Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng

I. MỤC TIÊU:

1. Kĩ năng:

 Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngờ của câu chuyện.

2. Kiến thức:

 Hiểu từ ngữ trong câu chuyện; Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo với con người (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

3. Thái độ:

 Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên;

II. CHUẨN Bị:

- Gv: Truyện, tranh ảnh về cá heo

- Hs: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định: (1’)

2. Bài cũ: (4’)

 Tác phẩm của Si-le và tên phát xít.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài mới(1’):

“Những người bạn tốt”, ghi tựa lên bảng.

- Phát triển các hoạt động:

* Hoạt động 1: (9’) Luyện đọc

* Gọi hs đọc bài.

- Rèn đọc những từ khó: A-ri-ôn, Xi-xin, boong tàu.

- Bài văn chia làm mấy đoạn?

- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn lần 1 kết hợp sửa lỗi phát âm.

- Cho hs đọc lần 2, giải nghĩa từ khó.

- Cho hs đọc nhóm.

- Yêu cầu hs thi đọc trong nhóm.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài

* Hoạt động 2: (10’)

 Tìm hiểu bài

- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1

- Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?

- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2

- Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?

- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài

- Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?

* Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?

** Ngoài câu chuyện trên em còn biết thêm những câu chuyện thú vị nào về cá heo? Giới thiệu truyện về cá heo.

* Nêu nội dung chính của câu chuyện?

* Hoạt động 3(9’): Luyện đọc diễn cảm

- Cho hs đọc bài.

- Nêu giọng đọc?

- Tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm.

4. Củng cố(5’)

- Hệ thống lại nội dung bài học.

- GDHS biết yêu quý các loài vật có ích.

+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương

 

