Bài giảng Đạo đức 5 - Bài: Phòng tránh bị xâm hại - Năm học 2022-2023
Tình huống nào có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại?
Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất
A. Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ
B. Cho người lạ đi nhờ xe.
C. Nhận quà có giá trị của người khác mà không rõ lí do.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đạo đức 5 - Bài: Phòng tránh bị xâm hại - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khởi động Tình huống nào có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại? Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất A. Đi một mình n ơ i tối tăm, vắng vẻ. B. Cho ng ười lạ đi nhờ xe. C. Nh ận quà có giá trị của người khác mà không rõ lí do. D. T ất cả các tình huống trên. 2. Nếu thấy bạn mình có nguy cơ bị xâm hại, em sẽ làm gì ? A. Hét to vào mặt kẻ xấu: “Hãy dừng lại ngay!” B. T ìm cách báo cho người lớn biết ngay. C. Cùng bạn chạy thật nhanh tránh xa kẻ đó. D. T ùy vào hoàn cảnh để thực hiện những điều trên. Đạo đức Phòng tránh xâm hại Các biểu hiện của xâm hại trẻ em 1 Quan sát các hình ảnh sau và cho biết các biểu hiện xâm hại trẻ em Không chăm sóc trẻ em Sử dụng trẻ em như một nô lệ Phớt lờ nhu cầu yêu thương của trẻ Sờ vào các bộ phận Riêng tư của trẻ Ép trẻ sờ vào cơ thể mình Không cho trẻ Đi học Đánh đập hoặc Làm tổn thương trẻ Tặng quà cho em trẻ Những việc hành động nào là biểu hiện xâm hại trẻ em Các biểu hiện của xâm hại trẻ em Không chăm sóc trẻ em Sử dụng trẻ em như một nô lệ Phớt lờ nhu cầu yêu thương của trẻ Sờ vào các bộ phận Riêng tư của trẻ Ép trẻ sờ vào cơ thể mình Không cho trẻ Đi học Đánh đập hoặc Làm tổn thương trẻ Các biểu hiện xâm hại trẻ em Xâm hại về thể xác Xâm hại về tinh thần Xâm hại tình dục Lạm dụng sức lao động - Có phải chỉ các em nữ mới bị xâm hại không? Xâm hại xảy ra ở cả nam và nữ. Xâm hại ở trẻ em diễn ra chủ yếu ở độ tuổi nào? Xâm hại trẻ em diễn ra ở tất cả mọi độ tuổi. Trong đó chủ yếu diễn ra ở trẻ có độ tuổi từ 6-9 tuổi . T ừ năm 2008 đến 2022 số vụ án xảy ra như sau: Số vụ án giết con mới đẻ: 18 vụ , chiếm 1,99%; số vụ án hiếp dâm trẻ em: 5.411 vụ , chiếm 42,01%; số vụ án cưỡng dâm trẻ em: 86 vụ, chiếm 0,66%; số vụ án giao cấu với trẻ em: 5.153 v ụ , chiếm 40,01%; số vụ án dâm ô với trẻ em: 1.645 vụ, chiếm 12,77%; số vụ án mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em: 331 vụ , chiếm 2,56%; số vụ án vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em: 241 vụ , chiếm 1,87%. L à hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác. Xâm hại trẻ em là gì ? Xâm hại trẻ em Đối tượng xâm hại trẻ em là ai ? Đối tượng xâm hại trẻ em chủ yếu là : N gười thân thích, ruột thịt . N gười quen . N hững người có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục các em. Các hậu quả xâm hại trẻ em 2 khả năng tập trung kém, tự ti Hệ quả của xâm hại trẻ em luôn rất nặng nề, dai dẳng; đặc biệt là xâm hại tình dục gây tổn thương nặng nề đến thể chất, tinh thần và hành vi của trẻ, thậm chí làm trẻ bị tử vong hoặc khiến trẻ bị trầm cảm, tự tử, hoặc tự gây tổn thương cho bản thân. còn có thể là nguyên nhân khi các nạn nhân lại trở thành hung thủ gây ra các vụ bạo hành hay xâm hại sau này đối với người khác. Về thể chất: Những trẻ em bị xâm hại không chỉ mang những vết sẹo, những di chứng trên cơ thể suốt đời, nhiều em còn chịu sự tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này, thậm chí lây các bệnh qua đường tình