Bài giảng Đạo đức Lớp 5 - Bài 4, Tiết 2: Nhớ ơn tổ tiên - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

Bài giảng Đạo đức Lớp 5 - Bài 4, Tiết 2: Nhớ ơn tổ tiên - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

Tìm những câu ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề biết ơn tổ tiên.

Tục ngữ

- Chim có tổ người có tông
 - Cây có cội, nước có nguồn.
 - Nước có nguồn, cây có gốc.

Ca dao

Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn.

Cây kia ăn quả ai trồng
Sông kia uống nước hỏi dòng từ đâu.

Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười.

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

 

ppt 21 trang loandominic179 6771
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đạo đức Lớp 5 - Bài 4, Tiết 2: Nhớ ơn tổ tiên - Năm học 2020-2021 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỚP 5ACHÀO MỪNG CÁC CÔ GIÁOĐẾN DỰ GIỜMÔN ĐẠO ĐỨC Em hãy nêu những việc làm thể hiện lòng biết ơn tổ tiên?Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2020Đạo đứcChia sẻ kiến thức tiết 1:- Giữ gìn nền nếp tốt của gia đình.- Thăm mộ tổ tiên, ông bà.- Cố gắng học tập, nghe lời thầy cô giáo.- Giữ gìn các kỉ vật của gia đình, dòng họ.- Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Bài 4. Nhớ ơn tổ tiên (Tiết 2)Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2020Đạo đứcMục tiêu:Học xong bài này, em biết:- Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.- Biết ơn tổ tiên; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.Hoạt động 1: Tìm hiểu ngày giỗ Tổ Hùng Vương Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2019Đạo đứcBài 4. Nhớ ơn tổ tiên (Tiết 2)Đại diện các nhóm dán lên bảng các tranh, ảnh, thông tin đã sưu tầm được về ngày giỗ tổ Hùng Vương và giới thiệu các tranh, ảnh của nhóm trước lớp.1. Ngày 10/3 (âm lịch) là ngày gì?Ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2019Đạo đứcBài 4. Nhớ ơn tổ tiên (Tiết 2)	Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày giỗ Tổ Hùng Vương2. Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu? 	Hàng năm, nhân dân ta đều tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương ở đền Hùng tỉnh Phú Thọ.3. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương thể hiện điều gì?	Việc nhân dân ta tiến hành ngày giỗ Tổ Hùng Vương thể hiện tình yêu nước nồng nàn, lòng nhớ ơn các vua Hùng đã có công dựng nước. Thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" .Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2019Đạo đứcBài 4. Nhớ ơn tổ tiên (Tiết 2) 	Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2019Đạo đứcBài 4. Nhớ ơn tổ tiên (Tiết 2) Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Bác Hồ đã từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Ngày nay, cứ vào ngày 10/3 (âm lịch) hàng năm, nhân dân ta lại làm lễ giỗ Tổ Hùng Vương ở khắp mọi nơi, long trọng nhất là ở đền Hùng - Tỉnh Phú Thọ.Về dự Lễ hội Đền HùngRước lễ về Đền HùngDâng hương Lễ hội Đền HùngKhai mạc Lễ hội Đền HùngChương trình biểu diễn nghệ thuậtChương trình biểu diễn nghệ thuậtBiểu diễn múa Rồng Biểu diễn ngựa sắt phun lửaThứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2019Đạo đứcBài 4. Nhớ ơn tổ tiên (Tiết 2)- Có bạn nào đã được đến tham dự ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ở Phú Thọ chưa ?- Em cảm thấy như thế nào khi được tham dự ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?- Chúng ta phải có thái độ như thế nào khi đến thăm đền, chùa và các lễ hội ?	Khi đến thăm đền, chùa chúng ta phải có thái độ tôn kính, biết ơn, không chen lấn xô đẩy, ăn nói phải lịch sự, không nói tuc, chửi bậy, không vứt rác lung tung, 1. Gia đình, dòng họ em có những truyền thống tốt đẹp gì?Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.3. Em cần làm gì để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó?2. Em có tự hào về các truyền thống đó không? Vì sao?Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2019Đạo đứcBài 4. Nhớ ơn tổ tiên (Tiết 2)	Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt dẹp riêng của mình. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống đóTục ngữ- Chim có tổ người có tông - Cây có cội, nước có nguồn. - Nước có nguồn, cây có gốc.Hoạt động 3: Tìm những câu ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề biết ơn tổ tiên. Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2019Đạo đứcBài 4. Nhớ ơn tổ tiên (Tiết 2)- Cây kia ăn quả ai trồngSông kia uống nước hỏi dòng từ đâu.Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2019Đạo đứcBài 4. Nhớ ơn tổ tiên (Tiết 2)Ca dao- Con người có cố có ôngNhư cây có cội như sông có nguồn. - Ai về Phú Thọ cùng taVui ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười.Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.“Truyền thuyết bánh chưng, bánh dày	Vua Hùng Vương thứ sáu có hai mươi người con trai, vua muốn tìm một người nối được chí của mình lên làm vua. Vua hạ lệnh, trong lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý mình vua sẽ truyền ngôi cho. 	Các lang ai nấy đều tất bật sai người tìm của ngon vật lạ để dâng vua, chỉ có Lang Liêu là buồn nhất. Lang Liêu là người con thứ mười tám, chỉ quen với việc trồng trọt nên trong nhà chàng chẳng có gì ngoài lúa gạo, ngô khoai nên không biết dâng gì trong ngày lễ Tiên Vương. Một hôm có vị thần đến báo mộng cho chàng rằng hãy đem những hạt gạo quý giá mà chàng có dâng lên vua. Nghe lời thần, chàng đã chọn ra thứ gạo nếp ngon nhất để làm ra hai thứ bánh có hình vuông và hình tròn. Đến hôm lễ, vua rất hài lòng với mâm bánh của Lang Liêu, bèn đặt tên bánh hình vuông là bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh tròn là bánh dày tượng trưng cho trời. Vua dùng bánh của Lang Liêu để lễ Trời, Đất và Tiên Vương. Lang Liêu được lên làm vua. Kể từ đó, nhân dân ta có truyền thống làm bánh chưng, bánh dày trong ngày Tết.Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2019Đạo đứcBài 4. Nhớ ơn tổ tiên (Tiết 2)	Nhớ ơn tổ tiên là một truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Nhớ ơn tổ tiên, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dòng họ, tổ tiên giúp con người sống đẹp hơn, tốt hơn. Cô mong các em luôn tự hào và cố gắng phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình mình.Chúc các em học tốt

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dao_duc_lop_5_bai_4_tiet_2_nho_on_to_tien_nam_hoc.ppt