Bộ đề đề xuất kiểm tra Cuối học kì I Các môn - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Tân Hiệp (Có đáp án)

Bộ đề đề xuất kiểm tra Cuối học kì I Các môn - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Tân Hiệp (Có đáp án)

Câu 1: Trong câu chuyện trên có các nhân vật:

 A. Người kể chuyện (tác giả) và cậu bé bán diêm.

 B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu.

 C. Người kể chuyện và Rô – be.

 D. Người kể chuyện, tác giả và cậu bé bán diêm.

 Câu 2: Người khách (người kể chuyện) đưa đồng tiền vàng cho cậu bé bán diêm vì:

 A. Ông không có tiền lẻ.

 B. Ông thương cậu bé nghèo.

 C. Người khách muốn cho tiền cậu bé nghèo.

 D. Ông tin cậu bé sẽ làm như cậu nói, quay lại trả tiền thừa.

 Câu 3: Rô – be không tự mang trả tiền thừa cho khách vì:

 A. Rô – be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà.

 B. Rô – be bị bệnh đang nằm ở nhà.

 C. Rô – be bị tai nạn, đang nằm ở bệnh viện.

 D. Rô – be không thể mang trả ông khách được.

 Câu 4: “ thoáng một nổi buồn. ”, Từ trái nghĩa với từ “ buồn ” là:

 A. Vui vẻ

 B. Buồn rầu

 C. Bất hạnh

 D. Hạnh phúc

 

