Bài tập cuối Tuần 5 Lớp 5

Bài tập cuối Tuần 5 Lớp 5

4. Biết rằng cứ 3 thùng mật ong đựng được 27 lít . Trong kho có 12 thùng, ngoài cửa hàng có 5 thùng. Hỏi tất cả có bao nhiêu lít mật ong?

5. 10 người đắp xong một đoạn đường trong 6 ngày . Hỏi muốn đắp xong đoạn đường đó trong 4 ngày thì phải cần bao nhiêu người ?

6. Một vườn trẻ dự trữ gạo cho 120 em bé ăn trong 20 ngày. Nay có thêm một số em nên số ngày ăn bị giảm đi 4 ngày. Hỏi có thêm bao nhiêu em mới vào?

 

doc 2 trang cuongth97 07/06/2022 3140
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối Tuần 5 Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Môn : Toán
1. Điền số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm
5m2dm = ..... dm
3 tấn 6 tạ = ..... tạ
4km2 62hm2 = ... m2
2m 47mm = .... mm
9 tạ 2 kg = ...... kg
8dam2 4m2 = ..... m2
4575m =.....km .... m
5687kg = ...... tấn ...... kg
6434dam2 = ... hm2 ....dam2
2. Tính :
 3 + 1 - 2 + 3 - 1 + 1 18 + 5 - 7 : 16 
3. Tìm x :
 X ´ = : : x + = 
4. Biết rằng cứ 3 thùng mật ong đựng được 27 lít . Trong kho có 12 thùng, ngoài cửa hàng có 5 thùng. Hỏi tất cả có bao nhiêu lít mật ong?
5. 10 người đắp xong một đoạn đường trong 6 ngày . Hỏi muốn đắp xong đoạn đường đó trong 4 ngày thì phải cần bao nhiêu người ? 
6. Một vườn trẻ dự trữ gạo cho 120 em bé ăn trong 20 ngày. Nay có thêm một số em nên số ngày ăn bị giảm đi 4 ngày. Hỏi có thêm bao nhiêu em mới vào?
7. Hiệu của hai phân số .Phân số thứ nhất gấp 3 lần phân sốthứ hai. Tìm hai phân số đó.
8. Để lắp 3 chiếc xe đạp người ta cần 108 chiếc nan hoa. Hỏi để lắp 7 chiếc xe đạp thì cần bao nhiêu chiếc nan hoa ?
Môn : Tiếng Việt
1. a)Tìm những từ có tiếng bình với nghĩa là không có chiến tranh.
b) Đặt câu với một từ vừa tìm được: 
2. Tìm từ đồng âm trong các câu sau:
 a_ Con ngựa đá con chó đá.
 b_ Chị Ba có nhà mặt đường, buôn bán đường, chào khách ngọt như đường.
3. Nối mỗi câu ở cột A với nghĩa của từ " đông " ở cột B cho phù hợp.
A
B
a. Của không ngon nhà đông con cũng hết.
- "đông" là một từ chỉ phương hướng, ngược với hướng tây.
b. Thịt để trong tủ lạnh đã đông lại rồi.
- " đông" là trạng thái chất lỏng chuyển sang chất rắn.
c. Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy.
- " đông " là từ chỉ số lượng nhiều.
d. Đông qua xuân tới, cây lại nở hoa.
- "đông" chỉ một mùa trong năm, sau mùa thu.
4. Gạch chân các từ trái nghĩa ở mỗi câu thơ, câu thành ngữ, câu tục ngữ sau :
a) Sao đang vui vẻ ra buồn bã
 Vừa mới quen nhau đã lạ lùng 
 (Trần Tế Xương)
c) Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết 
d) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
b) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
 Ra sông nhớ suối có ngày nhớ đêm
 Đời ta gương vỡ lại lành 
 Cây khô cây lại đâm cành nở hoa
 Đắng cay nay mới ngọt bùi
 Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau.
