Nội dung ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 5

Nội dung ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 5

1. Chính tả: - Chép lại các bài viết sau:

Bài 1.Trí dũng song toàn ( tuần 21)

Bài 2. Ông Nguyễn Khoa Đăng ( tuần 22)

Bài 3. Núi non hùng vĩ (tuần 24)

Bài 4. Cửa sông ( tuần 27)

Bài 5. Trong lời mẹ hát (tuần 33)

2. Tập đọc

Ôn các bài tập đọc từ tuần 20 đến tuần 30 và trả lười các câu hỏi cuối bài.

3. Luyện từ và câu

1/ Xếp các từ: "giang sơn, thương người, đất nước, nhi đồng, sơn hà, trẻ thơ, nhân ái, nước non, nhân đức, con nít" vào các chủ điểm dưới đây:

Tổ quốc

Trẻ em

Nhân hậu

 

docx 6 trang cuongth97 03/06/2022 6143
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
1. Chính tả: - Chép lại các bài viết sau:
Bài 1.Trí dũng song toàn ( tuần 21)
Bài 2. Ông Nguyễn Khoa Đăng ( tuần 22)
Bài 3. Núi non hùng vĩ (tuần 24)
Bài 4. Cửa sông ( tuần 27)
Bài 5. Trong lời mẹ hát (tuần 33)
2. Tập đọc 
Ôn các bài tập đọc từ tuần 20 đến tuần 30 và trả lười các câu hỏi cuối bài.
3. Luyện từ và câu
1/ Xếp các từ: "giang sơn, thương người, đất nước, nhi đồng, sơn hà, trẻ thơ, nhân ái, nước non, nhân đức, con nít" vào các chủ điểm dưới đây:
Tổ quốc
Trẻ em
Nhân hậu
2. Các từ trong nhóm: “Ước mơ, ước muốn, mong ước, khát vọng” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Từ đồng âm
B. Từ nhiều nghĩa
C. Từ đồng nghĩa
D. Từ trái nghĩa
3/ Trái nghĩa với từ “tươi” trong “Cá tươi” là ?
A. Uơn
B. Thiu
C. Non
D. Sống
4/ Tìm từ:
a) Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc?
b) Từ trái nghĩa với từ hạnh phúc?
c) Đặt câu với từ hạnh phúc.
5/ Từ "cánh" trong câu thơ “Mùa xuân, những cánh én lại bay về” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
A. Nghĩa gốc
B. Nghĩa chuyển
6/Viết tiếp một vế vào chỗ trống để tạo thành câu ghép:
Mùa hè đã đến, 
Nếu dịch bệnh Corona được khống chế .
Trong câu chuyện “Lòng dân”, An là một cậu bé thông minh, hóm hỉnh còn
 .
7/ Đặt câu ghép có chứa cặp quan hệ từ
Biểu thị mối quan hệ “Nguyên nhân kết quả ”
 ........
Biểu thị mối quan hệ “Điều kiện, giả thiết kết quả ”
 ........
Biểu thị mối quan hệ “Tăng tiến”
 ........
Biểu thị mối quan hệ “Tương phản”
 ........
8/ Câu nào dưới đây có từ “bà” là đại từ?
A. Bà của Lan năm nay 70 tuổi. 
B. Bà ơi, bà có khỏe không?
C. Lâu lắm rồi tôi mới có dịp về quê thăm bà tôi. 
D. Tiếng bà tôi nói rất vui vẻ, dịu dàng và trầm bổng. 
9/ Tiếng nào dưới đây không ghép được với tiếng “công” để tạo thành từ có nghĩa?
A. bằng
B. dân
C. cộng
D. lai
10/ Từ nào có tiếng “hữu” không giống nghĩa với tiếng “hữu” ở các từ khác trong nhóm: “hữu nghị, hữu hiệu, hữu dụng, hữu ích”.
A. hữu nghị
B. hữu hiệu
C. hữu dụng
D. hữu ích. 
11/ Đại từ “ấy” trong đoạn: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.” thay thế cho phần nào dưới đây?
A. Nước Việt Nam là một.
B. Dân tộc Việt Nam là một.
C. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. 
D. Sông có thể cạn, núi có thể mòn. 
12/ Các câu trong đoạn văn dưới đây được liên kết với nhau bằng cách nào?
“Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu. ”
A. Dùng từ ngữ nối.
B. Thay thế từ ngữ.
C. Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ, dùng từ nối.
D. Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ. 
