Đề ôn tập môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Cuối tuần 4 - Năm học 2017-2018

Đề ôn tập môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Cuối tuần 4 - Năm học 2017-2018

Bài 1: Mua 6m vải hết 90 000 đồng. Hỏi mua 10m vải như thế hết bao nhiêu tiền?

Bài 2: Có 100 cái bánh dẻo chia đều vào 25 hộp bánh. Hỏi 6 hộp bánh dẻo như thế có bao nhiêu cái bánh dẻo?

Bài 3: Mua 20 quyển vở hết 40 000 đồng. Hỏi Bình mua 21 quyển vở loại đó hết bao nhiêu tiền?

Bài 4: Nếu trung bình cứ 20 giây có 1 em bé ra đời thì có bao nhiêu em bé ra đời trong 1 phút, 1 giờ, 1 ngày?

Bài 5: Hiệu của 2 số là 84. Biết số lớn bằng số bé. Tìm hai số đó.

Bài 6: Một sân vận động có chu vi là 500m. Chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích sân vận động đó.

Bài 7: Một ô tô đi 100 km thì tiêu thụ hết 12 lít xăng. Nếu ô tô đó đi quãng đường 25 km thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng? ( Biết số lít xăng đi mỗi ki-lô-mét là như nhau)

 

