Bài giảng Tập làm văn Lớp 5 - Luyện tập tả cảnh - Trần Thị Thu Hiền
Hãy đọc dàn ý chi tiết bài văn miêu tả
một cảnh sông nước ?
Dàn ý gồm 3 phần :
+ Mở bài :Giới thiệu cảnh sông nước sẽ tả ( Cảnh ở đâu ? Nếu là sông, suối thì con sông, suối ấy tên gì?).
+ Thân bài :Tả cảnh.
+ Kết bài :Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của cảnh sông nước vừa miêu tả và tự rút ra bài học về việc bảo vệ, giữ gìn môi trường, cảnh quan.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tập làm văn Lớp 5 - Luyện tập tả cảnh - Trần Thị Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kính chào các thầy cô về dự giờ lớp 5/1GIÁO VIÊN : TRẦN THỊ THU HIỀN NGÀY DẠY : 08/10/2009TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TRƯỜNGMôn : Tập làm văn 1/ Trình bày dàn ý chung của bài văn miêu tả một cảnh sông nước ?Dàn ý gồm 3 phần :+ Mở bài :Giới thiệu cảnh sông nước sẽ tả ( Cảnh ở đâu ? Nếu là sông, suối thì con sông, suối ấy tên gì?).+ Thân bài :Tả cảnh.+ Kết bài :Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của cảnh sông nước vừa miêu tả và tự rút ra bài học về việc bảo vệ, giữ gìn môi trường, cảnh quan. 2/ Hãy đọc dàn ý chi tiết bài văn miêu tả một cảnh sông nước ?Bài 1Đọc bài văn Vịnh Hạ Long trong SGK và trả lời câu hỏiVỊNH HẠ LONG Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam. Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tuỳ theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa mênh mông, lúc thu hẹp thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh. Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới. Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he... Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng. Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn. Bài 1Đọc bài văn Vịnh Hạ Long trong SGK và trả lời câu hỏi.b) Thân bài : Gồm ba đoạn :+ Đoạn 1 : Từ “Cái đẹp của Hạ Long” đến “như dải lụa xanh”.+ Đoạn 2 : Từ “Thiên nhiên Hạ Long” đến “cũng phơi phới”.+ Đoạn 3 : Từ “Tuy bốn mùa” đến “ngân lên vang vọng”.c ) Kết bài :Gồm hai dòng cuối bài.Mở bài : Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt NamCâu hỏi : 1/ Mỗi đoạn ở phần thân bài miêu tả những gì ? 2/ Những câu in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn và trong cả bài ?Thảo luận nhóm bàn Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa mênh mông, lúc thu hẹp thành ao, thành vũng, lúc bị kẹt giữa triền đảo như một dòng suối lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh. Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa mênh mông, lúc thu hẹp thành ao, thành vũng, lúc bị kẹt giữa triền đảo như một dòng suối lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh. Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới. Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa mênh mông, lúc thu hẹp thành ao, thành vũng, lúc bị kẹt giữa triền đảo như một dòng suối lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh. Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới. Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.+ Đoạn 1 :Tả sự kì vĩ của thiên nhiên.+ Đoạn 2 :Tả vẻ duyên dáng của Vịnh Hạ Long.+ Đoạn 3 :Tả nét riêng biệt , hấp dẫn lòng người qua mỗi mùa.(*) Thân bài : Gồm ba đoạn :Bài 1Đọc bài văn Vịnh Hạ Long trong SGK và trả lời câu hỏi.Bài 1Đọc bài văn Vịnh Hạ Long trong SGK và trả lời câu hỏi.Những câu in đậm : - Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. - Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. - Tuy 4 mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Câu mở đoạn nêu ý bao trùm cả đoạn. Với cả bài, mỗi câu nêu lên được một đặc điểm của cảnh vật được miêu tả, đồng thời liên kết các đoạn trong bài với nhau.Bài 2Lựa chọn câu mở đoạn thích hợp cho mỗi đoạn văn trong SGK.ĐOẠN 1ĐOẠN 2 [...] Phần phía nam của dải Trường Sơn nằm ở đây với nhiều ngọn núi cao từ 2000 đến 2600 mét, quanh năm mây trắng phủ đầu. Bên những chóp núi cao là những thảm rừng dày. Có nhiều khu rừng nguyên sinh từ bao đời nay chưa in dấu chân người. [...] Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời. Đó đây những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo nổi lên giữa thảo nguyên. Những đồn điền cà phê, chè,... tươi tốt mênh mông. Những rẫy lúa, nương ngô bên những mái nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối, hoặc quây quần trên những ngọn đồi. a. Tây Nguyên là miền đất núi non điệp trùng.b. Tây Nguyên có núi cao chất ngất, có rừng cây đại ngàn.c. Đến với Tây Nguyên là đến với mảnh đất của những cánh rừng hoang sơ.a. Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao và rừng rậm. Tây Nguyên còn là miền đất của những dòng sông cuồn cuộn, những dòng suối nên thơ.b. Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi, có rừng. Tây nguyên còn là miền đất âm vang cồng chiêng từ ngàn đời. c. Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao và rừng rậm. Tây Nguyên còn có những thảo nguyên rực rỡ trong nắng dịu mùa xuân, như những tấm thảm.Bài 2Lựa chọn câu mở đoạn thích hợp cho mỗi đoạn văn trong SGK.b) Tây Nguyên có núi cao chất ngất, có rừng cây đại ngàn.Đoạn 1Bài 2Lựa chọn câu mở đoạn thích hợp cho mỗi đoạn văn trong SGKc) Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao và rừng rậm.Tây Nguyên còn có những thảo nguyên rực rỡ trong ánh nắng dịu mùa xuân, như những tấm thảm lụa muôn màu, muôn sắc.Đoạn 2Đoạn 1: Tây Nguyên có núi cao chất ngất,có rừng cây đại ngàn. Phần phía Nam của dải Trường Sơn nằm ở đây với nhiều ngọn núicao từ 2000 đến 2600 mét, quanh năm mây trắng phủ đầu. Bên những chóp núi cao là những thảm rừng dày. Có nhiều khu rừng nguyên sinh từ bao đời nay chưa in dấu chân người.Đoạn 2: Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao và rừng rậm. Tây Nguyên còn có những thảo nguyên rực rỡ trong nắng dịu mùa xuân, như những tấm thảm. Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời. Đó đây những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo nổi lên giữa thảo nguyên. Những đồn điền cà phê, chè,... tươi tốt mênh mông. Những rẫy lúa, nương ngô bên những mái nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối, hoặc quây quần trên những ngọn đồi.Bài 2Bài 3 Hãy viết câu mở đoạn cho một trong haiđoạn văn ở bài tập 2 theo ý của riêng em. Làm việc cá nhân - Khi viết một đoạn văn ở phần thân bài cần chú ý điều gì ?- Về nhà viết lại câu mở đoạn cho mỗi đoạn văn ở bài tập 2.Kính chào tạm biệt các thầy côChúc các em học giỏi !
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_tap_lam_van_lop_5_luyen_tap_ta_canh_tran_thi_thu_h.ppt