Phiếu ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 5 - Chủ đề: Câu ghép - Năm học 2020-2021
Bài tập 2 : Xác định cấu tạo của những câu sau:
a. Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước.
b. Năm nay, mùa đông đến sớm, gió thổi từng cơn lạnh buốt.
c. Khi mùa xuân đến, muôn hoa đua nở, khoe sắc rực rỡ trong vườn
Bài tập 3: Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau:
a. . nó mang nhiều hành lí . nó không thể đi nhanh được.
b. . công nghệ phát triển nhanh . mọi người liên lạc với nhau rất dễ dàng.
c. . mùa xuân đến muộn . hoa đào vẫn nở đúng hẹn.
d. . mưa gió thuận hoà . mùa màng năm nay bội thu.
e. Hoa sen .đẹp .nó còn là biểu tượng của đất nước Việt Nam.
f. .Hiếu cố gắng chăm chỉ bạn ấy sẽ thi đỗ trường Ams.
Bài tập 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn tả lại ngoại hình của nhân vật người em trong câu chuyện Cây khế.
Thứ ngày tháng .. năm 2021 Họ và tên: ..................................... Lớp: 5A... PHIẾU ÔN TẬP VỀ CÂU GHÉP Môn Tiếng Việt Phiếu số 1 Bài tập 1: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? Vì sao? a. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp. b. Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. c. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. d. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc. ... ... Bài tập 2: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép? Vì sao? a. Tôi chạy, nó cũng chạy. b. Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. c. Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay. d. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu. ... ... Bài tập 3: Tìm cặp QHT thích hợp điền vào chỗ trống trong từng câu sau: a. tôi đạt học sinh giỏi ..bố mẹ thưởng cho tôi một chuyến đi du lịch Hàn Quốc. b. ...trời mưa ....lớp ta sẽ hoãn đi cắm trại. c. trời đang mưa rất to .. ...các bác nông dân vẫn đang cấy lúa ngoài đồng. d. trẻ con thích xem phim Tây Du Kí người lớn cũng rất thích. Bài tập 4: Sắp xếp các từ cho sẵn để tạo thành câu ghép hoàn chỉnh a. Em / yêu / em / vì / được / mọi / chăm / ngoan / người / mến / giỏi / học. => ... b. bạn / Nếu / bạn / vượt / học / qua / hành / thì / chăm / chỉ / sẽ / tới / thi / kì /sắp. => c. Tuy / cành / đào / rét / trời / nhưng / nhau / vẫn / sắc / khoe / những / đua. => d. bạn / Lan / những / mà / ấy / chẳng / giỏi / hát / học / hay / rất / còn. => Bài tập 5: Hãy cho biết những câu văn sau là câu đơn hay câu ghép. Tìm CN, VN! a. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông. b. Làn gió nhẹ chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy. c. Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín. Bài tập 6: Đặt câu ghép có sử dụng các cặp quan hệ từ sau: a. Nếu thì b. Mặc dù nhưng c. Vì nên d. Hễ thì e. Không những mà f. Nhờ mà g. Tuy nhưng Thứ ngày tháng .. năm 2021 Họ và tên: ..................................... Lớp: 5A... PHIẾU ÔN TẬP VỀ CÂU GHÉP Môn Tiếng Việt Phiếu số 2 Bài tập 1: a. Xác định các vế câu, các quan hệ từ và cặp quan hệ từ nối các vế câu trong những câu ghép sau: Tại lớp trưởng vắng mặt nên cuộc họp lớp bị hoãn lại. Do bão to nên cây cối đổ rất nhiều. Tớ không biết việc này vì cậu chẳng nói với tớ. Vì nó học giỏi Toán nên nó làm bài rất nhanh. b. Từ mỗi câu ghép ở phần a, hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu (có thể thêm bớt một vài từ). ....... .. ....... .. ....... ....... Bài tập 2 : Xác định cấu tạo của những câu sau: a. Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước. b. Năm nay, mùa đông đến sớm, gió thổi từng cơn lạnh buốt. c. Khi mùa xuân đến, muôn hoa đua nở, khoe sắc rực rỡ trong vườn Bài tập 3: Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau: ............ nó mang nhiều hành lí ........... nó không thể đi nhanh được. ................. công nghệ phát triển nhanh ............ mọi người liên lạc với nhau rất dễ dàng. .......... mùa xuân đến muộn ............ hoa đào vẫn nở đúng hẹn. ........... mưa gió thuận hoà ............... mùa màng năm nay bội thu. Hoa sen ..