doc 36 trang loandominic179 2740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 7
(Từ 10/10/ -> 14/10/2016)
 T/ngày
 Môn 
Tiết 
Tên bài dạy
Đ/chỉnh
Tích hợp
Hai
10/10
Chào cờ 
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Đạo đức
7
13
31
7
7
Chào cờ Tuần 7
Những người bạn tốt
Luyện tập chung
Đảng cộng sản việt nam ra đời
Nhớ ơn tổ tiên (tiết 1)
Bỏ bt 4
BĐ
Ba
11/10
Thể dục LTVC
Toán
Khoa học
Kỹ thuật 
13
13
32
13
7
ĐHĐH. Trò chơi trao tín gậy 
Từ nhiều nghĩa 
Khái niệm số thập phân
Phòng bệnh sốt xuất huyết
Nấu cơm (T1)
Bỏ bt 3
BVMT
KNS
Tư
12/10
Tập đọc
Chính tả
Toán 
Địa lí
Âm nhạc
14
7
33
7
7
Tiếng đàn Ba-la- lai - ca ... sông Đà
Nghe - đọc: Dòng kinh quê hương
Khái niệm số thập phân (tiếp)
Ôn tập
Ôn tập: Con chim hay hót.
Bỏ bt 3
ko hệ thống
BVMT
Năm
13/10
Thể dục TLV
Toán 
Khoa học 
K/chuyện 
14
13
34
14
7
ĐHĐH. Trò chơi Trao tín gậy 
Luyện tập tả cảnh
Hàng của số thập phân
Phòng bệnh viêm não
Cây cỏ nước Nam
Bỏ bt 2cde
MTBĐ
Sáu
14/10
TLV
Toán 
LTVC 
Mỹ thuật
Sinh hoạt
14
35
14
7
7
Luyện tập tả cảnh
Luyện tập 
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
Vẽ tranh theo đề tài: An toàn g/thông
Sinh hoạt Tuần 7
Bỏ bt 2cde bt 3 (T)
BVMT
MTBĐ
 Kí duyệt của BGH (Khối trưởng)
Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2016
Tiết 2
TẬP ĐỌC
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT 
I. MỤC TIÊU:
1. Kĩ năng:
	Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngờ của câu chuyện. 
2. Kiến thức: 
	Hiểu từ ngữ trong câu chuyện; Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo với con người (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
3. Thái độ: 
	Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên; 
II. CHUẨN Bị:
- 	Gv: Truyện, tranh ảnh về cá heo 
- 	Hs: SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: (1’) 
2. Bài cũ: (4’) 
 Tác phẩm của Si-le và tên phát xít. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới(1’): 
“Những người bạn tốt”, ghi tựa lên bảng. 
- Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: (9’) Luyện đọc 
* Gọi hs đọc bài.
- Rèn đọc những từ khó: A-ri-ôn, Xi-xin, boong tàu... 
- Bài văn chia làm mấy đoạn? 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn lần 1 kết hợp sửa lỗi phát âm. 
- Cho hs đọc lần 2, giải nghĩa từ khó.
- Cho hs đọc nhóm.
- Yêu cầu hs thi đọc trong nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
* Hoạt động 2: (10’) 
 Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2
- Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? 
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài
- Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? 
* Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn? 
** Ngoài câu chuyện trên em còn biết thêm những câu chuyện thú vị nào về cá heo? Giới thiệu truyện về cá heo.
* Nêu nội dung chính của câu chuyện? 
* Hoạt động 3(9’): Luyện đọc diễn cảm 
- Cho hs đọc bài.
- Nêu giọng đọc?
- Tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm.
4. Củng cố(5’)
- Hệ thống lại nội dung bài học.
- GDHS biết yêu quý các loài vật có ích.
+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
5. Dặn dò(1’): 
- Rèn đọc diễn cảm bài văn 
- Chuẩn bị:
 “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà”
- Hát, báo cáo.
- 3 hs lần lượt trả bài.
- Nghe và nhắc lại tựa bài.
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- 1 Học sinh đọc toàn bài, lớp nghe.
** Luyện đọc những từ phiên âm 
* Bài văn chia làm 4 đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu... trở về đất liền 
Đoạn 2: Những tên cướp... giam ông lại.
Đoạn 3: Hai hôm sau... A-ri-ôn 
Đoạn 4: Còn lại 
** Lần lượt học sinh đọc nối tiếp 
** Học sinh đọc nối tiếp lần 2 giải nghĩa từ. 
- Học sinh đọc nhóm.
* Thi đọc trong nhóm. 
- Học sinh nghe 
- Hoạt động nhóm, lớp
- Học sinh đọc đoạn 1
** Vì bọn thủy thủ cướp hết tặng vật của ông và đòi giết ông. 
- Học sinh đọc đoạn 2
**... đàn cá heo bơi đến vây quanh, say sưa thưởng thức tiếng hát ® cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển, đưa ông trở về đất liền. 
- Học sinh đọc toàn bài 
* Biết thưởng thức tiếng hát của người nghệ sĩ. 
* Biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. 
- Đám thủy thủ, tham lam, độc ác, không có tính người. 
- Cá heo: thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn. 
- Học sinh kể 
- Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. 
