Bài tập cuối Tuần 24 Khối 5

Bài tập cuối Tuần 24 Khối 5

Trắc nghiệm

Bài 1: Chữ số gạch chân trong số thập phân 2,574 có giá trị là :

a. 7 b. 0,7 c.0,07 d. 0,007

Bài 2: trong sân có 14 xe máy và 40 xe đạp . tỉ số phần trăm của xe máy và xe đạp là :

a.35% b. 15% c.5% d.25%

Bài 3 : Một hình thang có tổng số đo hai cạnh đáy là 6,5 m chiêu cao 3,4 m .Diện tích hình thang đó là .

a.22,1m2 b.11,05 m2 c.22,1cm2 d. 11,05 cm2

 

doc 4 trang cuongth97 07/06/2022 4080
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối Tuần 24 Khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài
Trắc nghiệm 
Bài 1: Chữ số gạch chân trong số thập phân 2,574 có giá trị là :
a. 7 b. 0,7 c.0,07 d. 0,007
Bài 2: trong sân có 14 xe máy và 40 xe đạp . tỉ số phần trăm của xe máy và xe đạp là :
a.35% b. 15% c.5% d.25%
Bài 3 : Một hình thang có tổng số đo hai cạnh đáy là 6,5 m chiêu cao 3,4 m .Diện tích hình thang đó là .
a.22,1m2 b.11,05 m2 c.22,1cm2 d. 11,05 cm2
II Tự luận
Bài 1:Tính 
3,2- ( 2,08+ 0,75)
2,75 + 1,8 x 2,3
Bài 2:Tìm x.
 X x 3,2 =13,76 X : 2,3 =0,75 + 1,3
Bài 3: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,2 dm ,chiều cao 1,8 dm ,diện xung quanh 6 dm2
 Tính diện tích toàn phần và thể tích của hình đó ?
TOÁN
Bài 1: Tính A, biết A = 46,8 + 9,15 x 46,8 + 90,85 x 46,8 .
 Bài 2: Một trường học có 864 em. Số em nữ chiếm 54% số em của toàn trường. Vậy số em nam của trường đó là bao nhiêu ?
Bài 3: T×m y:
 y + y : + y : = 252.
 75% x y + x y + y = 30
Bài 4: Cho hình thang ABCD có đáy bé là AB. Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại E. Tính diện tích hình thang đó, biết rằng diện tích hình tam giác AEB là 7,5 cm2 và diện tích hình tam giác BEC gấp 2 lần diện tích tam giác AEB.
Bài 5: Tính giá trị biểu thức sau : 45,85 : 25 x 0,001 + 78,1 – 3,3
 Bài 6: Điền số hoặc đơn vị thích hợp vào chỗ chấm.
45,89 ha = .. a	98,621 tấn = ... dag	21,09 hm = .. dam . m
36,897 m = ..... m 897 mm	4,533 yến = . kg 33 dag	12 tạ = 30/25 ..
Câu 1 : (1điểm) Lớp 5A có 12 học sinh nam và 24 học sinh nữ. Tỉ số phần trăm của số học sinh nam so với học sinh nữ là :
A. 200% B. 50% C. 1200% D. 3600%
Câu 2 : (1điểm)
a/ 1,5 giờ = phút
A. 1 giờ 2 phút B. 1giờ 5 phút C. 90 phút D. 1giờ 50 phút
b/ Năm 2017 thuộc thế kỉ mấy ?
A. 12 B. 19 C. 20 D. 21
 Câu 3 : (1điểm) Hình thang ABCD có độ dài hai đáy 6dm và 4dm, chiều cao 3dm. Diện tích hình thang ABCD là :
A. 15 dm2 B. 30 dm2 C. 36 dm2 D. 72 dm2
Câu 4 : (1điểm)
a/ Chu vi hình tròn có đường kính d = 3 dm là :
A. 9,42 dm B. 18,84 dm C. 28,26 dm D. 6,14 dm
b/ Diện tích hình tròn có bán kính r = 2cm là :
A. 1,14 cm2 B. 5.14 cm2 C. 6,28 cm2 D. 12,56 cm2
Câu 5 : (1điểm)
a/ 13,8 m3 = dm3.
A. 1380 dm3 B. 13800 dm3 C. 138 dm3 D. 13008 dm3 
b/ 6000 dm3 = m3.
A. 600 m3 B. 60 m3 C. 6m3 D. 0,6 m3
Câu 6: (1điểm)
a/ 3 giờ 5 phút + 6 giờ 45 phút b/ 15 ngày 23 giờ - 8 ngày 17 giờ
Câu 7 : Đặt tính rồi tính : 1 điểm
c/ 6,5 giờ x 3 d/ 18, 6 phút : 6
Câu 8 : (1 điểm) .
 	Hình hộp chữ nhật có chiều dài 8 dm, chiều rộng 6dm, chiều cao 4 dm. Tính thể tích hình hộp chữ nhật?
Câu 9: (1 điểm.)
Một cái hộp hình lập phương có cạnh 1,5 dm. Tính thể tích của cái hộp. 
I. Phần trắc nghiệm: (6 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 
1/ Hình lập phương là hình:
Có 6 mặt đều là hình vuông, có 8 đỉnh và 12 cạnh bằng nhau
Có 6 mặt đều là hình chữ nhật, có 8 đỉnh và 12 cạnh bằng nhau.
Có 6 mặt đều là hình chữ nhật, có 12 đỉnh và 8 cạnh.
2/ Số đo 0,015m3 đọc là:
Không phẩy mười lăm mét khối.
Mười lăm phần trăm mét khối
Mười lăm phần nghìn mét khối
3/ Số thích hợp để điền vào chỗ chấm: 0,22 m3 = . dm3 là bao nhiêu?
A. 22 B. 220	 C. 2200 D. 22000 
4/ Tỉ số phần trăm của 32 và 50 là bao nhiêu?
A. 64% B. 65%	 C. 46%4	 D. 63%
5/ 4700cm3 là kết quả của số nào ?
