Bài giảng Tiếng Việt Lớp 5 VNEN - Bài 28B: Bạn biết những trò chơi nào? (Tiết 2+3) - Năm học 2021-2022

Bài giảng Tiếng Việt Lớp 5 VNEN - Bài 28B: Bạn biết những trò chơi nào? (Tiết 2+3) - Năm học 2021-2022

a. Đây là trò chơi gì?

Đây là trò chơi đá cầu

b. Cách chơi trò chơi đó như thế nào?

Cách chơi trò chơi đá cầu như sau: Các bạn dùng chân đá quả cầu từ bạn này qua bạn khác sao cho quả cầu không rơi xuống đất.

c. Tác dụng của trò chơi đó đối với sức khoẻ ra sao?

Tác dụng của trò chơi đá cầu giúp cho ta rèn luyện sự khéo léo, dẻo dai, tinh mắt và lại rất tốt cho sức khoẻ.

 

pptx 12 trang Thu Yến 10/04/2024 220
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 5 VNEN - Bài 28B: Bạn biết những trò chơi nào? (Tiết 2+3) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 17 tháng 2 năm 2022  Tiếng Việt 
 Bài 2 8B : Bạn biết những trò chơi nào? 
 (Tiết 2+3) 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 
1. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi: 
a. Đây là trò chơi gì? 
Đây là trò chơi đá cầu 
b. Cách chơi trò chơi đó như thế nào? 
Cách chơi trò chơi đá cầu như sau: Các bạn dùng chân đá quả cầu từ bạn này qua bạn khác sao cho quả cầu không rơi xuống đất. 
c. Tác dụng của trò chơi đó đối với sức khoẻ ra sao? 
Tác dụng của trò chơi đá cầu giúp cho ta rèn luyện sự khéo léo, dẻo dai, tinh mắt và lại rất tốt cho sức khoẻ. 
Bài 2: Dựa vào các tranh sau, kể lại từng đoạn câu chuyện Cuộc chạy đua trong rừng 
Bức tranh 1: Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn vận động viên nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm, bởi chú tin rằng, cả khu rừng này chả có ai là đối thủ của chú cả. Vòng nguyệt quế nhất định sẽ thuộc về chú. 
Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch... 
Bức tranh 2: Ngựa cha thấy thế, bảo: 
- Này con trai! Con phải đến bác thợ rèn xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp đấy. 
 Mắt Ngựa Con không rời bóng mình dưới nước, nũng nịu nói với cha: 
- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Nhất định con sẽ thắng mà! 
Bức tranh 3: Cuộc thi đã đến, bãi cỏ đã đông nghẹt người. Thỏ trắng, Thỏ xám thận trọng ngắm nhìn đối thủ. Chị em nhà Hươu sốt ruột gặm lá chờ lệnh. Còn Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát với một thái độ tự tin. 
Bức tranh 4: Lệnh xuất phát ban ra. Các vận động viên tung vó lao về phía trước. Vòng một, vòng hai Ngựa Con vượt lên dẫn dầu với những bước dài khỏe khoắn. Bỗng, Ngựa Concảm thấy nhói ở chân. Thôi rồi, một cái móng bong ra, gai nhọn, đá sắc thi nhau cắm vào làm Ngựa Con đau điêng, toát cả mồ hôi hột. Lúc đầu, Ngựa Con cố tập tễnh vượt lên. 
Nhưng càng về sau, càng tụt lại. Cuối cùng đau quá không tài nào bước được nữa, Ngựa Con dừng hẳn lại. Nhìn các vận động viên khác lần lượt qua mặt tmình, Ngựa Con đôi mắt đỏ hoe, ân hận vì không làm như lời cha dặn. 
Từ đó, Ngựa Con rút ra được một bài học quý giá:“Đừng bao giờ chủ quan coi thường những thứ tưởng chừng như nhỏ nhất." 
3. Tìm hiểu tác dụng của biện pháp nhân hoá. 
- Đọc những đoạn thơ sau: 
a. Tôi là bèo lục bình b. Tớ là chiếc xe lu 
 Bứt khỏi sình đi dạo Người tớ to lù lù 
 Dong mây trắng làm buồm Con đường nào mới đắp 
 Mượn trăng non làm giáo. Tớ lăn bằng tăm tắp. 
 (Nguyễn Ngọc Oánh) (Trần Nguyên Đào) 
	 - Trao đổi để trả lời câu hỏi sau: 
Trong những câu thơ trên, cây cối và sự vật tự xưng là gì? 
	 Trong những câu thơ trên, cây cối và sự vật tự xưng là: 
	 Cây bèo lục bình tự xưng là tôi. 
	 Chiếc xe lu tự xưng là tớ. 
Cách tự xưng là “tôi”, “tớ” như người của những sự vật ấy có tác dụng gì? 
	 Cách tự xưng là “tôi”, “tớ” như người của những sự vật ấy có tác dụng làm cho bài thơ sinh động, dí dỏm và rất gần gũi với người đọc. 
4. Tìm bộ phận để trả lời cho câu hỏi "Để làm gì?" 
Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì? ở mỗi câu 
a. Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. 
b. Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. 
c. Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. 
 2 lần chữ T ( Th), 2 lần chữ hoa L cỡ nhỏ. 
Thăng Long Thăng Long 
Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ. 
1. Viết vào vở theo mẫu trong sách hướng dẫn : 
***** 
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
Thứ năm ngày 17 tháng 2 năm 2022  Chính tả 
 Cuộc chạy đua trong rừng 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 
2. Nghe - viết đoạn văn sau: 
Cuộc chạy đua trong rừng 
3. Đổi bài cho bạn để soát lỗi và sửa lỗi. 
n 
PHIẾU BÀI TẬP A 
Chọn l hoặc n điền vào từng chỗ trống. 
Một thiếu ...iên ghì cương ngựa trước cửa hàng cơm. Chàng ...ai nịt gọn gàng, đầu đội mũ đen, cổ quấn một cái khăn ...ụa trắng thắt ...ỏng, mối bỏ rủ sau ...ưng. Con ngựa của chàng sắc ...âu sẫm, dáng nhỏ thon. Trời ...ạnh buốt căm căm mà mình ...ó ướt đẫm mồ hôi, đủ đoán biết chủ ...ó từ xa ...ại. 
(Theo Khái Hưng) 
4. Viết đúng từ: 
n 
l 
l 
l 
n 
l 
n 
n 
l 
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 
*** The end *** 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_tieng_viet_lop_5_vnen_bai_28b_ban_biet_nhung_tro_c.pptx