- Hoạt động cá nhân, lớp
* Học sinh đọc toàn bài 
- Giọng kể phù hợp với tình tiết bất ngờ của câu chuyện. 
- Học sinh đọc diễn cảm (mỗi dãy cử 3 bạn).
* 3 em nhắc lại nội dung bài.
- Nghe và làm theo.
Tiết 3 
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
 Hs biết được mối quan hệ giữa: 1 và 1/10, 1/10 và 1/100, 1/100 và 1/1000; tìm thành phần chưa biết, giải toán liên quan đến số trung bình cộng. 
2. Kĩ năng: 
	Rèn kĩ năng làm đúng, chính xác; Làm bài tập 1, 2, 3;
3. Thái độ: 
	Giáo dục học sinh tính cẩn thận, trình bày khoa học; 
II. CHUẨN Bị: 
- 	Gv: Phấn màu - Bảng phụ 
- 	Hs: SGK - vở bái tập toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định (1’)
2. Bài cũ(4’): Luyện tập chung 
- Nêu cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số? VD? 
- Nêu cách so sánh 2 phân số cùng tử số? VD? 
- Muốn cộng hoặc trừ nhiều phân số khác mẫu ta làm sao? 
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới(1’): 
 - Giới thiệu, ghi tựa lên bảng.
. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: (15’) 
 Ôn tập củng cố kiến thức cộng, trừ, nhân, chia phân số; tìm thành phần chưa biết. 
+ Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh mở SGK và đọc bài. 
- Nêu qui tắc cộng phân số cùng mẫu số. 
- Muốn nhân hai hay nhiều phân số ta làm sao? 
- Muốn chia hai phân số ta làm sao?
- Cho hs làm bài.
+ Giáo viên nhận xét 
- Ngoài cách làm trên bạn nào có cách giải khác? 
- Ngoài cách giải trên ta có thể vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng, vận dụng tính nhanh để bắt cặp phân số đơn giản hoặc có thể hoán chuyển vị trí thích hợp để làm bài như bài 16. 
+ Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc bài 2
- Ở bài 2 ôn tập về nội dung gì? 
- Nêu cách tìm số hạng? Số bị trừ? Thừ số? Số bị chia chưa biết? 
- Giáo viên gọi 4 hs lên bảng làm 
+Hoạt động 2(12’): HDHS giải toán 
+Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc bài 3
- Đề bài hỏi gì? 
** Đề bài đã cho gì? 
* Bài toán thuộc dạng gì? 
* Nêu các bước làm của bài toán?
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố (5’)
- Giáo viên yêu cầu hs nhắc lại các dạng toán vừa học. 
+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
5. Dặn dò(1’): 
- Làm bài ở nhà.
- Chuẩn bị: “Kiểm tra”
- Chuyển tiết.
- Học sinh nêu 
- Học sinh nhận xét 
- Nghe và nhắc lại tựa bài.
- Hoạt động cá nhân, lớp 
* Học sinh đọc thầm bài 1 
** Học sinh nêu ...
- Hs nêu...
- Học sinh làm bài - Học sinh lên bảng lớp. 
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh nêu...
- Nghe 
* Học sinh đọc đề - lớp đọc thầm 
* Tìm thành phần chưa biết 
** Học sinh tự nêu 
** 4hs lên bảng làm bài 
-Kq: a / 1/10; b /24/35
 c/ 3/5; d/ 2
- Hoạt động cá nhân, lớp 
* 1 học sinh đọc đề - lớp đọc thầm 
** Hỏi trung bình mỗi giờ vòi nước chảy vào được bao nhiêu phần của bể?
 - giờ đầu: 2/15bể
 - giờ hai: 1/5bể
- tìm số trung bình cộng
- Học sinh nêu 
- 1 học sinh tóm tắt bảng 
- Học sinh làm bài - HS sửa bảng 
- Kq: 5/30bể
- Học sinh nhắc lại. 
- Nghe và làm theo.
Tiết 4
LỊCH SỬ
 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 	
 - Học sinh biết: Đảng cộng sản Việt Nam thành lập ngày 3/ 2/1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị thành lập Đảng: 
 + Biết được lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản.
 + Hội nghị ngày 3/2/1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thống nhất ba tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam. 
 - Đảng ra đời là 1 sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu thời kỳ cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn;
2. Kĩ năng: 
 Rèn kỹ năng phân tích sự kiện lịch sử;
3. Thái độ: 
 Giáo dục học sinh nhớ ơn tổ chức Đảng và Bác Hồ - người thành lập nên Đảng CSVN; 
II. CHUẨN Bị:
- 	Gv: Ảnh trong SGK - Tư liệu lịch sử. 
- 	Hs: Sưu tầm thêm tư liệu 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. ổn định(1’): 
2. Bài cũ (5’): 
 Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
- Tại sao anh Ba quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?
- Nêu ghi nhớ?
+ Giáo viên nhận xét bài cũ
3.Bài mới:
- Giới thiệu bài mới(1’): 
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời. Ghi tựa lên bảng.
 *Phát triển các hoạt động(29’): 
* Hoạt động 1: (10’) 
 Tìm hiểu sự kiện thành lập Đảng 
- Giáo viên trình bày:
Từ những năm 1926 - 1927 trở đi, phong trào CM nước ta phát triển mạnh mẽ. Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1929, ở nước ta lần lượt ra đời 3 tổ chức Cộng Sản. Các tổ chức Cộng Sản đã lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp, giúp đỡ lẫn nhau trong một số cuộc đấu tranh nhưng lại công kích lẫn nhau. Tình hình mất đoàn kết, thiếu thống nhất lãnh đạo không thể kéo dài.
- Học sinh đọc đoạn “Để tăng cường...thống nhất lực lượng”
- Lớp thảo luận nhóm bàn, câu hỏi sau:
- Tình hình mất đoàn kết, không thống nhất lãnh đạo yêu cầu phải làm gì?
- Ai là người có thể làm được điều đó?
+ Giáo viên nhận xét và chốt lại
Nhằm tăng cường sức mạnh của CM nên cần hợp nhất 3 tổ chức Đảng ở Bắc, Trung, Nam. Người được Quốc tế Cộng Sản Đảng cử về hợp nhất 3 tổ chức Đảng là lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc. 
* Hoạt động 2(10’): 
 Hội nghị thành lập Đảng 
- Chia lớp theo nhóm 6 trình bày diễn biến hội nghị thành lập Đảng diễn ra như thế nào?
=> Hội nghị diễn ra từ 3 ® 7/2/1930 tại Cửu Long. Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, bí mật, đại hội đã nhất trí hợp nhất 3 tổ chức Cộng Sản: Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời.
+ Hoạt động 3(9’): Ý nghĩa lịch sử
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm bàn tìm ý nghĩa lịch sử của việc hợp nhất ba tổ chức Đảng?
+ Giáo viên nhận xét và chốt
4. Củng cố: (5’)
- Trình bày những hiểu biết khác của em về sự kiện thành lập Đảng?
+ Giáo viên nhận xét - Tuyên dương
- Nhận xét tiết học 
5. Dặn dò: (1’) 
- Học bài 
- Chuẩn bị: Xô viết - Nghệ tĩnh
- Chuyển tiết. 
** 2 học sinh trả bài:
- Với lòng yêu nước thương dân nên anh Ba đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
- Nêu...
- Nghe và nhắc lại tựa bài.
- Hoạt động nhóm 
* Học sinh đọc
- Học sinh thảo luận nhóm bàn, trả lời:
- Cần phải sớm hợp nhất các tổ chức Công Sản, thành lập 1 Đảng duy nhất
- Việc này đòi hỏi phải có 1 lãnh tụ đủ uy tín và năng lực mới làm được. Đó là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
- Hoạt động nhóm 
- Học sinh chia nhóm-> thảo luận ® đại diện trình bày ® các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
- Hoạt động nhóm bàn
- Học sinh thảo luận, trình bày.
* Hs nêu ý nghĩa lịch sử.
- Hoạt động cá nhân
- Học sinh nêu
- Nghe và làm theo.
Tiết 5 
ĐẠO ĐỨC
NHỚ ƠN TỔ TIÊN (Tiết1)
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: 
 Học sinh biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người ai cũng đều phải nhớ ơn tổ tiên. 
2. Kĩ năng: 
 Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên; Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên; 
Thái độ: 
Biết ơn tổ tiên, ông bà, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; 
II. CHUẨN Bị: 
- 	Giáo viên + học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định(1’): 
2. Bài cũ(5’): 
- Nêu những việc em đã làm để vượt qua khó khăn của bản thân. 
Những việc đã làm để giúp đỡ những bạn gặp khó khăn (gia đình, học tập...) 
- GV nhận xét, tuyên dương.
3.Bài mới: 
- Giới thiệu bài: “Nhớ ơn tổ tiên”, 
 Ghi tựa lên bảng (1’). 
- Phát triển các hoạt động: 
+ Hoạt động 1: (15’) 
 Phân tích truyện “Thăm mộ”
- Nêu yêu câu 
- Nhân ngày Tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên? 
- Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ? 
- Qua câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà? Vì sao?
® Giáo viên chốt: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên, ông bà và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
+ Hoạt động 2(14’): Làm bài tập 1 
- Nêu yêu cầu bài tập
Þ Kết luận: Chúng ta cần thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc b, d, đ, e, h. 
4. Củng cố (5’)
** Em đã làm được những việc gì để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên? 
** Những việc gì em chưa làm được? Vì sao? 
* Em dự kiến sẽ làm những việc gì? Làm như thế nào? 
- Nhận xét, khen những học sinh đã biết thể hiện sự biết ơn tổ tiên bẳng các việc làm cụ thể, thiết thực, nhắc nhở học sinh khác học tập theo các bạn. 
- Nhận xét tiết học
 5. Dặn dò(1’): 
- Sưu tầm các tranh ảnh, bài báo về ngày Giỗ tổ Hùng Vương và các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện về chủ đề nhớ ơn tổ tiên. 
- Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. 
- Chuẩn bị: Tiết 2 
 - Chuyển tiết.
** 2 học sinh 
** 2 Hs nêu...
- Lớp nhận xét 