dục, mang thai Về hành vi: Trẻ có thể trở nên quá lệ thuộc, thụ động, tránh né mọi khả năng phải đối đầu, hoàn toàn phục tùng lời của người khác hoặc trẻ trở nên tiêu cực, hiếu chiến và vô cùng nghịch ngợm, phá phách; không yêu thương bản thân, có thể tự làm đau mình khả năng tập trung kém, tự ti, hạ thấp giá trị bản thân làm cho trẻ khó có thể học tập, hoàn thiện bản thân mình. Về tâm lý: Trẻ bị hoảng loạn tinh thần, không tin tưởng vào người khác và môi trường xung quanh. Trẻ thường buồn rầu, chán nản và tự đổ lỗi, không còn yêu thương quý trọng bản thân, thậm chí có nạn nhân còn tự tử để chấm dứt những đau đớn phải chịu. Xâm hại trẻ em dẫn đến hậu quả gì ? Về thể chất Về hành vi Về tâm lí Hậu quả xâm hại trẻ em Ảnh hưởng đến học tập và tương lai hạnh phúc của trẻ em . Gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế, hạnh phúc gia đình . Gây mất an toàn xã hội . CÁC HẬU QUẢ CỦA XÂM HẠI TRẺ EM Gây hậu quả nặng nề đến thân thể, tính mạng, sức khỏe, tinh thần Cần làm gì để phòng tránh xâm hại ? Cách phòng tránh xâm hại 3 Cần làm gì để phòng tránh xâm hại ? Cách phòng tránh xâm hại 3 Một số điểm cần lưu ý để phòng tránh bị xâm hại: - Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ. - Không ở trong phòng kín một mình với người lạ. - Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do. - Không đi nhờ xe người lạ, hoặc sử dụng ăn uống của người lạ đưa . - Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình. - Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình. - Không nói chuyện điện thọai với người lạ khi đang ở nhà một mình. - Không cho ai có quyền tùy tiện động chạm, sờ mó vào chỗ kín của cơ thể hoặc bất kỳ hành động thô lỗ nào với các em. - Không ăn mặc hở hang, không gần gũi quá mức với người lạ, kể cả những người thân họ hàng (trừ Bố mẹ, ông Bà, anh chị em ruột của mình) . Một số hành động cần làm để phòng tránh bị xâm hại: - Đứng ngay dậy - Nhìn thẳng vào kẻ định sàm sỡ - Lùi ra xa đủ để không cho họ với tay được đến mình. - Nói to/hét to và kiên quyết: Không! Hãy dừng lại ! Tôi không cho phép! Tôi không muốn! Nếu không dừng lại, tôi sẽ mách với mọi người (Có thể nhắc đi nhắc lại). - Bỏ chạy đến chỗ an toàn nếu họ tìm cách sờ nắn hoặc ôm ấp mình và kêu to cầu cứu sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. - Kể ngay với cha mẹ hoặc những người tin cậy . - Nếu em bị sàm sỡ, xâm hại, hãy kể ngay với cha mẹ, người thân và cùng người lớn đến cơ sở y tế để khám. - Các em không nên phớt lờ, chối bỏ, né tránh vấn đề. Khi có nguy cơ xâm hại chúng ta cần làm gì ? Cần từ chối, chia sẻ, tâm sự để tìm kiếm sự giúp đỡ khi có nguy cơ bị xâm hại Ghi nhớ Luyện tập – Thực hành Tan học, Lan thường đi đường tắt một mình về nhà. a Bình không đi nhờ xe của người lạ dù đã sắp đến giờ vào lớp. b Bé Mai mở cổng cho chú hàng xóm vào nhà khi ba mẹ không có ở nhà. c Anh Nam hàng xóm nhà Lan cho Lan xem phim không lành mạnh. d Tan học, ba mẹ thường đón muộn nên Tiến thường la cà chơi trước cổng trường. e Bài tập . Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào có thể dẫn đến bị xâm hại? Khi ai đó rủ rê, lôi kéo em đi đường tắt, em cần làm gì? \ 4 / TỪ CHỐI Trong trường hợp có nguy cơ bị xâm hại em cần làm gì? KÊU CỨU Sau khi kêu cứu em cần phải làm gì ? CHẠY TRỐN Nếu bị xâm hại em nên làm gì? : CHIA SẺ - TỪ CHỐI - KÊU CỨU - CHẠY TRỐN - CHIA SẺ
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_dao_duc_5_bai_phong_tranh_bi_xam_hai_nam_hoc_2022.pptx