Bài giảng Đạo đức Lớp 5 - Bài 12: Em yêu Hòa Bình - Năm học 2022-2023 - Mĩ Huyền - Trường Tiểu học Phan Bội Châu

Bài giảng Đạo đức Lớp 5 - Bài 12: Em yêu Hòa Bình - Năm học 2022-2023 - Mĩ Huyền - Trường Tiểu học Phan Bội Châu

1. Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em, ở các vùng có chiến tranh?

2. Chiến tranh gây ra những hậu quả gì?

3. Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người đều sống trong hòa bình, chúng ta cần làm gì?

 

pptx 17 trang Bình Nhi 30/06/2023 1800
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Đạo đức Lớp 5 - Bài 12: Em yêu Hòa Bình - Năm học 2022-2023 - Mĩ Huyền - Trường Tiểu học Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Năm ngày 16 tháng 03 năm 2023 
Đạo đức 
 EM YÊU HÒA BÌNH 
Quan sát các hình ảnh sau 
Đọc các thông tin: 
1. Trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2000, các cuộc chiến tranh và xung đột trên thế giới đã làm cho hơn 2 triệu trẻ em bị chết, hơn 6 triệu trẻ em bị thương tích, tàn phế, 20 triệu trẻ em phải sống bơ vơ do bị mất nhà cửa, hơn 300 000 trẻ ở độ tuổi thiếu niên bị buộc phải đi lính, cầm súng giết người. 
	 Theo báo quốc tế (23/5/2002 – 29/5/2002) 
2. Cuộc chiến tranh xâm lược do đế quốc Mĩ tiến hành ở Việt Nam đã làm cho gần 3 triệu người chết, 4,4 triệu người bị tàn tật, 2 triệu người bị chất độc da cam đang bị di chứngành phố, làng mạc, đường sá, di tích lịch sử và văn hóa,... bị phá hủy. 
3. Là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, nhân dân Việt Nam luôn sát cánh cùng nhân dân tiến bộ trên thế giới trong việc bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh. 
2. Chiến tranh gây ra những hậu quả gì? 
3. Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người đều sống trong hòa bình, chúng ta cần làm gì? 
1. Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em, ở các vùng có chiến tranh? 
Câu hỏi: 
Câu 1: Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em, ở các vùng có chiến tranh? 
Người dân sống rất khổ cực. Đặc biệt là tổn thất 
mà trẻ em phải gánh chịu như: mồ côi cha mẹ, 
bị thương tích tàn phế, sống bơ vơ mất nhà; nhiều 
 trẻ em phải đi lính, cầm súng giết người 
Câu 2: Hậu quả của chiến tranh? 
Nghèo đói 
Đổ nát 
Đau thương 
Chết chóc 
Bệnh tật 
Thất học 
Câu 3: Để thế giới không còn chiến tranh, chúng ta cần làm gì? 
- Sát cánh cùng nhân dân tiến bộ trên thế giới 
trong việc bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh. 
 Lên án, phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa . 
Các cuộc chiến tranh phi nghĩa có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống của người dân. Nó làm cho gia đình li tán, người dân phải sống trong lo sợ, nghèo đói, bệnh tật. Trong chiến tranh TG thứ 2 (1939-1945), chỉ riêng ở châu Âu đã có hơn 49 triệu người thiệt mạng, nhiều thành phố đổ nát. Hay như vụ ném bom nguyên tử của Mỹ xuống 2 thành phố Hiroshima, Nagasaki của Nhật Bản đã cướp đi mạng sống của hơn 3 trăm nghìn người và để lại di chứng lâu dài ( Những con sếu bằng giấy - tuần 4 ) . Trong chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam, ngoài việc cướp đi nhiều triệu sinh mạng của người dân thì dã man hơn cả là việc quân đội Mĩ đã sử dụng chất độc màu da cam/dioxin dội xuống chiến trường miền Nam (-Thần chết mang tên bảy sắc cầu vồng- tuần 11) . Và những hậu quả của nó đối với người Việt Nam đến nay vẫn hết sức nặng nề bởi chất độc màu da cam/dioxin là một chất độc cực mạnh, rất bền vững, khó phân huỷ , tác động của nó có thể lên đến hơn 100 năm.Và người chịu thiệt thòi nhất khi có chiến tranh đó chính là trẻ em . Những nỗi đau cả về thể chất lẫn tinh thần mà trẻ em phải gánh chịu trong chiến tranh là k hông thể nào đong đếm được . 
a) Chiến tranh không mang lại cuộc sống hạnh phúc cho con người. 
Bài 1: Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao? 
b) Chỉ trẻ em các nước giàu mới có quyền được sống trong hòa bình. 
c) Chỉ nhà nước và quân đội mới có trách nhiệm bảo vệ hòa bình. 
d) Những người tiến bộ trên thế giới đều đấu tranh cho hòa bình. 
Bài 2: Những hành động, việc làm nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình 
a) Thích chơi và cổ vũ cho trò chơi bạo lực. 
b) Biết thương lượng đối thoại để giải quyết mâu thuẫn. 
c) Đoàn kết, hữu nghị với các dân tộc khác. 
d) Thích dùng bạo lực với người khác. 
Bài 3: Em biết những hoạt động vì hòa bình nào trong các hoạt động dưới đây? 
a) Đi bộ vì hòa bình. 
b) Vẽ tranh về chủ đề em yêu hòa bình. 
c) Giao lưu với thiếu nhi quốc tế. 
d) Viết thư kết bạn với thiếu nhi các địa phương, các nước khác. 
đ) Mít tinh, tuần hành, lấy chữ kí phản đối chiến tranh xâm lược. 
e) Diễn đàn “Trẻ em vì một thế giới không còn chiến tranh”. 
Em đã tham gia vào hoạt động nào? 
Trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng.. 
KẾT LUẬN: 
Hòa bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mội người. Song để có hòa bình, mỗi người chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hòa bình trong cuộc sống, cách ứng xử hàng ngày với mọi người xung quanh chúng ta, hãy biết thương lượng, đối thoại để giải quyết mâu thuẫn; biết quan tâm, chia sẻ với mọi người. Đồng thời tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranh phù hợp với khả năng của mình. 
 TẠM BIỆT CÁC EM 
CHÚC CÁC EM CHĂM NGOAN HỌC TỐT 
Điều chỉnh- bổ sung sau tiết dạy: 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dao_duc_lop_5_bai_12_em_yeu_hoa_binh_nam_hoc_2022.pptx