- Học sinh nghe, nhắc lại tựa bài.
- Thảo luận nhóm 4
- Ra thăm mộ ông nội ngoài nghĩa trang làng. Làm sạch cỏ và thắp hương trên mộ ông. 
- Việt muốn thể hiện lòng biết ơn của mình với ông bà, cha mẹ. 
- Học sinh trả lời 
-HS trao đổi với bạn ngồi bên cạnh để làm bài. 
- Trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lý do. 
- Nghe 
- Suy nghĩ và làm việc cá nhân, nêu.... 
- Nghe
- Nghe và làm theo lời dặn của giáo viên.
_____________________________________________________________
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2016
Tiết 1
THỂ DỤC
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
 Trò chơi “Trao tín gậy”
_____________________________________
Tiết 2 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NHIỀU NGHĨA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 Học sinh hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa: nghĩa gốc và chuyển mối quan hệ giữa chúng. Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa;
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết được từ mang nghĩa gốc và từ mang nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều nghĩa (bt1, mục III).
 - Tìm được ví dụ về nghĩa chuyển của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật (bt2).Hs khá, giỏi làm được toàn bộ bt2. 
3. Thái độ: 
	Có ý thức tìm hiểu các nét nghĩa khác nhau của từ để sử dụng cho đúng; 
II. CHUẨN BỊ:
 - Gv: Bảng từ - Giấy - Từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt 
 - Hs: Vẽ tranh về các sự vật như từ chân (học sinh rảo bước đến trường, bộ bàn ghế, núi) từ lưỡi (lưỡi liềm, lưỡi cuốc, lưỡi câu) từ miệng (em bé cười, miệng bình, miệng hũ) từ cổ (cổ áo, cổ tay, cổ bình hoa) từ tay (tay áo, tay súng) từ lưng (lưng ghế, lưng đồi, lưng trời) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. ổn định(1’): 
2. Bài cũ(4’): 
 “Dùng từ đồng âm để chơi chữ” 
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới(1’): 
“Tiết học hôm nay sẽ giúp em tìm hiểu về các nét nghĩa của từ”
. Phát triển các hoạt động(29’): 
* Hoạt động 1(10’): 
Thế nào là từ nhiều nghĩa? 
+ Bài 1:
- Cho hs làm bài.
- Giáo viên nhấn mạnh các từ các em vừa nhấn mạnh là nghĩa gốc.
- Trong quá trình sử dụng, các từ này còn được gọi tên cho nhiều sự vật khác và mang thêm những nét nghĩa mới ® nghĩa chuyển 
+ Bài 2:
Þ Nghĩa đã chuyển: từ mang những nét nghĩa mới ...
+ Bài 3: 
+Giáo viên chốt lại bài 2, 3 giúp cho ta thấy mối quan hệ của từ nhiều nghĩa vừa khác, vừa giống - Phân biệt với từ đồng âm
+ Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa?
* Hoạt động 2: (19’) Ví dụ về nghĩa chuyển của 1 số từ 
+ Bài 1: 
- Lưu ý học sinh:
+ Nghĩa gốc 1 gạch 
+ Nghĩa gốc chuyển 2 gạch
+ Bài 2: 
- Giáo viên theo dõi các nhóm làm việc
+ Giáo viên chốt lại
- Nhận xét tiết học
4. Củng cố (5’)
 - Nhắc lại nội dung bài
5. Dặn dò(1’): 
- Chuẩn bị: “Luyện tập ... đồng nghĩa”
- Chuyển tiết.
** 2 HS nêu ví dụ và đặt câu để phân biệt nghĩa.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- Hoạt động nhóm, lớp 
* Học sinh đọc bài 1, đọc cả mẫu
- Cả lớp đọc thầm
- Học sinh làm bài
- Học sinh sửa bài
- Cả lớp nhận xét
** Học sinh đọc bài 2
- Cả lớp đọc thầm
- Từng cặp học sinh bàn bạc
- Học sinh lần lượt nêu
- Dự kiến: Răng cào ® răng không dùng để cắn - so lại BT1 - Mũi thuyền ® mũi thuyển nhọn, dùng để rẽ nước, không dùng để thở, ngửi; Tai ấm ® giúp dùng để rót nước, không dùng để nghe
* Học sinh đọc yêu cầu bài 3
- Từng cặp học sinh bàn bạc - Lần lượt nêu giống: 
Răng: chỉ vật nhọn, sắc
Mũi: chỉ bộ phận đầu nhọn 
Tai: chỉ bộ phận ở bên chìa ra
- Học sinh thảo luận nhóm rút ra ghi nhớ 
- 2, 3 học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp 
* Học sinh đọc bài 1
- Học sinh làm bài
- Học sinh sửa bài - lên bảng sửa
- Học sinh nhận xét
- Tổ chức nhóm - Dùng tranh minh họa cho nghĩa gốc và nghĩa chuyển 
- Đại diện lên trình bày nghĩa gốc và nghĩa chuyển 
- Nghe giáo viên chốt ý 
- Hoạt động nhóm, lớp
- Thi tìm các nét nghĩa khác nhau của từ “chân”, “đi”
- Nghe và làm theo.
Tiết 3 
TOÁN
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (dạng đơn giản). 
 - Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản; Làm bt1, 2.
2. Kĩ năng: 
	Rèn học sinh nhận biết, đọc, viết số thập phân nhanh, chính xác; 
3. Thái độ: 	
 Giáo dục học sinh yêu thích môn học, thích tìm tòi, học hỏi, thực hành giải toán về số thập phân;
II. CHUẨN Bị:
- 	Gv: Phấn màu - Hệ thống câu hỏi - Tình huống - Bảng phụ kẻ sẵn các bảng trong SGK.
- 	Hs: Vở bài tập, SGK, bảng con 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định(1’): 
2. Bài cũ(4’): 
- Giáo viên phát bài kiểm tra - nhận xét 
- Giáo viên cho học sinh sửa bài sai nhiều 
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài mới(1’): 
Giới thiệu, ghi tựa lên bảng.
. Phát triển các hoạt động(29’): 
* Hoạt động 1(13’): 
 Giúp học sinh nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (dạng đơn giản)
a) Hướng dẫn học sinh tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng ở phần (a) để nhận ra:
1dm bằng một phần mấy của mét?
1dm hay m viết thành 0,1m
- Giáo viên ghi bảng
1cm bằng một phần mấy của mét?
1cm hay m viết thành 0,01m
- Giáo viên ghi bảng 
1mm bằng một phần mấy của mét?
1mm hay m viết thành 0,001m
- Các phân số thập phân, , được viết thành những số nào?
- Giáo viên giới thiệu cách đọc vừa viết, vừa nêu: 0,1 đọc là không phẩy một
- Vậy 0, 1 còn viết dưới dạng phân số thập phân nào? 
- 0,01; 0,001 giới thiệu tương tự 
- Giáo viên chỉ vào 0, 1 ; 0,01 ; 0,001 đọc lần lượt từng số. 
- Giáo viên giới thiệu 0,1 ; 0,01 ; 0,001 gọi là số thập phân. 
- Giáo viên làm tương tự với bảng ở phần b. 
- Học sinh nhận ra được 0, 5 ; 0,07 ; 0,007 là các số thập phân. 
* Hoạt động 2: (16’) Thực hành 
+ Bài 1:
- Giáo viên gợi ý cho học sinh tự giải các bài tập. 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa miệng. 
+ Bài 2: 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề
- Giáo viên yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố (5’)
- HS nhắc lại kiến thức vừa học. 
- Gdhs làm toán nhanh, chính xác.
- Nhận xét tiết học 
5. Dặn dò(1’): 
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: Xem bài trước ở nhà 
- Chuyển tiết.
- Nghe, sửa bài.
- Nghe và nhắc lại.
- Hoạt động cá nhân 
** Học sinh nêu : m
- Theo dõi.
** Học sinh nêu 1cm = m
- Nghe
** Học sinh nêu 1mm = m
- Nghe
* Các phân số thập phân... được viết thành 0,1; 0,01; 0,001
- Lần lượt học sinh đọc
0,1 = 
- Học sinh đọc 
** Học sinh nhắc lại 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- Học sinh làm bài 
- Mỗi học sinh đọc 1 số.
* Học sinh đọc đề 
- Học sinh làm vở 
- Nộp vở, 1 em lên sửa bài. 
* 3 Hs nhắc lại.
- Nghe và làm theo.
Tiết 4
KHOA HỌC
PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 HS nêu được nguyên nhân, cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, nhận ra tập tính của muỗi vằn, sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết, thực hiện các cách tiêu diệt muỗi; 
2. Kĩ năng: 
 Hình thành cho HS kĩ năng ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt mọi người; 
3. Thái độ: 
 Giáo dục học sinh ý thức tự bảo vệ mình, tránh không bị muỗi đốt; 
*. Các KNS cơ bản được GD:
 KN xử lý và tổng hợp thông tin về tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
- Kn tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
*. Các PP_KT dạy học tích cực
 - Làm việc theo nhóm.
 - Hỏi - đáp với chuyên gia.
II. CHUẨN Bị:
- 	Gv: Hình vẽ trong SGK trang 24, 25
- 	Hs: SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1, Ổn định(1’): 
2. Bài cũ (4’): Phòng bệnh sốt rét 
- Khi nào muỗi A-nô-phen bay ra đốt người?
- Bạn làm gì để có thể diệt muỗi trưởng thành? 
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới (1’): Để “Phòng bệnh sốt xuất huyết” ta phải làm gì?
- Cách làm đó có dễ không? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: Phòng bệnh sốt xuất huyết, ghi tựa lên bảng.
. Phát triển các hoạt động(29’): 
* Hoạt động 1(15’): Làm việc với SGK 
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
* Theo bạn bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
® Giáo viên kết luận:
- Do vi rút gây ra. Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh
- Có diễn biến ngắn, nặng có thể gây chết người trong 3 đến 5 ngày, chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh.
* Hoạt động 2: (14’) Quan sát 
+ Giáo viên yêu cầu cả lớp quan sát các hình 3, 4, 5 trang 25 trong SGK và trả lời câu hỏi.
- Chỉ và nói rõ nội dung từng hình
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết? 
+ Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ
** Ở nhà bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy?
 ® Giáo viên kết luận:
Cách tốt nhất để dập dịch sốt xuất huyết là tập trung xử lí các nơi chứa nước có bọ gậy, tổ chức phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh theo đúng quy định dịch tế.
4. Củng cố(4’)
- Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết
- Cách phòng bệnh tốt nhất?
- Gdhs giữ vệ sinh nhà ở, vệ sinh môi trường xung quanh tránh muỗi ẩn nấp. Tích cực diệt muỗi, diệt bọ gậy...
- Nhận xét tiết học 
5. Dặn dò(1’): 
- Dặn dò: Xem lại bài 
- Chuẩn bị: Phòng bệnh viêm não
- Báo cáo, hát. 
** Vào buổi tối hay ban đêm.
** Phun thuốc diệt muỗi, cắt cỏ, phát quang bụi rậm, ...
- Nêu và nhắc lại tựa bài.
- Hoạt động nhóm, lớp
- Nhận nhiệm vụ, làm việc theo nhóm quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1, 2 trang 24 trong SGK
- Trả lời các câu hỏi trong SGK 
a) Do một loại vi rút gây ra
b) Muỗi vằn hút vi rút gây bệnh sốt xuất huyết có trong máu người bệnh truyền sang cho người lành 
c) Sống trong nhà, ẩn nấp ở xó nhà, gầm giường, nơi treo quần áo..., đẻ trứng vào nơi chứa nước trong...
d) Đốt người vào ban ngày và có khi cả ban đêm ® cần nằm màn ngủ.
- Đại diện trình bày, lớp nhận xét.
- Nguy hiểm vì gây chết người, chưa có thuốc đặc trị.
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Hình 3: Bể nước mưa có nắp đậy. Một người đang khơi thông rãnh nước, một người đang quét sàn (ngăn không cho muỗi đẻ trứng)
- Hình 4: Chum nước có nắp đậy (ngăn không cho muỗi đẻ trứng)
- Hình 5: Em bé ngủ có màn (ngăn không cho muỗi đốt)
- Kể tên các cách diệt muỗi và bọ gậy (tổ chức phun hóa chất, xử lý các nơi chứa nước...)
- Nêu...
- Do 1 loại vi rút gây ra. Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh 
- Giữ vệ sinh nhà ở, môi trường xung quanh, diệt muỗi, bọ gậy, chống muỗi đốt...
- Lắng nghe và làm theo.
- Nghe và làm theo.
Tiết 5
KỸ THUẬT
 NẤU CƠM (Tiết1)
I/ MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
 - Biết cách nấu cơm, biết liên hệ việc nấu cơm ở gia đình.
2. kĩ năng:
 - Hs biết nấu được nồi cơm chín.
3. Thái độ:
 - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp mẹ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Gạo tẻ, nồi nấu cơm điện, bếp, dụng cụ đong gạo, rá, chậu, đũa để nấu cơm.
- Phiếu học tập
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY:
 - Giới thiệu bài (1’)
 * Hoạt động 1(10’): TÌM HIỂU CÁC CÁCH NẤU CƠM Ở GIA ĐÌNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS nêu các cách nấu cơm ở gia đình
- GV tóm tắt các ý trả lời của HS
- GV nêu vấn đề nấu cơm bằng nồi trên bếp đun và nồi điện như thế nào để cơm chín đều? 2 cách nấu cơm nào có ưu, nhược điểm gì? Giống, khác nhau ra sao?
 - GV nhận xét kết luận
** HS nêu.
** HS trả lời 
Hoạt động 2 (15’) TÌM HIỂU CÁCH NẤU CƠM BẰNG XOONG, NỒI TRÊN BẾP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo nội dung phiếu học tập.
- Giới thiệu, hướng dẫn cách trả lời phiếu học tập.
- Yêu cầu HS đọc mục 1, quan sát hình 1, 2, 3 SGK, liên hệ thực tế gia đình.
- Gọi HS thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun, GV quan sát uốn nắn.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV hướng HS về nhà nấu cơm.
- HS chia nhóm và thảo luận theo nhóm
- HS lắng nghe để thực hiện.
- HS đọc SGK, đại diện nhóm trình bày kết quả.
* 2 HS lên bảng thao tác.
4. Củng cố; (3’)
Nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò; (1’)
 Về nhà học bài làm bài 
- 2 Hs nhắc lại nội dung
---------------------------------0O0---------------------------------
Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2016
Tiết 1
TẬP ĐỌC
TIẾNG ĐÀN BA – LA – LAI - CA TRÊN SÔNG ĐÀ 
I. MỤC TIÊU:
1. Kĩ năng:
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ; Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn khó;
 - Biết ngắt nghỉ đúng nhịp của thể thơ tự do.
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kỳ vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà, mơ tưởng lãng mạn về một tương lai tốt đẹp khi công trình hoàn thành.
2. Kiến thức: 
 Hiểu nội và ý nghĩa: Cảnh đẹp kỳ vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành. (Trả lời được các câu hỏi trong sgk; thuộc hai khổ thơ); Hs khá, giỏi thuộc cả bài thơ và nêu được ý nghĩa của bài;
3. Thái độ:	
Sự gắn bó, hòa quyện giữa con người và thiên nhiên, gdhs yêu thiên nhiên; 
II. CHUẨN Bị:
 - Gv: Tranh phóng to một đêm trăng tĩnh mịch nhưng vẫn sinh động, có tiếng đàn của cô gái Nga - Viết sẵn câu thơ, đoạn thơ hướng dẫn luyện đọc - Bản đồ Việt Nam 