docx 3 trang loandominic179 4040
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Cuối tuần 4 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 
A. MÔN TOÁN: Ôn tập về giải toán có lời văn
Bài 1: Mua 6m vải hết 90 000 đồng. Hỏi mua 10m vải như thế hết bao nhiêu tiền?
Bài 2: Có 100 cái bánh dẻo chia đều vào 25 hộp bánh. Hỏi 6 hộp bánh dẻo như thế có bao nhiêu cái bánh dẻo?
Bài 3: Mua 20 quyển vở hết 40 000 đồng. Hỏi Bình mua 21 quyển vở loại đó hết bao nhiêu tiền?
Bài 4: Nếu trung bình cứ 20 giây có 1 em bé ra đời thì có bao nhiêu em bé ra đời trong 1 phút, 1 giờ, 1 ngày?
Bài 5: Hiệu của 2 số là 84. Biết số lớn bằng số bé. Tìm hai số đó.
Bài 6: Một sân vận động có chu vi là 500m. Chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích sân vận động đó.
Bài 7: Một ô tô đi 100 km thì tiêu thụ hết 12 lít xăng. Nếu ô tô đó đi quãng đường 25 km thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng? ( Biết số lít xăng đi mỗi ki-lô-mét là như nhau)
Bài 8: Số dân ở một xã hiện nay là 5000 người. 
a. Với mức tăng hằng năm là cứ 1000 người thì tăng thêm 20 người. Hãy tính xem một năm sau số dân của xã đó tăng thêm bao nhiêu người.
b. Với mức tăng hằng năm là cứ 1000 người thì tăng thêm 14 người. Hãy tính xem một năm sau số dân của xã đó tăng thêm bao nhiêu người.
Bài 9: Bạn Nga mua hai tá bút chì hết 72 000 đồng. Hỏi bạn Lan muốn mua 8 cái bút chì như thế thì phải trả bao nhiêu tiền?
Bài 10: Một người thợ dệt 2 cái áo len hết 30 phút. Với năng suất như vậy, trong 1 giờ 30 phút người thợ dệt được bao nhiêu cái áo?
Bài 11: Một bếp ăn dự trữ đủ gạo cho 80 người ăn trong 30 ngày. Nay có thêm 40 người nữa đến. Hỏi số gạo dự trữ đó đủ ăn trong bao nhiêu ngày? ( Biết mức ăn mỗi người là như nhau)
Bài 12: Có 6 bao gạo, mỗi bao chứa 25 kg gạo. Nếu số gạo đó chia đều vào 5 bao thì mỗi bao chứa số gạo là?
Bài 13: Mẹ hơn con 27 tuổi. Cách đây 4 năm, tuổi con bằng tuổi mẹ. Tính tuổi mỗi người hiện nay. 
Bài 14: May 18 bộ quần áo như nhau hết 54m vải. May 25 bộ quần áo như thế hết bao nhiêu mét vải?
Bài 15: Một đội 20 người trong 1 ngày đào được 70m mương. Nếu bổ sung thêm 40 người nữa cùng đào thì trong 1 ngày sẽ đào được bao nhiêu mét mương?
Bài 16: 15 người làm xong một công việc trong 8 ngày. Với mức làm như vậy, 12 người làm xong công việc đó trong bao nhiêu ngày?
Bài 17: Có một số tiền, nếu mua loại kẹo 5000 đồng một gói thì được 15 gói. Hỏi cũng số tiền đó nếu mua kẹo loại 7 500 đồng thì mua được bao nhiêu gói kẹo?
Bài 18: Hiện nay anh hơn em 6 tuổi. Biết rằng 4 năm nữa tuổi em sẽ bằng 3/5 tuổi anh. Tính tuổi anh và tuổi em hiện nay.
Bài 19: Lúc đầu bác Bình mua 8 kg gạo hết 96 000 đồng, sau đó bác Bình mua thêm 4 kg gạo nữa. Hỏi bác Bình mua gạo hết tất cả bao nhiêu tiền? ( Giá tiền 1 kg gạo không đổi)
Bài 20: Để làm xong một công việc cần 15 người làm trong 8 giờ. Hỏi muốn hoàn thành công việc đó trong 5 giờ thì cần bao nhiêu người? ( mức làm mỗi người là như nhau)
B. MÔN TIẾNG VIỆT: 
Bài 1: Gạch dưới các từ trái nghĩa trong những thành ngữ, tục ngữ sau:
a. Ăn ít nói nhiều b. Xấu gỗ hơn tốt nước sơn c. Trẻ cậy cha, già cậy con
d. Có mới nới cũ	 g. Trước lạ sau quen	 e. Khôn ăn cái, dại ăn nước
h. Thắng không kiêu, bại không nản m. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Bài 2: Điền từ trái nghĩa với mỗi từ cho sẵn dưới đây thành một cặp từ trái nghĩa.
a. Dài/ . b. rộng/ .. c. nông/ .. d. mạnh/ e. đúng/ ..
g. gần/ . h. đoàn tụ/ 	m. chăm chỉ/ .
Bài 3: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu thành ngữ sau:
a. Ba chìm bảy .. 	b. Khôn nhà . chợ	c. Bình cũ rượu ..
d. Chân cứng đá e. Đầu voi đuôi 	h. Nói trước quên 
Bài 4: Đặt câu với 2 từ sau: Chăm chỉ, Lười biếng.	
Bài 5: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau :
 thật thà, giỏi giang,cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết, hoà bình.
Dàn ý cho bài văn tả quang cảnh trường em trước buổi học
Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả (trường em) 
- vào lúc nào (buổi sáng, trước giờ vào học) 
- từ vị trí nào (từ ngoài cổng bước dần vào trường)
Thân bài: a) Tả bao quát:
Nhìn từ xa, ngôi trường như một cánh cổng thần kì đưa em đến với biết bao điều mới lạ.Mọi cảnh vật dường như sáng hơn, đẹp hơn bởi ánh nắng ban mai mát dịu.
b) Tả chi tiết: 
Cả khu trường như người mới ngủ dậy vẫn còn chưa thật tỉnh giấc. Sân trường rộng thênh thang mới có lác đác đôi ba nhóm bạn. Văn phòng đã mở cửa, nhưng vẫn chưa làm việc. Các phòng học, lớp đã mở cửa, thấp thoáng bóng đôi ba người, lớp còn đóng im ỉm. Bao trùm lên mọi cảnh vật vẫn là một sự vắng vẻ, im lìm. Tưởng chừng như mọi người, mọi vật đều cố không để gây ra tiếng động.
Sân trường: sạch sẽ, không có lấy một cọng rác, một tờ giấy vụn. Nắng chiếu từng vệt trên ngọn cây. Hàng ghế đá đặt dọc tường hoa chỉ có vài ba bạn đang ngồi ôn bài. Dưới gốc cây bàng với những tán lá tròn xoe như ba cái dù to ai nghịch xếp chồng lên nhau, một bạn đến sớm đang xem lại bài học.
Khung cảnh một lúc càng sôi nổi, nhộn nhịp bởi học sinh đến trường ngày càng đông.
Lớp học: các bạn trực nhật đang vội vã làm nốt công việc vệ sinh phòng học, bàn ghế để chuẩn bị cho buổi học sớm.
Một lúc sau, tiếng trống quen thuộc báo hiệu giờ vào lớp cất lên.
Các học sinh tập trung trước sân trường để chuẩn bị tập thể dục đầu giờ, rồi sau đó vào lớp học một tiết học đầy hứng thú.
Kết bài: 
Cảm xúc và suy nghĩ của em về ngôi trường: Quang cảnh buổi sáng ở trường thật đẹp. Mai đây, dù cho phải xa ngôi trường thân yêu này, thế nhưng em vẫn nhớ về những thời gian em đã được học với thầy cô, với mái trường đầy thân thương.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_mon_toan_va_tieng_viet_lop_5_cuoi_tuan_4_nam_hoc_2.docx