Giáo án Chính tả Lớp 5 - Tiết 23: Cao Bằng - Võ Thị Nhật Hà

Giáo án Chính tả Lớp 5 - Tiết 23: Cao Bằng - Võ Thị Nhật Hà

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng hình thức 4 khổ thơ của bài Cao Bằng. Bài viết không mắc quá 5 lỗi.

- Nắm vững qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2, 3).

2. Kĩ năng

- Nghe viết chính xác, viết sai không quá 5 lỗi, đúng tốc độ, trình bày sạch đẹp.

* GDMT: Giúp HS thấy được vẻ đẹp kỳ vỹ của cảnh vật Cao Bằng; của Cửa gió Tùng Chinh (Đoạn thơ ở BT3), từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước.

- Điều chỉnh thành chính tả nhớ - ghi.

3. Năng lực

 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

4. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK, bảng phụ.

- GV: Vở, SGK.

 

docx 2 trang cuongth97 08/06/2022 5320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 5 - Tiết 23: Cao Bằng - Võ Thị Nhật Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH TẢ (Tiết 23) NHỚ – GHI: CAO BẰNG
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng hình thức 4 khổ thơ của bài Cao Bằng. Bài viết không mắc quá 5 lỗi.
- Nắm vững qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2, 3).
2. Kĩ năng
- Nghe viết chính xác, viết sai không quá 5 lỗi, đúng tốc độ, trình bày sạch đẹp.
* GDMT: Giúp HS thấy được vẻ đẹp kỳ vỹ của cảnh vật Cao Bằng; của Cửa gió Tùng Chinh (Đoạn thơ ở BT3), từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước.
- Điều chỉnh thành chính tả nhớ - ghi.
3. Năng lực
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất 
- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ.
- GV: Vở, SGK.	
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS tổ chức thi viết: Hải Phòng, Quảng Trị, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi.
 - GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng. 
2. Hoạt động khám phá
*MT: Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức.
*PP: Hỏi đáp, thực hành.
- GV gọi HS đọc toàn bài chính tả.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài.
+ Những từ ngữ, chi tiết nào nói lên địa thế của Cao Bằng?
+ Em có nhận xét gì về con người Cao Bằng? 
- GV yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó.
- GV cho HS luyện viết từ khó.
- GV nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi viết.
- GV đọc HS viết.
- GV yêu cầu HS soát lỗi.
- GV nhận xét.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Nắm vững qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam 
*PP: Luyện tập thực hành, thảo luận, trò chơi.
Bài 2
*MT: HS biết viết hoa đúng các tên người..
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV cho HS làm bài vào phiếu bài tập.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV gọi HS đọc lại bài tập.
- GV hỏi: Em hãy nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam?
- GV nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
Bài 3
*MT: HS viết hoa đúng tên địa lí Việt Nam.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV cho HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài tập.
Hoạt độngcuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia thi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài chính tả.
- HS tìm hiểu nội dung bài:
+ Nhưng chi tiết nói lên địa thế của Cao Bằng là: Sau khi qua Đèo Gió, lại vượt Đèo Giàng, lại vượt Đèo Cao Bắc
+ HS trả lời.
- HS nêu.
- HS luyện viết từ khó.
- HS lắng nghe.
- HS viết.
- HS soát lỗi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS làm bài:
a. Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu.
b. Người lấy thân mình làm giá súng trong chiến dịch Điện Biên Phủ là anh Bế Văn Đàn.
c. Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mìn trên cầu Công Lý mưu sát Mắc Na- ma- ra là anh Nguyễn Văn Trỗi.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- Khi viết tên người tên địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS làm bài:
Hai Ngàn, Ngã Ba, Pù Mo, Pù Xai Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chinh_ta_lop_5_tiet_23_cao_bang_vo_thi_nhat_ha.docx