đúng bài chính tả Cô gái của tương lai, viết đúng các từ dễ viết sai (ví dụ: in-tơ-nét), tên riêng nước ngoài, tên tổ chức. 2. Kĩ năng - Nghe- viết chính xác, đúng tốc độ, trình bày bài viết sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. - Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng; tổ chức (BT2, 3) 3. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 4. Phẩm chất - Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. II. Đồ dùng dạy học - GV: SGK, bảng phụ. - GV: Vở, SGK. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động - GV cho HS viết: Anh hùng Lao động, Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh. - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Hoạt động khám phá *MT: Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức. *PP: Hỏi đáp, thực hành. - GV gọi HS đọc toàn bài chính tả. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đoạn thơ là gì? - GV yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó. - GV cho HS luyện viết từ khó. - GV nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi viết. - GV đọc HS viết. - GV yêu cầu HS soát lỗi. - GV nhận xét. 3. Hoạt động thực hành *MT: Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng; tổ chức. *PP: Luyện tập thực hành, thảo luận, hỏi đáp Bài 2: *MT: HS củng cố lại qui tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, biết 1 số huân chương của nước ta. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS hãy đọc các cụm từ in nghiêng trong đoạn văn? - GV yêu cầu HS viết lại các cụm từ in nghiêng đó cho đúng chính tả. - GV nhận xét. - GV gọi HS đọc lại bài tập. - GV hỏi: + Vì sao em lại viết hoa những chữ đó? + Tên các huy chương, huân chương, danh hiệu được viết như thế nào? - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS quan sát bảng quy tắc: Tên các huân chương, huy chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Bài 3 MT: HS củng cố lại qui tắc viết hoa tên các huân chương của nước ta. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV cho HS làm bài. - GV nhận xét. - GV gọi HS đọc lại bài tập. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS viết. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi vở. - HS đọc toàn bài chính tả. - HS nêu: Bài giới thiệu Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người của tương lai. - HS nêu: in-tơ-nét, Ốt-xtrây-li-a, trôi chảy, mẫu người, . . . - HS luyện viết từ khó. - HS lắng nghe. - HS viết. - HS soát lỗi. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS đọc. - HS làm bài: Anh hùng Lao động Anh hùng Lực lượng vũ trang Huân chương Sao vàng Huân chương Độc lập hạng Ba Huân chương Lao động hạng Nhất Huân chương Độc lập hạng Nhất Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc lại bài tập. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS làm: a) Huân chương cao quý nhất của nước ta là Huân chương Sao vàng. b) Huân chương Quân công là huân chương giành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích trong chiến đấu và xây dựng quân đội. c) Huân chương Lao động là huân chương giành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích trong lao động sản xuất. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc lại bài tập. - HS lắng nghe và thực hiện. Điều chỉnh – bổ sung CHÍNH TẢ (Tiết 31) NGHE – GHI: TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức - Nghe – viết đúng bài chính tả Tà áo dài Việt Nam, Không mắc quá 5 lỗi trong bài. 2. Kĩ năng - Nghe- viết chính xác, đúng tốc độ, trình bày bài viết sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. - Biết viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương. (BT2, BT3b). 3. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 4. Phẩm chất - Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. II. Đồ dùng dạy học - GV: SGK, bảng phụ. - GV: Vở, SGK. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động - GV cho HS chơi trò chơi Viết nhanh, viết đúng tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng: Huân chương Lao động, Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công, Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân. - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Hoạt động khám phá *MT: Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức. *PP: Hỏi đáp, thực hành. - GV gọi HS đọc toàn bài chính tả. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đoạn thơ là gì? - GV yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó. - GV cho HS luyện viết từ khó. - GV nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi viết. - GV đọc HS viết. - GV yêu cầu HS soát lỗi. - GV nhận xét. 3. Hoạt động thực hành MT: Biết viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương PP: Luyện tập thực hành, thảo luận, hỏi đáp Bài 2 * MT: HS biết xếp các huân chương, danh hiệu, giải thưởng phù hợp với các hạng mục giải thưởng/danh hiệu - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS hãy đọc các cụm từ trong ngoặc đơn? - GV yêu cầu HS viết lại các cụm từ đó vào vị trí thích hợp. - GV nhận xét. - Gọi HS đọc lại bài tập. Bài 3b *MT:HS củng cố lại qui tắc viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương của nước ta. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV cho HS làm bài. - GV nhận xét. - GV gọi HS đọc lại bài tập. - GV hỏi: + Vì sao em lại viết hoa những chữ đó? + Tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương được viết như thế nào? - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS quan sát bảng quy tắc: Tên các huân chương, huy chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS viết. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi vở. - HS đọc toàn bài chính tả. - HS nêu: Đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền, áo dài tân thời của phụ nữ Việt Nam. - HS nêu: khuy, bỏ buông, thế kỉ XX, cổ truyền, - HS luyện viết từ khó. - HS lắng nghe. - HS viết. - HS soát lỗi. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS đọc. - HS làm bài: a. Giải thưởng trong các kì thi văn hoá, văn nghệ, thể thao - Giải nhất: Huy chương Vàng - Giải nhì : Huy chương Bạc - Giải ba :Huy chương Đồng b. Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng: - Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân - Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Ưu tú c. Danh hiệu dành cho cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc hằng năm: - Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng, - Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc lại bài tập. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS làm: a. Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, Huy chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam. b. Huy chương Đồng Toán quốc tế, Huy chương Vàng. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc lại bài tập. - HS trả lời. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện. Điều chỉnh – bổ sung
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_chinh_ta_lop_5_tiet_3031_vo_thi_nhat_ha.docx