Bài giảng Đạo đức Lớp 5 - Bài 6: Kính già, yêu trẻ (Tiết 2) - Năm học 2022-2023 - Ngọc Minh
a/. Trên đường đi học, thấy một em bé đi lạc, đang khóc tìm mẹ.
b/. Thấy hai em nhỏ đánh nhau để tranh giành đồ chơi.
c/. Đang chơi cùng các bạn thì có một cụ già đến hỏi đường.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đạo đức Lớp 5 - Bài 6: Kính già, yêu trẻ (Tiết 2) - Năm học 2022-2023 - Ngọc Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2022 Đạo đức Kính già, yêu trẻ ( tiết 2) Khởi động - Vì sao chúng ta cần phải biết kính trọng và giúp đỡ người già? - GV nhận xét. a/. Trên đường đi học, thấy một em bé đi lạc, đang khóc tìm mẹ. b/. Thấy hai em nhỏ đánh nhau để tranh giành đồ chơi. c/. Đang chơi cùng các bạn thì có một cụ già đến hỏi đường. Hoạt động 1: Đóng vai (BT2, SGK) a/. Trên đường đi học, thấy một em bé đi lạc, đang khóc tìm mẹ . Em nên dừng lại, dỡ em bé, hỏi tên, địa chỉ. Sau đó, em có thể dẫn em bé đến đồn công an để nhờ tìm gia đình của bé. Nếu nhà em ở gần, em có thể dẫn em bé về nhà, nhờ bố mẹ giúp đỡ. b /. Thấy hai em nhỏ đánh nhau để tranh giành đồ chơi . Hướng dẫn các em cùng chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi. c /. Đang chơi cùng các bạn thì có một cụ già đến hỏi đường. Nếu biết đường, em hướng dẫn đường đi cho cụ già. Nếu không biết, em trả lời cụ một cách lễ phép. Bài tập 3: Trong những ngày dưới đây, ngày nào dành riêng cho trẻ em? Ngày nào dành riêng cho người cao tuổi? a) Ngày 1 tháng 6 b) Ngày 20 tháng 11. c) Ngày 1 tháng 10 d) Ngày 22 tháng 12 Hoạt động 2: HS làm việc theo nhóm Bài tập 4: Trong những ngày dưới đây, tổ chức nào dành riêng cho trẻ em? Tổ chức nào dành riêng cho người cao tuổi? a) Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh b) Hội người cao tuổi c) Sao nhi đồng d) Hội Cựu chiến binh Đạo đức Kính già, yêu trẻ (Tiết 2) Tìm hiểu về truyền thống “Kính già, yêu trẻ” của địa phương, của dân tộc ta. Hoạt động 3 : a/. Về các phong tục , tập quán kính già, yêu trẻ của địa phương. b/. Về các phong tục, tập quán kính già, yêu trẻ của dân tộc. + Người già luôn được chào hỏi, được mời ngồi ở chỗ trang trọng. + Các cháu luôn quan tâm, chăm sóc, tặng quà cho cho ông bà, cha mẹ. + Tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà, cha mẹ. + Trẻ em được mừng tuổi, tặng quà vào những dịp lễ tết. Vận dụng - Thực hiện những việc làm thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ. - Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ. Người già luôn được chào hỏi, được mời ngồi ở chỗ trang trọng. Con cháu luôn quan tâm chăm sóc, thăm hỏi, tặng quà cho ông bà, cha mẹ. Tổ chức lễ thượng thọ cho ông bà, cha mẹ. Trẻ em thường được tặng quà mỗi dịp lễ, Tết. MỘT SỐ CÂU CA DAO, TỤC NGỮ NÓI VỀ “ KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ” -Yêu trẻ, trẻ đến nhà Kính già, già để tuổi cho -Trẻ cậy cha , già cậy con - Mẹ già ở túp liều tranh Sớm thăm, tối viếng mới là phận con - Kính già yêu trẻ. - Ðói lòng, ăn đọt chà làÐể cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng - Làm anh ăn trước bước đầuDạy dỗ em út ngõ hầu thay cha - Kính lão đắc thọ - Kính trên nhường dưới - Sinh con rồi mới sinh cha Sinh cháu coi nhà rồi mới sinh ông - Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan - Khôn đâu có trẻ, khỏe đâu có già MỘT SỐ CÂU CA DAO, TỤC NGỮ NÓI VỀ “ KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ”
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_dao_duc_lop_5_bai_6_kinh_gia_yeu_tre_tiet_2_nam_ho.ppt