Nối nghĩa các cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B sao cho tương ứng. 
A
B
Khu bảo tồn thiên nhiên
Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.
Khu dân cư
Khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài
Khu sản xuất
Khu vực dành cho nhân dân ăn ở, sinh hoạt.
4. Tập làm văn:
Đề 1: Viết một đoạn văn tả các hoạt động của mẹ (hoặc chị) khi nấu cơm chiều ở gia đình.
Đề 2: Hãy lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả ngôi nhà của em đang ở .
Đề 3: Hãy tả một người bạn thân nhất của em.
UBND THỊ XÃ NINH HÒA
TRƯỜNG TH NINH THỦY	
Họ và tên: 
Lớp: .
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 5
Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ
 	 Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển. 
 	Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên học sinh dạy các bạn viết, vẽ Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na nhưng 
 	Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích : “Em vẽ cô tiên gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba tối, cô dạy Nết học.
 	Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng, bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.
 	 Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cảnh cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn.
(Theo Tâm huyết nhà giáo)
Câu 1: Hoàn cảnh của Nết có gì đặc biệt?
A. Đôi chân bị tật, không đi được .
B. Bị tật bẩm sinh ở bàn chân phải.
C. Gia đình khó khăn, không được đi học.
D. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi.
Câu 2: “Nhẹ nhàng” là từ ngữ tả:	
A. Bước đi của cô giáo B. Giọng nói của cô giáo 
C. Tà áo dài của cô giáo D. Tính tình của cô giáo.
Câu 3: Bài văn thuộc chủ đề nào em đã học?
A. Con người với thiên nhiên.	B. Con người với xã hội.
C. Vì hạnh phúc con người.	D. Hãy giúp đỡ mọi người.
Câu 4: Trong các dòng dưới đây, dòng nào có 3 động từ?	
A. bàn chân, tự hào, vẽ B. đọc, viết, thăm 
C. bò, di chuyển, hớn hở D. chữa, dạy, nhẹ nhàng
Câu 5: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết ?
Câu 6: Trong bài “Cô giáo và hai bạn nhỏ”, em học tập ở bạn Nết điều gì?	
Câu 7: Tìm đại từ xưng hô trong câu sau:
	Anh ấy đã cố gắng học thật tốt để cha mẹ vui lòng.
	Đại từ là: 
Câu 8: Chọn quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
 .trời mưa to ..nước sông dâng cao.
 cái áo ấy không đẹp nhưng tôi rất thích nó.
Câu 9: Viết một câu văn có dùng quan hệ từ ở đoạn 1 và gạch chân quan hệ từ đó.
Câu 10: Hãy chuyển câu sau đây thành câu có dùng cặp quan hệ từ và gạch chân quan hệ từ đó:
 Em cố gắng, em sẽ đạt nhiều thành tích trong học tập.
UBND THỊ XÃ NINH HÒA
TRƯỜNG TH NINH THỦY	
ĐỀ KIỂM TIẾNG VIỆT(Viết)_LỚP 5
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
Chính tả nghe – viết (2 điểm) 
Cây chuối mẹ
 Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên, các tàu lá ngả ra mọi phía như cái quạt lớn, quạt mát cả một góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát xung quanh nó, dăm cây chuối mọc lên từ bao giờ. Có cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.
 (Phạm Đình Ân)
II. Tập làm văn: ( 8 điểm) ( 35 phút)
Đề bài: Em hãy tả một người thân mà em yêu thương nhất.
----Hết----

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_mon_tieng_viet_lop_5.docx