 - Hs: Bài soạn phần luyện đọc - Bản đồ Việt Nam
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn dịnh: (1’) 
2. Bài cũ: (5’) 
Những người bạn tốt 
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới(1’): 
Bài thơ “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà” sẽ giúp các em hiểu sự kỳ vĩ của công trình, niềm tự hào của những người chinh phục dòng sông.Ghi tựa lên bảng.
. Phát triển các hoạt động(29’): 
* Luyện đọc: (10’)
- Cho hs đọc bài.
- Rèn đọc: Ba-la-lai-ca, sông Đà
 - Mỗi học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ
 - Cho hs đọc nối tiếp lần 2, giải nghĩa từ khó.
- Cho hs đọc trong nhóm.
- Cho hs thi đọc trong nhóm
- Nhận xét, tuyên dương.
+ Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài 
*Tìm hiểu bài: (10’)
- Giáo viên yêu cầu HS chỉ con sông Đà trên bản đồ
- Yêu cầu học sinh đọc 2 khổ thơ đầu 
+ Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh đêm trăng tĩnh mịch?
- Yêu cầu học sinh giải nghĩa
+ Những chi tiết nào gợi lên hình ảnh đêm trăng tĩnh mịch nhưng rất sinh động?
- Trăng đã phân hóa ngẫm nghĩ
- Tìm 1 hình ảnh đẹp thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong bài thơ 
- Bằng bàn tay khối óc, con người mang đến cho thiên nhiên gương mặt mới. Thiên nhiên mang lại cho con người nguồn tài nguyên quý giá.
- Gdhs yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên.
- Hình ảnh “Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên” nói lên sức mạnh của con người như thế nào? Từ bỡ ngỡ có ý gì hay?
- Giáo viên giải thích tranh nhà máy thuỷ điện Hòa Bình
=> Hình ảnh thơ thêm sinh động 
- Yêu cầu học sinh đọc cả bài
- Nêu nội dung ý nghĩa của bài thơ
+ Giáo viên chốt lại	
- Đọc diễn cảm(9’)
- Cho hs thi đọc diễn cảm.
+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố: (5’)
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Mời 2 bạn đọc thi đua thuộc lòng theo dãy (2 dãy)
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
5. Dặn do: (1’) 
- Rèn đọc diễn cảm
- Chuẩn bị: “Kỳ diệu rừng xanh” 
- Báo cáo, hát.
** 3 hs trả bài:
- 2Học sinh đọc bài theo đoạn, trả lời câu hỏi của gv.
-1 Học sinh nêu nội dung bài.
- Học sinh lắng nghe, nhắc lại tựa bài.
* 2 học sinh đọc to, lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc đồng thanh
** Học sinh lần lượt đọc từng khổ thơ kết hợp sửa lỗi phát âm.
** Đọc nối tiếp lần 2, giải nghĩa từ khó.
Lớp đọc nhóm.
* Thi đọc trong nhóm.
- Nhận xét, tuyen dương.
- Học sinh nghe. 
* Học sinh chỉ con sông Đà trên bản đồ nêu đặc điểm của con sông này 
*1 học sinh đọc bài 
** cả công trường...dòng sông, những tháp khoan...ngẫm nghĩ, xe ủi, xe ben... nằm nghỉ, đêm trăng chơi vơi 
- Học sinh giải nghĩa: đêm trăng chơi vơi là trăng một mình sáng tỏ giữa trời nước bao la
* có tiếng đàn của cô gái Nga có ánh trăng, có người thưởng thức ánh trăng và tiếng đàn Ba-la-lai-ca
* Con người tiếng đàn ngân nga với dòng trăng lấp loáng sông Đà 
- Sự gắn bó thiên nhiên với con người 
- Chiếc đập ... đi muôn ngả
* sức mạnh “dời non lấp biển” của con người
* “Bỡ ngỡ”: nhân cách hóa biển có tâm trạng như con người 
* 1 học sinh đọc cả bài
- Học sinh trao đổi theo nhóm
- Dự kiến: Vẻ đẹp của công trường. Sức mạnh của con người. Sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên 
- Học sinh lần lượt thi đọc diễn cảm 
* Hs nhắc lại ý nghĩa bài thơ.
- 2 bạn thi đua đọc.
- Nghe và làm theo.
Tiết 2
CHÍNH TẢ
DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
 - Nghe - viết đúng một đoạn của bài “Dòng kinh quê hương”. Tìm được vần thích hợp để điền vàocả ba chỗ trống trong đoạn thơ (bt2); thực hiện được 2 trong 3 ý (a, b. c) của bt3; 
2. Kĩ năng: 
 - Hoc sinh viết bài và làm bt thành thạo; Hs khá, giỏi làm được đầy đủ bt3.
3. Thái độ: 	
 Giáo dục học sinh tính cảm yêu quí vẻ đẹp của dòng kinh (kênh) quê hương, có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh;
II. CHUẨN BỊ: 
	Gv: Bảng phụ ghi bài 3, 4 
	Hs: Bảng con 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn đinh(1’): 
2. Bài cũ(4’): 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng lớp tiếng chứa các nguyên âm đôi ưa, ươ. 
+ Giáo viên nhận xét
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới, ghi tựa lên bảng (1’). 
. Phát triển các hoạt động(29’): 
* Hoạt động 1

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_7_nam_hoc_2016_2017_nguyen_van_h.doc