Kế hoạch bài học theo phương pháp Bàn tay nặn bột môn Khoa học Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Nhơn Phú A

Kế hoạch bài học theo phương pháp Bàn tay nặn bột môn Khoa học Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Nhơn Phú A

I. MỤC TIÊU:

 - HS hiểu được thế nào là dung dịch, cách tạo ra một dung dịch và cách tách các chất trong một dung dịch.

- HS nêu được cách tạo ra dung dịch, cách tách các chất trong một dung dịch.

- HS thích tìm tòi khoa học, ham thích làm thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Mỗi nhóm: đường hoặc muối ăn, cốc, chén, thìa, nước nguội, nước nóng, đĩa nhựa nhỏ.

- Học sinh: Sách giáo khoa, phiếu ghi chép khoa học.

 

doc 4 trang loandominic179 15430
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học theo phương pháp Bàn tay nặn bột môn Khoa học Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Nhơn Phú A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 3/10/2020
 Ngày dạy: 11/10/2020
KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
 Môn: Khoa học Tuần: 19
	 Tiết : 37	 
Bài dạy: Dung dịch
I. MỤC TIÊU: 
 - HS hiểu được thế nào là dung dịch, cách tạo ra một dung dịch và cách tách các chất trong một dung dịch.
- HS nêu được cách tạo ra dung dịch, cách tách các chất trong một dung dịch.
- HS thích tìm tòi khoa học, ham thích làm thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: Mỗi nhóm: đường hoặc muối ăn, cốc, chén, thìa, nước nguội, nước nóng, đĩa nhựa nhỏ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, phiếu ghi chép khoa học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- Hát 
1. Khởi động: 
 2. Bài mới: Dung dịch
1. Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề
 - Dùng xà phòng, dùng nước muối 
 - Nêu tình huống: Mỗi khi bị trầy xước ở tay, chân, ngoài việc dùng oxi già để rửa vết thương, ta có thể rửa vết thương bằng cách nào?
 - GV: Dùng nước muối để rửa vết thương cũng là một cách làm tốt. Nước muối đó còn được gọi là dung dịch. Vậy, em biết gì về dung dịch?
2. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS	
 - HS làm việc cá nhân: Ghi lại những hiểu biết của mình vào phiếu Ghi chép khoa học về dung dịch, sau đó thảo luận nhóm và ghi vào bảng nhóm.
Biểu tượng ban đầu của HS về dung dịch như:
+ DD là một chất ở thể rắn trộn với một chất ở thể lỏng.
+ DD là chất lỏng có màu, mùi, vị.
+ DD không phải là hỗn hợp.
+ DD có vị mặn.
+ DD có vị của chất tạo ra nó.
+ DD có màu của chất tạo ra nó.
+ Trong DD có nhiều chất.
+ DD không thể uống được.
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân: Ghi lại những hiểu biết của mình vào phiếu Ghi chép khoa học về dung dịch, sau đó thảo luận nhóm và ghi vào bảng nhóm.
- GV đính bảng nhóm lên tường lớp để cả lớp quan sát các Biểu tượng ban đầu của các nhóm.
3. Đề xuất câu hỏi ( dự đoán/ giả thiết) và phương án tìm tòi
Một vài VD về câu hỏi do HS đặt:
 + DD có màu gì? Vị gì?
 + DD có tính chất gì?
 + DD có mùi không?
 + DD có hình dạng không?
 + DD có từ đâu?
 + DD có hòa tan trong nước không?
 + DD có trong suốt hay không?
 + Nếu để trong không khí ẩm thì DD sẽ như thế nào?
 + DD làm từ gì? DD được hình thành như thế nào?
 + uống DD thì sẽ như thế nào?
 + Ta có thể tách các chất trong DD được không?
- Yêu cầu HS tìm ra những điểm giống và khác nhau trong hiểu biết về DD của các nhóm.
- Từ đó cho HS đề xuất các câu hỏi để tìm hiểu về DD.
- Khi HS đề xuất câu hỏi, GV tập hợp những câu hỏi sát với nội dung bài học ghi lên bảng (trong quá trình đặt câu hỏi, nếu HS gặp khó khăn về từ ngữ, diễn đạt GV có thể hướng dẫn thêm).
Một vài VD về câu hỏi mà GV cần có:
 + DD là gì?	
 + Làm thế nào để tạo ra được một DD?
 + Làm thế nào để tách các chất trong DD?
- GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo các nhóm 4 hoặc nhóm 6 để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3.
 d. Thực hiện phương án tìm tòi
- Để trả lời câu hỏi 1 và 2, HS có thể tiến hành thí nghiệm pha DD đường (hoặc DD muối, DD xà phòng, DD cà phê với sữa ) với tỉ lệ (muối, cà phê, sữa, xà phòng ) và nước do các nhóm quyết định. Các nhóm có thể tiến hành cả 4 thí nghiệm nêu trên ( tùy thuộc vào đề xuất của mỗi nhóm).
- HS đề xuất thí nghiệm theo nhóm và tiến hành thí nghiệm: Pha dung dịch đường hoặc muối bằng nước nóng, úp một chiếc đĩa lên li dung dịch, sau một thời gian sẽ có nước đọng trên đĩa. Nước đọng lại trên đĩa có vị lạt, nước ở trong li có vị của dung dịch đã pha. Hoặc HS có thể tiến hành bằng cách đun sôi dung dịch.
- GV yêu cầu HS thảo luận các phương án thực nghiệm và kết luận phương án thí nghiệm.
 - Để trả lời câu hỏi 3 – Làm thế nào để tách các chất trong DD?, GV yêu cầu HS đề xuất các cách làm theo nhóm.
 - Các nhóm đề xuất được cách làm nào GV cho các nhóm tiến hành cách làm ấy. GV không nhận xét cách làm nhóm nào đúng hay chưa đúng. Trong quá trình các nhóm làm thí nghiệm , GV mời nhóm làm có kết quả chưa chính xác lên làm trước lớp để các nhóm bạn nhận xét, sau đó mời nhóm có thí nghiệm cho kết quả tách thành công lên làm. Cuối cùng, các nhóm cùng tiến hành lại cách làm thành công của nhóm bạn.
- Các nhóm ghi các thông tin vào phiêu Ghi chép khoa học. 
 - Trong quá trình các nhóm làm việc, GV yêu cầu các nhóm ghi các thông tin vào phiếu Ghi chép khoa học. 
e. Kết luận kiến thức
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- HS so sánh lại với các ý kiến ban đầu của HS ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
- HS rút ra kết luận:
 + Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau gọi là DD.
 + Cách tạo ra DD: phải có ít nhất 2 chất trở lên, trong đó phải có 1 chất ở thể lỏng và chất kia phải hòa ta được vào trong chất lỏng đó. 
 + Cách tách các chất trong DD 
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- GV hướng dẫn HS so sánh lại với các ý kiến ban đầu của HS ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
- Học sinh nhận xét.
 3. Củng cố -Dặn dò
- Hỏi lại nội dung bài học.
- Liên hệ thực tế
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò.
Nhơn Phú, ngày 3 tháng 10 năm 2020
Duyệt của Ban giám hiệu	 Giáo viên
	 Cao Thị Miền

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_theo_phuong_phap_ban_tay_nan_bot_mon_khoa_h.doc