A. 4,7dm3 B. 4,7m3 	 C. 4,7cm3 D. 4,7mm3
6/ 25% của một số là 100. Hỏi số đó là bao nhiêu?
A. 40 B. 400 	 C. 25 D. 250
7/ Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 2cm là:
A. 24cm2 B. 16cm2 	 C. 42cm2 D. 20cm2 
8/ Một hình tròn có bán kính là 6cm thì diện tích là:
A. 113,04cm2 B. 113,03cm2 C. 113,02cm2 D. 113cm2 
9/ Khoanh tròn vào đáp án đúng:
 Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2
 Diện tích hình thang bằng trung bình cộng hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) 
10/ Một mảnh vườn hình thang đáy lớn 20m, đáy nhỏ 15 m, chiều cao 10 m. Tính diện tích của mảnh vườn hình thang đó?
173 m2 B. 174 m2 C 175 m2 
11/ Diện tích của phần tô đậm trong hình chữ nhật dưới đây là:
 A. 20 cm2 12cm
4cm
B. 14 cm2
C. 24 cm2
5cm
D. 34 cm2
PHẦN II : (4 điểm)
Bài 1: (2đ) Đặt tính rồi tính
 a) 605,26 + 217,3 b) 68,4 – 25,7 	c) 9,3 x 6,7 d) 91,08 : 3,6
Bài 2: (1đ) Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 18 cm, chiều rộng 15cm, chiều cao 10cm. Tính thể tích hình hộp chữ nhật đó.	
Bài 3: (1đ) Một hình hộp chữ nhật có thể tích là 216 cm3. Nếu tăng 3 kích thước của hình hộp chữ nhật lên 2 lần thì thể tích của hình hộp chữ nhật mới là:
Bài 4: Một lớp học hình chữ nhật, có chiều dài 9,6 m, chiều rộng 5,4 m, chiều cao 4,8m. 
Người ta quét vôi tường và trần nhà. Hỏi diện tích cần quét vôi là bao nhiêu m2, biết diện tích cửa là 8,6 m2.
Nếu mỗi hs cần 4m3 không khí thì phòng đó có đủ cho 34 hs và 1 gv không?
I. Bài đọc
TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ
Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...
Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn.
... Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm...
 Theo Nguyễn Hoàng Đại
II.Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: (0,5 điểm) Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả “ như hình với bóng” ?
A. Đêm trăng. B. Con đê. C. Đồng ruộng.	 D. Trường học	
Câu 2: (0,5 điểm) Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn?
A. Vì các bạn nhỏ thường vui chơi trên đê.
	B. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.
	C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.
	D. Vì con đê chở che, bao bọc cho dân làng.
Câu 3: (0,5 điểm) Sau bao năm xa quê, lúc trở về, tác giả nhận ra con đê:
	A. Đã có nhiều thay đổi .
	B. Gần như vẫn như xưa.
	C. Không còn nhận ra con đê nữa.
	D. Đẹp hơn trước rất nhiều.
Câu 4: (0,5 điểm) Từ “ chúng” trong câu văn: “Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc.” chỉ những ai?
	A. Trẻ em trong làng.	B. Tác giả bài văn.
	C. Những người lớn. 	D. Con đê sông Hồng.
Câu 5 : (0,5 điểm) Trung thu người lớn thường tổ chức gì cho các em thiếu nhi?
 A. Bày cỗ và lễ hội B. Tham quan C. Đi thăm ông bà D. Chúc tết thầy cô
Câu 6: (0,5 điểm) Câu “Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau.” có mấy từ dùng để so sánh?
	 A. Một từ B. Hai từ.
	 C. Ba từ. D. Bốn từ.
Câu 7: (1 điểm) Câu: " Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê." Bộ phận in đậm của câu trên là:
	A. Chủ ngữ.	B. Vị ngữ.
	C. Trạng ngữ.	D. Hô ngữ.
Câu 8: (1 diểm) Trong câu : Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Có mấy từ láy?
 A. 1 từ láy B. 2 từ láy C. 3 từ láy D. 4 từ láy 
Câu 9: (1 điểm) Em hãy dặt 3 câu có cặp quan hệ từ thề hiện nguyên nhân – kết quả?
Câu 10: (1 điểm) Nội dung bài văn này là gì?
	A. Tả nét đẹp của con đê và sự đổi mới của quê hương.
	B. Tả con đê có nhiểu thay đổi theo thời gian.
	C. Kể về những kỉ niệm trong những ngày đến trường.
	D. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê của tác giả.
Câu 11: Em hãy đặt 5 câu ghép có sử dụng cặp từ hô ứng và 2 câu có cặp quan hệ từ thể hiện giả thiết – kết quả. 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_cuoi_tuan_24_khoi_5.doc