doc 14 trang loandominic179 4410
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề đề xuất kiểm tra Cuối học kì I Các môn - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Tân Hiệp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học Tân Hiệp Bộ đề đề xuất kiểm tra Cuối HKI
Khối : 5 Năm học : 2019 - 2020
 Môn : Tiếng việt (phần đọc thầm )
 Thời gian : 20 phút ( không kể thời gian 
 giao đề )
	I. Em hãy đọc thầm bài đọc sau :
ĐỒNG TIỀN VÀNG
Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:
- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.
- Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả cho ông ngay.
Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự :
- Thật chứ ?
- Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu.
Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu đồng tiền vàng.
Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nổi buồn.
- Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô – be cháu một đồng tiền vàng không ạ?
Tôi khẽ gật đầu, cậu bé tiếp :
- Thưa ông, đây là tiền của ông. Anh Rô – be sai cháu mang đến. Vì anh cháu bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà nên anh ấy không thể mang trả ông được.
Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong một cậu bé nghèo.
 (Theo Truyện khuyết danh nước Anh)
	Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:
	Câu 1: Trong câu chuyện trên có các nhân vật:
	A. Người kể chuyện (tác giả) và cậu bé bán diêm.
	B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu.
	C. Người kể chuyện và Rô – be.
	D. Người kể chuyện, tác giả và cậu bé bán diêm.
	Câu 2: Người khách (người kể chuyện) đưa đồng tiền vàng cho cậu bé bán diêm vì:
	A. Ông không có tiền lẻ.
	B. Ông thương cậu bé nghèo.
	C. Người khách muốn cho tiền cậu bé nghèo.
	D. Ông tin cậu bé sẽ làm như cậu nói, quay lại trả tiền thừa.
	Câu 3: Rô – be không tự mang trả tiền thừa cho khách vì:
	A. Rô – be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà.
	B. Rô – be bị bệnh đang nằm ở nhà.
	C. Rô – be bị tai nạn, đang nằm ở bệnh viện.
	D. Rô – be không thể mang trả ông khách được. 
	Câu 4: “ thoáng một nổi buồn. ”, Từ trái nghĩa với từ “ buồn ” là:
	A. Vui vẻ
	B. Buồn rầu
	C. Bất hạnh
	D. Hạnh phúc
	Câu 5: Em hãy tìm các từ láy trong câu: “ Tôi gặp cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp”. 
	Các từ láy có trong câu là:
	A. Cậu bé, rách rưới, gầy gò, xanh xao.
	B. Rách rưới, gầy gò, xanh xao, khẩn khoản.
	C. Tồi tàn, bao diêm, gầy gò, xanh xao.
	D. Ăn mặc, rách rưới, gầy gò, khẩn khoản.
	Câu 6: Trong câu: “ Vì anh cháu bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà nên anh ấy không thể mang trả ông được” Trong câu trên từ “ Vì - nên”là quan hệ từ biểu thị quan hệ:
	A. Giả thiết – kết quả
	B. Tăng tiến
	C. Nguyên nhân – kết quả
	D. Tương phản
	Câu 7: Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu: “ Một hôm, tôi gặp cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi.”
	Trạng ngữ: ..............................................................................................
	Chủ ngữ: ..............................................................................................
	Vị ngữ: ...............................................................................................
	Câu 8: Nêu nội dung chính bài:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN 
B
D
A
A
B
C
ĐIỂM
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
	CÂU 7: Trong câu: “ Một hôm, tôi gặp cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi.” ( 0,5 điểm )
	Trạng ngữ: Một hôm
	Chủ ngữ: tôi 
	Vị ngữ: gặp cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi.”
	CÂU 8: Nội dung chính của bài nói lên tính trung thực, tâm hồn cao đẹp trong một cậu bé nghèo. ( 0,5 điểm )
Trường tiểu học Tân Hiệp Bộ đề đề xuất kiểm tra CHKI 
Khối : 5 Năm học : 2019 - 2020
 Môn : Toán
 Thời gian : 40 phút ( Không kể 
 Thời gian giao đề ) 
I. Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm ) 
Hãy khoanh vào kết quả đúng nhất.
Bài 1:
a) Số “ không đơn vị ba phần trăm” được viết là:
A. 0,3 B. 0,03 C. 0,300 D. 0,003
b) Chữ số 7 trong số thập phân 945,127 có giá trị là:
 A. B. C. D. 
Bài 2: 
a) Số thập phân nào bé nhất?
 A. 3,445 B. 4,454 C. 5,455 D. 6,23
b) Hỗn số 3 được chuyển thành phân số nào?
 A. B. C. D. 
Bài 3: 
a) Kết quả của phép tính: 74,56 – 24,5 = .........là
A. 40,06 B. 50,06 C. 72,11 D. 75,05
b) Phép tính: 24,38 + 9,4 có kết quả là:
A. 33,78 B. 35,78 C. 38,15 D. 41,23
Bài 4: Tính giá trị biểu thức:
 ( 76,46 + 87,54 ) : 2 
 ...............................
Bài 5 : Tìm số tự nhiên X sao cho :
a) 2,9 < X < 3,5 b) 3,25 < X < 4,5
........................ ..........................
Bài 6 : Tim X :
a) X – 5,2 = 1,9 + 3,8 b) X x 1,8 = 72
................................. ...............................
................................. ................................
................................ .................................
Bài 7: Điền kết quả thích hợp vào chỗ chấm: 
a/ 15 tấn 25 kg = .......tạ ....... kg
b/ 4072m = ..... km ...... m
Bài 8: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 100 m chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi và diện tích thửa ruộng đó.
BÀI GIẢI
Bài 9: Trên một mảnh đất, diện tích dùng để làm nhà là 80m2. Diện tích đất còn lại nhiều hơn diện tích đất làm nhà là 240m2. Diện tích đất còn lại bằng bao nhiêu phần trăm diện tích của mảnh đất?
