Bài giảng Tập làm văn Lớp 5 - Bài: Cấu tạo của bài văn tả người - Nguyễn Thị Ánh

Bài giảng Tập làm văn Lớp 5 - Bài: Cấu tạo của bài văn tả người - Nguyễn Thị Ánh

CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

Bài văn tả người thường có ba phần:

Mở bài: Giới thiệu người định tả.

Thân bài:

 Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, )

 Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, ).

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.

pptx 17 trang loandominic179 5940
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tập làm văn Lớp 5 - Bài: Cấu tạo của bài văn tả người - Nguyễn Thị Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tiếng ViệtBÀI 12C: VẺ ĐẸP CỦA BÀ TÔIGiáo viên: Nguyễn Thị ÁnhChào mừng quý thầy cô đã đến dự giờ và thăm lớp 5BEm hãy nhắc lại dàn bài chung Cấu tạo bài văn tả ngườiCẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜIBài văn tả người thường có ba phần:Mở bài: Giới thiệu người định tả.Thân bài: Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, ) Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, ).3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.1: Cùng đoán:  Những chi tiết dưới đây nói về một vị lãnh tụ của nước Việt Nam. Đó là ai?  - Dáng cao cao, người thanh thanh, mái tóc bạc phơ, vầng trán rộng, mắt sáng như sao, râu hơi dài, nước da nâu vì sương gió, tuy đã già rồi nhưng vẫn vui tươi - Việc quân việc nước đã bàn Xách bương, dắt trả ra vườn tưới rau- Dòng giới thiệu thứ nhất khiến em nghĩ tới bài hát nào?- Dòng giới thiệu thứ 2 khiến em nghĩ tới bài thơ nào?- Bài thơ và bài hát này đều nhắc tới một người duy nhất, em hãy suy nghĩ để đoán.- Dòng giới thiệu thứ nhất khiến chúng ta nghĩ tới bài hát “Ai yêu bác Hồ Chí Minh”- Dòng giới thiệu thứ hai khiến chúng ta nghĩ tới bài thơ “Vô Đề”- Những chi tiết này nói về một vị lãnh tụ của Việt Nam đó chính là Bác Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta.Bức tranh vẽ 2 bà cháu, người bà đang chải tóc. 2. Đọc hai đoạn văn tả người bà:1) Quan sát tranh và nói tranh vẽ gì?2) Đọc bài văn sau và ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà (mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt,...)Bà tôi Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.	 Theo MÁC–XIM GO-RƠ-KI- Bài văn tả những đặc điểm ngoại hình nào của người bà?+ Tả mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt, giọng nói của người bà.Những đặc điểm ngoại hình của người bàMái tóc- đen, dày kì lạ, phủ kín hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối ; mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn.Đôi mắt(Khi bà mỉm cười) Hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.Khuôn mặt đôi má ngăm ngăm, đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt bà hình như vẫn tươi trẻ.Giọng nói trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông; khắc sâu vào trí nhớ cậu bé; dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống như những đóa hoa.3. Nhận xét về cách dùng từ ngữ của tác giả trong hai đoạn văn ở đoạt động 2.Những từ ngữ nào giàu sức gợi tả?- Những chi tiết nào đáng chú ý?- Những từ ngữ giàu sắc gợi tả là: phủ kín, xõa, nâng, ướm, đưa, nở ra.- Những chi tiết đáng chú ý là + Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối.+ Hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên như những tia sáng ấm áp, tươi vui.Nhận xét :Tác giả ngắm bà rất kĩ và đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả. Bài văn vì thế ngắn gọn mà sống động, khắc họa rất rõ hình ảnh của người bà trong tâm trí bạn đọc, đồng thời bộc lộ tình yêu của cháu đối với bà qua từng lời tả.4. tả ngoại hình một bạn trong lớp, rồi đố bạn trong nhóm đoán được là ai?Tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết để tả người là gì?Tác dụng:- Tìm ra điểm riêng biệt, tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho đối tượng này không giống với đối tượng khác. Không lan man, dài dòng, bài viết sẽ hấp dẫn hơn.Dặn dòVề nhà quan sát và ghi lại có chọn lọc kết quả quan sát một người mà em thường gặp ( ví dụ: thầy cô, hàng xóm,...) để lập dàn ý cho bài văn tả người trong tiết tập làm văn Luyện tập tả người ( tả ngoại hình )Kính chúc các thầy cô mạnh khỏechúc các em chăm ngoan học giỏi

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_tap_lam_van_lop_5_bai_cau_tao_cua_bai_van_ta_nguoi.pptx