đẹp .nó còn là biểu tượng của đất nước Việt Nam. .Hiếu cố gắng chăm chỉ bạn ấy sẽ thi đỗ trường Ams. Bài tập 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn tả lại ngoại hình của nhân vật người em trong câu chuyện Cây khế. Thứ ngày tháng .. năm 2021 Họ và tên: ..................................... Lớp: 5A... PHIẾU ÔN TẬP VỀ CÂU GHÉP Môn Tiếng Việt Phiếu số 3 Bài 1: Điền tiếp vào những chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau: Câu ghép là ghép lại. Mỗi vế câu thường có cấu tạo (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý . với ý của những vế câu khác. Bài 2: Câu nào dưới đây đặt dấu (/) đúng vị trí để phân cách chủ ngữ và vị ngữ? Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như / tấm kính lau hết mây hết bụi. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch / như tấm kính lau hết mây hết bụi. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính / lau hết mây hết bụi. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể / sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Bài 3: Câu văn “ Đôi lúc, Bê cứ lim dim cặp mắt như để nhớ lại những rừng hoa ổi trắng lấm tấm như sao, những rừng hoa sim tím rung rinh như bướm những rừng hoa mai vàng dệt gấm ở lưng núi cao. ” có mấy cụm chủ ngữ - vị ngữ? a. 1 cụm chủ - vị b. 2 cụm chủ - vị c. 3 cụm chủ - vị d. 4 cụm chủ - vị Bài 4: Các vế câu trong câu ghép “Cô Lan không chỉ mang đến cho chúng em bao kiến thức mới mẻ mà cô còn chỉ dạy chúng em những bài học sống vô giá.” có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa như thế nào? a. Quan hệ tương phản. b. Quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả. c. Quan hệ nguyên nhân - kết quả. d. Quan hệ tăng tiến. Bài 5: Các vế của câu ghép “Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.” được nối với nhau bằng cách nào? a. Nối trực tiếp (sử dụng dấu câu) b. Nối bằng 1 quan hệ từ c. Nối bằng 1 cặp quan hệ từ. d. Nối bằng cả dấu câu và quan hệ từ. Phần 2: Tự luận Bài 1: Tìm câu ghép và xác định trạng ngữ (nếu có), chủ ngữ, vị ngữ, của câu ghép đó trong các đoạn văn sau: (1) Đêm xuống, mặt trăng tròn vành vạnh. (2) Cảnh vật trở nên huyền ảo. (3) Mặt ao sóng sánh, một mảnh trăng bồng bềnh trên mặt nước. (1) Thần Nắng cũng đem ấm áp đến vùng ngập lũ. (2)Nước rút nhanh, hoa cỏ bừng nở, chim gọi bầy làm tổ, ong tìm hoa làm mật.(3) Vạn vật trút bỏ lớp áo ướt át, vui đón những tia nắng ấm chan hòa.(4) Không ai nói với ai điều gì nhưng thần Mưa và thần Nắng đều hiểu rằng, mùa xuân chỉ trở về trong thuận hòa và yêu thương. Bài 2: Xác định cách nối các vế câu trong những câu ghép sau: Ngoài kia, những chiếc lộc non đã đâm chồi, những nụ mầm bé nhỏ run run như bàn tay non tơ. Các vế của câu ghép nối bằng cách: Đàn cừu trên cánh đồng hết sức ngạc nhiên và buồn cười khi nhìn thấy heo hoảng sợ như thế và chúng đi theo người chăn cừu cùng con heo đến đầu cánh đồng. Các vế của câu ghép nối bằng cách: Trên những cánh đồng, băng tuyết đã tan, mặt đất ướt như sương phà lên từng chỗ. Các vế của câu ghép nối bằng cách: Vì tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa nên cứ đến mùa lúa chín, tôi lại đến vùng quê ấy để ngắm những thảm lúa vàng. Các vế của câu ghép nối bằng cách: Bài 3: Viết tiếp một vế vào chỗ trống để tạo thành câu ghép: Mùa hè đã đến, Mặt trời lặn, . Nếu dịch bệnh Corona được khống chế . Trong câu chuyện “Lòng dân”, An là một cậu bé thông minh, hóm hỉnh còn . Bài 4: Từ một câu ghép đã cho, hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu? Bạn Hà kể câu chuyện bằng tâm hồn mình nên câu chuyện rất hấp dẫn. . Nếu tôi đạt thành tích cao trong cuộc thi này thì mẹ tôi sẽ rất vui. . Bài 5: Đặt câu ghép có chứa cặp quan hệ từ Biểu thị mối quan hệ “Nguyên nhân kết quả ” ........ Biểu thị mối quan hệ “Điều kiện, giả thiết kết quả ” ........ Biểu thị mối quan hệ “Tăng tiến” ........ Biểu thị mối quan hệ “Tương phản” ........
Tài liệu đính kèm:
- phieu_on_tap_mon_tieng_viet_lop_5_chu_de_cau_ghep_nam_hoc_20.docx