BÀI GIẢI:
Đáp án:
Phần I: trắc nghiệm: ( 3 điểm)
CÂU
1a
1b
2a
2b
3a
3b
Đ.ÁN
B
C
A
D
B
A
ĐIỂM
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Phần II: Tự luận: ( 7 điểm )
Bài 4: Tính giá trị biểu thưc: ( 76,46 + 87,54 ) : 2 
 = 164 : 2 = 82 ( 1 đ )
 Bài 5 : Tìm số tự nhiên X sao cho :
a) 2,9 < X < 3,5 b) 3,25 < X < 4,5
 Vậy X = 3 ( 0,5 đ ) Vậy X = 4 ( 0,5 đ )
 Bài 6 : Tim X ( 1 đ )
a) X – 5,2 = 1,9 + 3,8 b) X x 1,8 = 72
 X – 5,2 = 5,7 X = 72 : 1,8
 X = 5,7 + 5,2 X = 40
 X = 10,9
Bài 7: (1 điểm )
a/ 15 tấn 25 kg = 150 tạ 25kg
b/ 4072m = 4 km 72m
Bài 8: ( 1 điểm ) 
BÀI GIẢI
Chiều rộng thửa ruộng là:
 100 x = 50 ( m ) ( 0,25 đ)
 Chu vi thửa ruộng là:
 ( 100 + 50 ) x 2 = 300 ( m ) ( 0,25 đ )
Diện tích thửa ruộng là:
 100 x 50 = 5000 ( m2 ) ( 0,25 đ )
 Đáp số: Chu vi: 300 m ; diện tích: 5000 m2 ( 0,25 đ )
Bài 9: ( 2 điểm )
BÀI GIẢI
Diện tích đất còn lại là:
 80 + 240 = 320 ( m2 ) ( 0,5 đ ) 
Diện tích của mảnh đất là:
 320 + 80 = 400 ( m2 ) ( 0,5 đ )
 Tỉ số phần trăm của diện tích đất còn lại và diện tích của mảnh đất là:
 320 : 400 = 0,8 ( 0,5 đ )
 0,8 = 80% ( 0,25 đ )
 Đáp số: 80% ( 0,25 đ )
HẾT
Bộ đề đề xuất kiễm tra cuối HKI
Năm học: 2019- 2020
Môn : Khoa học
Thời gian : 40 Phút ( không kể thời gian giao đề )
	I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 
	Khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng
	Câu 1: Khi một em bé mới sinh, dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái?
	A. Cơ quan tuần hoàn. 
	B. Cơ quan tiêu hóa.
	C. Cơ quan sinh dục. 
 	D. Cơ quan hô hấp
	Câu 2: Phụ nữ có thai nên tránh việc nào sau đây:
	A. Ăn uống đủ chất, đủ lượng.
	B. Sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá.
	C. Giữ cho tinh thần thoải mái.
	D. Đi khám thay định kì
	Câu 3: Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu vào khoảng nào?
	A. 10 đến 15 tuổi.
	B. 10 đến 13 tuổi
	C. 15 đến 17 tuổi
	D. 17 đến 20 tuổi.
 Cau 4: Để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì chúng ta không nên làm gì ?
Thường xuyên tắm giặt, gội đầu, thay quần áo
Sử dụng thuốc lá, bia
Ăn uống đủ chất
Tập thể thao
	Câu 5. HIV không lây qua đường nào?
	A. Đường tình dục.
B. Đường máu.
C. Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.
D. Tiếp xúc thông thường.
	Câu 6: Phát biểu nào sau đây về bệnh sốt rét là không đúng?
Là bệnh truyền nhiễm
Là bệnh hiện không có thuốc chữa
Cần giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh để phòng bệnh này
Bệnh này do kí sinh trùng gây ra
	Câu 7: Trong tự nhiên sắt có ở: 
	A. Trong các quặng sắt và trong các thiên thạch. 
	B. Trong nước
	C. Trong các thiên thạch
	D. Trong không khí
	Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phải là của thép?
Dẻo
Dẫn điện
Cách nhiệt
Cứng
Câu 9: Phát biểu nào sau đây về đá vôi là không đúng?
Đá vôi được dùng để sản xuất xi măng
Đá vôi cứng hơn đá cuội
Đá vôi bị sủi bọt khi có a-xít nhỏ vào
Đá vôi được dùng để làm phấn viết
	Câu 10: Xi măng được làm ra từ những vật liệu gì?
	A. Đất sét. 
	B. Đá vôi.
	C. Đất sét, đá vôi và một số chất khác. 
	D. Đất sét và đá vôi
ĐÁP ÁN
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Ý ĐÚNG
C
B
A
B
D
B
A
C
B
C
ĐIỂM
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
( HẾT )
Bộ đề đề xuất kiểm tra cuối HKI
Năm học: 2019- 2020
Môn : Lịch sử - địa lí
Thời gian : 40 Phút ( không kể thời gian giao đề )
	I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 
	Khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng
	Câu 1: Năm 1862, ai là người được nhân dân và nghĩa quân suy tôn là Bình Tây Đại Nguyên Soái ?
 	 A. Tôn Thất Thuyết
 	B. Phan Đình Phùng
 	 C. Trương Định
 	 D. Nguyễn Ái Quốc
	Câu 2: Người tổ chức phong trào Đông Du là:
	A. Phan Châu Trinh
	B. Phan Bội Châu
	C. Nguyễn Tất Thành
 	D. Trương Định
	Câu 3: Nguyễn Thất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào ?
 	A. Ngày 6 – 5 - 1912 tại cảng Nhà Rồng
 	B. Ngày 5 – 6 - 1911 tại cảng Nhà Rồng
 	C. Ngày 15 – 6 - 1913 tại cảng Nhà Rồng
 	D. Ngày 20 – 5 – 1915
	Câu 4: Vào đầu thế kỉ xx, trong xã hội Việt Nam xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:
Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức, ...
Trí thức, viên chức, nông dân
Viên chức, tư sản, trí thức
Công nhân, tiểu tư sản, nhà buôn
	Câu 5: Ông Nguyễn Trường Tộ đã tha thiết đề nghị vua Tự Đức điều gì ?
Đề nghị cho thanh niên Việt Nam sang Nhật du học
Đề nghị không mở rộng quan hệ ngoại giao
Đề nghị không thông thương với người nước ngoài
Đề nghị canh tân để đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu
	Câu 6. Phần đất liền nước ta giáp với các nước:
	A. Trung Quốc, Lào, 
	B. Lào, Thái Lan
	C. Thái Lan, Cam-pu-chia
	D. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia
	Câu 7. Số dân tộc trên đất nước ta là:
54
	B. 55
	C. 56
	D. 64
	Câu 8: Ngành sản xuất chính trong nông nhiệp nước ta là:
Chăn nuôi
Trồng trọt
Trổng rừng
Nuôi và đanh bắt cá, tôm.
	Câu 9: Đường quốc lộ dài nhất nước ta là:
	A. Đường số 5
Đường số 6
Đường quốc lộ 1A
Đường Hồ Chí Minh
	Câu 10: Trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước ta là
 	A. Đà Nẵng
 	B. Hà Nội
 	C. Thành phố Hồ Chí Minh
 	D. Vũng Tàu
( HẾT )
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Ý ĐÚNG
C
B
B
A
D
D
A
B
C
C
ĐIỂM
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_de_xuat_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_cac_mon_nam_hoc_2019_20.doc