 (Tố Hữu)
đ) Nơi hầm tối là nơi sáng nhất 
 Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam.
e) Sáng ra bờ suối, tối vào hang
 Cháo bẹ măng tre vẫn sẵn sàng 
 (Hồ Chí Minh)
5. Em hãy viết bài văn tả ngôi nhà nơi em đang sống
	1. Mở bài:
- Giới thiệu địa điểm ngôi nhà 
- Giới thiệu những đặc điểm dễ nhận biết nhất của ngôi nhà
 Ví dụ 1. Mỗi người đều có một mái ấm của riêng mình, một căn nhà nhỏ ấm cúng lưu giữ những tuổi thơ của mình. Em cũng vậy. Căn nhà của gia đình em bố em xây cách đây 5 năm, đến nay vẫn còn rất chắc chắn, nó nằm trong một con ngõ nhỏ gần ủy ban phường.
2.Thân bài
 Ý 1: Miêu tả bao quát ngôi nhà.
- Nhà lớn hay nhỏ ? Cũ hay mới ? Được làm bằng gì? (Xây kiên cố bằng * gạch hay được làm bằng gỗ, bằng tre?) 
- Hình dáng của nó? (Chữ nhật, hình hộp, hình chữ L hay chữ T, nhà ngang hay nhà ống...)
Ví dụ: Căn nhà hình hộp chữ nhật, hai tầng tương đối rộng rãi. Nó được xây cách đây 5 năm do chính bố em thiết kế theo kiểu nhà ống, nhưng trông ngôi nhà vẫn còn mới. Nó được khoác lên mình tấm áo màu xanh da trời tươi sáng. Cánh cửa chính và cửa sổ được hai chị em em lau chùi thường xuyên nên trông sạch sẽ và sáng bóng. 
 Ý 2: Miêu tả đặc điểm của ngôi nhà: 
 (Miêu tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.)
- Cổng nhà, sân nhà( ví dụ:Trước khi vào nhà phải qua một cổng sắt để dẫn vào sân. Sân nhà em tuy không rộng lắm nhưng bố em cũng trồng mấy bồn hoa ở góc sân. Sắc hoa rực rỡ tô điểm thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà).
- Các phòng trong nhà: mấy phòng? Những phòng nào? Cách trong mỗi phòng thế nào? Cách bài trí trong từng phòng ra sao? Gắn bó với các sinh hoạt cùa gia đình và bản thân em như thế nào? ( Ví dụ: Bước vào nhà, đầu tiên là phòng khách. Phòng khách được sơn màu vàng nhạt dịu êm. Nền nhà lát gạch hoa vừa đẹp lại vừa trang nhã. Đồ đạc ở phòng khách tuy đơn sơ nhưng được bố mẹ xếp đặt gọn gàng nên cũng vui mắt. Đối diện với bàn uống nước là một cái tủ trang trí để ti vi. Sau bữa cơm tối, cả nhà em thường quây quần tại đây để trò chuyện hoặc xem ti vi.Kế với phòng khách là phòng ngủ của bố mẹ. Cuối cùng là phòng bếp và phòng vệ sinh. Phòng bếp tuy hơi nhỏ nhưng với bàn tay khéo léo của mẹ nên đồ đạc lúc nào cũng gọn gàng ngăn nắp. Trên gác là phòng của hai chị em em. Em được bố mẹ mua cho một bộ bàn ghế đặt ngay gần cửa sổ thoáng mát. Tuy ngôi nhà không có nhiều đồ sang trọng nhưng mỗi khi trở về nhà em lại cảm thấy thật thoải mái và ấm cúng.) 
 	3. Kết bài: Nêu tình cảm của em đối với ngôi nhà ấy.
Ví dụ:Ngôi nhà là tổ ấm của gia đình em. Nơi ấy em được yêu thương, che chở trong vòng tay của bà và bố mẹ. Dù đi đâu xa em cũng muốn nhanh chóng được trở về với ngôi nhà thân yêu của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_cuoi_tuan_5_lop_5.doc